Báo cáo Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bao_cao_bien_phap_gop_phan_nang_cao_chat_luong_cong_tac_gian.docx
Nội dung tóm tắt: Báo cáo Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
- 17 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm quan sát hình, dán thẻ tên để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm treo lược đồ vào góc học tập, 1 nhóm treo trên bảng. - Giáo viên trình chiếu hình ảnh chuẩn trên bảng. Các nhóm tự đánh giá và cho điểm nhóm mình. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá quá trình hoạt động nhóm, đánh giá, tổng kết và khen thưởng. Ví dụ 4: Tổ chức thực hiện hoạt động luyện tập Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam (Địa lý lớp 8) a) Mục tiêu - Giúp học sinh củng cố khắc sâu nội dung bài học về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. - Xác định được trên lược đồ các hướng núi chính và kể tên các dãy núi điển hình, cùng với mối liên hệ hướng địa hình với hướng chảy sông ngòi. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Học sinh quan sát “Lược đồ Địa hình Việt Nam” xác định và chỉ trên lược đồ một số dãy núi và dòng song chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, vòng cung.
- 18 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Học sinh quan sát lược đồ địa hình Việt Nam. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Học sinh xác đinh và chỉ trên lược đồ, các học sinh khác nhận xét bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đặc biệt lưu ý hướng dẫn học sinh cách xác định và chỉ các đối tượng địa lý trên bản đồ.
- 19 Phụ lục 2 Ví dụ 1: Tổ chức thực hiện hoạt động luyện tập: Bài 1. Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Âu” (tiết 3) (Lịch sử và địa lý 7) a) Mục tiêu - Ghi nhớ, tái hiện khái quát lại toàn bộ đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi và các đới cảnh quan ở châu Âu. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- 20 - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, các nhóm hãy hoàn thành từ khóa còn thiếu trong sơ đồ tư duy thể hiện hiện khái quát đặc điểm tự nhiên châu Âu. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm trao đổi thảo luận đưa ra nội dung cần thể hiện trong sơ đồ. - Các nhóm hoàn thành sơ đồ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm treo sản phẩm vào góc học tập của nhóm mình, 1 nhóm báo cáo kết quả trên bảng. - Các nhóm tiến hành nhận xét, đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc của các nhóm.
- 21 Ví dụ 2: Tổ chức thực hiện hoạt động luyện tập vẽ sơ đồ tư duy Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam (Địa lý 8) a) Mục tiêu - Giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức về đặc điểm khí hậu Việt Nam, biết được mối liên hệ giữa vị trí địa lý, địa hình với khí hậu. Đặc biệt có thể liên hệ để trả lời các hiện tượng thời tiết đang diễn ra hàng ngày. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, các nhóm hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát các đặc điểm khí hậu Việt Nam. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm trao đổi thảo luận đưa ra nội dung cần thể hiện trong sơ đồ. - Tiến hành vẽ sơ đồ (các nhóm hoàn thành tại nhà, báo cáo sản phẩm vào tiết học hôm sau). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Các nhóm treo sản phẩm vào góc học tập của nhóm mình. - Từng nhóm báo cáo kết quả. (Giáo viên sử dụng kĩ thuật phòng tranh) - Các nhóm tiến hành nhận xét, đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc của các nhóm.
- 22 Ví dụ 3: Tổ chức thực hiện hoạt động luyện tập: Hoàn thành từ khóa còn thiếu trong sơ đồ tư duy khái quát đặc điểm sông ngòi Việt Nam “Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam” (Địa lý 8) a) Mục tiêu - Giúp học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức về đặc điểm sông ngòi Việt Nam, biết được mối liên hệ giữa địa hình, khí hậu với sông ngòi. b) Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào SGK và kiến thức đã học, các nhóm hãy hoàn thành từ khóa còn thiếu trong sơ đồ tư duy khái quát các đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm trao đổi thảo luận đưa ra nội dung cần thể hiện trong sơ đồ. - Các nhóm hoàn thành sơ đồ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- 23 - Các nhóm treo sản phẩm vào góc học tập của nhóm mình, 1 nhóm báo cáo kết quả trên bảng. - Các nhóm tiến hành nhận xét, đánh giá chéo sản phẩm của nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và quá trình làm việc của các nhóm. Phụ lục 3 Ví dụ 1: Tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp” trong hoạt động luyện tập Bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta” (Địa lý lớp 8) a) Mục tiêu - Những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa: Mùa gió đông bắc và mùa gió tây nam b) Cách thức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- 24 - Giáo viên chia lớp thành 2 đội cùng chơi trò chơi: Nhanh như chớp. Mỗi đội có 1 bộ câu hỏi gồm 10 câu tương ứng với 10 bậc thang mà các em phải trải qua. Học sinh trả lời đúng sẽ được tăng lên 1 bậc. Đội nào lên được nhiều bậc thang nhất sẽ giành chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Từng đội tham gia phần chơi của đội mình.
- 25 Bước 3: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, trao quà. Câu hỏi sử dụng trong trò chơi. Bộ câu hỏi của đội 1: Câu 1: Gió mùa mùa đông có hướng gì? Câu 2: Phạm vi hoạt động của gió mùa mùa đông? Câu 3: Vào mùa đông duyên hải miền Trung có hiện tượng thời tiết gì? Câu 4: Mưa phùn xuất hiện ở miền nào nước ta? Câu 5: Vào mùa đông để tốt cho sức khỏe thì nên uống nước gì: nước đá, nước ấm, nước có gas? Câu 6: Khi nhiệt độ xuống dưới 7oC học sinh THCS được làm gì? Câu 7: Đợt rét muộn vào khoảng tháng 3 âm lịch được gọi là gì? Câu 8: Tính chất của gió mùa đông bắc vào đầu mùa là gì? Câu 9: Từ nào miêu tả đúng hoạt động của gió mùa đông bắc: thường xuyên/ liên tục/ theo đợt Câu 10: Vào mùa đông, gió đông bắc hoạt động ở miền Nam thực chất là gió gì? Bộ câu hỏi của đội 2: Câu 1: Gió mùa mùa hạ có hướng gì? Câu 2: Phạm vi hoạt động của gió mùa mùa hạ? Câu 3: Gió mùa mùa hạ thổi vào đồng bằng Bắc Bộ có hướng gì? Câu 4: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh ở duyên hải miền Trung còn có tên gọi khác là gì? Câu 5: Vào mùa hè (tháng 7) học sinh Việt Nam được làm điều gì mà học sinh Úc không được làm? Câu 6: Vào tháng 7 âm lịch hay có hiện tượng thời tiết này.
- 26 Câu 7: Gió mùa Tây Nam có tính chất gì? Câu 8: Vào mùa hè thường có mưa rào/ mưa phùn/ mưa xuân Câu 9: Hạt gạo làng ta/ Có bão tháng / Có mưa tháng / Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng Câu 10: Vào mùa hè thường không có hiện tượng cực đoan nào sau đây: Sương muối/ Bão/ Lũ lụt/ Hạn Hán Ví dụ 2: Tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật” trong hoạt động luyện tập Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (tiết 2) (Lịch sử và địa lý lớp 7) a) Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng xử lý số liệu. - Củng cố kiến thức về nội dung phân bố dân cư và đô thị châu Á. b) Cách thức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia lớp thành 4 đội cùng chơi trò chơi: Vượt chướng ngại vật. Mỗi đội cùng nhau thực hiện 2 nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Thử tài tính toán mật độ dân số Việt Nam, Nam Định.
- 27 Nhiệm vụ 2: Tham gia trò chơi vòng quay may mắn. Từng đội lên quay vòng quay và trọn câu hỏi, đội nào trả lời đúng sẽ được cộng điểm. Tổng kết đội nào nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 2 đội cùng tham gia trò chơi, giáo viên chuẩn kiến thức.
- 28 Bước 3: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, trao quà. Câu hỏi sử dụng trong trò chơi: Câu 1: Châu Á có mật độ dân số: A. cao. B. khá cao. C. trung bình. D. thấp. Câu 2: Tỉ lệ dân số đô thị năm 2020 đạt: A. 41,1%. B. 51,1%. C. 61,1%. D. 71,1%. Câu 3: Khu vực nào dân cư tập trung đông ở châu Á? A. Bắc Á, Tây Á. B. Trung Á, Nam Á. C. Đông Nam Á, Bắc Á. D. Nam Á, Đông Nam Á. Câu 4: Đô thị nào đông dân nhất châu Á? A. Tô-ky-ô. B. Đê-li. C. Thượng Hải. D. Đắc- ca. Câu 5: Đô thị nào đông dân nhất Việt Nam? A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng. Câu 6: Ở châu Á khu vực nào dân cư thưa thớt? A. Bắc Á, Trung Á, Đông Nam Á. B. Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á. C. Tây Á, Trung Á, Nam Á D. Bắc Á, Trung Á, Tây Á.
- 29 MỤC LỤC Trang I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng 1 II. Nội dung biện pháp 1 1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy 1 1.1. Thực trạng tổ chức hoạt động luyện tập môn Địa lí trước khi áp dụng biện pháp 1 1.2. Nguyên nhân của việc thiếu đa dạng hóa các phương pháp dạy học trong hoạt động luyện tập môn Địa lí. 1 1.3. Các phương pháp cũ thường sử dụng trong hoạt động luyện tập 2 1.4. Mục tiêu và ý nghĩa việc vận dụng các phương pháp dạy học mới trong hoạt động luyện tập để nâng cao chất lượng môn học 3 2. Nội dung biện pháp 4 2.1. Các phương pháp mới được sử dụng trong hoạt động luyện tập 4 2.2. Tính mới của đề tài 6 III. Hiệu quả đạt được 7 1. Hiệu quả kinh tế 7 2. Hiệu quả về mặt giáo dục 7 3. Kết quả đạt được cụ thể 8 3.1. Đối với giáo viên 8 3.2. Đối với học sinh 8 9 IV. Điều kiện và khả năng áp dụng 11 1. Điều kiện áp dụng 11 2. Khả năng áp dụng 12 V. Cam kết 12 PHỤ LỤC 13