Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí Lớp 6

docx 39 trang Hoàng Trang 13/05/2023 2652
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_y_thuc_bao_ve_moi_tr.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí Lớp 6

  1. Từ những câu hỏi trên giáo viên phân tích cho các em thấy sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc rất nhiều vào con người và mối quan hệ của các động thực vật bao giờ cũng có sự tác động qua lại với nhau: Thực vật rất cần cho đời sống động vật vì nó là thức ăn, nơi ở cho động vật, còn nếu thiếu động vật thảm thực vật sẽ nghèo nàn và buồn tẻ. Để kiểm tra sự nhận thức của học sinh đến phần củng cố yêu cầu học sinh làm các bài tập: - Bài 1: Đánh dấu x vào câu trả lời đúng ? Bảo vệ động thực vật trên Trái Đất lại là việc làm cần thiết và cấp bách vì: a. Con người mang những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. b. Con người thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật. c. Việc khai thác rừng bừa bải đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. d. Người Âu đã mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở Ôxtrâylia. e. Khai thác rừng bừa bãi đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, rừng ngày càng nghèo đi. Qua hai bài tập có khoảng 78% học sinh làm đúng hoàn toàn và 22% học sinh làm còn có câu sai III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI : Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình mà tôi tích hợp vấn đề môi trường để giáo dục cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường . Là người làm công tác giáo dục tôi không thể làm ngơ trước những thực trạng của môi trường hiện nay, học sinh là những người chủ tương lai của đất nước, làm sao để học sinh vừa có nhận thức đồng thời vừa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Trong những năm qua ở các lớp tôi dạy, tôi đã lồng ghép việc giáo dục vấn đề môi trường vào trong bài dạy tôi đã thực nghiệm trên nhiều lớp khác nhau và đã thu được một số kết quả nhất định: Trong những năm trước đây việc tích hợp môi trường vào nội dung bài học còn chưa được chú trọng nhiều nên mức độ nhận thức của học sinh còn hạn chế và trong những năm gần đây vấn đề tích hợp môi trường vào trong bài giảng một cách kỹ lưỡng và sâu sắc hơn nên đã đem lại hiệu quả cao hơn: Bài
  2. giảng hay, có sức thuyết phục hơn, bài soạn đảm bảo được ba yêu cầu cần đạt: Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ. Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn), Nâng cao ý thức học tập cho học sinh ( Chủ động tìm tòi, sáng tạo hơn), Có trách nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh và môi trường tại trường học và nơi em đang sinh sống. Học sinh thấy thích thú hơn khi học bộ môn và ham muốn thể hiện hiểu biết của mình về những vấn đề giáo viên đưa ra ngoài nội dung SGK. Các em dành thời gian để tìm tòi tham khảo kiến thức thực tiễn thông qua các thông tin đại chúng khác nhiều hơn * Kết quả thống kê: Để thấy được hiệu quả , mức độ nhận thức của học sinh tôi đã dùng phiếu học tập cho học sinh chuẩn bị để đánh giá chất lượng học sinh của 3 lớp 6 trong 2 năm học 2017 – 2018, 2018 – 2019. Phiếu học tập : Phần phụ lục Kết quả thu được như sau * Trong năm học 2017 – 2018: Lớp Sĩ số Chưa nhận Có nhận Có ý thức Biết vận biết biết dụng Khối 6 6A 35 20 15 10 5 6B 34 19 15 11 4 Tổng 69 39 30 21 9 Tỉ lệ (%) 100 56,5 43,5 30,4 13,0 * Trong năm học 2018 – 2019: Lớp Sĩ số Chưa Có Có ý Biết vận dụng nhận biết nhận biết thức Khối 6 6A 35 10 25 16 9 6B 34 10 24 13 11 Tổng 69 20 49 29 20 Tỉ lệ (%). 100 28,9 71,0 42,0 28,9
  3. * Chênh lệch tỉ lệ giữa 2 năm học là: Năm học Chưa Có nhận Có ý thức Biết nhận biết biết vận dụng 2017– 2018 39 30 21 9 2018 – 2019 20 49 29 20 Tỉ lệ chênh lệch. 19 19 8 11 Sự nhận thức của các về môi trường xung quanh em đã có sự chuyển biến rõ rệt: Tình trạng vứt rác bừa bãi đã giảm hẳn, chỗ ngồi học của các em đã được sắp xếp gọn gàng hơn, ngăn nắp hơn, cuối mỗi tuần, các em lại dành khoảng 15 phút tổng vệ sinh lớp học. Các em đã hăng hái trang trí không gian xanh của lớp học, hàng ngày tưới nước, chăm sóc cho cây, cây luôn xanh tốt Những việc làm tuy nhỏ của các con cũng có ý nghĩa to lớn góp phần bảo vệ môi trường. Để giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường cho có hiệu quả , trong những năm học tiếp theo tôi vẫn áp dụng phương pháp dạy học này, qua việc tìm hiểu giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh , tôi nhận thấy kết quả ở những lớp dạy không lồng ghép, tích hợp vấn đề môi trường vào trong bài học khả năng giáo dục cho học sinh có ý thức đối với môi trường kém hơn, kỹ năng phát hiện và nhận biết các vấn đề về môi trường cũng hạn chế hơn so với những lớp có sự tích hơp, lồng ghép. Hoặc qua theo dõi ý thức của học sinh trước khi và sau khi được giáo dục, trong học sinh đã có sự biến chuyển cả về nhận thức và ý thức . Từ những kết quả thu được tôi rút ra những kết luận sau: 1. Trong dạy học địa lý , việc sử dụng phương tiện trực quan, nhất là các hình ảnh có ý nghĩa rất lớn, vì học sinh chỉ quan sát được những vấn đề về môi trường nơi mà các em sinh sống, còn phần lớn các vấn đề môi trường ở Việt Nam cũng như trên thế giới thì học sinh không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ nhận biết trên cơ sở các phương tiện trực quan. Thông qua các phương tiện trực quan học sinh có thể phát hiện, khai thác và lĩnh hội kiến thức. 2. Để truyền thụ và giáo dục tốt các em trước tiên bản thân giáo viên phải là một người gương mẫu cho các em noi theo, nỗ lực hơn nữa trong việc tìm tòi, nghiên cứu về những vấn đề bức xúc của môi trường, phải tìm hiểu được
  4. nững sự việc, những giải pháp cụ thể không những ở trong nước, mà cả ở nước ngoài để giáo dục cho các em, điều đó không những làm cho giờ học sôi nổi, thêm phần sinh động, mà còn có tác dụng giáo dục rất hiệu quả, bởi vì chỉ thông qua lời nói suông, những lời giáo dục áp đặt chỉ khiến cho giờ học vừa nhàm tẻ, vừa không có hiệu quả. 3.Bên cạnh việc giáo dục cũng cần phải nêu gương những việc làm tốt của học sinh, khuyến khích, động viên, dẫn dắt các em khi các em có những việc làm chưa đúng, để từ đó các em có thể định hướng được những việc làm của mình.Trong giáo dục không nên sử dụng cứng nhắc một biện pháp mà vận dụng linh hoạt nhiều biện pháp thì sẽ thành công hơn. Có những câu nói thế này: “Gieo suy nghĩ gặt hành động. Gieo hành động gặt thói quen. Gieo thói quen gặt tính cách. Gieo tính cách gặt số phận”. Vì vậy, việc xây dựng được những “tính cách” bảo vệ môi trường, biến nó thành nếp sống, thói quen cho các con học sinh sẽ cần thiết hơn nhiều những lời kêu gọi. 4. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm tòi , nghiên cứu, khám phá và phát hiện, tăng cường hoạt động của học sinh, tổ chức hoạt động giữa trò và trò,hoạt động nhóm, để xây dựng nội dung bài học, làm cho giờ học sinh động và học sinh có cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và nghe ý kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó. 5. Giáo viên cần quan tâm tới việc phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kỹ năng và phẩm chất tư duy của học sinh, làm sao trong giờ học những học sinh có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau đều được làm việc phù hợp với năng lực, trí tuệ của mình. 6.Sau mỗi bài học cần có sự kiểm tra, đánh giá giúp giáo viên và học sinh thu được những mối thông tin ngược để điều chỉnh hoạt động dạy và học, bổ sung những điểm còn thiếu sót cho học sinh. Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong nhiều năm giảng dạy môn Địa lý lớp 6, đã áp dụng, tích hợp vấn đề môi trường vào bài dạy để giáo dục cho học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, chắc chắn không tránh khỏi sự thiếu sót, có thể sau khi tham khảo đề tài của cá nhân tôi, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức thuyết phục cao và tầm quan trọng của đề tài, nhưng tôi tin rằng các đồng nghiệp sẽ nhận thấy mục đích của các vấn đề được thể hiện trong đề tài mà bản thân tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp, để ngày một nâng cao chất lượng
  5. giáo dục toàn diện cho học sinh, đồng thời góp phần nho nhỏ để bảo vệ môi trường trong lành. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện , tạo ra một chuyên đề sâu hơn và được áp dụng rộng rãi. Rất chân thành cám ơn, mong được sự đón nhận bổ sung góp ý của các bạn đồng nghiệp. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Sáng kiến kinh nghiệm: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí lớp 6 là quá trình đúc rút kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học môn Địa lí và sự tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp. Tôi cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Cơ quan đơn vị áp dụng sáng kiến Tác giả sáng kiến (xác nhận) . Nguyễn Thị Mến
  6. PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU HỌC TẬP Sau khi kết thúc chương trình năm học, còn thời gian cuối năm học, ở mỗi lớp, giáo viên chia mỗi lớp làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm, mỗi nhóm trình một vấn đề về môi trường đã được học qua các bài 15, 17, 23, 24, 26, 27. Tùy theo khả năng của các nhóm, các nhóm có thể trình bày nội dung theo nhiều cách: như đóng kịch, tiểu phẩm, làm video phóng sự, bài thuyết trình powerpoint, sản phẩm tranh ảnh sưu tầm, chụp được để trưng bày. - Thời gian chuẩn bị: 1 tuần - Các nhóm tiến hành thảo luận để chuẩn bị báo cáo sản phẩm. - Giáo viên đánh giá, cho điểm và trao phần thưởng cho các nhóm có bài báo cáo sản phẩm hay và thiết thực. Nhóm 1 Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên bề mặt Trái Đất. Môi trường Thực trạng không khí trên bề mặt Trái Đất, nêu những nguyên không khí nhân, hậu quả và các giải pháp đưa ra nhằm hạn chế sự ô nhiễm bầu không khí. Chú ý liên hệ ngay với thực tế ở nơi em sinh sống và học tập. Nhóm 2 Sông và hồ, đã đem lại cho con người những giá trị kinh tế nào? Môi trường Nguồn nước sông, hồ ở địa phương em đang đứng trước thực nước sông, trạng nào? Nêu những nguyên nhân, hậu quả và những biện pháp hồ để bảo vệ môi trường hồ nước được trong sạch. Nhóm 3 Biển và đại dương đã đem lại cho con người những giá trị kinh Môi trường tế nào? Nguồn nước biển và đại dương đang đứng trước thực biển và đại trạng nào? Nêu những nguyên nhân, hậu quả và những biện pháp dương khắc phục tình trạng ô nhiễm đó để bảo vệ môi trường biển và đại dương. Nhóm 4 Con người đã có những tác động tích cực và tác động tiêu cực Tài nguyên nào đến nguồn tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên khoáng sản, khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật (thực vật và động vật). Nêu đất và sinh những biện pháp bảo vệ các nguồn tài nguyên này. vật PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM
  7. Bài 23: Sông và hồ I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức : - Trình bày được khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng và chế độ chảy của sông - Trình bày được khái niệm hồ, biết nguyên nhân hình thành một số loại hồ - Phân biệt được khoáng sản theo nguồn gốc và theo công dụng. 2.Về kỹ năng: - Qua mô hình, tranh ảnh, hình vẽ mô tả được hệ thống sông và các loại hồ 3. Về thái độ - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sông và hồ. 4. Phát triển năng lực - Năng lực tự học - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn từ - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực quan sát II. Phương pháp trọng tâm - Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề. - Phương pháp thảo luận nhóm, làm việc dự án. III. Các thiết bị dạy học cần thiết. - Mô hình về hệ thống sông , lưu vực sông, một số tranh ảnh về sông và hồ trên thế giới, ở Việt Nam và lược đồ sông ngòi Việt Nam, video về ô nhiễm nguồn nước sông và hồ. IV.Hoạt động trên lớp. GV dẫn vào bài: GV cho học sinh đoán tên một số sông hồ lớn trên thế giới và ở Việt Nam: Nước chiếm hơn 76% tổng diện tích bề mặt Trái Đất và có một ý nghĩa lớn lớn lao trong xã hội loài người. Nước phân bố khắp nơi trong thiên nhiên, tạo thành một lớp liên tục gọi là thủy quyển. Sông và hồ (không kể hồ nước mặn) tạo thành những nguồn nước ngọt vô cùng quan trọng trên lục địa. Hai hình thức tồn tại của thủy quyển này có đặc điểm gì, có quan hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất của con người ra sao, ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
  8. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông và lượng nước của sông 1. Sông và lượng + Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm sông, phụ lưu, chi lưu, nước của sông hệ thống sông, lưu vực sông, lưu lượng và chế độ nước của a. Sông sông, hiểu được những lợi ích của sông ngòi. + Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận cặp, nhóm, vấn đáp. + Phát triển năng lực: Quan sát, mô tả , thuyết trình Hoạt động 1: HĐ 1: - Sông là dòng nước -GV cho học sinh quan sát hình ảnh HS: - Sông là dòng chảy thường xuyên, về sông kết hợp với sgk, cho biết nước chảy thường tương đối ổn định trên sông là gì? xuyên, tương đối ổn bề mặt Trái Đất. GV chiếu bức ảnh: đường phố bị định trên bề mặt Trái ngập nước. Đây có phải là sông Đất. - Sông chính cùng phụ không? Vì sao? - HS: nước mưa, nước lưu, chi lưu hợp lại ? Có những nguồn nào cung cấp ngầm và nước từ băng thành hệ thống sông. nước cho sông tuyết tan - Hệ thống sông bao gồm những bộ - Sông chính, phụ lưu, phận nào? chi lưu. ? Dựa vào việc quan sát mô hình hệ thống sông và sgk làm bài tập ghép ý (Theo cặp) Ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho đúng A B Phụ lưu Là các sông làm - Vùng đất đai cung nhiệm vụ thoát nước cấp nước cho một con cho sông. sông gọi là lưu vực Chi lưu Là các sông đổ nước sông. vào sông chính. Hệ Là diện tích đất đai thống cung cấp nước thường sông xuyên cho sông
  9. Lưu Là dòng chính cùng vực các phụ lưu và chi lưu. sông GV chiếu hệ thống sông Hồng, cho HS: phụ lưu: sông Đà, hs xác định được các phụ lưu và chi S Chảy, s Lô lưu của hệ thống sông: Chi lưu: S Trà Lý,. S Ninh Cơ, S Đáy - Đặc điểm của một con sông được thể GV: Sức sống mãnh liệt của sông hiện qua lưu lượng và được thể hiện qua lượng nước của chế độ chảy của nó sông, lưu lượng của sông HS trả lời: b. Lượng nước của Quan sát mô hình lưu lượng của 1 sông con sông, lưu lượng nước của sông - Lưu lượng nước của là gì ? sông là lượng nước ? Lưu lượng của sông lớn hay nhỏ chảy qua mặt cắt phụ thuộc vào những nhân tố nào ? ngang của lòng sông Gợi ý: Dựa vào bảng số liệu trong trong thời gian 1giây sgk 71, hãy so sánh diện tích lưu vực ở 1 địa điểm nhất định và tổng lượng nước của 2 sông s HS: diện tích lưu vực Hồng và s Mê Công và nguồn cung cấp ? Rút ra nhận xét các yếu tố ảnh nước hưởng đến lượng nước của sông - So sánh: sông Mê GV: Lượng nước của sông không ổn Công có diện tích lưu định mà lên xuống theo mùa. Nhịp vực và lượng nước điệu thay đổi lưu lượng nước của lớn hơn sông Hồng sông gọi là thủy chế hay chế độ chảy của sông.
  10. GV: giảng thêm chế độ nước đơn - Đại diện 1 nhóm lên giản và chế độ nước phức tạp, liên thuyết trình nhứng lợi hệ thực tế các sông ở nước ta và trên ích của sông ngòi. thế giới VD: Cung cấp nước Sông ngòi đã đem lại những lợi ích cho sản xuất, sinh và gây những tác hại gì cho con hoạt, bồi đắp phù sa người (GV đã giao cho học sinh các cho đồng bằng màu nhóm ở nhà tìm hiểu để thuyết trình) mỡ, thủy điện, du lịch GV cho hs xem 1 đoạn video sau: v=lhR1CxfTqe0&t=17s HS: Quan sát, theo Sau đó tôi dẫn dắt cho học sinh tìm dõi và trả lời: lũ lụt hiểu các vấn đề sau: gây thiệt hại về ? Qua quan sát đoạn video cũng người và của. Đó như các hình ảnh vừa xem? Lũ lụt chính là những hậu trên sông ngòi đã gây những tác quả do môi trường hại gì cho con người? mang lại) ? Theo em ảnh hưởng tiêu cực của sông đối với đối với con người là do những nguyên nhân nào? Biện pháp khắc phục tiêu cực ? ( GV: Đó chính là tác hại của việc khai thác rừng bừa bãi, xả rác trên sông làm ách tắc dòng chảy ). Bởi vì chúng ta tác động vào môi trường như thế nào thì môi trường tác động lại, trả lại chúng ta. Hoạt động 2: Giảng mục 2 2. Hồ + Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm hồ là gì, phân loại hồ, lợi ích của hồ + Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận, vấn đáp. + Năng lực: Quan sát, mô tả, hợp tác, thuyết trình
  11. Hoạt động 2: HĐ2: - Hồ là khoảng nước GV chiếu hình ảnh về hồ - Nêu khái niệm đọng tương đối rộng ? Hồ là gì? Hồ khác sông như thế và sâu trong đất liền nào HS: làm nhóm: 5 GV cho học sinh tham gia trò chơi nhóm ghép tranh theo nhóm(5 nhóm) Thời gian 3 phút. - Dựa vào tính chất GV cho học sinh ghép các mảnh của nước: hồ nước ghép để tạo thành các bức tranh ngọt và hồ nước mặn hoàn chỉnh-> gắn trên bảng - Dựa vào nguồn gốc (Đây là những bức tranh về một số hình thành: hồ tự hồ lớn ở Việt Nam và trên thế giới, nhiên(hồ móng ngựa, trong đó có cả hồ nước mặn, hồ hồ miệng núi lửa), hồ nước ngọt, hồ miệng núi lửa, hồ nhân tạo. móng ngựa.) ? Dựa vào các bức tranh này, em - có 2 cách phân loại hãy cho biết có những loại hồ nào? hồ Đọc tên các hồ đó. GV đánh giá phần hoàn thành của các nhóm và cho điểm. ? Quan sát trên bản đồ Việt Nam và thế giới, hãy xác định một số hồ lớn. - HS xác định Hồ Thác Bà Hồ Hòa Bình Hồ Dầu Tiếng Hồ Trị An ? Hồ có những lợi ích, giá trị gì? HS:
  12. ? Theo dõi đoạn video kết hợp quan - Có nhiều lợi ích như sát một số hình ảnh sau: điều hòa không khí, tạo cảnh quan đẹp, cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Hồ Gươm sau đêm giao thừa Hồ Tây Hồ Tân Thụy cho biết thực trạng các sông và hồ ở thành phố Hà Nội như thế nào? - Đại diện nhóm báo Nguyên nhân và nêu các giải pháp. cáo Trên cơ sở, giáo viên đã giao nhiệm - Các nhóm khác vụ cho các nhóm ở nhà chuẩn bị sưu đóng góp ý kiến tầm tài liệu, dẫn chứng, chụp ảnh, quay video về thực trạng môi trường + Phần lớn các sông, sông, hồ tại thành phố Hà Nội, khu hồ ở TP Hà Nội bị ô vực em sinh sống, chọn nhóm có bài nhiễm nghiêm trọng. chuẩn bị tốt nhất lên bảng trình bày. do người dân xả rác ra
  13. hồ, nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý thải ra làm cho nước hồ bị ô nhiễm-> cá chết, mất mỹ quan đô thị, hồ mất dần dấu tích - Giải pháp: Không xả rác bừa bãi ra hồ và ven hồ, có hình thức xử phạt cho những ai vi phạm làm ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường của hồ, tuyên truyền mọi người . Hoạt động 3: Củng cố- liên hệ + Mục tiêu: HS củng cố, nắm được các kiến thức cơ bản về sông, hệ thống sông, lưu vực, lưu lượng của sông, hồ và các loại hồ + Phương pháp: Sơ đồ tư duy + Phát triển năng lực: tổng hợp, ngôn ngữ
  14. 1. Chọn câu trả lời đúng nhất. a. Lưu vực của một con sông là: A. Vùng hạ lưu. B. Chiều dài từ nguồn đến cửa sông. C. Diện tích đất đai thường xuyên cung cấp nước cho sông. D. Vùng đất đai đầu nguồn. b. Hệ thống sông gồm : A. Chi lưu, phụ lưu B. Chi lưu, sông chính C. Phụ lưu, sông chính D. Sông chính, phụ lưu và chi lưu c. Chi lưu có nhiệm vụ: A. Cung cấp nước cho sông B. Thoát nước cho sông d. Lưu lượng của một con sông phụ thuộc vào: A. Diện tích lưu vực B. Nguồn cung cấp nước C. Cả 2 đều đúng D. Cả 2 đều sai. e. Hồ có nguồn gốc từ: A. Vết tích của một khúc sông cũ B. Miệng núi lửa đã tắt C. Con người tạo nên D. Tất cả đều đúng. g. Các hồ sau, hồ nào là hồ nhân tạo? A. Hồ Tây B. Hồ Hoàn Kiếm C. Hồ Ba Bể D. Hồ Hòa Bình GV củng cố bài qua hình ảnh sơ đồ tư duy sau HS về nhà tự vẽ sơ đồ tư duy qua bài học để ôn bài.
  15. V. Dặn dò - Ôn bài cũ - Nghiên cứu chuẩn bị cho bài chủ đề: Biển và đại dương TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu ( Hỏi đáp về môi trường và sinh thái) nhà xuất bản giáo dục . - Tài liệu ( Hỏi đáp về tài nguyên và môi trường ) nhà xuất bản giáo dục . - ( Môi trường) của Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Lê Huy Bá - Tài liệu Bồi dường thường xuyên chu kỳ III về môi trường ( 2004 – 2007)
  16. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng Khoa học cấp huyện Tôi: Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Số ngày tháng Chức Họ và tên Nơi công tác chuyên vào việc TT năm sinh danh môn tạo ra sáng kiến 1 Nguyễn Thị Mến 07/02/1980 THCS Ngô Đồng Giáo Đại học 100% viên - Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường thông qua giảng dạy Địa lí lớp 6 - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng cho học sinh lớp 6 - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ 09/10/2017 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Tốt - Những thông tin cần được bảo mật nếu có: - Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp cùng bộ môn, công nghệ thông tin. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Tốt - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có):
  17. Danh sách những người tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng lần đầu (nếu có): ngày Trình độ Nội dung Số Nơi công Chức Họ và tên tháng năm chuyên công việc TT tác danh sinh môn hỗ trợ 1 2 Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Ngô Đồng , ngày 3 tháng 4 năm 2019 Người nộp đơn (ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Mến