Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_day_hoc_mon_mi_thuat_cho.doc
Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Đối với học sinh lớp Một, nhận thức của các em chủ yếu là nhận thức về cảm tính. Hình vẽ của các em quá nhỏ, thiếu tự tin (khi vẽ biểu đạt, tạo ngân hàng hình ảnh), hình vẽ chưa cân xứng tờ giấy (khi vẽ cùng nhau), tạo hình bằng đất nặn, xé dán hình chưa phong phú dẫn đến sản phẩm đạt được không đẹp mắt. Mặt khác do chất liệu bút chì dễ tẩy xóa nên nhiều học sinh quá lạm dụng tẩy, làm cho bài vẽ bị bẩn, thường bị rách giấy, hình vẽ thiếu tự nhiên. Các bài vẽ, các sản phẩm của học sinh còn mang tính sao chép, gần giống nhau, chưa có nhiều sáng tạo. Khi vẽ màu thường đơn điệu, không có đậm nhạt, vẽ màu không gọn. Trong khi đó, các em rất thích học Mĩ thuật, thích vẽ, thích xem tranh, thích được sáng tạo nhưng các giờ học vẫn còn một số em chưa thực sự thoải mái. Các em vẽ thường bị gò bó, sao chép, đôi khi rập khuôn, lặp lại từ cách vẽ hình, vẽ màu, cách tìm chủ đề vẫn còn chung chung Nhưng nếu giáo viên thiếu quan sát hay quản lý lớp là các em thường nói chuyện riêng, đùa giỡn nhất là khi làm việc nhóm hay vẽ ngoài sân trường, ngoài không gian lớp học. Vì thế, trong sáng kiến kinh nghiệm lần này, tôi mạnh dạn bày tỏ một số quan điểm, suy nghĩ của mình trong đề tài:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 1
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. PHẦN 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ những lý do trên, tôi cần phải tìm ra một số biện pháp để khắc phục các nội dung sau: - Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em. - Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm. - Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất. - Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. - Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 2
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 3.1 Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em. Theo phương pháp mới thì giáo viên được chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung giảng dạy trên cơ sở căn cứ vào chương trình hiện hành và khả năng nhận thức của học sinh. Chính vì vậy, nếu giáo viên đề ra nội dung quá khó (khó ở cách thể hiện, khó hiểu đối với học sinh) thì hiệu quả sáng tạo của các em sẽ không cao. Do đó để xây dựng các chủ đề cho phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp Một, phù hợp với khả năng của các em, trước hết giáo viên cần nghiên cứu nội dung, chương trình Mĩ thuật hiện hành, xây dựng kế hoạch dạy học Mĩ thuật theo phương pháp của Đan Mạch. Đồng thời tham khảo Tài liệu tập huấn phương pháp dạy học Mĩ thuật mới để xây dựng các chủ đề cho đảm bảo mục tiêu giáo dục của môn học. Tuy nhiên tùy điều kiện vật chất của nhà trường, khả năng chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh mà giáo viên có thể bỏ bớt, thay vào chủ đề khác hoặc xây dựng số lượng tiết dạy theo từng chủ đề cho phù hợp. Chẳng hạn chủ đề “Em trong cuộc sống’’, với phạm vi quá rộng, khó giải thích cho học sinh thì giáo viên có thể điều chỉnh thành các chủ đề như : “Em và những người bạn’’ hoặc “Chúng em vui chơi’’ Nói chung, khi lựa chọn các chủ đề giáo viên cần quan tâm đến sở thích, tâm lý lứa tuổi, khả năng nhận thức của học sinh để có những nội dung học tập sinh động và hiệu quả nhất. 3.2 Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm. Học sinh thích học thông qua các họat động nên giáo viên sử dụng hình thức dạy học tích cực, dạy học tương tác, lý thuyết gắn với thực hành. Học sinh được nói, được làm và vận dụng ngay thì sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức và nhớ lâu bền. Trong giáo dục Mĩ thuật, học sinh được phát triển không ngừng và có sự khác biệt ở mỗi em về khả năng quan sát, trí tưởng tượng, trí nhớ, cách thức thể hiện con người, con vật, đồ vật về hình dáng, đặc điểm, cấu trúc, tỉ lệ Học sinh được kích thích thông qua các khả năng của bản thân cũng như trải nghiệm với người khác như: những Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 3
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. thành viên trong gia đình, bạn bè và thậm chí những người mới quen biết, với con vật yêu thích, đồ vật thân quen. Do đó việc để học sinh trải nghiệm rất quan trọng, tùy theo từng chủ đề mà giáo viên lựa chọn các hoạt động cho phù hợp giúp học sinh nhớ lại kiến thức, những kỷ niệm và tưởng tượng. Đồng thời cho các em cơ hội chia sẻ những gì các em đã biết khi trình bày về sở thích, mối quan tâm, mơ ước hay ý tưởng. Qua quá trình này, học sinh sẽ có được những kiến thức thực tế để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng để phát triển sức sáng tạo và biểu đạt thông qua việc được nghe kể chuyện, chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về chủ đề liên quan, xem tranh ảnh, hoặc tổ chức các trò chơi phù hợp với từng lớp học. Ví dụ: Ở chủ đề “Em và những con vật nuôi’’ giáo viên nên tổ chức cho học sinh kể về con vật em thích nhất (hình dáng, màu sắc, đặc điểm nổi bật ). Hay chủ đề “Em tự giới thiệu’’ giáo viên tổ chức cho học sinh tạo dáng sẽ thấy ngay hiệu quả bất ngờ. Vì tạo dáng gây hứng thú học tập, giúp cho học sinh nâng cao hiểu biết về những tình huống sự kiện từ đời sống hàng ngày của các em. Học sinh tự tạo lại các dáng hoạt động từ những tình huống trong hoạt động chơi, làm việc hoặc học tập. Các em dễ dàng nắm bắt được hình dáng, tư thế của người khi hoạt động để vẽ. 3.3 Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất. Mỗi quy trình theo phương pháp Đan mạch đều có mục tiêu giáo dục khác nhau để giúp học sinh có thể phát triển khả năng tự học. Khi lựa chọn quy trình cần chú ý sắp xếp trình tự các bước sao cho có sự kết hợp hài hoà giữa phương pháp, nội dung và hình thức tổ chức lớp học. Vì nếu lựa chọn quy trình không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học tập chán nản, thiếu ý tưởng sáng tạo. Ví dụ: Chủ đề “Vui chơi’’ thì chỉ nên vận dụng quy trình tạo hình 3D (nặn) hoặc “Vẽ cùng nhau’’, còn quy trình “Tạo hình từ vật tìm được’’ là không thể thực hiện được. 3.4 Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Bảy quy trình Mĩ thuật theo phương pháp mới bao gồm: 1. Quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 4
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. 2. Quy trình Vẽ biểu cảm. 3. Quy trình Trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc. 4. Quy trình Xây dựng cốt truyện. 5. Quy trình Tạo hình từ dây thép và vật tìm được 6. Quy trình Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian. 7. Quy trình Tạo hình con rối và biểu diễn nghệ thuật. Khi thực hiện tích hợp các quy trình dạy - học giáo viên cần chú ý: - Xây dựng dựa trên những gì học sinh đã biết, và những gì liên quan đến sở thích, mối quan tâm của các em. - Để học sinh chủ động trong quá trình học tập. - Tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, giao tiếp và thể hiện. - Hình thành cho học sinh những kĩ năng cần thiết như: nói, trình bày và làm việc cùng nhau. - Giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh tự làm và thích làm, bởi vì quy trình dạy - học Mĩ thuật đó có liên hệ và gắn với cuộc sống hàng ngày và quá trình học tập của các em, sẽ phát triển thêm những kỹ năng sống mới cho các em. - Năng lực giao tiếp được phát triển thông qua việc thảo luận, làm việc nhóm. - Năng lực đánh giá được phát triển qua quá trình quan sát, trải nghiệm và thưởng thức các sản phẩm mĩ thuật do chính các em tạo nên Ví dụ: Giáo viên và học sinh đánh giá kết quả làm việc khi các nhóm học sinh thuyết trình về tác phẩm của mình. Để diễn giải, phân tích và khuyến khích các em đưa ra phản hồi và hội thoại với nhau về tác phẩm, giáo viên có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn, tìm kiếm hình ảnh tưởng tượng qua khung hình trên bức tranh màu sắc trừu tượng, đóng kịch, di chuyển vị trí nhân vật trong tranh, nhân cách hoá hình ảnh, hoặc vẽ lại một tác phẩm nghệ thuật Mỗi nhóm học sinh trình bày câu chuyện của mình giống như một vở kịch ngắn. Học sinh sẽ thảo luận và đánh giá các hoạt động tại lớp học. Trong suốt quy trình, giáo viên và học sinh có thể thảo luận mục đích và kết quả qua từng bước sáng tạo từ đầu cho đến khi có sản phẩm cuối cùng. Sau mỗi quy trình, giáo viên và học sinh sẽ đánh giá chất lượng của mỗi sản phẩm Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 5
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. được tạo ra cũng như hiệu quả xuyên suốt quá trình học tập. Cụ thể thực hiện các quy trình như sau: Vẽ cùng nhau: Học sinh biến những quan sát của mình thành các bức vẽ cá nhân. Tất cả các bài vẽ cá nhân là ngân hàng hình ảnh của nhóm để các em lựa chọn, sắp xếp theo một câu chuyện và vẽ cùng nhau, tạo thành một tác phẩm lớn hơn. Học sinh vẽ cùng nhau trên khổ giấy A3 theo nhóm 4. Học sinh lớp 1 đang vẽ cùng nhau Vẽ biểu cảm: Học sinh sẽ tập trung quan sát, sử dụng kết hợp mắt và tay, vẽ không nhìn giấy. Học sinh thường sợ vẽ không đúng, không đẹp nên hay lén nhìn giấy, giáo viên cần lưu ý ngay từ đầu, mục đích không phải vẽ cho đúng với mẫu mà chúng ta quan sát, ghi nhớ và truyền cảm xúc qua tay, thể hiện lên giấy tạo ra bức vẽ ấn tượng và hài hước. Đồng thời giáo viên cần khuyến khích, tuyên dương các em học sinh vẽ đúng yêu cầu của phương pháp, không nhìn giấy khi vẽ để các em còn lại cố gắng thực hiện theo. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 6
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. Học sinh lớp 1 đang vẽ biểu cảm Vẽ theo nhạc: Khi vẽ theo nhạc thì giáo viên nên tổ chức cho học sinh đứng xung quanh mép bàn theo từng nhóm (có từ 5 em trở lên), trước mỗi học sinh là một bảng màu. Giáo viên lựa chọn nhạc (nhạc không lời, nhạc thiếu nhi ), tuy nhiên tùy theo tình hình thực tế có thể dùng nhạc có lời, tiếng vỗ tay, nghe hát từ nhẹ nhàng chuyển sang nhanh, mạnh, sôi nổi. Học sinh lắng nghe và cảm nhận giai điệu, vẽ theo hướng dẫn của giáo viên: thứ tự các màu từ sáng sang đậm. Ví dụ: Theo thứ tự vàng, đỏ, cam, xanh và kết thúc bằng màu đen. Sau khi hoàn thành bức tranh lớn, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và tưởng tượng theo mức độ cảm nhận: Em nhìn thấy gì trong tranh? Em nghĩ đến đề tài nào? Từ đó giáo viên gợi ý học sinh sáng tạo từ thế giới tưởng tượng của mình để bắt đầu quy trình: lựa chọn một phần tranh trong bức tranh lớn làm tác phẩm của mình. Học sinh có thể vẽ thêm vào để làm nổi bật nội dung chủ đề hoặc bỏ bớt các chi tiết, để cuối cùng tác phẩm đạt được có thể là: bưu thiếp, thiệp mừng, bìa sách, họa tiết trang trí đồ vật, tranh đề tài. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 7
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. Học sinh lớp 1 đang vẽ theo nhạc 3.5 Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập: Lựa chọn trò chơi vừa sức với học sinh. Khi học mà như chơi thì việc học sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, học sẽ trở thành là một trong những nhu cầu của học sinh. Song cần tìm những trò chơi sao cho nhiều em được tham gia sẽ phát huy tính tích cực hơn. Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh hăng say vào học tập, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh, lôi cuốn các em vào những hoạt động học tập. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Do đó, giáo viên nên linh hoạt tổ chức ở những thời điểm khác nhau nhằm tạo sự bất ngờ và giảm căng thẳng của giờ học. Một số trò chơi có thể áp dụng như: thi vẽ nhanh, vẽ đẹp, tưởng tượng từ hình có sẵn vào đầu, cuối tiết học hoặc trước khi thực hành. Đây chính là thời gian để các em luyện vẽ và tăng cường khả năng vẽ nhanh, vẽ đẹp và giúp các em phấn chấn tinh thần, hăng hái học tập hơn. Cách tiến hành như sau : Trò chơi Tưởng tượng từ hình có sẵn: Giáo viên vẽ lên bảng một số hình (có liên quan đến chủ đề đang học), yêu cầu các đội cử đại diện tham gia thi đua vẽ tiếp vào hình có sẵn để thành hình theo đúng chủ đề giáo viên yêu cầu. Ví dụ như chủ đề Con vật nuôi, giáo viên có thể vẽ lên bảng những hình như sau: Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 8
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. Từ những hình này, học sinh vẽ tiếp thành hình các con vật mà em thích như: con trâu, con heo, con mèo, con thỏ Trò chơi : Ai nhanh hơn. Luật chơi: Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên vẽ nhiều con vật nuôi ( hoặc vẽ một tranh). HS dưới lớp hát 1 bài. Khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào có học sinh vẽ nhanh, vẽ nhiều con vật (hoặc tranh đẹp nhất) là đội thắng cuộc Bên cạnh đó cần động viên những đội còn lại để các em cố gắng hơn ở lần sau. Sau mỗi lần chơi giáo viên cần nhận xét đánh giá kết quả của học sinh. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 9
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. PHẦN 4: KẾT QUẢ Qua việc học tập theo phương pháp mới, giúp cho học sinh có được những trải nghiệm để gợi mở cách nhìn nhận, cảm giác, sự tò mò, trí nhớ, trí tưởng tượng, phát triển sức sáng tạo và biểu đạt. Vì vậy học sinh sẽ có được những hình ảnh và động lực mang tính tinh thần. Học sinh biết bảo vệ ý thức chủ quan của bản thân khi vẽ tranh. Các em được bồi dưỡng rèn luyện óc quan sát, cách so sánh sự vật hiện tượng, giúp các em tìm tòi thể hiện để vươn tới cái đẹp. Các em cảm nhận được cái đẹp và chưa đẹp một cách rõ ràng qua việc nhận xét hình ảnh, tranh vẽ Biết tạo ra các sản phẩm làm đẹp phục vụ cho sinh hoạt như: trang trí đồ vật, trang trí góc học tập Từ đó, học sinh yêu thích môn học hơn, vẽ một cách say sưa hơn, hứng thú với nhiều sáng tạo, khiến cho tiết học trở nên thoải mái, nhẹ nhàng. Quan trọng hơn cả là các em đã thấy tự tin khi vẽ, tạo được những câu chuyện ngộ nghĩnh mang hiệu quả bất ngờ, đẹp mắt. Số học sinh còn tẩy xóa bài vẽ giảm đi đáng kể, hiện tượng sao chép cũng không còn. Đặc biệt là không có học sinh nào không hoàn thành được bài thực hành theo nội dung yêu cầu của bài học. Xem sản phẩm của các em chúng ta sẽ thấy ngay những tiến bộ vượt bậc mà các em đã có được. Những bức tranh có tạo hình tự tin, ngộ nghĩnh xuất hiện ngày càng nhiều. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 10
- Sáng kiến kinh nghiệm:“Một số biện pháp dạy học môn Mĩ thuật cho học sinh lớp Một theo phương pháp Đan Mạch”. PHẦN 5: KẾT LUẬN Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học Mĩ thuật mới như: - Xây dựng các chủ đề học tập có nội dung gần gũi, quen thuộc và phù hợp với khả năng nhận thức của các em. - Xây dựng các nội dung giúp học sinh trải nghiệm. - Tổ chức hình thức học tập theo quy trình hiệu quả nhất. - Vận dụng linh hoạt 7 quy trình Mĩ thuật mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. - Tăng cường tổ chức các trò chơi lồng ghép vào quá trình học tập. Tôi nhận thấy cái hay của phương pháp này là đặt người học vào vị trí chủ động phải tìm hiểu vấn đề và tìm ra cách giải quyết hiệu quả, sáng tạo nhất. Việc đáng giá học sinh cũng không còn bị đặt quá nặng vào sản phẩm của các em mà nó được đánh giá dựa trên cả quá trình mà các em tham gia. Đây là một chương trình giáo dục Mĩ thuật Tiểu học năng động, phát huy, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho học sinh, đặc biệt là kỹ năng sống. Tôi cần cho học sinh mang sản phẩm về nhà để trưng bày thành góc Mĩ thuật ở gia đình, nhà trường có thể tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm của học sinh vào các giờ sinh hoạt tập thể. Tập cho học sinh thói quen sưu tầm và cất giữ những vật dụng, vỏ hộp, chai nhựa không còn sử dụng để khi cần có thể sử dụng. Tận dụng tối đa các phương tiện, đồ dùng học tập sẵn có, sử dụng linh hoạt các chất liệu học sinh đã có, hướng dẫn học sinh sưu tầm các chất liệu sẵn có ở địa phương, những vật dụng bỏ đi để tạo ra nhiều chất liệu phong phú trong các hoạt động dạy học Mĩ thuật. Người thực hiện: Trương Thanh Hoàng 11