SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 1 trường Tiểu học Liên Minh

docx 37 trang binhlieuqn2 07/03/2022 18123
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 1 trường Tiểu học Liên Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_trong_day_hoc_mon_toa.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Toán Lớp 1 trường Tiểu học Liên Minh

  1. * Chuẩn bị: 20 tấm bìa trên mỗi tấm bìa đó có đánh một số trong phạm vi 10,02 chiếc bút dạ to. * Hình thức tổ chức: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 em, mỗiem trong đội nhận được nhận một tấm thẻ ghi số trong phạm vi 10. Các đội đứng thành hàng ngang, quay mặt xuống lớp. * Cách tiến hành: - Mỗi đội xếp theo một thứ tự. Học sinh của hai đội phải nhanh chóng giơ các tấm thẻ của mình lên. Ví dụ người đầu tiên giơ số 0 thì người thứ hai phải giơ số 1 và cứ tiếp theo giơ các số cho đúng thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé. Đội nào xếp đúng, xếp nhanh đội đó sẽ thắng. *Ví dụ 3.Trò chơi củng cố các bảng cộng trừ đã học. Trò chơi: Hái hoa. *Mục đích: Củng cố về bảng tính và rèn tính toán nhanh. * Chuẩn bị: 06 tấm bìa hình bông hoa, trên mỗi bông hoa đó có phép tính không điền kết quả,01 cây cảnh để bàn, 02 chiếc bút dạ to. * Hình thức tổ chức: Lập hai đội chơi, mỗi đội 3 em. *Cách chơi: Theo hiệu lệnh của giáo viên, bạn nào hái và đọc kết quả đúng sẽ nhận được một ngôi sao. Sau 3 phút đội nào được nhiều sao thì đội đó thắng cuộc. Trò chơi: Tiếp sức. *Mục đích: Củng cố và hệ thống phép cộng trong phạm vi 6. * Chuẩn bị: 06 cái thuyền bằng bìa cứng, 06 quả táo bằng bìa cứng, 02 chiếc bút dạ to. * Hình thức tổ chức: Lập hai đội chơi, mỗi đội 5 em. *Cách chơi: Giáo viên gắn mẫu vật: + Đội A: 4 cái thuyền và 2 cái thuyền. + Đội B: 5 quả táo và 1 quả táo. 14
  2. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên, 2 đội nhìn lên mẫu vật lập phép tính cộng trong phạm vi 6. Học sinh của 2 đội lần lượt thành lập phép tính, em đầu ghi số 4,em thứ hai ghi dấu +, em thứ ba ghi số 2, em thứ tư ghi dấu =, em thứ năm ghi số 6, cứ tiếp tục mỗi đội lập 2 phép tính. Đội A Đội B 4 + 2 = 6 1+5 = 6 2 + 4 = 6 5 +1= 6 Đội nào thành lập nhanh và đúng nhận bông hoa điểm 10. Trò chơi: Đi tìm ẩn số. *Mục đích: Củng cố về các bảng tính đã học và khả năng suy luận lô gic của học sinh. * Chuẩn bị: 10 tấm bìa trên mỗi tấm bìa đó có đánh một số trong phạm vi 10,02 chiếc bút dạ to. *Cách chơi : - Chia lớp làm 2 nhóm, mỗi nhóm lấy đại diện 5 bạn lên chơi. Mỗi nhóm được phát các tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10. Giáo viên nói: 6 bằng 2 cộng mấy? 5 trừ 2 bằng mấy? Học sinh 2 đội phải nhanh chóng giơ các tấm bìa có ghi con số là kết quả tương ứng. Luật chơi: Đội nào làm xong trước và chính xác sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi: Đúng - Sai. *Mục đích : Rèn thêm kĩ năng tính toán và suy luận lô gic trong các phép toán. * Chuẩn bị: 10 tấm bìa màu xanh, 10 tấm bìa màu đỏ. *Cách chơi: Giáo viên lần lượt đưa ra các phép tính, chẳng hạn 6 - 5 = l; 3 + 2 = 5; 6 - 2 = 3; Sau mỗi phép tính giáo viênđưa ra, các đội chơi phải có sự phản hồi lại (đúng hay sai) bằng cách đưa ra tấm bia đỏ hoặc xanh ( Đỏ - đúng; Xanh - sai). 15
  3. Luật chơi: Đội nào làm xong trước và đúng sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi: Trú mưa. *Mục đích : Củng cố kĩ năng tính toán nhanh và thành thạo cho học sinh. * Chuẩn bị: 6 tấm bìa dán hình ngôi nhà, trên mỗi tấm bìa có ghi một phép tính và 6 tấm bìa dán hình con thỏ, lưng mỗi con thỏ đeo một số tương ứng với kết quả của các phép tính trong ngôi nhà. * Hình thức tổ chức: Học sinh chia làm hai đội, mỗi đội cử 3 đại điện lên chơi. *Cách chơi: - Giáo viên hô: “Mưa rồi ! Đưa thỏ về nhà trú mưa” thì HS nhanh chóng nhấc những con thỏ lưng đeo các kết quả tương ứng đính vào các ngôi nhà có phép tính đó để tạo thành phép tính đúng. Luật chơi: Đội nào làm xong trước thì sẽ là đội đem về chiến thắng. 8+1 9-2 4+2 7-3 3+5 8 - 3 16
  4. 9 6 8 4 7 5 Trò chơi : Tìm nhà ở. *Mục đích: - Củng cố phép cộng trừ trong phạm vi 4. * Chuẩn bị: - Máy tính, máy chiếu, phông chiếu, bài giảng điện tử thiết kế trò chơi theo nội dung sau: Có 4 ngôi nhà, mỗi một ngôi nhà viết một phép tính và 4 con vật, lưng mỗi con vật đeo một số tương ứng với kết quả của các phép tính trong ngôi nhà. * Hình thức tổ chức: - Học sinh chia làm hai đội, mỗi đội cử 2 đại điện lên chơi. *Cách chơi: Giáo viên hô tên con vật nào về chuồng thì học sinh nhanh chóng dùng bút dạ nối những con vật lưng đeo các kết quả tương ứng vào các ngôi nhà có phép tính đó để tạo thành phép tính đúng. 17
  5. Trò chơi : Làm tính tiếp sức: * Mục đích: Củng cố về tính cộng, trừ trong phạm vi đã học. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ có viết dãy phép tính. Có thể thay đổi các dãy phép tính khác nhau. Chẳng hạn: + 3 - 2 + 0 + 4 -5 5 * Cách chơi: Hai đội chơi, mỗi đội 5 em. Hai đội vào vị trí, giáo viên đính hai bảng phụ có dãy số đó lên bảng. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, em thứ nhất của mỗi đội lên điền số vào hình tam giác, xong về trao bút cho em thứ haicứ như vậy cho đến em cuối cùng. Cả lớp cổ vũ cho hai đội : “Cố lên bạn ơi”! Sau khi đã điền hết các số vào bảng phụ , đội nào làm đúng, chính xác và xong trước thì sẽ là đội chiến thắng. Ví dụ 4: Trò chơi củng cố cộng trừ các số tròn chục Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? 18
  6. *Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ nhẩm các số tròn chục và rèn luyện tính nhanh nhẹn. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một bảng phụ như sau: 90 - 20 + - 10 20 + 80 70 _+ 60 + + 50 50 + * Cách chơi: - Hai đội chơi, mỗi đội 4 em. Đội 1 hoàn thành các phép tính bên trái, đội 2 hoàn thành các phép tính bên phải sao cho kết quả của các phép tính là 80. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì em thứ nhất của mỗi đội lên điền số vào ô trống thứ nhất, sau đó về chuyền bút cho em thứ hai,cứ tiếp tục cho đến hết. * Ngoài ra, trò chơi này tôi còn được áp dụng vào các bài học, bài luyện tập cộng, trừ các số trong phạm vi 20. Trò chơi : Chọn số rồi nối tương ứng với phép tính đúng. * Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi đã học và rèn luyện khả năng quan sát, phản ứng nhanh. * Chuẩn bị: Bảng phụ + Thẻ số. 70 40 + 10 60 + 20 50 90 40 + 30 20 + 50 80 40 30 + 30 60 80 + 10 19
  7. * Cách chơi: Chơi theo nhóm. Khi có hiệu lệnh thì em đầu tiên của mỗi đội lên nối phép tính thứ nhất với số tương ứng sau đó về trao bút cho em thứ hai,cứ như vậy cho đến em cuối cùng. Đội nào nối đúng và nhanh được cả lớp khen và sẽ là đội chiến thắng. *Lưu ý: Trò chơi này tôi đã đưa vào các tiết học cộng, trừ trong phạm vi 20; cộng trừ các số tròn chục Trò chơi: Tìm hoa cho cây. * Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi đã học và rèn luyện khả năng quan sát, phản ứng nhanh. *Chuẩn bị: Một số cây hoa làm bằng giấy bìa và một số bông hoa có ghi số tròn chục. *Cách chơi: Tổ chức cho học sinh chơi theo hình thức tiếp sức, thi giữa hai đội, mỗi đội 2 em. Đội nào gắn hoa đúng, nhanh là đội thắng cuộc. 20 20 30 20 10 40 20 50 20
  8. 90 50 30 60 40 80 60 21
  9. Trò chơi: Xì điện. Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi đã học và rèn luyện khả năng tính toán nhanh. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn các phép tính cộng, trừ trong phạm vi đã học. * Cách chơi: Lớp chia thành hai đội để thi đua. Giáo viên là người châm ngòi đầu tiên, cô giáo đọc một phép tính cộng hoặc trừ số tròn chục nào đó, chẳng hạn 90 - 20 rồi chỉ vào một em thuộc một trong hai đội, em đó phải bật ngay kết quả. Ví dụ 40 + 10 rồi chỉ và gọi tên một bạn bất kỳ ở bên kia, bạn đó lập tức phải có ngay kết quả là 50 rồi lại “xì điện” trả lại đội ban đầu. Cứ như thế cô giáo cùng thư ký ghi lại kết quả của hai đội. Giáo viên nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc. *Ví dụ 5: Trò chơi củng cố cộng trừ trong pham vi 100 Trò chơi: Tìm bạn. * Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi đã học và rèn luyện khả năng quan sát, phản ứng nhanh. * Chuẩn bị: Trên mỗi bảng con có ghi các phép tính chia làm 3 nhóm,các phép tính cùng nhóm là các phép tính có kết quả như nhau. Chẳng hạn: 34 – 12 52 - 42 89 - 52 63 – 10 98 - 35 40 - 30 38 – 6 63 - 51 56 - 43 *Cách chơi: Giáo viên gọi 9 học sinh lên bảng theo tinh thần xung phong. Phát cho mỗi học sinh một bảng con, học sinh cầm bảng của mình trước mặt, mặt có phép tính quay ra ngoài. Mỗi em tính nhấm các phép tính trên bảng của mình để tìm ra kết quả, rồi tìm người nào có kết quả giống mình rủ nhau đứng thành một nhóm. Nhóm nào tập hợp nhanh và đúng thì được khen. Cá nhân nào tính sai và đứng sai thì phải hát một bài tặng lớp. 22
  10. Học sinh thực hiện và hoàn thành trò chơi “Tìm bạn” Trò chơi: Ai nhiều điểm nhất? * Mục đích: Rèn kỹ năng cộng, trừ trong phạm vi đã học và rèn luyện khả năng tính toán nhanh. * Chuẩn bị: Một số lá cây (hay con ong, quả táo .) bằng giấy màu.Trên mỗi hình có các phép tính tương ứng: 15 + 34 28 + 10 50 + 26 89 - 24 36 – 6 51 + 22 16 - 3 23 +35 Chọn 3 học sinh gỉỏi nhất làm giám khảo và thư ký, *Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người chơi có nhiệm vụ làm nhanh phép tính ghi trên bông hoa, sau đó cài bông hoa lên cây của đội mình, Người này làm xong cài hoa lên cây thì lại đến lượt người khác,cứ như vậy cho đến hết 2 phút. Hết thời gian các đội báo cáo kết quả. Mỗi phép đúng được thưởng 1 bông hoa màu đỏ. Tổng hợp số bông hoa của từng đội, đội nào nhiều bông hoa hơn là đội đó thắng cuộc. Trò chơi: Gà về chuồng. *Mục đích: Rèn kĩ năng tính toán trong làm bài. * Chuẩn bị: Bảng phụ; hình chú gà và một số hình vẽ chuồng gà được làm bằng giấy bìa cứng. 23
  11. *Cách chơi: Mỗi đội 3 em lần lượt dùng phấn nối con gà mang phép tính với chuồng mang kết quả tương ứng. Trong cùng một thời gian ( 2 phút), đội nào hoàn thành sớm và đúng nhiều hơn là thắng. Đội 1: Gà tìm mẹ. Đội 2: Gà tìm chuồng. *Ví dụ 6: Trò chơi củng cố cách lập bài toán có lời văn và giỏi bài toán. Trò chơi : Nhìn vật đặt đề toán. *Mục đích: - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhìn hình đặt đề bài toán. Nhằm phát triển khả năng tư duy và cách sử dụng vốn từ phong phú, chính xác. * Chuẩn bị: - Học sinh chuẩn bị một số đồ vật như: que tính, bút chì, hình tròn, hình vuông . Mỗi đồ vật có số lượng tùy theo nội dung bài dạy . *Cách chơi: - Học sinh chìa làm hai đội, mỗi đội cử 5 em và mang một số đồ vật của nhóm mình lên. Ví dụ: Đội 1 nói : Có 7 cái bút, 8 que tính thì đội 2 giơ lên một số đồ vật tương ứng với yêu cầu của đội 1 và ngược lại.Cứ như vậy, trong vòng 2 phút nếu đội nào lập được bài toán và giải được bài toán thì đội đó thắng cuộc. 24
  12. Trò chơi: Cùng lập bài toán. Học sinh đang thực hành trò chơi: “Nhìn vật đặt đề toán” * Mục đích: - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhìn hình đặt đề bài toán. Nhằm phát triển khả năng tư duy và cách sử dụng vốn từ phong phú, chính xác. * Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị 8 bức tranh phù hợp với nội dung bài dạy, 8 tờ giấy A4, bút dạ. * Cách chơi: - Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bức tranh, 1 tờ giấy và yêu cầu các nhóm lập bài toán. - Giáo viên viết những thông tin của bài toán vào tờ giấy, học sinh chỉ viết số liệu và câu hỏi. Sau một thời gian quy định, nhóm nào lập đề toán nhanh và chính xác thì nhóm đó sẽ thắng. Trò chơi: Tìm đội vô địch. *Mục đích: - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nhìn hình đặt đề bài toán. Nhằm phát triển khả năng tư duy và cách sử dụng vốn từ phong phú, chính xác. * Chuẩn bị: 25
  13. - Giáo viên chuẩn bị 3 bài chỉ ghi tóm, mỗi bài viết thành 2 bản, 6 tờ giấy A4, bút dạ. * Cách chơi: - Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 3 HS tham gia chơi. - Giáo viên viết sẵn tóm tẳt 3 bài toán có lời văn lên 3 tờ giấy (viết làm 2 bản cho 2 đội), đặt úp xuống theo hàng ngang để HS không nhìn thấy được bài trước khi tính giờ. Ví dụ: Có : 18 nhãn vở Có : 17 con bướm Bay đi Gà : 20 con Cho bạn : 6 nhãn vở : 5 con bướm Vịt : 15 con Còn lại : nhãn vở? Còn lại : .con bướm ? Có tất cả : con ? Hai đội đứng thành hàng ngang theo các bài toán đã được xếp thứ tự. Mỗi bài giải đúng được 1 hình tròn đỏ. Mỗi bài nộp trước thời gian cho phép và đúng thì được cộng thêm 1hình tròn đỏ. Đội nào có tổng số hình tròn đỏ nhiều hơn là đội vô địch. Học sinh đang thực hành trò chơi: “Tìm đội vô địch” 8. Các thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện để áp dụng sáng kiến: Để quá trình triển khai, áp dụng sáng kiến vào thực tiễn thu được kết quả tốt, các đoàn thể và các cá nhân tham gia sáng kiến phải đảm bảo các điều kiện sau: 26
  14. 9.1. Đối với nhà trường. Nhà trường có sự phối kết hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện, áp dụng sáng kiến như: chuyên đề đổi mới phương thức dạy học toán lớp 1; bồi dưỡng cho giáo viên các kĩ năng giải toán, kỹ năng tổ chức trò chơi, kỹ năng hoạt động nhómđể các giáo viên có cơ hội trao đổi, giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Đầu tư thêm đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo liên quan đến môn Toán. 9.2. Đối với giáo viên. Khi lên lớp cần phải chuẩn bị kỹ bài giảng, phương pháp dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đầu tư thời gian nghiên cứu và soạn bài một cách chi tiết. Phối hợp với phụ huynh học sinh để kết hợp sửa những lỗi mà học sinh thường mắc phải trong từng bài. Cần giúp học sinh nắm chắc và vận dụng linh hoạt các quy tắc, công thức để giải quyết tốt các bài tập trong phần thực hành. Tận dụng tối đa thời lượng thực hành, luyện tập của mỗi tiết dạy để phát triển các kỹ năng giải toán, giải quyết cơ bản các nhiệm vụ thực hành ngay trong tiết học Toán tại lớp. Biết sử dụng máy vi tính, khai thác thông tin dữ liệu để ứng dụng vào bài dạy giúp bài dạy giúp cho bài giảng trở nên phong phú, gắn nội dung toán học với thực tế cuộc sống. Trong quá trình dạy học toán, giáo viên cần bước đầu hình thành cho các em cách suy luận sáng tạo, biết cách giải các bài toán trong sách giáo khoa theo nhiều cách nhằm phát huy năng lực sáng tạo của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần xây dựng cho học sinh ý thức về nhiệm vụ, vị trí, vai trò của môn học trong học tập và trong cuộc sống, công tác sau này, từ đó các em có ý thức tích cực, chủ động, tự giác hơn trong học tập. 27
  15. 9.3. Đối với học sinh. Các em có tâm thế chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, có đầy đủ sách vở và đồ dùng để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. 9.4. Đối với phụ huynh học sinh. Phụ huynh học sinh cần quan tâm đến việc học của con em mình, nắm được những ưu điểm, tồn tại của học sinh để cùng giáo viên giúp đỡ học sinh học tốt môn Toán cũng như các môn học khác. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đẫ tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội dung sau. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Những biện pháp trên đây được chúng tôi sử dụng thường xuyên trong một năm học, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh hiểu bài kỹ và tham gia học toán rất hào hứng, nhất là thông qua trò chơi giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức trừu tượng của toán một cách nhẹ nhàng nhằm đáp ứng việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học toán với hình thức “học mà chơi, chơi mà học”; mặt khác sự nhanh nhẹn của học sinh được phát triển tối đa, học sinh được hoạt động nhiều kể cả những học sinh yếu kém trước đây cũng học tập tiến bộ nhiều. Các giờ học Toán của lớp tôi cũng như các lớp 1 khác trong khối diễn ra thật nhẹ nhàng, tất cả các em đều “học được và được học”. Đánh giá lại tình hình học tập của học sinh, chúng tôi nhận thấy học sinh đã nắm chắc về dấu so sánh, biết cách dùng chúng để so sánh các số trong phạm vi đã học. Kỹ năng tính toán được hình thành trên cơ sở trực quan đã giúp các em tính toán nhanh hơn, đúng hơn. Phần thưởng dành cho chúng tôi là trong tiết học toán học sinh phát biểu hăng say, thường xuyên tranh nhau để được giáo viên cho tham gia vào việc học bằng sử dụng các mẫu vật, mô hình, đồ dùng của cô. Một số ví dụ cụ thể : 28
  16. Bài 2. ( SGK Toán lớp 1 - trang 92) Học sinh làm bài: Bài 3. ( SGK Toán lớp 1 - trang 145 ). Học sinh làm bài: 29
  17. Bài 3. ( SGK Toán lớp 1 - trang 158 ). Học sinh trình bày bài giải: Bài 3. ( SGK Toán lớp 1 - trang 159 ). Học sinh làm như sau: Bài 1. ( SGK Toán lớp 1 - trang 169 ). Học sinh làm bài: 30
  18. Bài 2. ( SGK Toán lớp 1 - trang 169 ) Học sinh trình bày bài giải: * Qua thời gian áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy kĩ năng làm toán của học sinh được nâng cao hơn so với năm học trước. 31
  19. + Kết quả khảo sát môn Toán cuối học kì II năm học 2017 – 2018 có nhiều chuyển biến, nâng cao rõ rệt so với kết quả khảo cuối học kì II năm học 2017-2018, cụ thể như sau: * Kết quả khảo sát môn Toán cuối học kì II năm học 2017 - 2018 T.S Điểm Lớp học Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ sinh 9-10 % 7-8 % 5-6 % 3-4 % 1-2 % 1A1 45 29 64,4 13 28,8 3 6,8 0 0 0 0 1A2 41 23 56 13 31,9 5 12,1 0 0 0 0 1A3 41 23 56 14 34,1 4 9,9 0 0 0 0 1A4 36 19 52.7 14 39 3 8,3 0 0 0 0 1A5 42 23 54,7 15 35,8 4 9,5 0 0 0 0 1A6 41 36 78,3 10 21,7 0 0 0 0 0 0 1A7 41 35 77,8 9 20 1 2,2 0 0 0 0 K. 1 287 162 56,4 106 36,9 19 6,7 0 0 0 0 + Kết quả đánh giá ý thức học môn Toán của học sinh thông qua các tiết dự giờ thăm lớp và thông qua phiếu hỏi thăm dò ý kiến của học sinh được tổng hợp như sau: Thấy bình thường, Không thích học, Thích học, hứng Tổng phải làm cho hết bài thấy nhàm chán, khô STT Lớp thú học số HS cô yêu cầu. cứng. TS TL% TS TL% TS TL% 1 1A1 45 41 91.1% 4 8,9% 0 0 2 1A2 41 38 92,6% 2 7,4% 0 0 3 1A3 41 38 92,6% 3 7,4% 0 0 4 1A4 36 33 91,6% 3 8,4% 0 0 5 1A5 42 40 95,2% 2 4,8% 0 0 6 1A6 41 38 92,6% 3 7,4% 0 0 7 1A7 38 36 94,7% 2 5,3% 0 0 8 1A8 45 42 93,3% 3 6,7% 0 0 9 1A9 39 36 92,3% 3 7,7% 0 0 Tổng 368 342 92,9 25 7,1% 0 0 32
  20. Như vậy, phong trào học tập đặc biệt là phong trào giải toán của học sinh đã được nhân lên, học sinh cảm thấy hứng thú với giờ học Toán nhiều hơn và thật sự yêu thích môn Toán. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Với mục tiêu được thể hiện rõ ngay trong nhan đề của sáng kiến “Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học toán lớp 1”, với tính khoa học sáng tạo, tính khả thi cao, sát với thực tế sáng kiến đã được sự đồng thuận ủng hộ, phối kết hợp chặt chẽ của đông đảo đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh trong nhà trường. Nhờ đó sáng kiến đã được thực hiện thuận lợi. Sáng kiến đã được tổ chuyên môn và nhà trường đánh giá cao: *Với giáo viên: - Giáo viên chủ động hơn trong những giờ lên lớp. - Luôn tích cực, tự đổi mới việc giảng dạy, có ý thức sử dụng triệt để đồ dùng và ý thức tìm hiểu việc ứng dụng thông tin vào dạy học. - Tự tin hơn về kết quả giảng dạy của mình. *Với học sinh: - Học sinh hứng thú, yêu thích môn học, luôn luôn mong chờ các giờ học tiếp theo, tò mò với các hoạt động và các kiến thức cô giáo giảng dạy. - Tiếp thu bài học nhanh, có hệ thống hơn. - Học sinh hiểu bài và giải quyết các bài tập cụ thể một cách trơn tru, nhuần nhuyễn. - Các em được trang bị thêm nhiều phương pháp giải toán mới, biết cách khai thác và nhìn nhận vấn đề một các toàn diện. 33
  21. - Nhiều học sinh biết vận dụng sáng tạo toán học vào trong cuộc sống, nắm vững các con số, các phép tính một cách linh hoạt, bài học toán đã thực sự đi vào đời sống không còn là những con số khô khan chỉ nằm lại trên trang vở. - Tổ chuyên môn và nhà trường đã thống nhất áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn Toán lớp 1 tại trường và kết quả đạt được đáng khích lệ. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến trong giảng dạy. Phạm vi/ Lĩnh STT Tên tổ chức/ cá nhân Địa chỉ vực áp dụng sáng kiến Khối 1: Lớp 1A1; Trường TH Liên Minh Vĩnh Yên - Toàn bộ nội 1 1A2;1A3;1A4;1A5;1A6; dung sáng kiến . 1A7;1A8;199. Vĩnh Yên, ngày tháng 4 năm 2019 Vĩnh Yên, ngày tháng 4 năm 2019 Xác nhận của lãnh đạo nhà trường Tác giả sáng kiến (Ký, ghi rõ chức danh và đóng dấu) ( Kí, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thanh Nga 34
  22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học. 2. Giáo trình chuyên đề: Rèn kĩ năng giải toán Tiểu học. 3. Hỏi – đáp về dạy học Toán ở Tiểu học. 4. 100 câu hỏi và đáp về việc dạy học Toán ở Tiểu học. 5. Sách NXB - GD về các trò chơi trong dạy học Toán ở Tiểu học. 6. Sách giáo khoa môn Toán lớp 1. 35