Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_giai.doc
Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” 1/ Thực trạng đề tài *Trong chương trình Tiểu học, toán chuyển động đều được học ở lớp 5 là loại toán mới, lần đầu tiên học sinh được học. Nhưng thời lượng chương trình dành cho loại toán này nói chung là ít: 3 tiết bài mới, 3 tiết luyện tập sau mỗi bài mới, 3 tiết luyện tập chung. Sau đó phần ôn tập cuối năm một số tiết có bài toán nội dung chuyển động đều đan xen với các nội dung ôn tập khác. Với loại toán khó, đa dạng, phức tạp như loại toán chuyển động đều mà thời lượng dành cho ít như vậy, nên học sinh không được củng cố và rèn luyện kĩ năng nhiều chắc chắn không tránh khỏi những vướng mắc, sai lầm khi làm bài. *Qua nhiều năm giảng dạy lớp 5, qua dự giờ, tham khảo ý kiến đồng nghiệp, xem bài làm của học sinh phần toán chuyển động đều, bản thân thấy trong dạy và học toán chuyển động đều giáo viên và học sinh có những tồn tại vướng mắc như sau: - Do thời gian phân bố cho loại toán chuyển động đều ít nên học sinh không được củng cố rèn luyện kĩ năng giải loại toán này một cách hệ thống, sâu sắc, việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy, trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh còn hạn chế. - Học sinh chưa được rèn luyện giải theo dạng bài nên khả năng nhận dạng bài và vận dụng phương pháp giải cho từng dạng bài chưa tốt. Dẫn đến học sinh lúng túng, chán nản khi gặp loại toán này. - Đa số giáo viên chưa nghiên cứu để khai thác hết kiến thức, dạy máy móc, chưa chú trọng làm rõ bản chất toán học, nên học sinh chỉ nhớ công thức và vận dụng công thức làm bài, chứ chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán tình huống chuyển động cụ thể có trong cuộc sống. - Khi làm bài nhiều em không đọc kĩ đề bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp tấp nên bỏ sót dữ kiện đề bài cho. Hoặc không chú ý đến sự tương ứng giữa các đơn vị đo của các đại lượng khi thay vào công thức tính dẫn đến giải sai. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 1
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” - Nhiều học sinh không nắm vững kiến thức cơ bản, tiếp thu bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ để tìm cách giải. Từ những nguyên nhân trên, trong năm học 2020-2021, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” nhằm giúp học sinh khắc phục những hạn chế đã nêu. 2/ Nội dung công việc cần giải quyết. - Dạy giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, làm rõ bản chất mối quan hệ giữa các đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian. - Rèn học sinh cách đổi đơn vị đo và ý nghĩa của chúng. - Phân dạng bài tập, giúp học sinh nhận dạng các bài tập và phương pháp giải các bài tập của từng dạng. Thông qua đó hướng dẫn học sinh nắm chắc các bước giải toán ở từng dạng bài, rèn cho học sinh khắc phục những sai lầm mà học sinh mắc phải. 3/ Biện pháp giải quyết 3.1. Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, làm rõ bản chất mối quan hệ giữa các đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian. Để làm được điều này thì ngay trên lớp, khi dạy bài mới tôi đã chú trọng giúp học sinh hiểu rõ bản chất toán học, hiểu rõ ý nghĩa, bản chất của nội dung kiến thức. Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức bằng hiểu biết của mình dựa trên những gợi ý, rồi tôi mới hướng dẫn học sinh chốt kiến thức. Trong nội dung bài mới của toán chuyển động đều, khái niệm vận tốc là một khái niệm khó hiểu, trừu tượng đối với học sinh nên khi dạy bài này tôi đặc biệt chú ý. Để học sinh hiểu rõ, nắm chắc bản chất của vận tốc, bằng các ví dụ cụ thể sách giáo khoa, giúp học sinh hiểu : Nếu đem chia quãng đường đi được cho thời gian đi quãng đường đó thì sẽ được vận tốc trung bình của động tử. Hay gọi tắt là vận tốc của động tử. Vận tốc = Quãng đường : thời gian Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 2
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” Để học sinh hiểu rõ ý nghĩa của vận tốc là để chỉ rõ sự nhanh hay chậm của một chuyển động, tôi đã lấy 1 ví dụ để hướng dẫn học sinh như sau: Ví dụ : Hai người cùng xuất phát một lúc từ A đi đến B. Mỗi giờ người thứ nhất đi được 25km, người thứ hai đi được 20km. Hỏi ai đến B trước? Bằng sơ đồ đoạn thẳng: Người thứ nhất A B QĐ trong 1 giờ: 25km Người thứ hai A B QĐ trong 1 giờ: 20km Từ sơ đồ học sinh dễ dàng nhận thấy người đến B trước là người đi nhanh hơn. Qua đó học sinh hiểu rõ bản chất “Vận tốc chính là quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.” *Trong quá trình dạy học hình thành quy tắc, công thức tính tôi đặc biệt lưu ý học sinh những vấn đề sau để học sinh tránh được những nhầm lẫn khi làm bài. - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian. Chẳng hạn: s km s m t giờ v km/giờ hay km/h t phút v m/phút - Đơn vị thời gian phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và vận tốc. Chẳng hạn: s km v km/giờ hay km/h t giờ - Đơn vị quãng đường phụ thuộc vào đơn vị vận tốc và thời gian. Chẳng hạn: v km/giờ hay km/h v m/giờ t giờ s km t giờ s m Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 3
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” - Các đơn vị của đại lượng khi thay vào công thức phải tương ứng với nhau. Số đo thời gian khi thay vào công thức phải viết dưới dạng số tự nhiên, số thập phân, phân số. * Lưu ý: Học sinh khi viết kí hiệu vận tốc cần viết chính xác để tránh nhầm với ký hiệu thể tích một hình(V) mà các em đã được học. 3.2. Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh. Tôi nhận thấy một sai lầm mà nhiều học sinh mắc phải khi giải toán chuyển động đều đó là các em chưa nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian. Hầu hết các bài toán chuyển động đều yêu cầu phải đổi đơn vị đo trước khi tính toán. Tôi chủ động cung cấp cho học sinh cách đổi như sau: *Giúp học sinh nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, mối liên hệ giữa các đơn vị đo cơ bản. 1 ngày = 24 giờ 1 giờ = 60 phút 1 phút = 60 giây *Cách đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. Ví dụ: Bài tập 3/142 (SGK toán 5): trước khi giải các em cần đổi 15 phút = giờ Hướng dẫn học sinh tìm " tỉ số giữa 2 đơn vị " . Ta quy ước " Tỉ số của 2 đơn vị " là giá trị của đơn vị lớn chia cho giá trị của đơn vị bé. 1giờ = 60 1phút - Tỉ số của 2 đơn vị là : 60. - Ta chia số phải đổi cho tỉ số của 2 đơn vị. - Ta thực hiện như sau: 15 : 60 = 1 = 0,25. 4 Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 4
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” Vậy 15 phút = 1 giờ = 0,25 giờ. 4 Giáo viên khắc sâu cho học sinh cần ghi nhớ: Muốn đổi số đo thời gian từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn: “ Ta chia số phải đổi cho tỉ số của 2 đơn vị”. *Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé. VD: Đổi 3 giờ = phút. 4 1giờ - Tìm tỉ số giữa 2 đơn vị: 1phút = 60 Ta thực hiện như sau: 3 x 60 = 45. 4 Vậy 3 giờ = 45 phút. 4 Giáo viên khắc sâu cho học sinh cần ghi nhớ: Muốn đổi số đo thời gian từ đơn vị lớn sang đơn vị bé: “ Ta nhân số phải đổi với tỉ số của 2 đơn vị”. Tuy nhiên trong thực tế học sinh gặp những bài toán không chỉ đổi đơn thuần như thế các em còn phải đổi và hiểu bản chất của km/giờ, km/phút, m/phút. Tôi hướng dẫn như sau : *Cách đổi từ km/h sang km/phút sang m/phút. VD: 120 km/h = km/phút = m/phút. Ta làm theo 2 bước như sau: Bước 1: Thực hiện đổi từ km/h sang km/phút. - Thực hiện đổi 120 km/h = km/phút. - Tỉ số 2 đơn vị giờ và phút là 60. 120 : 60 = 2 *Vậy 120 km/h = 2 km/phút. Giáo viên chốt lại cho học sinh ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/h sang km/phút ta lấy số phải đổi chia cho 60. Bước 2: Thực hiện đổi từ km/phút sang m/phút. - Đổi 2 km/phút = m/phút. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 5
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” - Tỉ số giữa 2 đơn vị km và m là 1000 (Vì 1km = 1000m). 2 x 1000 = 2000. * Vậy 2 km/phút = 2000 m/phút. Giáo viên chốt lại cho học sinh ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/phút sang m/phút ta lấy số phải đổi nhân với 1000. Vậy 120 km/h = 2 km/phút = 2000 m/phút. * Cách đổi từ m/phút sang km/phút, sang km/h. Ta tiến hành ngược với cách đổi trên. Ví dụ: 2000 m/phút = km/phút = km/h. - Tỉ số 2 đơn vị giữa km và m là: 1000. - Ta có: 2000 : 1000 = 2 Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút. - Tỉ số 2 đơn vị giờ và phút là 60. Ta có: 2 x 60 = 120. Vậy 2 km/phút = 120 km/h. Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút = 120 km/h. Ta cũng có thể hướng dẫn học sinh dựa vào bản chất đổi như sau : Ví dụ: Bài 2/144 (SGK, Toán 5) đi 1250m hết 2 phút => vận tốc là: 625m /phút Ta phải đổi: v = 625 m/phút ra v = .km/h. Ta có: 625m/phút = 0,625km/phút nghĩa là : xe máy đi một phút được 0,626km => Vậy đi 60 phút (tức 1 giờ) được : 0,625 x 60 =37,5km cuối cùng có : v = 625 m/phút hay v = 37,5 km/h. 3.3. Giúp học sinh giải các bài tập theo từng dạng bài cụ thể. - Trước tiên giáo viên khắc sâu cho học sinh một số qui tắc tính và công thức sau: *Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian. Công thức: v = s t - v: Vận tốc. - s: Quãng đường. - t: Thời gian. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 6
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” * Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. s = v x t - s: Quãng đường. - v: Vận tốc. - t: Thời gian * Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc. t = s v - t: Thời gian. - s: Quãng đường. - v: Vận tốc. Đồng thời tôi giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng vận tốc, quãng đường, thời gian: - Khi đi cùng vận tốc thì quãng đường càng dài thì thời gian đi càng lâu. - Khi đi cùng thời gian thì quãng đường càng dài thì vận tốc càng lớn. - Khi đi cùng quãng đường thì thời gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm. * Tiếp theo, tôi phân chia bài toán chuyển động đều thành các dạng cơ bản: Dạng 1: Những bài toán áp dụng công thức có các yếu tố đề bài cho đã tường minh. Đây là dạng toán đơn giản nhất, học sinh dễ dàng vận dụng hệ thống công thức để giải. Ví dụ: Bài tập 3/139 Toán 5. Một người chạy được 400m trong 1 phút 20 giây. Tính vận tốc chạy của người đó với đơn vị đo là m/giây. - Với đề bài trên tôi hướng dẫn cho học sinh như sau: * Đọc kĩ yêu cầu của đầu bài. * Phân tích bài toán. + Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ? + Tính vận tốc theo đơn vị nào ? + Áp dụng công thức nào để tính ? - Qua đó học sinh dễ dàng vận dụng qui tắc để tính, nhưng cần lưu ý đơn vị đo thời gian phải đồng nhất với đơn vị đo vận tốc theo yêu cầu. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 7
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” Bài giải 1 phút 20 giây = 80 giây. Vận tốc của người đó là: 400 : 80 = 5 (m/s) Đáp số: 5 m/s. Ví dụ 2: Bài tập 2/141 Toán 5. Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 12,6 km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó ? - Với ví dụ 2 tương tự ví dụ 1. Chúng ta chỉ cần lưu ý học sinh đơn vị thời gian bài cho là phút, đơn vị vận tốc là km/giờ. Chính vì vậy cần phải đổi 15phút = 1 giờ = 0,25 giờ. 4 - Học sinh trình bày bài giải: Bài giải 15 phút = 1 giờ = 0,25 giờ 4 Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 12,6 x 0,25 = 3,15 (km ) Đáp số: 3,15km Ngoài ra giáo viên cần khuyến khích cho học sinh năng khiếu tìm thêm cách giải khác. Với ví dụ trên học sinh có thể giải theo cách thứ hai: Bài giải 1 giờ = 60 phút Vận tốc của người đi xe đạp với đơn vị km/phút là: 12,6 : 60 = 0,21 (km/phút) Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 0,21 x 15 = 3,15 (km ) Đáp số: 3,15km Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 8
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” Giáo viên chốt các bước giải chung cho học sinh ghi nhớ: - Đọc kĩ đề bài (nắm các yếu tố đã cho). - Xác định công thức áp dụng. - Lưu ý đơn vị đo. Dạng 2: Các bài toán áp dụng công thức có các yếu tố đề bài cho chưa tường minh. Ví dụ 1: Bài tập 4/140. Một ca nô đi từ 6 giờ 30 phút đến 7giờ 45 phút được quãng đường 30km. Tính vận tốc của ca nô. Với bài toán trên tôi tiến hành hướng dẫn học sinh thông qua các bước sau: - Đọc kĩ yêu cầu đề bài. - Phân tích đề toán: + Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ? + Để tính vận tốc của ca nô ta cần biết những yếu tố nào? (Quãng đường, thời gian ca nô đi) + Để tính thời gian ca nô đi ta cần biết gì ? (Thời gian xuất phát, thời gian đến nơi) * Giúp học sinh nắm rõ quá trình phân tích bài toán bằng sơ đồ sau: Vận tốc ca nô Quãng đường Thời gian ca nô đi Thời gian xuất phát Thời gian đến nơi Từ sơ đồ phân tích trên học sinh có thể tổng hợp tìm cách giải. * Học sinh trình bày bài giải. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 9
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” Bài giải Thời gian ca nô đi trên đường là: 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1 1 giờ = 5 giờ. 4 4 Vận tốc chạy của ca nô là: 30 : 5 = 24 (km/h) 4 Đáp số : 24 km/h. * Lưu ý: Khi giải bài toán này cần hướng dẫn học sinh cách tính thời gian đi trên đường bằng cách lấy thời gian đến nơi trừ thời gian xuất phát. Ví dụ 2: Bài 4/166 Toán 5. Một ô tô đi từ Hà Nội lúc 6 giờ 15 phút và đến Hải Phòng 8 giờ 56 phút. Giữa đường ô tô nghỉ 25 phút. Vận tốc của ô tô là 45 km/giờ. Tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ? Với bài toán này cách giải cũng tiến hành tương tự Ví dụ 1. Tôi hướng dẫn học sinh như sau: * Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. * Phân tích bài toán. + Đề bài cho biết gì ? Hỏi gì ? + Để tính quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng ta cần biết yếu tố nào? (Vận tốc và thời gian xe ô tô đi trên đường). + Để tính thời gian ô tô đi trên đường ta cần biết yếu tố nào ? (Thời gian xuất phát, thời gian đến nơi, thời gian nghỉ) *Phân tích bài toán bằng sơ đồ. Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng Vận tốc ô tô Thời gian đi trên đường Thời gian xuất phát Thời gian đến nơi Thời gian nghỉ Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 10
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” Từ sơ đồ phân tích, học sinh lập sơ đồ tổng hợp để tìm cách giải. Thời gian xuất phát Thời gian đến nơi Thời gian nghỉ Thời gian đi trên đường Vận tốc ô tô Quãng đường Hà Nội - Hải Phòng * Học sinh trình bày bài giải. Bài giải Thời gian ô tô đi trên đường là: 8 giờ 56 phút – 6 giờ 15 phút – 25 phút = 2 giờ 16 phút. 2 giờ 16 phút = 34 giờ. 15 Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 45 x 34 = 102 (km) 15 Đáp số: 102km. Với bài toán trên, giáo viên có thể phát triển cho học sinh năng khiếu tìm cách giải khác. Cách giải thứ hai như sau: Giải Thời gian ô tô đi trên đường là: 8 giờ 56 phút - (6 giờ 15 phút + 25 phút) = 2 giờ 16 phút. 2 giờ 16 phút = 34 giờ. 15 Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng là: 45 x 34 = 102 (km) 15 Đáp số: 102km. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 11
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” *Ở bài tập trên ta lưu ý: Nếu xe nghỉ dọc đường thì thời gian đi trên đường bằng thời gian đến nơi trừ thời gian xuất phát và thời gian nghỉ dọc đường. 4/ Kết quả. Qua việc thực hiện giảng dạy bằng các biện pháp đã trình bày trên, với mỗi dạng toán tôi nhận thấy rằng các em đã đổi đúng số đo thời gian trong bài toán chuyển động đều, các em đã phân loại và nắm vững các bước giải bài toán thuộc dạng toán chuyển động đều. Từ đó kết quả môn toán được nâng lên một bước rõ rệt. 5/ Kết luận. 5.1. Tóm lược giải pháp. Hàng năm khi chấm các bài kiểm tra toán đặc biệt là các bài toán về chuyển động đều, chắc chắn rất nhiều giáo viên chúng ta không khỏi băn khoăn vì tình hình học sinh làm bài sai ngày càng nhiều trong khi chất lượng đòi hỏi ngày càng cao. Cũng nằm trong tâm lý trên, tôi đã nghiên cứu, đồng thời cố gắng học hỏi, tìm hiểu ở sách báo và các thầy cô, anh chị đồng nghiệp để tìm ra các biện pháp nhằm hướng dẫn học sinh lớp 5 học tốt phần giải các bài toán chuyển động đều về tính vận tốc, quãng đường, thời gian. Các biện pháp tôi đã áp dụng như sau: - Giáo viên giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, làm rõ bản chất mối quan hệ giữa các đại lượng: vận tốc, quãng đường, thời gian. - Giáo viên cần rèn cho học sinh cách đổi đơn vị đo và ý nghĩa của chúng. - Giáo viên hướng dẫn các em biết cách nhận dạng các bài tập và phương pháp giải các bài tập của từng dạng. Thông qua đó hướng dẫn học sinh nắm chắc các bước giải toán ở từng dạng bài, rèn cho học sinh khắc phục những sai lầm mà học sinh mắc phải. Ngoài ra, người giáo viên phải kiên trì với mục tiêu đặt ra, thông qua các bài tập của sách giáo khoa. Khi các em đã làm quen với một kiến thức mới, đã hiểu và thuộc quy tắc - công thức tính. Với mỗi bài tập, người giáo Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 12
- SKKN đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian” viên phải dành một lượng thời gian cho các em tìm hiểu đề. Bằng một quy trình cụ thể như sau: + Đọc kỹ đề (3 - 5 lần) + Gạch dưới những dữ kiện đề cho. + Đọc kỹ câu hỏi. + Tóm tắt đề. Ngoài ra giáo viên cần tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hành giải toán bằng các hoạt động để học sinh tự tìm tòi ra các bước giải cần ghi nhớ khi giải bài toán hợp và biết được nhiều cách tóm tắt khác nhau từ đó phân tích mối liên hệ giữa các đại lượng . . . tìm ra lời giải chính xác nhất. - Động viên kịp thời các em có tiến bộ, không ngại hướng dẫn chi tiết hơn cho các em còn lúng túng giúp các em có niềm tin vào chính bản thân mình khi giải toán. Giáo viên tổ chức các nhóm học tập, thay đổi hình thức học cá nhân, theo lớp, theo nhóm. . . để khéo léo khuyến khích các em bày tỏ ý kiến cá nhân của mình về các cách giải. Từ đó giáo viên củng cố các kiến thức sẵn có để vận dụng vào dạng mới. - Có sự phân loại đối tượng học sinh trong lớp theo mức độ tiếp thu để có phương pháp giảng dạy phù hợp đảm bảo mục tiêu giờ dạy, đồng thời tạo điều kiện để tư duy của mỗi học sinh phát triển tốt. 5.2. Phạm vi đối tượng áp dụng. Với đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 giải tốt các bài toán quãng đường, vận tốc và thời gian.” có thể áp dụng cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Võ Văn Mùi nói riêng và học sinh khối lớp Năm các trường trong huyện nói chung. Người thực hiện: Lê Thanh Bình Trang 13