SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy hứng thú,tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4+5

doc 18 trang thulinhhd34 8304
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy hứng thú,tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4+5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_phat_huy_hung_thutich_cuc_tu_giac.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm phát huy hứng thú,tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4+5

  1. Học sinh hoạt động cặp đôi Học sinh hoạt động nhóm Giải pháp thứ 2: Thông qua hoạt động trò chơi học tập để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Mỗi trò chơi học tập hấp dẫn được tổ chức ở phần khởi động giới thiệu bài, để thư giãn hay để truyền tải một kiến thức nào đó hoặc để kết thúc bài học. Ngoài ra trò chơi học tập còn có thể tổ chức trong các giờ ôn tập, tổng hợp kiến. Qua đó học sinh sẽ khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái mang tính chất vừa học vừa chơi. Phần khởi động tạo hứng thú để vào bài học giáo viên định hướng cho ban văn nghệ lên tổ chức hát bài hát hay chơi trò chơi có nội dung liên quan đến kiến thức bài học. Kết thúc bài hát hoặc trò chơi, giáo viên đặt vấn đề dẫn dắt vào bài học. Giáo viên cũng nên chuẩn bị những phần thưởng nhỏ để động viên, khích lệ các em khi tham gia trò chơi học tập. Tổ chức trò chơi trong phần khởi động Trò chơi: Diễn kịch câm. Ví dụ bài: Luyên tập về động từ (Tiếng Việt 4- Tập 1), giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh khởi động bằng một trò chơi “ Diễn kịch câm”. Luật chơi: 2 nhóm cùng tham gia trò chơi. Nhóm A cử một người làm động tác. Nhóm B quan sát và nêu 1 động từ chỉ hoạt động đó. Sau đó đổi lại, nhóm A làm động tác, nhóm B đoán hành động của nhóm A. Đề tài và nội dung chơi: Động tác trong học tập như: mượn sách đọc bài, viết bài, cất sách vở, phát
  2. biểu ý kiến Động tác khi vệ sinh cá nhân: đánh răng, rửa mặt, chải tóc ; vệ sinh môi trường như: quét lớp, lau bảng, kê bàn ghế . Thời gian 3 phút kết thúc, nhóm nào diễn tả, thể hiện được nhiều hoạt động và tìm được nhiều động từ hơn sẽ thắng cuộc. Từ những động tác học sinh vừa thể hiện, giáo viên dẫn dắt, giới thiệu vào bài “Luyện tập về động từ” Tổ chức trò chơi học tập trong phần Luyện tập, thực hành Trò chơi : Ai nhanh? Ai đúng? Trò chơi này sẽ kích thích học sinh tư duy nhanh, biết phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoàn thành đúng và nhanh nhất nhiệm vụ được giao. Ví dụ 1: Học xong bài Danh từ, giáo viên có thể chia lớp thành 3 nhóm đặt tên cho các nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ: Nhóm 1: nhóm gia đình (tìm các danh từ chỉ các thành viên trong gia đình); Nhóm 2: nhóm nghề nghiệp (tìm các danh từ chỉ nghề nghiệp); Nhóm 3: nhóm học tập (tìm các danh từ chỉ đồ dùng học tập). Mỗi thành viên trong nhóm sẽ viết bảng nối tiếp một danh từ của nhóm mình trong thời gian 2 phút. Với việc tổ chức trò chơi như vậy tất cả các học sinh lớp tôi đều hứng thú tham gia, các em tìm được nhiều danh từ cho nhóm mình và có thể học được nhiều danh từ của nhóm bạn. Trò chơi: Tiếp sức Khi dạy các bài Mở rộng vốn từ giáo viên có thể sử dụng trò chơi tiếp sức nhằm khai khác vốn từ sẵn có của các em, rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh. Ưu điểm của kiểu bài tập này giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy ngôn ngữ và diễn đạt một cách linh hoạt đồng thời cũng cho các em rèn luyện được cách viết câu hay và chính xác theo một chủ đề, chủ điểm cụ thể. Luật chơi: Tổ chức cho các nhóm chơi với số lượng học sinh bằng nhau. Sau khi giáo viên nêu ra một chủ đề, lần lượt từng thành viên của đội chơi sẽ ghi nhanh các từ đó vào bảng của nhóm mình.Trong cùng một thời gian, nếu kết thúc đội nào tìm chính xác được nhiều từ thì đội đó sẽ thắng cuộc. Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ Nhân dân. Giáo viên chia nhóm và yêu cầu các nhóm đặt các câu khác nhau về chủ đề trên. (thời gian hoạt động là 4 phút). Sau 4 phút học sinh các nhóm trình bày kết quả hoạt động. Nếu nhóm nào đặt
  3. được nhiều câu đúng chủ đề và hay thì nhóm đó thắng cuộc. Tổ chức trò chơi để củng cố nội dung bài học - Với phần củng cố, giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi để củng cố lại nội dung bài vừa học Trò chơi: Đóng vai Ví dụ: Dạy bài: "Quan hệ từ" (Tiếng Việt 5 - tập 1): Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi " Đóng vai "ở phần củng cố bài, 4 em lên đóng vai: Học sinh A: Biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả Học sinh B: Biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả Học sinh C: Biểu thị quan hệ tương phản Học sinh D: Biểu thị quan hệ tăng tiến Giáo viên hướng dẫn cách chơi. Học sinh C mang vai " Biểu thị quan hệ tương phản" hỏi: Tuy nhà xa nhưng tớ vẫn cố gắng đi học đúng giờ . Vậy đố các bạn biết tớ biểu thị quan hệ gì ? Học sinh C có thể chỉ bất kỳ bạn nào trong lớp trả lời. Qua sự đóng vai đó đã giúp các em có kĩ năng giao tiếp, giúp cho các em tập nói năng, lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách tự nhiên, đồng thời rèn cho các em có kĩ năng nói trước đám đông. Làm được như vậy, giờ học sẽ có hiệu quả cao, học sinh hứng thú học tập, đáp ứng mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt đó là "Giao tiếp có hiệu quả". Đặc điểm của học sinh Tiểu học là khi giáo viên tạo ra không khí sôi nổi, say mê, thi đua trong học tập thì tất cả học sinh đều muốn thể hiện hết khả năng của mình trước thầy, cô và bạn bè. Các em coi đó là đích mà mình cần vươn tới. Hứng thú của một cá nhân đan xen vào hứng thú tập thể với mặt tích cực của nó là tiền đề không thể thiếu trong việc quyết định kết quả học tập của học sinh. Trò chơi: Phỏng vấn - Ví dụ: Củng cố bài "Câu ghép" (Tiếng Việt 5 - tập II) giáo viên cho 4 em lên chơi trò chơi "Phỏng vấn"
  4. Phóng viên sẽ hỏi: + Chào bạn! Bạn cho mình biết quê bạn ở đâu ? + Bạn hãy đặt một câu ghép để nói về quê hương của mình nhé ! Kết quả: Mỗi học sinh sẽ kể về quê hương của mình qua một câu ghép, không khí giờ học sôi nổi hẳn lên, các em nắm được bài và rất thích được bày tỏ. Nội dung kiến thức tuy nặng hơn nhưng nó được giảm nhẹ qua trò chơi và đúng là "Học mà chơi, chơi mà học" ngoài ra, còn giúp các em lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp được tốt hơn. Trò chơi: Phỏng vấn Trò chơi: Chim sẻ giúp cô Tấm - Ví dụ: Sau khi học xong các bài về từ đơn, từ láy, từ ghép, giáo viên có thể củng cố kiến thức cho học sinh thông qua Trò chơi: “ Chim sẻ giúp cô Tấm” Giáo viên tổ chức cho 2- 3 đội chơi. Mỗi đội 5 học sinh. Tùy theo số lượng người chơi mà chuẩn bị số bộ thẻ chữ. Các thẻ chữ ghi các từ đơn, từ láy, từ ghép Cách tiến hành: Các thẻ chữ để lẫn lộn được xem là gạo, thóc, đỗ. Gạo, thóc, đỗ ở đây cũng chính là các từ đơn, từ láy, từ ghép mụ dì ghẻ trộn lẫn với
  5. nhau và bắt Tấm phải nhặt. Các thành vên trong đội đóng vai những chú chim sẻ được Bụt sai xuống giúp cô Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, đỗ ra đỗ, các đội cùng chơi trong khoảng thời gian nhất định. Đội nào phân loại nhanh và đúng là đội thắng cuộc, giúp cô Tấm sớm được trẩy hội mùa xuân. Ngoài ra, giáo viên có thể tổ chức một số trò chơi học tập khác như: Trò chơi Ghép đôi, Ong tìm chữ, Trò chơi ô chữ, Hái hoa dân chủ, Truyền điện, . Giải pháp thứ 3: Giáo viên thể hiện sự quan tâm, tạo sự gần gũi đồng thời hỗ trợ các hoạt động học tập của học sinh. Trong giảng dạy, bằng nghệ thuật của mình, giáo viên luôn quan sát nét mặt, hành động, cử chỉ của học sinh và xem các em đã “sẵn sàng” thực hiện các nhiệm vụ học tập chưa? Nếu thấy học sinh vui vẻ, nét mặt rạng rỡ, chăm chú quan sát lắng nghe theo dõi bạn trình bày kết quả tức là các em đã hiểu nhiệm vụ. Ngược lại nếu thấy nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác, chưa thực sự hiểu nhiệm vụ thì giáo viên cần đến bên cạnh hỏi xem em đó đang gặp khó khăn gì và hướng dẫn thêm cho em. Sự quan tâm, gần gũi của giáo viên dành cho học sinh là vô cùng cần thiết. Tất cả chúng ta đều muốn được yêu thương và quan tâm, học sinh của chúng ta cũng vậy. Một học sinh sẽ có động lực, hứng thú học hơn khi được thầy cô quan tâm, ghi nhận những nỗ lực của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng "Trường học hạnh phúc" . Niềm hạnh phúc được lan tỏa, thầy cô hạnh phúc, học sinh hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Ngoài sự quan tâm, gần gũi dành cho học sinh thì giáo viên cũng nên tận dụng nguồn lực hỗ trợ từ học sinh khá giỏi, nhóm trưởng có năng lực để trợ giúp các hoạt động học tập trên lớp.Vậy làm sao để tránh học sinh trong nhóm không ỷ lại nhóm trưởng? Giáo viên tách học sinh chậm tiến để hỗ trợ trực tiếp, giúp các em tự tin, sau khi đã đạt mặt bằng chung cùng với các bạn trong lớp thì đưa về nhóm.Thay đổi học sinh trong các nhóm, không để nhóm cố định trong cả kì học để tạo điều kiện cho các em có cơ hội trao đổi với nhau nhiều hơn.
  6. Khi xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc chính trong lớp học của mình cùng với việc áp dụng kĩ thuật tích cực trên vào dạy học, tôi nhận thấy học sinh học tập tích cực hơn, các em thấy hứng thú với những nhiệm vụ được giao và hoàn thành bài tập tương đối tốt. Học sinh học tập tự tin, phát triển được vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, năng lực điều hành hoạt động, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giải pháp thứ 4: Ứng dựng công nghệ thông tin trong dạy và học. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một trong nhiều phương pháp dạy học tiên tiến hiệu quả. Các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, tìm hiều vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể. Trong một lớp học, trình độ và khả năng tư duy của học sinh là không đồng đều, khi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ làm tăng cường cá thể hóa trong học tập và sự hợp tác giữa các cá nhân: Thầy – trò, trò – trò, giúp thuận tiện hơn trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Với phương tiện là máy tính, máy chiếu sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Học sinh sẽ hào hứng, hứng thú với giờ học và đương nhiên việc học sinh tự tìm ra tri thức sẽ nâng cao hơn chất lượng giờ dạy. Ví dụ: Dạy bài: Mở rộng vốn từ về Hạnh phúc (Tiếng Việt 5 - tập II): Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi giải ô chữ ở phần củng cố. Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, trình chiếu ô chữ ở màn chiếu trên bảng.
  7. Trò chơi: Ô chữ Giáo viên hướng dẫn cách chơi: Ô chữ có 8 hàng ngang và 1 ô hàng dọc. Tổ chức 2 đội chơi, mỗi đội 5 học sinh. Mỗi đội lần lượt chọn ô chữ hàng ngang. Sau khi chọn ô chữ xong, giáo viên trình chiếu câu gợi ý và cả đội sẽ suy nghĩ trong thời gian 10 giây. Nếu đội nào trả lời đúng đáp án sẽ được ghi điểm còn nếu trả lời sai thì sẽ phải nhường cơ hội cho đội còn lại. + Hàng ngang thứ ba:Có 9 chữ cái, đồng nghĩa với từ hạnh phúc, đạt được nhiều mong ước ( mãn nguyện ) + Hàng ngang thứ sáu: Có 4 chữ cái, đạt được đúng điều mình mong muốn ( Như ý) + Hàng ngang thứ hai: Có 7 chữ cái, trái nghĩa với hạnh phúc ( bất hạnh ) Sau khi kết thúc trò chơi, giáo viên cùng học sinh nhận xét đội thắng cuộc. Giáo viên có thể chuẩn bị một số phần quà để động viên, khích lệ học sinh. Qua trò chơi Ô chữ, trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức vừa học, giúp học sinh rèn luyện trí nhớ, trí thông minh và phản ứng nhanh, tạo hứng thú học tập cho học sinh. - Ngoài ra, với những tiết dạy và bài học cụ thể giáo viên có thể dạy học trình chiếu giáo án điện tử powerpoint cùng những hình ảnh minh họa có thiết lập các hiệu ứng, âm thanh hay một đoạn video hay clip có liên quan đến bài
  8. học. Từ đó bài giảng sẽ sinh động, mang lại không khí học tập, giảng dạy mới mẻ. Học sinh hứng thú, tiết học đạt hiệu quả cao. Giải pháp thứ 5: Khen thưởng nhằm động viên, khích lệ sự tiến bộ và nỗ lực của học sinh. Sự công nhận là mạnh nhất trong việc truyền động lực, cảm hứng. Khen ngợi là phần thưởng tinh thần to lớn với mỗi học sinh. Từ đó học sinh sẽ mạnh dạn, tự tin, có động lực phấn đấu và hứng thú hơn trong học tập. Có nhiều cách để giáo viên công nhận sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. + Cách 1: Công nhận bằng lời khen. Lời khen, chê của giáo viên ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lí học sinh. Nếu được biểu dương, động viên kịp thời, các em sẽ rất vui và háo hức bày tỏ ý kiến, tạo sự hứng thú trong giờ học. Ví dụ: Em trả lời rất đúng, cả lớp cùng khen bạn nào! + Cách 2: Công nhận bằng lời nhận xét: Giáo viên có thể nhận xét bài làm của học sinh vào vở, vào bài kiểm tra hoặc các sản phẩm học tập. Học sinh rất háo hức đọc lời nhận xét của cô. Ví dụ: Nếu học sinh làm bài đúng, viết chữ đẹp, trình bày sạch sẽ và đúng chính tả cô sẽ nhận xét: Cô khen em có sự cố gắng trong học tâp. Công nhận sự nỗ lực của học sinh
  9. + Cách 3: Công nhận bằng cách tặng các sticker ( hình dán ) tích lời khen. Trong lớp sẽ tạo không khí thi đua học tập, học sinh sôi nổi, hào hứng, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Sticker hình dán tích lời khen Ngoài ra Giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong học tập và rèn luyện. Đây là đổi mới rất có ý nghĩa và nhân văn góp phần kích thích sự nỗ lực, tạo hứng thú cho học sinh trong suốt quá trình học tập. Giáo viên tặng thư khen cho học sinh
  10. Ngoài ra để đẩy mạnh phong trào học tập của lớp, giáo viên có thể phát động các phong trào thi đua như " Đôi bạn cùng tiến ", " hoa đáng khen " để học sinh phát huy năng lực của mình, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Với các giải pháp trên tôi đã giúp học sinh phát huy được một số năng lực và phẩm chất cho học sinh nhằm tiếp cận theo chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 như: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ. Bên cạnh đó các em phát triển các phẩm chất nền tảng, giúp các em hoàn thiện bản thân hơn như: nhân ái, chăm chỉ, yêu nước, trung thực, trách nhiệm. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Các giải pháp nhằm phát huy hứng thú, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4-5 tôi nêu trên có thể áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học trong toàn Huyện, toàn Tỉnh thậm chí toàn quốc. Ưu điểm vượt trội của các giải pháp là giúp cho học sinh hứng thú tham gia các hoạt động học, có những kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt, tạo nền tảng vững chắc để các em tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo. - Trước khi áp dụng các biện pháp, tôi có tiến hành khảo sát và thu được kết quả: Tổng số Số học sinh hứng thú với Số học sinh Lớp học sinh phân môn Luyện từ và câu đạt điểm khá, giỏi 5B 39 11 28,2% 14 35,9% Qua điều tra và quan sát ban đầu cho thấy: học sinh chưa yêu thích môn học này, trong giờ học ít giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, số câu hỏi giáo viên đưa ra các em đều chưa tự giác trả lời. Trong tiết học, các em chưa tập trung chú ý nghe giảng,thiếu tập trung suy nghĩ nên hiệu quả học tập bộ môn chưa tốt. Nhiều học sinh chưa chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ; không tập trung thảo luận; nét mặt biểu lộ hoài nghi, ngơ ngác, đây là dấu hiệu cho thấy học sinh chưa thực sự hiểu nhiệm vụ, chưa hứng thú học bộ môn.
  11. - Sau khi áp dụng các giải pháp: Sau 1 năm học áp dụng các giải pháp ở trên, tôi đã thu được kết quả: Học sinh tự tin, hứng thú, yêu thích học tập. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết vấn đề trong giờ học tốt. Kĩ năng bày tỏ quan điểm và trình bày ý kiến trước lớp tự tin và tiến bộ hơn nhiều. Chất lượng học môn Tiếng Việt được nâng lên. Điều đó chứng tỏ các em rất hứng thú học tập. Kết quả học tập đã chứng minh cho vai trò rất quan trọng của biện pháp phát huy sự hứng thú, tính tích cực của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4+5 nêu trên. Những em có hứng thú học tập môn học đều đạt kết quả từ trung bình trở lên, điểm khá giỏi chiếm trên 70%. Biểu đồ sau là minh chứng cho những kết quả đã đạt được của lớp 5B cuối học kì II với số học sinh là 39 em. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN KẾT QUẢ GIẢI PHÁP 120 100 % 100 80 71,8 % 60 40 35,9 % 28,2 % 20 0 Số học sinh hứng thú Học sinh đạt điểm Số học sinh hứng thú Học sinh đạt điểm khá giỏi khá giỏi Trước khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng các giải pháp bản thân tôi được mở rộng kiến thức, có thêm kĩ năng, kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh. Hơn nữa, những em yêu thích môn học này còn biểu hiện ở
  12. trong giờ học,các em luôn giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học sinh thực sự chú tâm vào thực hiện nhiệm vụ; tập trung thảo luận; nét mặt, cử chỉ, động tác biểu hiện sự tự tin cao. Các em mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình trước lớp, đây là dấu hiệu cho thấy học sinh thực sự tự tin, tích cực tham gia các hoạt động học tập và thực sự hứng thú học tập bộ môn.Trong tiết học, các em rất ham học hỏi, tìm hiểu, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Kĩ năng làm bài nhanh, linh hoạt, lưu loát trong trình bày, biết lựa chọn và sử dụng từ ngữ một cách chính xác. Bài kiểm tra trong năm so với lúc đầu năm khảo sát tôi thấy kết quả đã đạt cao hơn. Học sinh xác định đúng mục tiêu môn học; biết xác định và sửa lỗi sai về bố cục, lỗi sai về chính tả, cách dùng từ đặt câu và lỗi sai về câu văn, đoạn văn. Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề kết hợp với phương pháp gợi mở, lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm và cách tổ chức giờ học khoa học linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, khả năng tiếp thu của từng học sinh đã đem lại kết quả tốt. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng giải pháp của tôi nêu trên vào giảng dạy bộ môn đã đạt hiệu quả cao. - Đánh giá lợi ích thu được: + So sánh việc áp dụng sáng kiến trong đơn tôi viết và việc không áp dụng sáng kiến thì kết quả chênh lệch nhau là rất lớn. Tôi nhận thấy học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự tin, hứng thú say mê, thích thú với môn học. Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu và chiếm lĩnh kiến thức và giải quyết vấn đề trong giờ học tốt. Kĩ năng bày tỏ quan điểm và trình bày ý kiến trước lớp tự tin và tiến bộ hơn nhiều. Từ đó học sinh phát huy được một số năng lực và phẩm chất nhằm tiếp cận Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 đồng thời chất lượng học môn Tiếng Việt được nâng lên và đạt kết quả cao. + Mang lại lợi ích kinh tế: Khi áp dụng giải pháp 4: “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học” sẽ tiết kiệm được tiền mua đồ dùng hỗ trợ việc dạy học cũng như việc tổ chức các trò chơi của giáo viên. Đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian trong tiết học và việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
  13. + Mang lại lợi ích xã hội: - Sáng kiến góp phần thay đổi nhận thức của phần lớn giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học nhằm tạo hứng thú cho học sinh. - Giúp cho học sinh hứng thú với giờ học, tự tin, mạnh dạn trình bày ý kiến, phát triển được vốn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, năng lực điều hành hoạt động, biết giúp đỡ nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống. - Phụ huynh tin tưởng giáo viên về hiệu quả giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến; * Đối với nhà trường: Để áp dụng được các giải pháp đưa ra trong sáng kiến này thì các nhà trường cần trang bị đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. * Đối với giáo viên: - Giáo viên cần phải có những kiến thức sâu rộng, chuyên môn nghiệp vụ tốt, phải được thường xuyên đổi mới về phương pháp giảng dạy thông qua các chương trình tập huấn của phòng giáo dục và của sở giáo dục. Ngoài ra giáo viên cần nắm bắt được tâm lí của học sinh, yêu quý và gần gũi với học sinh. Trong các tiết học tạo ra không khí học tập thật thoải mái, tự nhiên, tránh gây căng thẳng. - Để học sinh hứng thú học tập, người giáo viên không chỉ có vai trò dẫn dắt, hướng dẫn các em mà còn phải thường xuyên gần gũi các em, giúp các em tự tin trong quá trình làm bài, đồng thời tạo cho lớp học không khí thoải mái, hứng thú làm cho học sinh yêu thích môn học để chất lượng học tập ngày càng cao hơn. * Đối với học sinh : Học sinh cần tích cực mạnh dạn, tự tin khi tham gia hoạt động học tập. Các em cần chăm chỉ, ham học, tìm tòi, sáng tạo khi thực hiện nhiệm vụ học tâp.
  14. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có); Giải pháp trên của tôi đã được trình bày tại Hội đồng khoa học cấp trường và được đánh giá cao. Giải pháp trên có nhiều tính mới, sáng tạo vì nó bám sát vào thực trạng và nhu cầu vấn đề chất lượng dạy và học môn Tiếng việt hiện nay, đi sâu tìm hiểu thực trạng, tìm rõ nguyên nhân và tác động cải thiện chất lượng bộ môn qua việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh thông qua đổi mới cách tổ chức dạy của thầy và cách học của trò. "Các giải pháp nhằm phát huy hứng thú, tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong dạy phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 + 5" tôi nêu trên có thể áp dụng cho tất cả các trường Tiểu học trong toàn Huyện, toàn Tỉnh và trong cả nước.