Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 học tốt văn miêu tả người

docx 16 trang thulinhhd34 10563
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 học tốt văn miêu tả người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tot_van_mieu_t.docx
  • docxTóm tắt SKKN_Đỗ Anh Tuấn+ Lê Song Hào_TH Hải Lựu.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 5 học tốt văn miêu tả người

  1. - Họ và tên: Lê Song Hào - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. - Số điện thoại: 0912958929 - Email: lesonghao.gvc1hailuu@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đỗ Anh Tuấn – Giáo viên Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. Lê Song Hào– Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 5 - Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/10/2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: Quan sát quá trình học tập của học sinh trong lớp tôi nhận thấy: Đối tượng trong lớp thường bao gồm những học sinh có khả năng học tập khác nhau. Giáo viên không thể hỗ trợ mọi học sinh trong cùng một lúc. Trong quá trình dạy học, giáo giên không quan tâm đúng mức tới học sinh, học sinh sẽ lơ là quên nhiệm vụ học tập. Các phương pháp học tập không được vận dụng linh hoạt sẽ làm cho học sinh chán nản, không chú ý học bài. Giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả người mặc dù không phải là phương pháp tối ưu nhất trong giảng dạy nhưng là phương phát phát huy rất hiệu quả trong quá trình dạy học, giúp học sinh được làm việc, được trao đổi được chủ động đưa ra ý kiến cá nhân và được chủ động đánh giá bạn bè cùng nhóm cũng như cùng lớp. Kết quả cho thấy phương pháp nhóm chúng tôi nghiên cứu đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh. Qua đó thấy được việc áp dụng dạy học phương pháp nhóm chúng tôi nghiên cứu nhằm tạo hứng thú cho học sinh học tập đã nâng cao kĩ năng thực hành viết văn của học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Hải Lựu. 7.2. Thực trạng vấn đề mà đề tài cần giải quyết: 2
  2. Năm học 2019-2020, tôi đã tiến hành khảo sát chi tiết liên quan đến văn tả người (theo các tiêu chí: tính chân thực, cách dùng từ đặt câu, bài văn có sinh động không) trên 40 học sinh của khối lớp 5 tôi thu được kết quả về tỉ lệ học sinh biết làm văn miêu tả như sau: Giai đoạn TSHS Viết tốt bài văn Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL TL SL TL SL TL Trước khi 40 5 12,5% 25 62,5% 10 25% áp dụng giải pháp Qua khảo sát, tôi nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn như sau: +Thuận lợi: Đối tượng miêu tả gần gũi với cuộc sống hàng ngày như người thân trong gia đình hay người các em thường tiếp xúc. +Khó khăn: Tôi nhận thấy với kiểu bài văn tả người mặc dù những đối tượng miêu tả là người thân hay những người thường tiếp xúc với các em nhưng các em vẫn chưa thể viết được những bài văn hay, sinh động mà mới chỉ dừng lại ở kể. Có những học sinh không biết lựa chọn từ ngữ hoặc dùng từ sai khi tả, hay bài văn không có tính chân thực. - Ví dụ: trong bài văn có những em viết: Bố em cao 2m. Hay bà em có nước da trắng hồng như trứng gà bóc, có giọng nói như chuông đồng - Nguyên nhân: + Do vốn từ của các em còn hạn chế nên các em chưa biết dùng từ đặt câu sao cho đúng ý, sao cho hay và sinh động. + Các em chưa biết quan sát, chọn lọc các chi tiết để tả khiến bài văn chưa hay chưa ấn tượng. + Do các em chưa thực sự hứng thú với môn học. 7.2. Mục đích của giải pháp: 3
  3. Giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả người nhằm mục đích: + Giúp học sinh trau dồi, tích lũy vốn từ, vốn hiểu biết của mình. + Giúp học sinh biết lập dàn ý bài văn miêu tả người chi tiết, khoa học. + Giúp học sinh biết vận dụng vốn hiểu biết của mình để viết bài văn miêu tả hay, sinh động. 7.3. Nội dung giải pháp: 7.3.1. Nội dung, cách thức thực hiện, các bước thực hiện, các điều kiện để thực hiện: Để học sinh có thể làm tốt bài văn miêu tả trước tiên người giáo viên cần đảm bảo dạy đúng, dạy đủ theo trình tự các tiết từ tiết lập dàn ý, viết bài và trả bài. Trong các tiết học người giáo viên có thể áp dụng những biện pháp dạy học khác nhau giúp học sinh hình thành những năng lực, phẩm chất tích cực. Qua việc tìm hiểu, phân tích và áp dụng giải pháp trên trong thực tiễn, tôi xin phép trình bày như sau: Thứ nhất: Tích lũy, trau dồi kiến thức. Tích lũy, trau dồi kiến thức cho học sinh thông qua tích hợp nội dung dạy học các phân môn trong môn Tiếng Việt: Các tác phẩm văn học trong các tiết Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Chính tả cung cấp cho học sinh một lượng kiến thức phong phú và lượng từ vựng khá lớn. Do đó, ở các tiết học này bản thân tôi dạy rất kĩ. Ngoài những nội dung cơ bản trọng tâm trong bài, tôi còn cung cấp cho học sinh về cách cảm thụ văn học để các em nhận thấy cái hay, cái đẹp qua cách dùng từ, viết câu, sử dụng biện pháp tu từ, cách miêu tả của tác giả. Ngay trong cách đọc của học sinh trong các bài tập đọc, học thuộc lòng tôi cũng chú ý nhiều đến cách đọc diễn cảm. Ngoài ra, vốn từ ngữ còn được các em tự tích lũy thông qua đọc sách, báo trong thư viện lớp, thư viện cổng trường hay thông qua mạng internet. Vậy để kích thích khả năng đọc của học sinh ngoài những tiết kể chuyện “Kể chuyện đã nghe, đã đọc” hay “Kể chuyện được chứng kiến, tham gia” trong phân phối chương trình của phân môn Kể chuyện lớp 5 tập 1 học sinh được kể câu chuyện của mình cho các bạn nghe trên lớp, tôi còn khuyến khích học sinh mỗi ngày em một ghi âm lại câu chuyện của mình và gửi trên nhóm zalo chung của lớp. Bằng 4
  4. việc ghi âm lại những câu chuyện học sinh một lần nữa nhớ lại nội dung thông qua cách dùng từ trong các câu chuyện và cũng được rèn kĩ năng nói của bản thân nói sao cho thu hút, lôi cuốn người nghe. Những học sinh lắng nghe thì vừa hứng thú vừa ghi nhớ lâu nội dung câu chuyện. Nhờ vậy, các em sẽ có kiến thức về cách sử dụng ngôn từ, cách giao tiếp và đó chính là nguồn vốn cần thiết sau này để các em sử dụng khi cần thiết. Tích lũy, trau dồi kiến thức cho học sinh thông qua quan sát: Bài văn miêu tả người hay là bài văn không chỉ có câu từ hay mà còn có thể giúp đối tượng được miêu tả như hiện ra chân thật ngay trước mắt người đọc. Vậy để miêu tả được chân thật không xa rời thực tế thì việc quan sát đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và muốn làm tốt nhất việc quan sát thì các em phải biết cách chọn được vị trí quan sát tốt, góc quan sát phù hợp. Muốn làm tốt nhất ta không chỉ quan sát bằng mắt mà phải sử dụng tất cả mọi giác quan: thính giác, vị giác, xúc giác, khứu giác. Vậy để huy động tốt các giác quan của các em tôi áp dụng phương pháp dạy học: “Lớp học đảo ngược”. Nguyên lí của phương pháp dạy học này là học sinh tự tìm hiểu nội dung bài học trước ở nhà thông qua các nội dung giáo viên hướng dẫn, sau đó, học sinh sẽ tương tác với giáo viên và các bạn trên lớp để củng cố lại kiến thức của mình. Vậy để kích thích khả năng tự học của học sinh, tôi đã lên kế hoạch bài học cho học sinh thông qua phiếu học tập để các em tự tìm kiếm thông tin chuẩn bị cho tiết học. Kết hợp kĩ thuật dạy học “động não” để các em tự tin sử dụng tốt các giác quan của mình vào giải quyết các nhiệm vụ học tập. Quan sát luôn đi liền với ghi chép. Vì thế ngay từ đầu năm học, tôi đã yêu cầu mỗi học sinh trong lớp làm riêng một quyển sổ tay văn học. Để các em ghi lại những gì mình quan sát được vào sổ tay từ đó có thể lựa chọn được chi tiết miêu tả tốt nhất. Hay thông qua các bài tập đọc, các bài thơ, bài đọc thêm hay các tác phẩm văn học mà các em đã từng đọc các em phát hiện một ý hay, một câu văn hay thì nên ghi ngay vào sổ của mình. Khi chuẩn bị bài học tôi hướng dẫn học sinh tự học bằng phương pháp “Lớp học đảo ngược” tôi tiến hành như sau: tôi chuẩn bị trước nội dung bài học và thiết kế dưới dạng mẫu phiếu tìm hiểu bài mới hoặc dưới dạng các câu hỏi gợi ý, học sinh dựa vào đó về làm các nhiệm vụ ở nhà, tới tiết học học sinh được trao đổi ý kiến tìm hiểu sâu nội dung. 5
  5. Ví dụ: Trong tiết tập làm văn tuần 12 SGK Tiếng Việt 5 trang 119: Cấu tạo bài văn tả người. Để chuẩn bị tốt cho tiết học, tôi yêu cầu học sinh về nhà quan sát một người thân em định tả (bố, mẹ, ông, bà, anh, chị ) và ghi chép lại những gì em quan sát được có thể tham khảo các gợi ý sau: + Người thân em định tả là ai? bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì? + Ngoại hình: Dáng người như thế nào? Khuôn mặt trông như thế nào? Mắt ra sao? Mũi trông như thế nào? Miệng trông như thế nào? Mái tóc có đặc điểm gì? +Tính cách như thế nào? Hình ảnh: Học sinh quan sát người thân và ghi chép vào sổ tay văn học khi ở nhà 6
  6. Dựa vào những gợi ý học sinh về nhà ghi lại những gì em quan sát được vào sổ tay văn học của mình. Khi làm việc trên lớp tôi áp dụngd kỹ thuật “động não” như sau: tới tiết học tôi chia lớp thành các nhóm nhỏ và đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm (1; 2; 3; ). Sau khi các nhóm thảo luận xong về đặc điểm ngoại hình của người thân tôi gọi những học sinh cùng số ở các nhóm lên thực hành sau khi tự học theo gợi ý của giáo viên với hình thức hỏi đáp: + Tả mái tóc: tôi chọn tất cả những em mang số 1 của các nhóm đứng lên thảo luận: Em nhóm 1 hỏi: Mái tóc người thân cậu thế nào? Em nhóm 2 trả lời: Bà tớ có mái tóc bạc trắng. Em nhóm 2 hỏi: Mái tóc người thân cậu thế nào? Em nhóm 3 trả lời: Mẹ tớ có mái tóc đen óng ả. Tương tự như vậy cho tới khi các em không tìm được từ miêu tả. Vậy bằng việc quan sát thực tế và cảm nhận của chính mình các em đã có cơ sở để viết bài văn của mình. Thứ hai: Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo sơ đồ tư duy. Sau khi được quan sát và ghi chép lại những chi tiết về đối tượng được tả. Tôi sử dụng phương pháp dạy học “hợp tác” nhằm mục đích tạo cơ hội cho các em rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp. Kết hợp với kĩ thuật dạy học “sơ đồ tư duy” giúp các em dễ ghi nhớ các ý chính cần tả. Trong dạy học tôi sử dụng phương pháp dạy học “hợp tác” như sau: Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn tuần 12 SGK Tiếng Việt lớp 5 (Tập 1) trang 119, bài “Cấu tạo bài văn tả người” có yêu cầu lập dàn ý chi tiết tả một người thân trong gia đình em.Tôi sẽ tổ chức lớp học như sau: -Bước 1: Tổ chức lớp học làm việc theo nhóm 4 để cùng nhau xây dựng dàn ý. Các nhóm thảo luận và lựa chọn những ý chính cần tả theo sơ đồ tư duy. 7
  7. Hình ảnh: Học sinh lớp 5A1 làm việc nhóm Hình ảnh: Sản phẩm sau khi làm việc của nhóm 4 lớp 5A1 -Bước 2: Các nhóm cử đại diện lên trình bày sau đó cả lớp cùng xây dựng dàn ý chuẩn cho bài. 8
  8. Hình ảnh minh họa: Học sinh lớp 5A1 trình bày kết quả sau khi làm việc nhóm. Thứ ba: Hướng dẫn học sinh cách dùng từ đặt câu và liên kết các câu trong viết văn. Hướng dẫn học sinh cách dùng từ đặt câu. Ở cấp tiểu học các em luôn được trau rồi thêm vốn từ qua các môn học nhưng cách dùng từ có khi chưa chính xác, chưa hay. Để học sinh có khả năng dùng từ tốt, tôi đã sử dụng kĩ thuật dạy học “khăn trải bàn” và kĩ thuật dạy học “XYZ” tạo cơ hội cho các em được làm việc hiệu quả sau đó trao đổi với các bạn trong nhóm.Từ đó hình thành kĩ năng làm việc nhóm có hiệu quả cho học sinh. Sau đó, tôi sử dụng kĩ thuật “tia chớp” để hướng dẫn các em thực hành nhanh cách đặt câu. Cụ thể: Khi thực hành trên lớp tôi áp dụng kỹ thuật “khăn trải bàn” kết hợp kĩ thuật “XYZ” như sau: Ví dụ: Trong tiết Tập làm văn: Luyện tập tả người (tả ngoại hình) trang 122 SGK Tiếng Việt 5, tập 1, để kích thích khả năng vận dụng vốn từ của học sinh vào viết những câu văn tôi tổ chức cho học sinh làm việc nhóm như sau: +Bước 1: Tổ chức cho học sinh làm việc nhóm 4, học sinh trong nhóm được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Các thành viên có nhiệm vụ viết 5 câu văn miêu tả đặc điểm ngoại hình của nguời thân mình định tả vào góc được đánh số theo thứ của mình trong thời gian 5 phút, hết thời gian các em có thêm 5 phút để trao 9
  9. đổi chọn ra những câu văn hay và không trùng lặp của các thành viên để viết vào giữa giấy làm câu trả lời chung của cả nhóm. Khi trình bày kết quả sau khi làm việc nhóm thay vì gọi các nhóm đọc câu các em vừa viết được một cách nhàm chán tôi áp dụng kỹ thuật “tia chớp” nhằm kích thích học sinh vận dụng nhanh vốn từ của mình để lắp ghép tạo thành câu phù hợp. +Bước 2: Giáo viên tổ chức cho lớp chơi trò chơi “Ghép nhanh – ghép đúng”. Cách chơi như sau: nhóm A khi được chọn sẽ đưa ra vế thứ nhất của câu ví dụ: Mẹ em có mái tóc. Rồi chọn nhanh nhóm B, thành viên nhóm B dựa vào kết quả của nhóm vừa làm phải đưa ra vế ghép thật nhanh, ví dụ: Mẹ em có mái tóc đen óng. Trả lời nhanh và đúng nhóm B được quyền đố nhóm khác cứ như vậy tới khi nào có nhóm không tìm nhanh được vế câu phù hợp thì nhóm đó bị thua và cả lớp quy định các hình thức phạt với các bạn thua như hát một bài hay nhảy lò cò Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp so sánh khi viết câu văn. Để những hình ảnh miêu tả thêm sinh động, dễ đi vào lòng người thì khi viết văn học sinh cần kết hợp sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh. Nhưng hầu như các em khi viết văn thường không sử dụng hoặc có sử dụng thì cũng rất ít. Vì vậy, tôi tích hợp kiến thức trong các tiết tổng kết vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu để hướng dẫn các em viết những câu văn miêu tả hay. Ví dụ: Trong tiết Luyện từ và câu bài Tổng kết vốn từ (trang 159 SGK Tiếng Việt 5, tập 1) tôi sử dụng kĩ thuật dạy học “Đọc tích cực” bằng cách đưa ra nhiệm vụ cho học sinh: đọc bài văn “Chữ nghĩa trong văn miêu tả” và dựa vào những gợi ý học sinh đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả về đôi mắt của em bé hay dáng đi của một người, sau đó viết thành đoạn văn tả . Một số học sinh viết như sau: Em Bin có đôi mắt long lanh như những viên ngọc. Đôi mắt em Bống đen lay láy như hai hạt nhãn. Hướng dẫn học sinh liên kết các câu văn trong bài văn. Khi học sinh đã biết cách dùng từ vào đặt câu nhưng khi ghép các câu thành đoạn văn, bài văn các em còn mắc một số lỗi như lặp từ hay chưa có sự liên kết giữa các câu. 10
  10. Hình ảnh: Bài viết còn mắc lỗi của học sinh Trong bài viết học sinh đã lặp lại một số từ ngữ nhiều lần và trong đoạn không có điểm nhấn vậy để khắc phục những lỗi này tôi sử dụng phương pháp dạy học “tích hợp” dưới cách thức dạy học “tích hợp nội môn” giữa kiến thức trong các phân môn Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn trong trong một số tiết dạy của mình. Cụ thể: Trong những tiết Luyện từ và câu, bài Quan hệ từ và Luyện tập về quan hệ từ trong SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 tôi đã đưa ra những nhiệm vụ cho các em là tìm từ đặt câu có sử dụng quan hệ từ để tả ngoại hình và sau đó viết thành đoạn văn. Ví dụ: Trong bài Quan hệ từ (SGK Tiếng Việt, tập 1, trang 109) bài tập 3 có yêu cầu học sinh: đặt câu có sử dụng quan hệ từ: và, nhưng, của. Tôi đã hướng học sinh đặt câu có sử dụng quan hệ từ: và, nhưng, của dùng để tả ngoại hình (mái tóc, làn da ). Học sinh đã vận dụng kiến thức vào đặt được những câu như sau: Mái tóc của mẹ em dài nhưng hơi mỏng. Mẹ em có làn da trắng và mịn màng. Hoặc khi học tiết Luyện từ và câu bài “Đại từ” và bài “Đại từ xưng hô” trong SGK Tiếng Việt 5 tập 1 tôi hướng dẫn các em sử dụng các đại từ khác nhau để thay thế trong câu, trong đoạn văn giúp bài văn không bị lặp lại nhiều lần một số từ ngữ. 11
  11. Ví dụ: Câu văn, đoạn văn của học Câu văn, đoạn văn của học sinh sinh khi chưa sửa dụng đại từ viết khi đã sử dụng đại từ - Chị em có dáng người cân đối. - Chị em có dáng người cân đối. Chị có Chị em có mái tóc ngắn màu hạt dẻ mái tóc ngắn màu hạt dẻ trông rất trông rất đẹp. Chị em có đôi mắt đẹp. Nhưng đẹp nhất là đôi mắt đen láy đen láy. của chị. Nhờ đó, học sinh đã có thể viết đoạn văn, bài văn hay, giàu hình ảnh và khắc phục được các lỗi khi viết văn của mình. Thứ tư, tạo môi trường viết văn cho học sinh. Với mong muốn học sinh nâng cao được khả năng viết văn của mình tôi luôn tạo điều kiện và cơ hội để các em được dùng vốn từ ngữ của mình vào thực hành viết văn. Tôi tích hợp liên môn trong việc dạy văn cho học sinh, thông qua các môn như Đạo đức, Kĩ năng sống, Hoạt động trải nghiệm Cụ thể: Trong tháng 11, để chào mừng ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20 – 11, tôi tổ chức cho lớp làm báo tường. Các em học sinh trong lớp viết những bài văn tả về các thầy cô giáo hay sưu tầm những câu văn, bài thơ hay về thầy cô, mái trường những bài hay sẽ được dán lên báo tường của lớp. Hình ảnh: Báo tường của lớp 5A1 chào mừng ngày 20 - 11 12
  12. Hoặc sau buổi hoạt động trải nghiệm các em về nhà viết bài văn miêu tả lại hoạt động của các em trong buổi tham gia trải nghiệm. Sau đó, tôi sẽ chọn những bài viết tốt sẽ được đọc trước lớp và treo lên góc học tập của lớp. 7.3.2. Kết luận Khi áp dụng “Giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả người” tôi đã sử dụng linh hoạt những phương pháp dạy học như “Lớp học đảo ngược”, “Hợp tác”, “Tích hợp” và các kĩ thuật dạy học như “Động não”, “Sơ đồ tư duy”, “Khăn trải bàn”, “XYZ”, “Tia chớp” trong tiết dạy của mình góp phần hình thành, phát triển những năng lực, phẩm chất rõ ràng cho học sinh như: + Kĩ năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu trước khi tới lớp, giúp các em chủ động trong việc học. Từ đó, hình thành cho học sinh sự tự giác cao, làm chủ trong suy nghĩ hành động của mình, tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự khám phá những điều tốt đẹp và mới lạ thông qua phương pháp dạy học “Lớp học đảo ngược” + Giúp học sinh bước đầu có những kĩ năng về làm việc nhóm có hiệu quả bởi trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay thì kỹ năng cũng như tinh thần làm việc nhóm đang được chú trọng rất cao thông qua các kĩ thuật dạy học “Khăn trải bàn”, “XYZ”. + Với kĩ thuật dạy học “Sơ đồ tư duy” giúp học sinh làm việc khoa học hơn từ đó việc ghi nhớ cũng hiệu quả hơn. Sau khi làm việc học sinh được trình bày trước lớp giúp học sinh nhớ lâu kiến thức và rèn được khả năng giao tiếp thuyết trình trước đám đông cho học sinh. Đặc biệt, với giải pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn miêu tả người với những phương pháp, kĩ thuật dạy học khoa học đó đã giúp học sinh có khả năng viết được bài văn miêu tả người hay. Điều này đã được đồng nghiệp trong tổ đánh giá cao và sử dụng rất hiệu quả. - Về khả năng áp dụng của giải pháp: Giải pháp có thể áp dụng trên các đối tượng là học sinh lớp 5 trong trường tiểu học. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp: 13
  13. 9.1. Cơ sở, vật chất: Lớp học cần xây dựng thư viện lớp đa dạng với nhiều thể loại sách, truyện. 9.2. Giáoiviên Chuẩn bị kĩ bài dạy, lập kế hoạch bài dạy cho mỗi tiết học. Trong từng tiết học cần khắc sâu kiến thức bài giảng giúp mỗi học sinh đều hiểu và làm bài tập được ngay tại lớp. Đặc biệt chú trọng đến đối tượng học sinh yếu. Lập nhóm zalo chung nhằm mục đích trao đổi kế hoạch, nội dung cần chuẩn bị trước ở nhà cho học sinh. 9.3. Học sinh Tích cực tiếp thu kiến thức của thầy giáo, cô giáo chuyển tải. Tích cực thực hiện các yêu cầu trong kế hoạch bài dạy giáo viên trao đổi trên lớp hoặc trên nhóm zalo chung. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: - Qua quá trình thực hiện, hiệu quả làm văn của lớp tôi rất khả quan. Đa số học sinh dùng từ chính xác, biết dùng từ gợi tả, viết văn giàu hình ảnh, biết vận dụng các biện pháp tu từ trong bài văn của mình. Kết quả bài tập làm văn của lớp cụ thể qua từng thời điểm như sau: Giai đoạn TSHS Viết văn tốt Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu SL TL SL TL SL TL Trước khi áp 40 5 12,5% 25 62,5% 10 25% dụng giải pháp Sau 1 năm áp 40 10 25% 30 75% 0 0% dụng giải pháp Sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu vào lớp học thì chất lượng các bài văn miêu tả người của lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các em đã biết cách dùng từ, đặt câu trong miêu tả, các em biết sử dụng ngữ nghĩa rất chính xác. Các bài tập làm văn của các em không còn mang tính liệt kê, kể lể nữa. Thực sự các bài văn 14
  14. đã được thổi hồn vào. Một phần nào đó cũng đáp ứng được những gì mà bản thân tôi mong đợi từ các em. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác giả: - Sau khi áp dụng giải pháp học sinh đã tự tin hơn trong việc sử dụng ngôn từ của mình không chỉ trong việc viết văn mà còn hình thành cho các em một nếp sống văn minh ngay từ trong lời nói hàng ngày. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Giải pháp đã được Ban giám hiệu, tổ chuyên môn ghi nhận đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 5 tại trường. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng giải pháp lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT nhân áp dụng sáng kiến Giáo viên giảng dạy lớp Môn Tập Làm Văn 5B1 Trường Tiểu học Hải lớp 5 tại Trường Tiểu 1 Đỗ Thị Tâm Lựu - Sông Lô. học Hải Lựu - Sông Lô. Giáo viên giảng dạy lớp Môn Tập Làm Văn 5A1 - Trường Tiểu học Hải lớp 5 tại Trường Tiểu 3 Đỗ Anh Tuấn Lựu - Sông Lô. học Hải Lựu - Sông Lô. Giáo viên giảng dạy lớp Môn Tập Làm Văn 5A2 - Trường Tiểu học Hải lớp 5 tại Trường Tiểu 4 Đỗ Thị Sen Lựu - Sông Lô. học Hải Lựu - Sông Lô. Hải Lựu, ngày , tháng ., năm 2021 Hải Lựu, ngày , tháng , năm 2021 HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ (Ký, ghi rõ họ tên) Đỗ Anh Tuấn + Lê Song Hào 15
  15. , ngày tháng năm HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN 16