SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Khối 5 trường tiểu học Phương Sài nâng cao kỹ năng thực hành Tin học

pdf 19 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3631
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Khối 5 trường tiểu học Phương Sài nâng cao kỹ năng thực hành Tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_kinh_nghiem_ung_dung_phan_mem_netop_school_khoi.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Khối 5 trường tiểu học Phương Sài nâng cao kỹ năng thực hành Tin học

  1. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School MỤC LỤC Nội dung Trang A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I/ Lí do chọn đề tài 2 II/ Mục đích nghiên cứu 3 III/Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 4 B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ Cơ sở lí luận 5 II/ Thực trạng của vấn đề 6 III/ Các biện pháp đã áp dụng 7 IV/ Hiệu quả thực tế của các biện pháp đã tiến hành 10 C/ KẾT LUẬN 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 1
  2. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School A/ ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài - Hiện nay, ở một số giáo viên giảng dạy Tin học còn chưa thực sự quan tâm đến kỹ năng thực hành của học sinh. Việc quán xuyến, theo dõi sự tiến bộ của học sinh khi thực hành máy tính còn nhiều khó khăn, vất vả. Giáo viên còn tập trung quá nhiều vào việc giảng dạy lý thuyết, ít quan tâm đến kỹ năng thực hành của lớp. Làm thế nào để đổi mới và nâng cao kỹ năng thực hành Tin học của học sinh? Đây chính là một điều mà những giáo viên Tin học chúng tôi cần quan tâm để góp phần cùng với nhà trường, phụ huynh và đồng nghiệp giáo dục toàn diện học sinh. -Qua thời gian trực tiếp giảng dạy môn Tin học tại trường Tiểu học Phương Sài trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy rằng nhiều học sinh còn một số em về kĩ năng thực hành trên máy còn chậm. Thậm chí còn có một số học sinh còn ngại thực hiện các thao tác trên máy mà chủ yếu là quan sát các học sinh khác trong nhóm thực hành, chờ sự hướng dẫn của thầy giáo và các bạn. -Khi học sinh học tại phòng máy, thì việc quản lý học sinh thực hành những nội dung học đúng quy định, và hướng dẫn cho từng học sinh trong phòng máy vẫn gây nhiều khó khăn cho giáo viên. Khả năng dạy học, hướng dẫn từ xa cho từng học sinh chưa thực hiện được. Việc nhìn thấy, giám sát và điều khiển được toàn bộ hoạt động của các máy tính học sinh vẫn còn hạn chế. -Trong việc giảng dạy Tin học ở phòng máy vi tính có nhiều hoạt động mà giáo viên cần phải có phần mềm hỗ trợ, ví dụ như: Quan sát hoạt động của máy học sinh, khóa máy hay hạn chế truy cập Internet, thu bài thi bài thực hành về máy giáo viên, khởi động lại hoặc tắt toàn bộ hệ thống máy học sinh sau mỗi buổi học . -Giảng dạy bộ môn Tin học có những đặc thù riêng và luôn cần có sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại để minh họa cho học sinh các thao tác trong môn học; ví dụ: có thể dùng máy chiếu hỗ trợ. Trong khi đó máy chiếu là thiết bị đắt tiền, chỉ một số trường có điều kiện mới có thể trang bị cho giáo viên giảng dạy Tin học. Mặt khác trong việc giảng dạy tin học ở phòng máy vi tính có nhiều hoạt động mà máy chiếu không thể đáp ứng được ví dụ như: Quan sát hoạt động của máy học sinh, khóa máy hay hạn chế truy cập internet, copy dữ liệu và giao bài tập đến từng máy con, thu bài thi bài thực hành về máy giáo viên, khởi động lại hoặc tắt toàn bộ hệ thống máy học sinh đặc biệt là tạo ra một phòng học đa phương tiện công nghệ cao. Tôi đã nghiên cứu, tìm tòi làm thế nào để đáp ứng được những yêu cầu trên khi giảng dạy Tin học ở phòng máy và tôi đã tìm ra một giải pháp giải quyết được vấn đề nêu trên đó là sử dụng phần mềm Netop School để hỗ trợ cho việc giảng dạy bộ môn. Với những lý do trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và viết đề tài sáng kinh nghiệm: “Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School khối 5 trường tiểu học Phương Sài nâng cao kỹ năng thực hành Tin học” II. Mục đích nghiên cứu - Thông qua quá trình ứng dụng phần mềm Netop School vào giảng dạy, kỹ năng thực hành Tin học của học sinh khối 5 trường Tiểu học Phương Sài được nâng cao. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy môn Tin học nhằm đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 2
  3. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Tạo ra một phòng học đa phương tiện, công nghệ cao đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển của giáo dục. III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 5 trường Tiểu học Phương Sài. - Đối tượng nghiên cứu: Những biện pháp ứng dụng phần mềm Netop School vào việc giảng dạy Tin học. IV. Phạm vi và thời gian nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ nội dung các bài trong bộ SGK Tin học lớp 5 (Cùng học Tin học dành cho học sinh tiểu học - quyển 3). - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016 - Đề tài chỉ nghiên cứu các chức năng thông dụng của phần mềm và áp dụng vào các quá trình giảng dạy cơ bản và thông dụng, chưa nghiên cứu các chức năng nâng cao của phần mềm nhằm tạo ra một phòng học đa năng, đa phương tiện do phòng học còn thiếu phương tiện và thời gian hạn chế. V. Phương pháp nghiên cứu: 5.1. Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: điều tra hiện trạng cơ sở vật chất phòng máy phục vụ dạy học. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Thông qua việc học tập thực hành môn Tin học của HS. 5.2. Cách thức triển khai nghiên cứu: Chọn 2 bài học và dạy theo hai hình thức khác nhau (ở 2 lớp khác nhau): + Dạy có ứng dụng phần mềm Netop School minh họa về thao tác thực hành, nội dung bài học. + Dạy không sử dụng phần mềm Netop School minh họa về thao tác thực hành, nội dung bài học. Sau khi dạy xong mỗi bài học, so sánh chất lượng học thực hành giữa 2 lớp. Với những kết quả đạt được rõ ràng, chỉ ra tính khả thi trong việc áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy dễ dàng và mang tính khả thi cao. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận -Tin học được đưa vào nhà trường, vào giáo dục của nước ta nhằm giúp học sinh chúng ta theo kịp với trình độ phát triển của khu vực và thế giới. Đưa Tin học vào nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng là một việc làm cần thiết để các em làm quen và tiếp cận với công nghệ khoa học tiên tiến. -Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú trọng đến rèn luyện kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của bộ môn Tin học phục vụ học tập và đời sống. -Hoạt động nhận thức của con người là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Đối với học sinh lớp 5 khi học bộ môn Tin học này không thể làm trái với nguyên lý nhận thức đó. Việc dạy Tin học trong nhà trường hiện nay đối với nước ta không phải là dễ, vì Tin học nó gắn liền với một công cụ riêng của môn học là máy tính. “Tin học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả biến đổi thông tin. Là khoa Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 3
  4. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School học dựa trên máy tính điện tử nghiên cứu cấu trúc, các tính chất chung của thông tin, các quy luật và phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin một cách tự động chính xác qua công cụ là máy tính điện tử”. Vậy làm thế nào để cho học sinh dễ hiểu một cách nhanh chóng chính xác và có kỹ năng thực hành là một nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên dạy Tin học hiện nay. Để giảng dạy tốt bộ môn Tin học có chất lượng, đạt kết cao thì người thầy giáo ngoài tinh thông về bộ môn Tin học, cần nắm chắc phương pháp dạy học trực quan. Phương pháp dạy học trực quan là phương pháp dạy học mà từ các hình ảnh, hoạt động trực quan đến tư duy trừu tượng hay còn gọi trực quan hoá thông tin thông qua các công cụ trực quan. Nội dung chương trình của môn Tin học tự chọn hiện hành ở các trường phổ thông đó đáp ứng được những yêu cầu trên. Trong việc giảng dạy Tin học lý thuyết thường đi đôi với thực hành. Thông qua tiết thực hành ở phòng máy vi tính sẽ giúp học sinh lĩnh hội và củng cố các kiến thức, kĩ năng, thao tác trên máy tính mà học sinh tiếp thu qua học lý thuyết trên lớp. Mặt khác, đặc thù của bộ môn này là tính thông minh, suy luận, hiếu động, tìm tòi nên các em chưa mạnh dạn, còn thiếu tự tin. Chính vì thế giáo viên là cầu nối giúp cho học sinh làm quen nhiều với máy tính thông qua tiết thực hành Tin học. Nếu có thể vận dụng tốt ưu thế của tiết thực hành thì có thể nâng cao hứng thú với môn Tin học. II. Thực trạng của vấn đề Hiện nay việc giảng dạy Tin học ở trường phổ thông cho thấy: Dạy học lí thuyết ở lớp học thiếu minh họa trực quan bằng chương trình cụ thể, dạy học thực hành thì giáo viên phải hướng dẫn từng học sinh, kiểm tra đánh giá thì phải làm việc với từng máy tính riêng lẻ. Qua các năm học trước, tôi thấy phòng máy của trường được bố trí theo sơ đồ như sau: Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 4
  5. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Ở sơ đồ như thế này, khi giảng dạy giáo viên phải giảng bằng phấn trắng, bảng đen mà không thể thực hiện một thao tác mẫu trên máy cho tất cả học sinh cùng xem được. Vì vậy, khi đến lúc học sinh thực hành giáo viên rất vất vả đến hướng dẫn từng máy cho học sinh lại một lần nữa. Điều này làm hiệu quả dạy và học không cao, mất thời gian và học sinh ít có thời gian thực hành hơn. Mặt khác, nếu có sử dụng sự hỗ trợ của máy chiếu được trang bị thì học sinh phải đổi tư thế ngồi và ngoái nhìn lên bục giảng. Do đó ảnh hưởng đến việc tập trung chú ý của các em. Chính vì những điều này chúng ta cần tìm ra một giải pháp khắc phục những điều trên, qua quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm và ứng dụng phần mềm Netop School trong giảng dạy tin học đã cho thấy đây là một giải pháp tốt. III. Các biện pháp đã áp dụng 3.1. Sử dụng phần mềm Netop School trong giảng dạy 3.1.1. Chuẩn bị trước khi cài đặt phần mềm Netop School Để cài đặt phần mềm và sử dụng phần mềm một ổn định ta cần chuẩn bị những vấn đề sau: - Các máy tính cài hệ điều hành Windows NT hoặc Windows XP trở lên. - Các máy tính phải kết nối với nhau tạo thành một mạng LAN ngang hàng. - Địa chỉ IP của các máy đều phải cùng lớp và cùng Subnet Mark, tốt nhất nên dùng IP tĩnh. 3.1.2. Hướng dẫn cài đặt Cài đặt Netop school Teacher trên máy dành cho giáo viên (Server) - Sau khi kích hoạt file cài đặt Teacher, giao diện cài đặt xuất hiện: Tại cửa sổ đầu tiên, bạn hãy nháy chọn NEXT để tiếp tục. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 5
  6. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Chọn I accept the terms in the license agreement. Sau đó nháy NEXT để tiếp tục. - Trong hộp thoại như hình trên, bạn gõ vào tên người cài đặt chương trình, tên trường và số đăng kí sử dụng chương trình Nháy vào nút Next Chọn dòng TYPICAL Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 6
  7. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Tại màn hình thiết lập tường lửa, ta đánh dấu check vào ô trống rồi nháy NEXT Cửa sổ cài đặt đã sẵn sàng Nháy vào nút INSTALL Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 7
  8. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Sau đó nháy FINISH là xong. - Ở cửa sổ trên, bạn nháy NEXT để tinh chỉnh cấu hình mạng cho chương trình. Bước 1, bạn gõ tên trường tại ô Class name, chọn Standard full – feature set và nháy NEXT Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 8
  9. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Sang cửa sổ này, bạn chọn Computer name để sau này ta dễ theo dõi và nhận biết các máy của học sinh. Ở bước 3, ta chọn TCP/IP như hình và tiếp tục nháy NEXT Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 9
  10. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Cuối cùng ta cứ để mặc định và nháy NEXT và sang cửa sổ tiếp thì nháy FINISH. Lúc này, trình Netop school Teacher sẽ hiện ra. 3.1.3.Cài đặt Netop school Student trên máy dành cho học sinh (Client) - Bạn thực hiện cài đặt trên tất cả các máy học sinh. - Sau khi kích hoạt file cài đặt student, giao diện cài đặt xuất hiện Tại cửa sổ đầu tiên, bạn hãy nháy chọn NEXT để tiếp tục. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 10
  11. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Chọn I accept the terms in the License Agreement Nháy NEXT để tiếp tục. - Trong hộp thoại như hình trên, bạn gõ vào tên người cài đặt chương trình, tên trường và số đăng kí sử dụng Nháy vào nút lệnh TYPICAL Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 11
  12. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Tại màn hình thiết lập tường lửa, ta đánh dấu check vào ô trống rồi nháy NEXT Cửa sổ cài đặt đã sẵn sàng Nháy vào nút INSTALL Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 12
  13. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Sau đó nháy FINISH là xong. - Ở cửa sổ như hình trên, bạn nháy NEXT để tinh chỉnh cấu hình cho chương trình. Tại bước 1, bạn cứ chọn 3 ô đầu tiên như hình minh họa và tiếp tục nháy NEXT. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 13
  14. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Ở bước 2, bạn nhập vào tên trường tại ô Connect to class (lưu ý phải đặt giống tên đã đặt ở Netop School Teacher). Tại bước 3 cứ để TCP/IP và nháy NEXT Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 14
  15. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School -Cuối cùng, ta cứ để mặc định và Next và sang cửa sổ kế tiếp thì nhấn nút Finish. Lúc này chương trình Netop Student sẽ chạy ngầm với biểu tượng xuất hiện ở khay hệ thống như hình 3.2. Cách sử dụng các tính năng chính trong Netop School: 3.2.1. Trình diễn bài giảng: Đây là một tính năng đặc biệt của Netop School Teacher cho phép học sinh quan sát những gì giáo viên thực hiện trên máy của giáo viên. Các thao tác trên máy giáo viên sẽ được hiển thị trên các màn hình của máy học sinh. - Chọn vào biểu tượng Details trên thanh công cụ bên trái màn hình. Sau đó kéo thả chuột chọn tất cả các máy của học sinh (có thể nhấn phím tắt Ctrl + A) - và nhấn vào biểu tượng Entire Screen (trong nhóm lệnh Demonstrate). - Để ngưng trình diễn thông tin từ máy giáo viên, bạn hãy nhấn vào nút lệnh End Session trên thanh điều khiển của Netop School Teacher. 3.2.2. Giám sát màn hình máy học sinh: Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 15
  16. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School - Tính năng này giúp giáo viên có thể theo dõi các hoạt động học tập của học sinh từ máy giáo viên mà không cần đi giám sát từng máy. - Để xem tổng quát tất cả các màn hình của các máy đang hoạt động, bạn hãy chọn Thumbnails trên thanh công cụ bên trái màn hình. - Mỗi màn hình máy tính sẽ được hiển thị với 1 cửa sổ thu nhỏ. Giáo viên có thể quan sát hoạt động của học sinh thông qua các cửa sổ thu nhỏ này và có thể can thiệp ngay vào máy của học sinh. 3.3.3. Điều khiển máy học sinh: Bạn sử dụng tính năng này để kịp thời giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn hoặc can thiệp vào máy của học sinh mà không cần đi đến tận nơi. - Cách đơn giản nhất và dễ dàng thực hiện là bạn có thể nhấp đúp chuột vào máy cần điều khiển cả ở hai chế độ Details và Thumbnails. - Để kết thúc điều khiển máy học sinh, bạn hãy nhấn nút End Session trên thanh điều khiển của Netop School Teacher. 3.3.4. Tắt máy đồng loạt các máy học sinh: Khi buổi học kết thúc, để giảm thiểu thời gian đến tắt máy (shutdown) từng máy, bạn hãy sử dụng tính năng tắt máy đồng loạt các máy. Sử dụng rê chuột và chọn tất cả các máy đang hoạt động tại cửa sổ Details nhấn vào nút lệnh Commands chọn biểu tượng Shutdown. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 16
  17. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School Đến đây, chúng ta đã hoàn thành xong phần tìm hiểu về chương trình Netop School. Chương trình này còn rất nhiều tính năng khác (giao bài tập cho học sinh, khóa các kết nối Internet, hoặc giới hạn truy cập Internet, trao đổi hai chiều giữa giáo viên và học sinh thông qua chức năng Chat hoặc Message, quay phim màn hình, trình diễn video hoặc Audio trên máy học sinh. ). Trong quá trình sử dụng bạn hãy khám phá thêm. IV. Hiệu quả của các biện pháp đã tiến hành Sau khi kết thúc HKI năm học này, tôi nhận thấy các em rất háo hức khi đến giờ tin học và kết quả thi HKI vừa rồi cũng đạt được thành tích cao hơn. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 17
  18. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School 1. Thành công: - Giáo viên chủ động hướng dẫn thông qua màn hình minh họa một cách trực quan nên học sinh dễ tiếp thu và ghi nhớ sâu sắc hơn. - Cách bố trí như trên đã tạo điều kiện giáo viên bộ môn ứng dụng phương pháp giảng dạy mới: Sử dụng bài giảng điện tử một cách sinh động. - Giáo viên có thể quan sát theo dõi và hướng dẫn kịp thời các hoạt động của học sinh trong quá trình thực hành. - Những học sinh hiện chưa có máy thực hành thì có thể quan sát những bạn làm trước để học hỏi kinh nghiệm cho bản than khi đến lượt mình. - Học sinh có thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn làm tinh thần đoàn kết của các em được phát huy. 2. Tồn tại: Cần sự hổ trợ về mặt tài chính để đầu tư thêm các thiết bị nối mạng. VI.Tính thực tiễn 1. Ý nghĩa thực tiễn: Bằng cách bố trí và sử dụng phần mềm Netop School trong môn tin học, tôi đã mang đến những giờ học tin học thật sống động và trực quan cho học sinh, giúp các em tiếp thu bài được tốt hơn và nhớ lâu hơn những gì mà các em đã học được. Đồng thời, cách làm này còn giúp chúng tôi đỡ vất vả hơn trong việc quản lý và hướng dẫn học sinh học tập, tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh, giúp các em mạnh dạn phát huy hết khả năng của mình 2. Phạm vi áp dụng: Có thể dễ dàng áp dụng hình thức giảng dạy bằng giáo án điện tử và còn khả năng áp dụng cho tất cả các môn học khác giảng dạy theo hình thức trên (Máy chiếu mini) 3. Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên linh hoạt khi giảng dạy đồng thời kích thích khả năng tư duy của học sinh có biểu hiện tốt để khuyến khích động viên tinh thần những học sinh khác, nhất là các học sinh yếu có thể học hỏi nhiều từ bạn mình. - Giáo viên cần đầu tư kĩ cho bài dạy để học sinh có thể quan sát và vận dụng kiến thức vừa tiếp thu thì các em sẽ khắc sâu hơn. - Xây dựng nhóm học sinh nòng cốt của lớp để giúp đỡ học sinh yếu kém. Đây là những gì mà tôi đã thực hiện trong quá trình nghiên cứu và tích lũy được. Bên cạnh đó sự quan tâm, hỗ trợ của nhà trường và sự ủng hộ động viên của đồng nghiệp giúp tôi thành công trong công việc nghiên cứu này. C/ KẾT LUẬN Đây không phải là sáng kiến mới và cũng không mang tính tuyệt đối trong việc giảng dạy nhưng nếu điều này được áp dụng thì kết quả học tập của các em sẽ được tiến bộ hơn nhiều, công việc giảng dạy của giáo viên Tin học sẽ bớt nhọc nhằn hơn. Trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu các chức năng này ứng dụng vào việc giảng dạy để hoàn thiện hơn đề tài này và gởi đến quý đồng nghiệp mong được góp ý. Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 18
  19. Một số kinh nghiệm ứng dụng phần mềm Netop School TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cùng học Tin học dành cho học sinh Tiểu học – quyển 3 – NXBGD - 2009 2. Thực hành Cùng học Tin học dành cho học sinh Tiểu học - quyển 3 – NXBGD – 2009 3. Sách giáo viên Cùng học Tin học dành cho học sinh Tiểu học – quyển 3 – NXBGD – 2009 4. Phương pháp giảng dạy Tin học – ThS. Tạ Thị Thanh Bình – Học viện quản lý GD - 2010 4. Thông tin từ Internet Tác giả: Nguyễn Trương Vân Hạc Trang 19