Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_gioi_tinh_phong_tranh_xam_hai.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh Lớp 5
- Những câu chuyện tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại thể hiện mức độ hiểu biết của các em về vấn đề giới tính, cũng từ những nội dung trò chuyện của các em mà tôi thấy nhiều phụ huynh luôn mang tâm lí “con còn nhỏ dại” nên chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giới tính, tâm lí của con mình. Điều đó, đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Gia đình cần làm gì để giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho trẻ em? Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại cho học sinh. Việc phối hợp giữa nhà trường mà trực tiếp là giữa giáo viên chủ nhiệm và gia đình học sinh trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cũng như giáo dục ý thức trách nhiệm, đạo đức và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại để bảo đảm cho các em có sức khỏe tốt là yếu tố rất quan trọng. Bởi hơn ai hết, gia đình chính là điểm tựa vững chắc cho học sinh mỗi khi các em gặp khó khăn trong cuộc sống. * Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình học sinh. Để có thể phối hợp tốt với phụ huynh trong công tác giáo dục các em cũng như để tránh hiểu nhầm, gây khó chịu với phụ huynh trong việc giáo dục giới tính, nâng cao ý thức phòng tránh xâm hại cho học sinh ở nhà cũng như ngoài xã hội thì giáo viên nên tìm hiểu rõ về điều kiện, hoàn cảnh của mỗi gia đình để từ đó có những phương án phối hợp hiệu quả hơn. *Tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh học sinh. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, ngoài việc trao đổi về các hoạt động của nhà trường, của lớp, tình hình nề nếp, rèn luyện, học tập của học sinh thì tôi dành thời gian trao đổi với phụ huynh về các vấn đề mang tính cấp thiết đối với học sinh trong giai đoạn hiện nay. Đó là sự thay đổi về tâm sinh lí, vệ sinh cơ thể khi các em bước vào tuổi dậy thì đặc biệt là tình trạng xâm hại trẻ em. Tôi đặc biệt nhấn mạnh những nguy cơ có thể xảy ra đối với sức khỏe của các em trong những trường hợp trên và làm rõ vai trò quan trọng của phụ huynh trong việc giáo dục giáo dục giới tính, đảm bảo an toàn cho con em mình. Bên cạnh trao đổi trực tiếp trong cuộc họp, tôi còn thường xuyên trao đổi với phụ huynh thông qua điện thoại hay thông qua ứng dụng “ Trường xanh”, hay cuối 24
- các buổi học khi phụ huynh đưa đón con. Khi các em có những dấu hiệu thay đổi về tâm lí, hay khúc mắc về gia đình, về bản thân tôi đều liên hệ với phụ huynh để tìm hiểu nguyên nhân và cùng phụ huynh giúp đỡ em vượt qua khó khăn. Nhờ làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh mà chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, mối quan hệ giữa giáo viên, phụ huynh, học sinh vì thế cũng trở nên gần gũi hơn. Mọi vấn đề liên quan đến tâm lí giới tính và sức khỏe giới tính của các em không còn là chủ đề khó nói như nhiều người vẫn nghĩ. V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau khi áp dụng các biện pháp trên, cuối năm học, tôi tiếp tục điều tra trên 44 học sinh lớp 5 theo các câu hỏi và đã thu được kết quả như sau: Câu 1: Nên làm gì để giữ vệ sinh cơ thể tuổi dậy thì: a. Thường xuyên tắm giặt, rửa mặt, gội đầu và thay quần áo. b. Hằng ngày phải rửa bộ phận sinh dục ngoài và thay quần áo lót c.Thực hiện tất cả các việc nói trên. (Kết quả: 44/44 học sinh chọn câu c, điều đó chứng tỏ các em đã biết cách vệ sinh thân thể sao cho phù hợp nhất). Câu 2: Điểm khác biệt nhất giữa nam và nữ là: a. Con trai mạnh mẽ, con gái dịu dàng b. Con gái thường tóc dài, con trai tóc ngắn c. Cơ quan sinh dục d. Cơ quan vận động. ( Kết quả: Tất cả các em chọn phương án c chứng tỏ các em đều nhận thức được đúng bộ phận chính quy định giới tính của con người). Câu 3: Bạn cần làm gì khi có kẻ muốn xâm hại mình: a. Tránh ra xa để kẻ đó không đụng đến người mình b. Nhìn thẳng vào kẻ định xâm hại mình và nói to hoặc hét lên một cách kiên quyết “ Không được, dừng lại!”, “ Tôi không cho phép” hoặc có thể kêu cứu nếu cần thiết. c. Bỏ đi ngay d.Thực hiện những điều trên cho phù hợp với từng hoàn cảnh. 25
- ( Kết quả: Có 2/44 em chọn ý a và ý b, 2/44 em chọn ý c, 40/44 em chọn ý d. Kết quả này chứng tỏ hầu hết các em đã biết cách phòng tránh, xử lí khi có nguy cơ bị xâm hại). Câu 4. Để phòng tránh bị xâm hại chúng ta cần lưu ý: a. Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ, không đi nhờ xe người lạ. b. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. c. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi chỉ có một mình. d. Tất cả các ý kiến trên. ( Kết quả: 44/44 em chọn ý d – Điều đó cho thấy học sinh đã nhận biết được cách đề phòng để không trở thành đối tượng của kẻ muốn xâm hại,) Câu 5: Theo em, việc giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh tiểu có cần thiết hay không? a. Rất cần thiết b. Cần thiết c. Ít cần thiết d. Không cần thiết ( Kết quả: Có 35/44 em chọn ý a, 9/44 em chọn ý b, không có em nào chọn ý chay d. Điều đó cho thấy học sinh đã nhận thức được việc giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại là việc làm có ý nghĩa với bản thân các em). Từ kết quả khảo sát kết hợp với quá trình theo dõi hằng ngày, bản thân tôi thấy rằng việc giáo dục giới tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh đã giúp các em trở nên cởi mở, tự tin, sẵn sàng chia sẻ những điều thầm kín của tuổi dậy thì. Các em đã biết cách để phát triển cân đối, hài hòa về thể chất và tâm lí. Có thêm nhiều hiểu biết về giới tính, về các nguy cơ bị xâm hại, có tâm thế ứng phó với các nguy cơ và sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, người thân và cô giáo khi có khó khăn. Các em đã biết tự chăm sóc bản thân, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ ,tích cực tham gia các hoạt động tập thể, vui vẻ hòa động với mọi người, và vì thế chất lượng học tập cũng ngày càng được nâng cao. PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN. 26
- Để việc giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại trẻ em trở thành một đề tài có ý nghĩa thiết thực đối với học sinh, giáo viên, gia đình và xã hội, bản thân tôi không ngừng học hỏi, nghiên cứu, bổ sung. Với sự tư vấn, giúp đỡ kịp thời từ các đồng nghiệp, tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh, học sinh, tôi đã hoàn thành quá trình nghiên cứu của mình. Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy việc giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại cho học sinh là việc làm rất cần thiết, với mong muốn học sinh nơi mình công tác có những hiểu biết cơ bản về giới tính, biết cách phòng tránh những nguy cơ có thể bị xâm hại, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu. Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tiễn các biện pháp giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại cho học sinh lớp 5, tôi rút ra được một số vấn đề sau: - Giáo dục giới tính và phòng tránh xâm hại là một vấn đề quan trọng cần được sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội. Trong đó, trường học là kênh quan trọng và hiệu quả nhất nhằm trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng sống để các em có được sự phát triển toàn diện, cân đối cả tri thức, thể chất lẫn tinh thần, góp phần xây dựng một thế hệ tương lai tự tin sẵn sàng hội nhập cùng sự phát triển chung của toàn thế giới. - Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em phải đi kèm với giáo dục giới tính. Bởi chỉ khi các em hiểu được đúng đắn về cơ thể mình, các em sẽ biết cách phòng tránh những nguy cơ bị xâm hại, thậm chí bảo vệ được mình khỏi những cám dỗ, cạm bẫy ngoài xã hội.Giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại tình dục cho trẻ không chỉ là công việc của riêng giáo viên, nhà trường mà của cả gia đình, của cả cộng đồng. II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số giải pháp cho việc giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh, qua thực tiễn công tác giáo dục, bản thân tôi nhận thấy những bài học ý nghĩa mà đề tài mang lại như sau: * Đối với giáo viên: Thông qua nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã hiểu và thấy rõ vai trò của giáo dục giới tính sớm cho học sinh là điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay 27
- * Đối với nhà trường: Chương trình học thì một trong những yếu tố vô cùng quan trọng là lưu tâm đến quá trình phát triển tâm lí lứa tuổi của trẻ, hiểu những sự đổi thay để làm bạn, đồng hành với trẻ, khuyến khích trẻ phát triển, hướng đến những điều tốt đẹp. Một trong những việc làm thể hiện vai trò đó của nhà trường chính là tăng cường giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho tất cả học sinh. Những việc làm đó góp phần thể hiện vai trò trách nhiệm của nhà trường trong việc xây dựng cho trẻ một môi trường sống an toàn, lành mạnh và bổ ích; tạo được niềm tin cho phụ huynh học sinh yên tâm gửi gắm con em của mình. * Đối với phụ huynh: Các bậc cha mẹ có thêm nhiều kiến thức, hiểu biết về ý nghĩa của giáo dục giới tính sớm cho con, không còn coi việc giới tính sớm cho con là "Vẽ đường cho hươu chạy” nữa, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với giáo viên để kết hợp giáo dục các em mọi lúc, mọi nơi. III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để thực hiện tốt những giải pháp mà bản thân đề ra trong đề tài thì ngoài tính tự giác học tập bồi dưỡng của giáo viên, tôi có một số đề xuất sau: * Đối với giáo viên: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học để đưa nội dung giáo dục giới tính vào từng bài học. Cần quan tâm, gần gũi trò chuyện tâm tình với học sinh, thường xuyên theo dõi trên các phương tiện thông tin, in-tơ-nét để hiểu rõ hơn về những phương pháp giáo dục giới tính mới, những nguy cơ có thể xảy ra với học sinh và cách phòng ngừa, ứng phó với nó. Đồng thời tăng cường phối hợp với gia đình các em để việc giáo dục giới tính mang lại hiệu quả cao. Đối với cấp Trường: Nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, nội dung, ý nghĩa của việc thực hiện giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho trẻ. Xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cụ thể, phù hợp với từng khối lớp. *Đối với cấp Phòng: Tổ chức các chuyên đề về giáo dục giới tính cho giáo viên, các phương thức tích hợp, nội dung tích hợp vào từng môn học, nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp cụ thể để nâng cao hiểu biết về giới tính cho giáo viên. Trên đây là toàn bộ nội dung đề tài “ Giáo dục giới tính, phòng tránh xâm hại cho học sinh lớp 5” mà tôi đã tìm hiểu và áp dụng trong mấy năm qua. Các giải pháp 28
- tuy không mới song đối với đặc thù của độ tuổi tiểu học thì rất cần thiết. Vì vậy, tôi rất mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng nghiệp, nhà trường và các tổ chức liên quan để sáng kiến được hoàn thiện hơn, góp phần giáo dục thế hệ học sinh vững vàng về tâm lí, tự tin về kiến thức để vững bước trên những chặng đường tiếp theo của mình. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Nguyễn Thị Xuân CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 29
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Khoa học lớp 5. 2. Sách Tiếng Việt lớp 5. 3. Sách giáo dục lối sống lớp 5. 4. Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở tiểu học – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 5. Bùi Ngọc Oánh,2008. Tâm lí học giới tính và giáo dục giới tính. Nhà xuất bản giáo dục. 6. Sách Hướng dẫn Phòng chống xâm hại trẻ em (dành cho học sinh tiểu học) của Nhà xuất bản Giáo dục. 31