Báo cáo Một số thuận lợi và khó khăn và giải pháp khi giảng dạy môn Công nghệ Lớp 3
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Một số thuận lợi và khó khăn và giải pháp khi giảng dạy môn Công nghệ Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bao_cao_mot_so_thuan_loi_va_kho_khan_va_giai_phap_khi_giang.docx
Nội dung tóm tắt: Báo cáo Một số thuận lợi và khó khăn và giải pháp khi giảng dạy môn Công nghệ Lớp 3
- BÁO CÁO MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP KHI GIẢNG DẠY MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 3 NĂM HỌC: 2022-2023 Người báo cáo: Nguyễn Thị Thúy Hằng Theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, Năm học này là năm học đầu tiên môn công nghệ được đưa vào là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản. Ở cấp tiểu học, Công nghệ được ghép với môn Tin học tạo thành môn Tin học và Công nghệ được dạy từ lớp 3 đến lớp 5. Phân môn Công nghệ được thiết kế với nhiều đổi mới giúp học sinh sống và học tập hiệu quả trong môi trường công nghệ để từ đó hình thành và phát triển năng lực công nghệ. Những điểm mới trên đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để đảm bảo phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Qua giảng dạy thực tiễn phân môn Công nghệ lớp 3 và quá trình tập huấn, nghiên cứu sách và tôi xin nêu một số những thuận lợi khó khăn và giải pháp sau : 1. Thuận lợi - Về phía nhà trường: + Ngay từ đầu năm học, các cấp đã tổ chức tập huấn cho giáo viên khối lớp 3 để giới thiệu tổng thể về chương trình GDPT 2018 và giới thiệu chương trình lớp 3 năm học 2022-2023 theo chương trình GDPT 2018 – Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. + Giáo viên: luôn nhiệt tình, năng động, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao.
- Đặc biệt Là Giáo viên Tin học được phân công dạy công nghệ nên cũng thuận lợi cho việc thiết kế bài giảng hay các thiết bị số phù hợp. Nhằm giúp học sinh phát huy tối đa khả năng tự học và phát triển năng lực công nghệ cho học sinh. - Về chương trình SGK: HS lớp 3 đã được học môn công nghệ của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống . Bộ sách có nội dung hay và phong phú, kênh hình đẹp, kênh chữ rõ ràng phù hợp với HS lớp 3. +Phân môn Công nghệ được thiết kế với nhiều đổi mới giúp học sinh sống và học tập hiệu quả trong môi trường công nghệ để từ đó hình thành và phát triển năng lực công + Các chủ đề học tập gần gũi với hs tiểu học, gắn với cuộc sống hằng ngày của các em nên dễ trải nghiệm và khám phá. - Về Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ (1 ti vi, 1 máy bộ máy tính/ lớp), phục vụ tốt cho việc dạy học lớp 3 theo chương trình giáo dục 2018 nói riêng và các lớp khác nói chung. - Do làm tốt công tác truyền thông nên Ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh từng học sinh quan tâm và ủng hộ đến việc thực hiện chương trình giáo dục 2018.
- 2. Khó khăn - Về phía học sinh: Vì môn công nghệ là phân môn mới, học sinh mới được làm quen trong năm học này nên hs còn bỡ ngỡ trong việc chủ động tiếp cận kiến thức. - Về phía giáo viên: + Với một giáo viên dạy Tin học như tôi thì việc giảng dạy phân môn Công nghệ là một khó khăn bởi dù sao thì phương pháp cũng hơi khác với môn Tin học, nó giống với môn THXH nhiều hơn . - Về Tài liệu tham khảo. + Đây cũng là năm đầu tiên môn Công nghệ được đưa vào là môn học bắt buộc nên nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, và cũng không có nhiều video tiết dạy tham khảo nào trên trang igiaoduc hay trang: hành trang số - Sách giáo khoa + Một số chủ đề còn không phù hợp ví dụ như bài “ Máy thu thanh” bởi vì máy thu thanh hiện nay không còn phổ biến. Học sinh ít được tiếp xúc và không mấy khi sử dụng.
- 3.Giải pháp khắc phục 3.1 Về phía HS: Để các em chủ động tìm hiểu kiến thức môn học tôi luôn hướng dẫn các em về nhà đọc trước bài . Vấn đề gì chưa hiểu có thể hỏi người thân của mình. Sau đó đến giờ học tôi sẽ tổ chức cho các em tự trao đổi thảo luận rút ra đáp án đúng cho mình. 3.2. Về phía GV - Để khắc phục tình trạng bỡ ngỡ với môn dạy mới, tôi chịu khó học hỏi qua các lớp tập huấn, qua BGH, qua đồng nghiệp, và đặc biệt, bản thân phải tự tìm tòi và nghiên cứ về phương pháp và các bước lên lớp. Tôi tích cực dự giờ gvcn khi họ dạy môn TNXH, môn HĐTN, đạo đức, vì phương pháp dạy công nghệ tương tự như khi dạy các môn đó - Tôi linh động, tìm phương pháp tốt nhất trong việc truyền đạt kiến thực cho hs Trong quá trình dạy luôn theo 6 tiêu chí: + Bám sát mục tiêu của từng bài;
- + Dành nhiều thời gian cho hoạt động thực hành và luyện tập ( thực hành là yếu tố quan trọng nhưng trước khi thực hành phải có cái nhận thức về loại hình hoạt động đó, biết thế nào là đúng rồi mới thực hành); + Gắn với thực tiễn vào bài học; + Khai thác trải nghiệm của học sinh; + Tích hợp (tích hợp vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững); + Khi về nhà học sinh làm gì để phát huy những kiến thức đã học”. Đây là điều quan trọng, vì nội dung bài học thường gắn với cs hằng ngày ở nhà của các em như cách sử dụng quạt, đèn học, ti vi . 3.3 Tài liệu tham khảo - Tôi đã tích cực lên mạng tìm kiếm những hình ảnh, video hay bài viết có liên quan đến chủ đề bài học. - Để học sinh hứng thú trong các tiết học, tôi thiết kế bài giảng có nhiều tranh nhiều video mô phỏng thực tế .
- - Với từng bài để tổng hợp kiến thức có liên quan và giúp học sinh có thể tự tìm hiểu nội dung cũng như tự kiểm tra kiến thức đã học tôi sẽ thiết kế bài giảng eleaning , thiết bị số tương ứng và xuất ra file HTML , video bài giảng để hs có thể tự học ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như bài 6: An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình tôi đã thiết kế thiết bị đồ dùng số có nội dung tương ứng với 3 nội dung chính trong bài như sau : Với thiết bị này tôi có thể dùng để hỗ trợ quá trình dạy học trực tiếp trên lớp, dạy học trục tuyến hay học sinh có thể tự học ở nhà. Cụ thể: với thiết bị này tôi thiết kế trên phần mềm story line khi mỗi lớp hay mỗi học sinh sử dụng đồ dùng sẽ lưu lại kết quả và chuyển về cho giáo viên qua gmail. Đồ dùng có 3 phần khi học sinh muốn học hay ôn luyện phần nào thì chọn vào phần đó. Phần 1: Nhận biết một số tình huống không an toàn
- Phần 2: An toàn khi sử dụng một số sản phẩm công nghệ
- Phần 3: Xử lý tình huống khi có sự cố không an toàn Tôi đã đưa vào các video mô phỏng tình huống và cách xử lý tình huống không an toàn.
- Với đồ dùng số này , tôi có thể tổ chức cho sinh trong tiết học hoặc cho HS học ở phòng tin cho HS làm việc cá nhân trên máy của mình, hoặc tổ chức hs thao tác trên máy theo nhóm ở lớp. Hoặc, trò chơi đã được xuất dạng HTML nên hs có thể mở video và tự chơi bất kì lúc nào để củng cố kiến thức. Khi đưa thiết bị số này vào bài giảng tôi thấy hs rất hứng thú với tiết học và quá trình tiếp thu kiến thức của hs rất nhẹ nhàng. Trên đây là những thuận lợi khó khăn và giải pháp của tôi khi dạy môn công nghệ lớp 3.