Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng phần mềm “học tốt Autocad” giúp sinh viên khoa cơ khí học tốt môn Autocad 1 trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android

pdf 10 trang vanhoa 4931
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng phần mềm “học tốt Autocad” giúp sinh viên khoa cơ khí học tốt môn Autocad 1 trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_tom_tat_sang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_phan_mem_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: Báo cáo tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm - Xây dựng phần mềm “học tốt Autocad” giúp sinh viên khoa cơ khí học tốt môn Autocad 1 trên thiết bị di động chạy hệ điều hành Android

  1. I. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 1.1. Tên đề tài: XÂY DỰNG PHẦN MỀM “HỌC TỐT AUTOCAD” GIÚP SINH VIÊN KHOA CƠ KHÍ HỌC TỐT MÔN AUTOCAD1 TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG CHẠY HỆ ĐIỀU HÀNH ANDROID 1.2. Yếu tố mới: Đây là sáng kiến hoàn toàn mới được áp dụng lần đầu tiên tại đơn vị với các nội dung như sau: Đề tài là một giải pháp tham khảo toàn diện cho sinh viên, được xây dựng trên nền tảng hệ điều hành android cho phép chạy trên các thiết bị di động như điện thoại di động, máy tính bảng. Giúp sinh viên có thể tham khảo mọi lúc mọi nơi. Về nội dung đề tài là sự kết hợp cả lý thuyết, thực hành và hướng dẫn giải bài tập thực hành trong một phần mềm duy nhất: Khi tham khảo tài liệu sinh viên có thể hệ thống lại toàn bộ kiến thức lý thuyết, có ví dụ sinh động bằng ảnh động hoặc video clip. Phần bài tập có hướng dẫn chi tiết bằng các đoạn video clip được biên tập công phu và dễ hiểu. Tóm lại đây là một phần mềm di động giúp sinh viên có thể tham khảo lý thuyết và luyện tập phần thực hành nhằm học tốt môn học AutoCAD. 1.3. Hiệu quả và phạm vi áp dụng: Với những yếu tố đặc thù về chuyên môn như trên đề tài có thể áp dụng trong đơn vị khoa chuyên môn của đơn vị, sản phẩm của sáng kiến cũng có thể áp dụng cho các lớp đào tạo ngắn hạn của Trường nhằm tăng hiệu quả đào tạo. 1
  2. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 2.1. Dẫn nhập. Hiện nay Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Kiên Giang đang dần mở rộng và đa dạng hoá nguồn tài liệu tham khảo cho Học sinh – Sinh viên của Trường trong đó có nguồn tài liệu từ thư viện như: sách, báo, giáo trình. Nguồn tài liệu trực tuyến với hàng chục ngàn tài liệu dạng số giúp cho sinh viên có nguồn tài liệu tham khảo vô cùng phong phú. Bên cạnh đó Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Kiên Giang cũng đang dần chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ mà trong đó việc tự học của sinh viên là chính, nên việc đa dạng nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên cũng là cách giúp sinh viên đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tự học của mình. Hoà cùng xu thế đó đề tài là một đóng góp nhằm làm phong phú hơn nguồn tài liệu tham khảo của sinh viên. Đề tài không chỉ đơn thuần là một tài liệu tham khảo truyền thống mà nó có tích hợp cả hình ảnh động, có cả video hướng dẫn của giáo viên giúp sinh viên khi tham khảo cũng giống như đang được nghe giáo viên hướng dẫn trên lớp. Đặc biệt đề tài chạy được trên các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android mà đa số các sinh viên điều có nên khi cài phần mềm sinh viên có thể tham khảo ở bất cứ đâu khi cần thiết. 2.2. Những khó khăn Việc tham khảo tài liệu bằng cách truyền thống như: Sách, báo, giáo trình tỏ ra khá hiệu quả với các môn học thuần lý thuyết. Tuy nhiên với các môn học mang nặng tính thực hành như AutoCAD khi đọc tài liệu sinh viên rất khó hình dung ra các thao tác, dẫn tới việc sinh viên dễ chán nản làm cho việc tự học không đạt hiệu quả cao. Trên thực tế đa số sinh viên sau khi học xong trên lớp thực hành khá tốt nhưng buổi sau thì đã gần như quên hết các thao tác của buổi trước. Nguyên nhân là do sinh viên không tự học ở nhà vì các tài liệu tham khảo mô tả các thao tác thường dài dòng khó hiểu hoặc quá nhiều thao tác sinh viên không thể nhớ hết. Cần có một loại tài liệu tham khảo phù hợp hơn cho các sinh viên kỹ thuật đặc biệt là các môn đòi hỏi nhiều thao tác thực hành phức tạp. Đề tài này nhằm đáp ứng cho sinh viên một loại tài liệu tham khảo đầy đủ về lý thuyết, hình ảnh minh hoạ, thao tác mẫu, thực hành và đặc biệt có cả sự hướng dẫn của giáo viên. 2
  3. 2.3. Những giải pháp khắc phục khó khăn Ý tưởng chính của đề tài là xây dựng một phần mềm chạy trên thiết bị di động Android trong đó có cung cấp các kiến thức cơ sở về môn học (Lý thuyết) các hình ảnh minh hoạ sinh động (Hình động hoặc Clip ngắn), đặc biệt có tích hợp cả phần hướng dẫn của giáo viên (Các video bài giảng hướng dẫn ban đầu, và các video hướng dẫn giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao). Để làm được các công việc đó đòi hỏi giáo viên phải kết hợp nhiều kỹ năng sử dụng các công cụ khác nhau như: thiết kề đồ hoạ, sử dụng phần mềm biên tập video, lập trình di động. 2.3.1. Sử dụng Photoshop để thiết kế hình ảnh dùng làm hình minh hoạ Photoshop là một phần mềm rất mạnh về chỉnh sửa ảnh, trong chương trình Photoshop dùng để biên tập các hình ảnh giới thiệu về phần mềm, các đầu đề cho video. Ví dụ: thiết kế màn hình StartUp cho ứng dụng: Hình 2.1. Màn hình StartUp của ứng dụng Các hình ảnh làm đầu đề cho video bài giảng: Hình 2.2. Minh hoạ hình ảnh đầu đề cho bài giảng video 3
  4. Việc sử dụng thành thạo Photoshop là việc tương đối khó, tuy nhiên để áp dụng cho việc thiết kế các hình ảnh như trên cũng tương đối dễ dàng: Trước hết cài đặt Photoshop Cs3 hoặc cao hơn. Màn hình làm việc khi khởi động Photoshop: 1 2 3 Hình 2.3. Cách sử dụng Photoshop cơ bản Trong đó: (1) Các công cụ dùng để chọn và cắt hình ảnh (2) Công cụ Text cho phép viết chữ (3) Công cụ tạo hiệu ứng cho chữ và các hình ảnh khác 2.3.2. Sử dụng Camtasia để thiết quay bài giảng và biên tập thành video. Trước hết cần cài đặt phần mềm, có thể tìm trên internet hoặc download tại: Sau khi tải về tiến hành cài đặt bình thường đến màn hình xuất hiện như sau: Hình 2.4. Chọn chức năng Addin để quay trên Powerpoint Khi cài đặt xong khởi động chương trình bằng biểu tượng trên màn hình Desktop như sau: 4
  5. Hình 2.5. Biểu tượng chương trình Camtasia Studio Khi khởi động xong màn hình chính của chương trình như sau: Hình 2.6. Màn hình chính của Camtasia Studio Trong đó: Record the screen: Cho phép quay phim màn hình (toàn bộ hoặc một phần màn hình). Record PowerPoint: cho phép quay màn hình khi đang trình chiếu PowerPoint. Sau khi quay xong chương trình biên tập video hiện ra như sau: 1 2 3 4 Hình 2.7. Chương trình biên tập video 5
  6. Trong đó: (1) Thêm chú thích vào video (2) Phóng to chi tiết trong video (3) Chỉnh sửa âm thanh (độ lớn nhỏ, lọc âm thanh, hiệu ứng âm thanh, ) (4) Thêm tiêu để cho video Và nhiều tuỳ chỉnh thú vị khác Sau khi biên tập hoàn tất video chọn vào Produce and share để xuất ra file Hình 2.8. Xuất bản sản phẩm Trong quá trình xuất file có thể lựa chọn chất lượng nên chọn HD để cho chất lượng video tốt khi xem. Khi cài đặt Camtasia Studio chọn chức năng Addin (Hình 2.4) thì trong PowerPoint trong thể Add-ins được nhúng chức năng quay phim của Camtasia Studio Hình 2.9. Quay màn hình trình chiếu PowerPoint Lúc này chúng ta chỉ cần nhấn nút Record thì quá trình trình chiếu bao gồm cả âm thanh sẽ được quay lại (Chỉ trong chế độ trình chiếu của PowerPoint). Điều này cho phép quay lại bài giảng để làm tài liệu hướng dẫn ban đầu. Đến đây chúng ta đã có được sản phẩm là file bài giảng hoặc bài hướng dẫn làm bài tập với đầy đủ âm thanh, hình ảnh và hiệu ứng. Tiếp theo dùng phần mềm (công cụ ) Eclipse để viết ứng dụng nhúng các hình ảnh và video trên vào phần mềm 2.3.3. Sử dụng phần mềm Eclipse để làm công cụ lập trình và biên dịch ứng dụng chạy trên Android. Việc cài đặt Eclipse tương đối phức tạp và tốn thời gian, sau khi cài đặt xong biểu tượng của Eclipse trên hình nền như sau: Hình 2.10. Shortcut Eclipse Sau đây là một số hình ảnh khi làm việc với Eclipse: 6
  7. Hình 2.11. Màn hình làm việc của Eclipse Hình 2.12. Thiết kế các Layout chính cho ứng dụng Hình 2.13. Các Layout sau khi thiết kế 7
  8. Hình 2.14. Cửa sổ viết code Để nhúng các video vào chương trình có nhiều cách, ở đây để giảm dung lượng cho chương trình (vì cài đặt trên điện thoại nên dung lượng càng ít càng tốt) phương pháp tốt nhất là upload tất cả các video lên trang youtube.com, sau đó dùng công cụ API mà Google cung cấp để load các video vào trong ứng dụng, với cách này cho dù có nhiều video dung lượng lớn cũng không ảnh hưởng đến chương trình. Tuy nhiên các thiết bị phải cài đặt thêm trình xem video của Youtube đó là chương trình “YouTube Player” Tóm lại để xây dựng tài liệu tham khảo dạng này phải mất nhiều thời gian đầu tư vào hình ảnh, biên tập video và đặc biệt là bài giảng phải súc tích dễ hiểu, tuy nhiên đây là bài giảng khá hiện đại và đáng để đầu tư xây dựng. 2.4. Kết quả thực hiện Sau quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đạt được một số kết quả như sau: Về cấu trúc chương trình: Sinh viên có thể thực hiện tra cứu các lệnh, nhấn vào lệnh để xem cấu trúc và hình minh hoạ, nếu muốn sinh viên có thể click vào nút xem video để xem video, tuy nhiên may phải có kết nối wifi hoặc 3G thì mới xem được video. Ngoài ra sinh viên có thể chọn Tab hướng dẫn bài tập để xem các video hướng dẫn bài tập. Về cài đặt phần mềm đã tương đối hoàn thành và đang triển khai cho sinh viên dùng thử và được hầu hết sinh viên đồng tình và đánh giá cao. Hiện đang chờ những đóng góp của sinh viên để hoàn thiện chương trình sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của sinh viên. Sau đây là một số hình ảnh về chạy phần mềm trên máy ảo cũng như trên điện thoại di động thật: 8
  9. Hình 2.15. Phần mềm sau khi biên dịch và chạy trên máy ảo Hình 2.16. Phần mềm sau khi biên dịch thành file Apk và cài đặt trên điện thoại thật 9
  10. 2.5. Kết luận Tuy phần mềm là một nguồn tài liệu tham khảo khá mới nhưng rất phù hợp với thời đại công nghệ và xu thế tâm lý của sinh viên, thay vì chát, online, facebook thì sinh viên có thể dùng thời gian với chính chiếc điện thoại của mình để học tập mọi lúc mọi nơi. Hi vọng nền tảng tài liệu tham khảo trên điện thoại di động (với tên gọi chung tác giả tự đặt M-Book (Mobile-Book)) ngày càng phát huy thế mạnh và đóng góp vào nguồn tài liệu của nhà Trường để nguồn tài liệu của nhà Trường ngày càng trở nên phong phú hơn. Trong tương lai phần mềm sẽ cập nhật thêm các bài học về AutoCAD 3D, cập nhật thêm tính năng nhận xét và bình luận để giáo viên và sinh viên có thể trao đổi với nhau mà không nhất thiết phải ở trên lớp. 10