Đơn công nhận SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

docx 30 trang Đinh Thương 15/01/2025 360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đơn công nhận SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxdon_cong_nhan_skkn_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_giao_duc_tr.docx

Nội dung tóm tắt: Đơn công nhận SKKN Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh Tiểu học

  1. Tổ chức sự kiện trong nhà trường phổ thông là một hoạt động tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động. Thông qua hoạt động tổ chức sự kiện học sinh được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện học sinh sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình. Ngoài ra, các em còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Các sự kiện học sinh có thể tổ chức trong nhà trường như: Lễ khai mạc, lễ nhập học, lễ tốt nghiệp, lễ kỉ niệm, lễ chúc mừng, ; Các buổi triển lãm, buổi giới thiệu, hội thảo khoa học, hội diễn nghệ thuật; Các hoạt động đánh giá thể lực, kiểm tra thể hình, thể chất của học sinh; Đại hội thể dục thể thao, hội thi đấu giao hữu; Hoạt động học tập thực tế, du lịch khảo sát thực tế, điều tra học thuật; Hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa, về phong tục tập quán; Chuyến đi khám phá đất nước, trải nghiệm văn hóa nước ngoài Đại hội chi đội,liên đội, 4.7. Hoạt động giao lưu Giao lưu là một hình thức tổ chức giáo dục nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho học sinh được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vật điển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó. Qua đó, giúp các em có tình cảm và thái độ phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách. Hoạt động giao lưu có một số đặc trưng sau: - Phải có đối tượng giao lưu. Đối tượng giao lưu là những người điển hình, có những thành tích xuất sắc, thành đạt trong các lĩnh vực nào đó, thực sự là tấm gương sáng để học sinh noi theo, phù hợp với nhu cầu hứng thú của học sinh. - Thu hút sự tham gia đông đảo và tự nguyện của học sinh, được học sinh quan tâm và hào hứng.
  2. - Phải có sự trao đổi thông tin, tình cảm hết sức trung thực, chân thành và sôi nổi giữa học sinh với người được giao lưu. Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi ích và hứng thú của học sinh, đáp ứng nhu cầu của các em. Với những đặc trưng trên, hoạt động giao lưu rất phù hợp với các HĐTNST theo chủ đề. Hoạt động giao lưu dễ dàng được tổ chức trong mọi điều kiện của lớp, của trường. 4.8. Hoạt động chiến dịch Việc học sinh tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội, giúp học sinh có ý thức hành động vì cộng đồng; tập dượt cho học sinh tham gia giải quyết những vấn đề xã hội; phát triển ở học sinh một số kĩ năng cần thiết như kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra quyết định. Mỗi chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các hoạt động như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch làm sạch môi trường xung quanh trường học; Chiến dịch ứng phó vơi biến đổi khí hậu; Chiến dịch bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng ngập mặn; Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn; Chiến dịch tình nguyện hè, Chiến dịch ngày thứ 7 tình nguyện Để thực hiện hoạt động chiến dịch được tốt cần xây dựng kế hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các nguồn lực huy động được và học sinh phải được trang bị trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia vào chiến dịch.
  3. CHƯƠNG III: KIỂM CHỨNG CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI CỦA SÁNG KIẾN Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, vì vậy nên tổ chức cho học sinh và giáo viên cùng tham gia bàn bạc, nêu ý kiến hoặc tự học sinh xây dựng kế hoạch và phân chia công việc, nhiệm vụ rồi thực hiện. Tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả. Các hình thứctổ chức Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được trình bày ở trên là những gợi ý để nhà trườngtổ chức có hiệu quả nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục. Học sinh toàn trường đã có vốn kiến thức thực tế, giúp các em đứng trước vấn đề mới có thể chủ động tìm được cách giải quyết phù hợp. Các em dần được hình thành và phát triển những thói quen, hành vi, thái độ tích cực, lành mạnh trong việc ứng xử các tình huống của cuộc sống cá nhân và tham gia đời sống xã hội, qua đó hoàn thiện nhân cách và định hướng phát triển bản thân tốt hơn dựa trên nền tảng các giá trị sống. Nhờ đó các em mạnh dạn, tự tin và sáng tạo hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường, thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm. Học sinh được phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất thông qua các hoạt động trải nghiệm sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
  4. Trong những năm học tới đây, chương trình sách giáo khoa Phổ thông mới được xây dựng và sẽ đưa vào sử dụng, trong đó hoạt động trải nghiệm được coi trọng và xem là một trong những hoạt động để người học thể hiện tri thức và kĩ năng cần thiết. Vì thế việc nâng cao chất lượng cáchoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học hiện nay sẽ góp phần giúp nhà trường và đội ngũ giáo viên tiếp cận dần tới chương trình giáo dục tổng thể sắp tới. Sau đây là bảng số liệu minh họa mức độ tiến bộ một số năng lực, phẩm chất, kĩ năng học sinh được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động trải nghiệm:(Tổng số học sinh toàn trường: 755 em) Đầu năm học Giữa năm học Cuối năm học Năng lực 365 48,3% 456 60,2% 655 86.8% Phẩm chất 405 53,6% 362 64,8% 675 89,4% Kĩ năng 396 52,4 % 530 70,1% 667 88.3%
  5. PHẦN 3. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến: Việc đưa hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào trong chương trình giáo dục của nhà trường góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Qua quá trình thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học tôi rút ra kinh nghiệm sau: - Phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh về hoạt động trải nghiệm trong trường Tiểu học đây là lực lượng chỉ đạo, quản lý tổ chức những hoạt động ngoại khóa và hoạt động giáo dục trong nhà trường. -Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh đúng qui định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường.Khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm cần chú ý xây dựng kế hoạch sao cho sát với thực tiễn của lớp học của nhà trường thì hoạt động trải nghiệm mới diễn ra được thuận lợi và đạt kết quả cao. Xây dựng lực lượng giáo dục tham gia tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh.Giám sát, hỗ trợ kịp thời, xây dựng các điều kiện đảm bảo, tạo động lực cho giáo viên, học sinh và các lực lượng tham gia trong tổ chức hoạt động trải nghiệm. - Đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy các tiết Hoạt động trải nghiệm trong tiết Hoạt động ngoài giờ chính khóa của học sinh khối 1,2.Tăng cường các hoạt động trải nghiệm theo hướng giáo dục kĩ năng sống, phòng ngừa xâm hại, bảo vệ bản thân cho học sinh.Tổ chức hoạt động trải nghiệm giúp học sinh phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường Tiểu học. - GVCN nắm được các bước tổ chức được các hoạt động trải nghiệm một cách bài bản có hiệu quả tích cực, chủ động sáng tạo với sự giúp đỡ của PHHS của các đoàn thể trong nhà trường. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến nếu được triển khai:
  6. - Đa số giáo viên nhiệt tình giảng dạy, thời gian dành cho hoạt động hợp lý, nội dung giáo dục phong phú, hình thức đa dạng, phạm vi tiến hành rộng rãi, điều kiện thực hiện thuận lợi, thu hút được nhiều học sinh tham gia. - Giáo viên hiểu rõ mục đích, thấy được tầm quan trọng, đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức cho các hoạt động mà bản thân mỗi đồng chí là cán bộ phụ trách hoặc là thành viên trong tổ chức đoàn thể đó. - Phối hợp tốt công tác giáo dục học sinh, nhất là việc giáo dục hoạt động ngoài giờ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. -Từ việc thực hiện công tác trong tổ chức đoàn thể xã hội với vai trò nhiệm vụ, trách nhiệm được tập thể giao phó và Hiệu trưởng phân công mà dẫn đến làm tốt việc giáo dục ý thức trách nhiệm cho đồng nghiệp và giáo dục đạo đức cho học sinh, nêu gương tốt, nhân điển hình trong học sinh và trong nội bộ CBGVNV trong nhà trường; phát huy vai trò các tổ chức như: Công đoàn, Đội TN NĐ, thư viện, thiết bị , y tế 3. Kiến nghị với cấp quản lý: - Hàng tháng tổ chức chuyên đề cấp TP, cấp cụm chuyên môn trong đó có nội dung hoạt động trải nghiệm để các trường học tập, trao đổi kinh nghiệm. - Phối hợp các lực lượng giáo dục: “Địa phương - cha mẹ học sinh - đoàn thể” cùng nhà trường tạo cho các em môi trường được tham gia trải nghiệm. - Cán bộ quản lý nhà trường cần chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp quản lí, phát huy hết khả năng của giáo viên, xã hội hóa, bồi dưỡng, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Vệ An, ngày 15 tháng 2 năm 2023 Người viết Nguyễn Thị Kim Hoa
  7. PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO -Sách HD học môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1,2,3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống. -Chương trình giáo dục phổ thông Hoạt động trải nghiệm của Bộ giáo dục và đào tạo. -Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) -Giáo án HĐ trải nghiệm lớp 1,2,3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.
  8. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀTRƯỜNG
  9. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC NINH