SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Hải Lựu, huyện Sông Lô

docx 27 trang thulinhhd34 48364
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Hải Lựu, huyện Sông Lô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_tot_hoat_dong_trai_n.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện tốt hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học góp phần thực hiện mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Tiểu học Hải Lựu, huyện Sông Lô

  1. cần được truyền thông khác như: An toàn giao thông, Phòng chống tác hại thuốc lá, bệnh học đường, văn hóa ứng xử, Để làm được việc này mỗi nhà trường cần có quy định rõ nội dung các giờ chào cờ cần dành thời gian để tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Từ quy định của chương trình với các chủ đề rất cụ thế sát thực, từ việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo hình thức sinh hoạt dưới cờ, mỗi lớp, mỗi giáo viên chủ nhiệm có thêm phương pháp cách thức để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo nhóm, theo lớp cho hoc sinh trong giờ sinh hoạt lớp và trong giờ Hoạt động trải nghiệm khác Trong giờ sinh hoạt dưới cờ Với hình thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm ngoài lớp học, ngoài nhà trường, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tìm chọn địa chỉ, gắn với các phong trào thi đua, các chủ đề, chủ điểm theo cấu trúc chương trình, gắn với mục tiêu hình thành phẩm chất năng lực cụ thể để thống nhất về quy mô và thời gian địa điểm và cách thực hiện. Ví dụ: Để giáo dục tình yêu quê hương đất nước, giáo dục truyền thống, nhà trường chọn đưa học sinh đi trải nghiệm tại Văn miếu tỉnh và Đền thờ Hai Bà Trưng. Để các em được học ăn, học nói, nhà trường cho các em tham gia làm bánh chưng, làm đồ ăn và ăn buffet; để rèn luyện năng lực nhanh bền khéo nhà 13
  2. trường tổ chức cho học sinh trải nghiệm các trò chơi dân gian tại trường và dã ngoại trải nghiệm tại Làng giáo dục Kizcyti Hà Nội, Trải nghiệm trong giờ học ngoại khóa Trong các hoạt động nhà trường đã chỉ đạo và yêu cầu giáo viên mạnh dạn giao việc cho hội đồng tự quản thực hiện các nhiệm vụ quản lí lớp, duy trì tổ chức sinh hoạt lớp, giờ chào cờ đầu tuần; Tạo cơ hội và khuyến khích các em tích cực tham gia trang trí lớp, tự tổ chức các hoạt động vui chơi, đăng kí tham gia các câu lạc bộ, Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tư vấn giúp đỡ, không làm thay, làm hộ học sinh. Làm như vậy các em mới có cơ hội bộc lộ khả năng của bản thân, rèn luyện các phẩm chất, năng lực cần thiết. Từ đó có thêm các kĩ năng cần thiết để tổ chức hoạt động khác hiệu quả. Bên cạnh nội dung tổ chức Hoạt động trên thì cần chỉ đạo thực hiện tốt việc dạy học nội dung Giáo dục địa phương theo quy trình Hoạt động trải nghiệm. Bởi nội dung giáo dục của địa phương gồm một số vấn đề cơ bản mang tính thời sự về: Lịch sử hình thành, phát triển, truyền thống quê hương; lễ hội, nghệ thuật, truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa; phong tục, tập quán địa phương; địa lý, dân cư; cảnh quan thiên nhiên, môi trường tự nhiên. 14
  3. Hoạt động trải nghiệm Tết trung thu năm 2020 Hoạt động trải nghiệm trong Lễ hội bánh chưng 15
  4. Hoạt động trải nghiệm trong Ngày hội đua tài năm 2019 Dâng hương tại Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc Thắp nến tri ân anh hùng liệt sĩ nhân ngày 27/7 16
  5. Việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm nên bắt đầu từ những các hoạt động sau: - Hoạt động văn hóa - nghệ thuật: Đây là một loại hình hoạt động quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể, nhất là học sinh ở cấp tiểu học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau như: Hát, múa, thơ ca, thi kể chuyện, vẽ tranh, tập viết đúng viết đẹp, - Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Vui chơi giải trí là nhu cầu thiết yếu của trẻ, đồng thời là quyền lợi của các em, giúp học sinh giảm bớt căng thẳng sau những giờ học ở trên lớp. Góp phần rèn luyện một số phẩm chất: Tính tổ chức, kỉ luật, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, - Hoạt động xã hội: Bước đầu đưa các em vào các hoạt động xã hội để giúp các em nâng cao hiểu biết về con người, đất nước, xã hội nhằm giáo dục tình cảm đối với quê hương đất nước, con người, bằng những hoạt động tham gia công tác từ thiện, quỹ nhi đồng, đóng góp ủng hộ cho nạn nhân chất độc màu da cam vùng thiên tai lũ lụt, làm vệ sinh sạch đẹp môi trường, - Hoạt động lao động công ích: Thông qua lao động công ích sẽ giúp trẻ gắn với đời sống xã hội, góp phần làm cho trẻ hiểu thêm về giá trị của lao động, từ đó giúp trẻ có ý thức lao động lành mạnh. Lao động công ích giúp trẻ vận dụng kiến thức đã học ở sách vở vào đời sống thực tiễn như: Trực nhật lớp, vệ sinh lớp học, sân trường, làm đẹp bồn hoa, cây cảnh cho đẹp trường, lớp. - Hoạt động tiếp cận khoa học - kĩ thuật: Tập trung việc đưa giáo dục STEM vào nhà trường thông qua các hình thức CLB Aerobic, CLB Nghiên cứu khoa học, tạo cho các em sự say mê, tìm tòi, kích thích các em học tập tốt hơn. Lưu ý: Khi tổ chức Hoạt động trải nghiệm, nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết, lựa chọn nội dung phù hợp, chọn thời điểm thích hợp, triển khai cụ thể, chú trọng đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả tổ chức, tạo điều kiện để học sinh thực hành kiến thức kĩ năng khi ở nhà, 7.2.4. Thứ tư: Xã hội hóa, huy động lực lượng và các nguồn lực tham gia tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Ông cha ta đã nói : “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Bộ GD&ĐT quy định: căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối 17
  6. lớp, quy mô trường phải có sự tham gia, phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, giáo viên dạy học các môn chuyên biệt (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể chất), Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các nhà tài trợ, Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường. Để huy động lực lượng, huy động các nguồn lực tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh là một việc hết sức quan động đòi hỏi các nhà trường cần có biện pháp chỉ đạo cụ thể và phù hợp. Để tổ chức tốt Hoạt động trải nghiệm, nhà trường và mỗi giáo viên cần huy động sự tham gia, phối hợp, liên kết phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội, Ban giám hiệu nhà trường, cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, Hội Khuyến học, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương, các nhà hoạt động xã hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở địa phương, PHHS đồng hành cùng con trong Hoạt động trải nghiệm: “Em tập làm chiến sỹ” Khi tổ chức Hoạt động trải nghiệm, nhà trường cần xây dựng kế hoạch, phối hợp với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội của địa phương; 18
  7. huy động sự tham gia của các lực lượng ấy vào việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hướng dẫn, quản lý học sinh trong các hoạt động, đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả tổ chức, tạo điều kiện để học sinh thực hành kiến thức kĩ năng khi ở nhà, *Những việc cần làm trong biện pháp này là: + Xây dựng kế hoạch huy động lực lượng và các nguồn lực để tổ chức hoạt động trải nghiệm; + Họp bàn thống nhất nội dung kế hoạch tổ chức; + Triển khai thực hiện; + Tổng kết đánh giá và thống nhất kế hoạch tiếp theo; Ví dụ: Nhà trường đã phối hợp với PHHS, Đoàn cơ sở xã, Hội Phụ nữ xã tham gia ban tổ chức, tổ dẫn chương trình, làm người hướng dẫn và tham gia Ban giám khảo khi tổ chức Ngày Hội đua tài chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2019, Ngày Hội đua tài chào năm 2021, Lễ Hội Bánh chưng năm 2019; phối hợp với PHHS chuẩn bị đồ ăn, tổ chức trải nghiệm ăn Buffet - tự chọn; đặt hàng chi Đoàn trường tổ chức Hội thi Tri thức tuổi hồng trong tháng thanh niên, Phối hợp với PHHS đưa học sinh đi thăm Văn Miếu tỉnh Vĩnh Phúc, Đền thờ Hai Bà Trưng và trải nghiệm tại Khu trải nghiệm Kizciti Hà Nội, trải nghiệm tại làng nghề địa phương, Nhờ có kế hoạch chi tiết và khả thi, nhờ hiệu quả tích cực của các hoạt động trải nghiệm, hằng năm các lực lượng ngoài nhà trường đã tài trợ hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để tổ chức Hoạt động trải nghiệm cho học sinh. 7.2.5. Thứ năm: Thực hiện đúng nguyên tắc, vận dụng linh hoạt quy trình, làm tốt công tác đánh giá và khen thưởng học sinh trong các hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động trải nghiệm vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, do đó cần chỉ đạo thực hiện nghiêm các nguyên tắc và các quy định khi tổ chức hoạt động, thực hiện nghiêm việc đánh giá và sử dụng kết quả các Hoạt động trải nghiệm, làm tốt công tác thi đua khen thưởng cho các em học sinh đạt thành tích cao trong các hoạt động trải nghiệm. - Quy trình xây dựng và tổ chức HĐTN là: + Xác định nội dung của hoạt động nhận thức. 19
  8. + Tìm hiểu thực trạng, thông tin, địa điểm, + Xác định mục tiêu và sản phẩm đầu ra của hoạt động trải nghiệm, + Xác định các phương pháp dạy học trải nghiệm, + Tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. Để đạt hiệu quả cao, trong quá trình tổ chức cần vận dụng linh hoạt quy trình trên. - Nhà trường cần đặc biệt quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ dạy học, giáo dục sinh đảm bảo tiêu chí an toàn, thân thiện, phù hợp lứa tuổi học sinh. - Vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh, cho GV cần được đặt lên hàng đầu. Các hoạt động trải nghiệm cần vừa sức phù hợp và mạng tính giáo dục cao để học sinh hào hứng tham gia. Bởi nếu trong hoạt động ấy, CSVC phục vụ hoạt động đó không an toàn hoặc không phù hợp học sinh sẽ mất tự tin và không dám, không thích tham gia, như vậy sẽ có tác dụng ngược không mong muốn. Trao thưởng cho học sinh đạt thành tích tốt trong hội thi Tri thức tuổi hồng 20
  9. Khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc tiêu biểu trong “Ngày hội đua tài” 7.3. Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị đề xuất. 7.3.1. Kết quả nghiên cứu: Từ những kết quả đạt được nêu trên, tôi thấy việc tổ chức Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi mỗi thầy cô giáo và các nhà quản lý phải nắm chắc vận dụng sáng tạo trên cơ sở phù hợp và đúng nguyên tắc, đảm bảo an toàn. Những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của đề tài và giá trị áp dụng trong các cơ sở giáo dục. Việc áp dụng SKKN thành công ở trường Tiểu học Hải Lựu, giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm, biện pháp để đổi mới công tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục và có thêm tài liệu cho đồng nghiệp tham khảo. Điểm mới trong sáng kiến chính là việc chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên giúp mỗi cán bộ giáo viên biết cách và có đủ kĩ năng, sự tự tin khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, biết huy động lực lượng, huy động các nguồn lực khi tổ chức hoạt động trải nghiệm, đồng thời biết vận dụng việc tổ chức hoạt 21
  10. động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học các môn học và trong các hoạt động giáo dục khác. 7.3.2. Bài học kinh nghiệm: Một là, làm tốt công tác truyền thông, công tác xây dựng đội ngũ sao cho mỗi thầy cô giáo, mỗi CBQL phải thực sự là một tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo. Sao cho, thầy cô giáo luôn yêu nghề, mến trẻ, luôn nêu cao tính tự chủ sáng tạo, làm việc có trách nhiệm, nắm chắc chương trình, nội dung môn học, nắm chắc nội dung phương pháp đánh giá để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm và nhiệm vụ được giao. Hai là, quan tâm trang bị cơ sở vật chất thiết bị phục vụ các hoạt động dạy học, giáo dục học sinh. Ba là, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong việc tạo môi trường và động lực học tập tích cực cho học sinh và trong quá trình giáo dục học sinh. Bốn là, đối với các cấp quản lý cần thường xuyên tổ chức các chuyên đề, làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất cho giáo viên, chú trọng tư vấn giúp đỡ giáo viên về phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Năm là, đổi mới công tác thi đua khen thưởng, gắn kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với đánh giá xếp loại thi đua các cán bộ giáo viên. Phối hợp chặt chẽ với Hội khuyến học để kịp thời động viên, khích lệ và khen thưởng những cán bộ giáo viên có thành tích cao trong các lĩnh vực công tác nhất là trong tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục học sinh, trong các hoạt động trải nghiệm. 7.3.4. Những ý kiến đề xuất: Đề nghị tổ chức các lớp học, tập huấn chuyên đề về phương pháp cách thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm; Tạo lập và tổ chức nhiều sân chơi cho học sinh có cơ hội giao lưu, trải nghiệm và học hỏi. 7.4. Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị. - Với những biện pháp, cách làm mà tôi đã áp dụng có hiệu quả ở trường đều có thể áp dụng được trong việc triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học khác. Song cách tiến hành, thứ tự các biện pháp có thể thay 22
  11. đổi cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. - Qua nghiên cứu tôi nhận thấy đề tài có thể áp dụng tốt trong việc tổ chức các Hoạt động trải nghiệm ở trường mầm non, THCS và các cơ sở giáo dục khác. Trong quá trình triển khai áp dụng cần linh hoạt và chú ý thực hiện tốt một số việc sau: Nghiên cứu văn bản, nghiên cứu thực trạng, tìm chọn nội dung, sơ đồ hoá và mô tả các biện pháp, chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực của giáo viên, lập kế hoạch triển khai tới các tập thể cá nhân liên quan, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tiễn. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Sáng kiến là kết quả quá nghiên cứu công phu của tôi, tôi đồng ý để các tổ chức, cá nhân áp dụng. Không yêu cầu bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Các trường, các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức hoạt động giáo dục học sinh - Điều kiện về đội ngũ và cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Việc chỉ đạo và làm tốt việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhà trường đã và đang thực hiện có hiệu quả mục tiêu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 góp phần xây dựng nhà trường: Nề nếp tốt, Chất lượng tốt, văn minh sạch đẹp, đạt chuẩn Quốc gia. Đó là: - Công tác tổ chức quản lý tiếp tục được đổi mới. - Đội ngũ giáo viên được trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng về tổ chức hoạt động trải nghiệm và dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh Hiện có 29 CB, GV đã cơ bản làm chủ và tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm theo quy định. Trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi năm 2020 nhà trường có 7/8 giáo viên đạt Giáo viên giỏi cấp huyện xếp thứ nhì toàn huyện. 23
  12. - Cơ sở vật chất - thiết bị, môi trường dạy học sạch đẹp, an toàn đáp ứng yêu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm và dạy học theo quy định - Hoạt động dạy học giáo dục và chất lượng giáo dục của nhà trường có chuyển biến tích cực luôn xếp trong tốp đầu của huyện. - Mức độ hoàn thành KT - KN các môn học các hoạt động giáo dục và mức độ hình thành phát triển phẩm chất năng lực của học sinh luôn có trên 98% đạt mức hoàn thành trở lên, học sinh được khen thưởng luôn chiếm trên 60%.: - Kết quả các kỳ thi đạt thanh tích cao cả số lượng và chất lượng, nhất là: + Năm 2019 - 2020, Nền nếp, chất lượng GD nhà trường có những chuyển biến tích cực, nhà trường đã có trên 400 lượt HS đạt giải các cuộc thi, các sân chơi/ tổng số 605 HS, riêng các sân chơi trên mạng Internet có trên 300 lượt HS đạt giải trong đó có 9 HS đạt cấp quốc gia, có 1 HS lớp 4 đạt giải Nhất thi Chung kết Trạng nguyên Tiếng Việt tại Hà Nội, nhà trường đã Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Các chỉ số thi đua của nhà trường xếp tốp đầu Toàn huyện, nhà trường được tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. - Việc huy động lực lượng và các nguồn lực, tạo lập môi trường giáo dục giữa Gia đình- Nhà trường và Xã hội chặt chẽ, có sự phối hợp nhịp nhàng trong việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh. Nhà trường là điểm sáng về phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm được PHHS tin tưởng, ủng hộ, được PGD ghi nhận. (Hình ảnh PHHS tương tác với nhà trường qua Facebook) 24
  13. + Năm học 2020-2021, bước đầu đã đạt được những kết quả như sau: : Thi TDTT và HKPĐ cấp huyện đạt 8 giải trong đó có 02 giải Nhì cấp huyện (Tăng 02 giải so với cùng kỳ thi năm học trước). Thi Giao lưu tìm hiểu kỹ năng giao thông an toàn cấp huyện đạt 15 giải trong đó có 3 nhất (Tăng so với kỳ thi cùng kỳ năm học 2019 - 2020) có 1 học sinh được dự thi cấp tỉnh và đạt giải Khuyến khích- Nhà trường xếp thứ Nhì toàn huyện. Thi kể chuyện sách có 4/ 4 học sinh dự thi đạt giải trong đó có 1 HS đạt giải Nhì cấp huyện. Về giáo viên tham gia thi GVCN giỏi có 7/8 GV dự thi đạt giáo viên giỏi cấp huyện là 1 trong những trường xếp tốp đầu của huyện Nề nếp, phong trào hoạt động trải nghiệm và chất lượng dạy học giáo dục học sinh được nâng lên, các chỉ số thi đua năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 - 2021 được phòng giáo dục đánh giá là trường mạnh trong huyện và vượt trội so với những năm học trước đó. Nhà trường đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Những kết quả trên tuy chưa cao nhưng là một trong những minh chứng khách quan về các hoạt động, nề nếp và chất lượng của nhà trường trong quá trình phát triển. Đó cũng là kết quả tích cực sau một năm áp dụng đề tài vào thực tiễn. - Việc áp dụng biện pháp tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm như trên đã góp phần xây dựng nề nếp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và thực hiện tốt mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. - Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của đề tài và giá trị áp dụng trong thực tế. *Để có thêm những đánh giá khách quan, quý thầy cô có thể tìm hiểu thêm trên cổng thông tin điện tử nhà trường tại địa chỉ thhailuu.vinhphuc.edu.vn và fanpage Faecbook / Trường tiểu học Hải Lựu, 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 25
  14. - Sáng kiến có thể áp dụng trong phạm vị rộng và là tài liệu tham khảo hữu ích về biện pháp và cách thức tổ chức tốt Hoạt động trải nghiệm trong dạy học và giáo dục học sinh cho đồng nghiệp. - Việc áp dụng sáng kiến đã góp phần thiết lập môi trường giáo dục lành mạnh hiệu quả, góp phần phát triển phẩm chất năng lực và thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực Địa chỉ TT nhân áp dụng sáng kiến Trường TH Hải Lựu, Dạy học Hoạt động trải nghiệm 1 Đỗ Anh Tuấn huyện Sông Lô cho học sinh lớp 5A1. Trường TH Hải Lựu, Dạy học Hoạt động trải nghiệm 2 Đỗ Thị Sen huyện Sông Lô cho học sinh lớp 5A1. Trường TH Hải Lựu, Dạy học Hoạt động trải nghiệm 3 Ngô Thị Na huyện Sông Lô cho học sinh lớp 1A1. Trường TH Hải Lựu, Tổ chức Hoạt động trải nghiệm 4 Trần Thị Hội huyện Sông Lô cho học sinh lớp 2B1. Nguyễn Quang Trường TH Hải Lựu, Tổ chức Hoạt động trải nghiệm 5 Chính huyện Sông Lô theo chủ đề. Trường Tiểu học Huyện Sông Lô, tỉnh Tổ chức Hoạt động trải nghiệm 6 Hải Lựu Vĩnh Phúc cho học sinh. Hải Lựu, ngày tháng năm 2021 Hải Lựu, ngày 19 tháng 2 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ Đào Tiến Khoa Sông Lô, ngày tháng 3 năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ 26
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 32/2018/ BGD&ĐT. - Công văn 3535/BGD&ĐT năm 2020 về hướng dẫn tổ chức nội dung Hoạt động trải nghiệm trong trường tiểu học - Công văn Số: 3536/BGDĐT-GDTH V/v biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ chức thực hiện từ năm học 2020 - 2021. - Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH, ngày 3 tháng 10 năm 2017 của Bộ giáo dục về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 - 2018 nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học. - Công văn 3225/BGDĐT-GDCTHSSV năm 2017 hướng dẫn triển khai bộ tài liệu Thực hành kỹ năng sống do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có hiệu lực từ ngày 27/07/2017. - Văn bản hợp nhất Thông tư 22 và Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học - Thông tư 27/2020/TT-BGD&ĐT hướng dẫn về đánh giá xếp loại học sinh tiểu học. - Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD&ĐT, sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT các năm 2018 - 2019, 2020 - 2021. - Báo cáo tổng kết các năm học 2018-2019; năm học 2019 - 2020, năm học 2020 - 2021, của Phòng GD-ĐT Sông Lô và của Trường Tiểu học Hải Lựu. - Các quy định của ngành và các tài liệu tham khảo hợp pháp khác. 27