SKKN Giải pháp chỉ đạo giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trong việc dạy học Lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

docx 29 trang thulinhhd34 529211
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp chỉ đạo giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trong việc dạy học Lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_giai_phap_chi_dao_giao_vien_tiep_can_chuong_trinh_giao.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Giải pháp chỉ đạo giáo viên tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trong việc dạy học Lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. việc. Đồng thời, GV cũng là người hướng dẫn, huấn luyện HS quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin để chiếm lĩnh kiến thức. - Khai thác triệt để kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa hiện hành để hình thành, phát triển năng lực học sinh: Chương trình Lịch sử lớp 4, 5 hiện hành yêu cầu HS nhận biết được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu theo hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. Để thực hiện việc dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, GV phải nắm vững nội dung cơ bản đã nêu trong sách giáo khoa và khai thác triệt để những kiến thức đó thông qua các PPDH, cách thức tổ chức HS. - Nắm vững những tiêu chí về kĩ năng trong chương trình hiện hành kết hợp với các năng lực môn học trong chương trình mới: Kĩ năng là một biểu hiện, một điều kiện cần thiết, một yếu tố trong tổ hợp các yếu tố tạo nên năng lực học tập cho HS. Trong mục tiêu chương trình lịch sử lớp 4, 5 hiện hành đưa ra có mục tiêu về kĩ năng. Đây chính là những gợi mở về các biểu hiện của năng lực cần rèn luyện, hình thành cho HS. GV cần bám sát những tiêu chí này kết hợp với nắm vững nội dung, biểu hiện của các năng lực môn học cần hình thành cho HS tiểu học để lập kế hoạch dạy học và tiến hành các hoạt động dạy học. -Thực hiện hiệu quả tích hợp liên môn (lịch sử, địa lí) và tích hợp đa môn trong dạy học lịch sử: Dạy học tích hợp là định hướng về nội dung và PPDH, trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống”. Tích hợp có nhiều hình thức và cấp độ khác nhau. Giải pháp 4: Giúp CBGV rà soát, bổ sung, sắp xếp các nội dung dạy học Lịch sử trong chương trình hiện hành Việc rà soát, bổ sung, sắp xếp các nội dung dạy học Lịch sử trong chương trình hiện hành thực hiện theo các hướng: - Việc dạy học lịch sử cần quan tâm hơn tới việc tích hợp trong các môn học và hoạt động giáo dục. Tri thức lịch sử có thể được giới thiệu không chỉ ở sách giáo khoa mà hoàn toàn có thể được giới thiệu trong các bài học môn Tiếng Việt, bài học Đạo đức, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt tập thể, các mối quan hệ tương tác giữa HS, nhà trường với địa phương, cộng đồng Tích hợp các môn học và hoạt động giáo dục trong dạy học Lịch sử sẽ góp phần tránh sự trùng lặp kiến thức giữa các môn học, tránh tính hàn lâm và tạo ra sự hấp dẫn của giáo dục lịch sử. - Xác định các nội dung kiến thức lịch sử liên quan đến địa phương nhằm tăng cường nội dung giáo dục lịch sử địa phương với các mức độ và hình thức phù hợp. - Với những bài học trong sách giáo khoa thuộc chương trình hiện hành có nội dung liên quan chặt chẽ với nhau, có thể sắp xếp, xây dựng thành một bài học được dạy trong 2 hoặc 3 tiết. Trong bài học này, trên cơ sở đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, có thể thiết kế các hoạt động mà sách giáo khoa hiện hành không quy định rõ nét như các yêu cầu về thực hành, vận dụng. 13
  2. Ví dụ, kết hợp các bài học “Nước nhà bị chia cắt” và bài “Bến Tre đồng khởi”; hoặc bài “Sấm xét đêm giao thừa” và “Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” Giải pháp 5:Vận dụng các PPDH Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS Vận dụng các PPDH lịch sử theo hướng phát triển năng lực HS bằng cách nào? Đó là câu hỏi GV thường đặt ra. Có nhiều cách để vận dụng PPDH theo hướng phát triển năng lực HS, chẳng hạn: - Vận dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn theo hướng phát triển năng lực người học: Phương pháp quan sát, Phương pháp hỏi – đáp, Phương pháp kể chuyện, Phương pháp thảo luận - Vận dụng một số PPDH hiện đại: Phương pháp đóng vai, Phương pháp dạy học theo dự án, Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, Phương pháp trò chơi, Phương pháp dạy học theo hợp đồng Ví dụ: Khi áp dụng PPDH theo hợp đồng cho bài Lịch sử lớp 4 (Bài 20: Ôn tập), tôi chỉ đạo GV xây dựng Bảng hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ: Nhiệm vụ bắt buộc - Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bảng sau: Triều đại Vua đầu tiên Nơi đặt kinh đô Sự kiện nổi bật a) Nhà Đinh Đinh Tiên Hoàng Hoa Lư Dẹp loạn 12 sứ quân, (Đinh Bộ Lĩnh) thống nhất đất nước b) Nhà Tiền Lê . . . c) Nhà Lý . . d) Nhà Trần . . e) Nhà Hậu Lê . - Nhiệm vụ 2: Nếu là hướng dẫn viên du lịch, khi có khách đến tham quan Văn Miếu- Quốc Tử Giám, em dự định giới thiệu gì về di tích lịch sử - văn hóa này? Nhiệm vụ tự chọn: Các nhóm chọn nhiệm vụ 3 hoặc 4 để thực hiện - Nhiệm vụ 3. Đi tìm các nhân vật lịch sử Mục đích trò chơi: - Nhớ được tên những nhân vật lịch sử dân tộc đã học từ buổi đầu dựng nước đến thời Hậu Lê. - Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng diễn đạt. Chuẩn bị: Một bộ phiếu bằng giấy ghi các câu hỏi. Một túi đựng giấy có ghi câu hỏi được gấp lại STT Câu hỏi 1 Tên gọi chung các ông vua của nhà nước Văn Lang là gì? 2 Ông vua nào có công xây dựng thành Cổ Loa thời Âu Lạc? 3 Tên vua nào gắn liến với chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938? 4 Ông vua nào đã quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Tháng Long? 5 Vị tướng nào chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ hai? 6 Nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng thời Hậu Lê là ai? 7 Tên vị vua đầu tiên thời nhà Trần? 14
  3. 8 Vị tướng nhà Trần nào đã chỉ huy quân dân tab a lần đánh thắng quân Mông – Nguyên xâm lược? Cách chơi - HS có thể ngồi hoặc đứng thành vòng tròn, mặt hướng vào tâm lớp, nếu có không gian rộng. - Cả nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát nào đó và trao tay nhau túi đựng câu hỏi trên. - Khi người chủ trì hô” “Dừng lại!”, túi đựng câu hỏi ở trong tay HS nào thì HS đó mở túi và chọn một câu hỏi, sau đó đọc to cho cả nhóm nghe và tả lời câu hỏi đó. - Nếu HS trả lời đúng sẽ được cả nhóm thưởng một tràng pháo tay; nếu không đúng được phép mở câu hỏi thứ hai. Trò chơi tiếp tục cho đến hết thời gian. Nhiệm vụ 4. Đóng vai theo tình huống: Quân xâm lược Mông – Nguyên lăm le xâm lược nước ta, vua Trần triệu tập các lực lượng để bàn việc nước. Nhóm trưởng phân công người tham gia diễn xuất; Chuẩn bị và thể hiện vai diễn theo tình huống yêu cầu. Hay đối với Lịch sử 5, tôi đã hướng dẫn GV về cách xây dựng kế hoạch bài học theo định hướng phát triển năng lực HS - Bài 6 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” như sau: I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS đạt được: - Biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu. - Trình bày được lí do; nêu được mục đích và bước đầu đánh giá được hành động thể hiện ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. - Nêu khái quát hành trình và kết quả ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. - Rèn luyện cho HS biết tìm ý chính trong sách giáo khoa, làm việc với tài liệu lịch sử, đồ dùng trực quan. - Có cảm xúc lịch sử, cảm phục tinh thần vượt khó của Nguyễn Tất Thành. Định hướng năng lực phẩm chất: - Góp phần hình thành cho HS năng lực chung: giao tiếp, hợp tác. - Các năng lực môn học. Nhận thức lịch sử (trình bày lí do Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới; bước đầu đánh giá được hành động thể hiện ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành); Năng lực tìm tòi khám phá (nêu lí do ra đi; nhận xét, đánh giá tinh thần, ý chí của Nguyễn Tất Thành); Năng lực vận dụng kiến thức (qua ý chí quyết tâm của Nguyễn Tất Thành, HS rút được bài học cho bản thân trong học tập) II. Chuẩn bị: tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan phù hợp với bài học III. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Củng cố kiến thức cũ: GV có thể sử dụng câu hỏi ở cuối bài 5 để kiểm tra. * Khởi động: GV trình chiếu các bức hình: Nguyễn Tất Thành tại bến cảng Nhà Rồng (1911) tranh vẽ minh họa; tàu đô đốc La-tu-sơ-rê-vin; bến cảng Nhà Rồng (Thế kỉXX), yêu cầu HS thảo luận và nêu hiểu biết của mình về các bức hình này. Sau đó GV giới thiệu: Tại bến cảng Nhà Rồng, ngày 5-6-1911, người 15
  4. thanh niên Việt Nam Nguyễn Tất Thành xin làm việc trên tàu buôn của Pháp mang tên đô đốc La-tu-sơ-rê-vin để ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Tình hình trong nước lúc đó ra sao mà Người lại mong muốn đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước mới? Quyết tâm của Nguyễn Tất Thành muốn ra nước ngoài để tìm đường cứu nước biểu hiện như thế nào? Hành trình của Người ra sao? Em có suy nghĩ gì về ý chí quyết tâm của Người? chúng ta cùng tìm hiểu bài học này. HĐ2: Tìm hiểu lí do Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Mục tiêu: Qua nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu lịch sử, dưới sự hướng dẫn của GV, HS biết được các lí do thôi thúc Nguyễn Tất Thành đi tìm con đường cứu nước mới. - GV có thể tổ chức hoạt động nhóm kết hợp với toàn lớp, gợi mở vấn đề và giao nhiệm vụ cho các nhóm. - HS tìm hiểu SGK và báo cáo kết quả thông qua trả lời các câu hỏi: 1. Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình và quê hương như thế nào? 2. Suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành về hoàn cảnh đất nước lúc đó? 3. Phong trào đấu tranh của các bậc tiền bối lúc bấy giờ như thế nào? Kiến thức cần đạt Hoạt động của thầy, trò 1. Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm ra đi tìm đường cứu nước. vụ cho từng nhóm: Nhóm 1: Tìm hiểu SGK nêu được gia đình và quê hương của Nguyễn Tất Thành. Nhóm 2. Nghiên cứu SGK từ “Trong bối cảnh giải phóng đồng bào” để nêu suy nghĩ của Nguyễn Tất Thành về hoàn cảnh đất nước lúc đó. Nhóm 3. Nghiên cứu đoạn tư liệu “Nguyễn Tất Thành thực hiện được” để nêu lên kết quả các phong trào yêu nước lúc đó. - HS các nhóm nhận nhiệm vụ nghiên cứu, thảo luận trong 5 phút. - Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác đánh giá, bổ sung - GV nhận xét và chốt kiến thức: - Gia đình yêu nước và quê hương + Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một có truyền thống yêu nước. gia đình yêu nước và ở một quê hương có - Nguyễn Tất Thành sớm có lòng truyền thống yêu nước. yêu nước, thương dân. + Người thấu hiểu tình cảnh đất nước bị - Lúc đó phong trào yêu nước của đô hộ và nỗi thống khổ của nhân dân, các bậc tiền bối đều bị thất bại. sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp, 16
  5. giải phóng đồng bào. + Người khâm phục các bậc tiền bối, nhưng các phong trào yêu nước của các cụ đều bị thất bại. - HS ghi bài vào vở. - HS cả lớp trao đổi: vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tìm đường cứu nước mới? - HS phát biểu, trao đổi. - GV chốt: vì đất nước bị đô hộ và các phong trào yêu nước trước đó đều bị thất bại. HĐ3: Nêu mục đích và hành động thể hiện ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Mục tiêu: Biết được mục đích, biểu hiện về ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và bước đầu rút ra được nhận xét về hành động thể hiện ý chí của Người. - GV có thể vận dụng kể chuyện kết hợp đóng vai và trao đổi thảo luận. - HS nêu được mục đích ra đi của Nguyễn Tất Thành, hành động biểu hiện ý chí quyết tâm của Người và rút ra nhận xét. Kiến thức cần đạt Hành động của thầy, trò 2. Mục đích và ý chí quyết tâm - GV dựa vào SGK để dẫn chuyện. ra đi tìm đường cứu nước của - 2 HS đóng vai Tư Lê và Nguyễn Tất Thành Nguyễn Tất Thành để đối thoại với nhau. - Sau khi 2 HS thực hiện đoạn hội thoại, GV tổ chức cả lớp thảo luận theo các câu hỏi: + Nêu mục đích ra đi của Nguyễn Tất Thành? - Mục đích: ra nước ngoài để + Chi tiết nào thể hiện ý chí quyết tâm của học tập rồi về giúp đồng bào Người? cứu nước. + Ý nghĩa của hành động thể hiện ý chí quyết - Ý chí quyết tâm: Vượt khó tâm của Nguyễn Tất Thành? khăn, sẵn sang lao động khổ cực - HS trao đổi, thảo luận -> nhận xét, đánh giá - GV chốt: Mục đích muốn ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là xem người ta làm thế nào để trở về giúp đồng bào. Nguyễn Tất Thành đã lường trước được những khó khăn khi ra nước ngoài: không có tiền, không người chăm sóc, nhiều nguy hiểm, nhưng Người vẫn quyết tâm ra đi. Chi tiết thể hiện quyết tâm là giơ hai bàn tay và nói: “Chúng ta làm việc ”. Điều này thể hiện ý chí quyết tâm vượt khó khăn, sẵn sàng lao động khổ cực để thực hiện quyết tâm. - GV dẫn phần cuối của câu chuyện “Bị lôi 17
  6. cuốn nguy hiểm” HĐ4: Trình bày khái quát hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành Mục tiêu: HS biết được thời gian, địa điểm, hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành và sau 30 năm Người mới trở về trở về Tổ quốc. - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ kết hợp với SGK để trả lời câu hỏi - HS nêu được thời gian, địa điểm ra đi, hành trình qua một số châu lục và sau 30 năm mới trở về Tổ quốc. Kiến thức cần đạt Hành động của thầy, trò 3. Hành trình đi tìm đường cứu - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ, nước của Nguyễn Tất Thành nghiên cứu SGK và gợi mở câu hỏi để HS trả lời: + Người làm gì để đi ra nước ngoài? + Người ra đi từ đâu vào bao giờ và sau bao nhiêu năm Người mới trở về? + Trong hành trình của mình, Người đã đi qua những nơi nào? - HS suy nghĩ và phát biểu - GV chốt: Nguyễn Tất Thành đã xin việc trên một tàu buôn Pháp, được giao làm phụ bếp, một công việc nặng nhọc, nguy - Người ra đi từ bến cảng Nhà hiểm. Người rời Tổ quốc từ bến cảng Nhà Rồng vào 5-6-1911. Rồng vào ngày 5-6-1911 (GV có thể sử - Người đi qua nhiều nơi, sau 30 dụng một số câu thơ của nhà thơ Chế Lan năm mới trở về Tổ quốc. Viên hoặc Tố Hữu: “Từ đó, Người đi những bước đầu, Lênh đênh bốn biển một con tầu Cuộc đời sóng gió, trong than bụi Tay đốt lò, lau chảo, thái rau” (Theo chân Bác) Trong hành trình cứu nước của mình, Người đã đi qua nhiều châu lục và sau 30 năm (1911- 1941) Người mới trở về Tổ quốc. HĐ nối tiếp: Củng cố luyện tập - GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ kiến thức trong SGK. - Sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, chẳng hạn: Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý đúng. Lí do thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đừng cứu nước mới là: A. Truyền thống gia đình, quê hương. B. Nước mất, dân khổ cực. C. Phong trào yêu nước của các bậc tiền bối bị thất bại D. Tất cả các ý trên. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến 18
  7. Thông qua việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tiếp cận chương trình GDPT mới – 2018 nhằm định hướng phát triển phẩm chất, năng lực trong dạy học lịch sử theo hướng tích cực, đề tài đã đưa ra những cách thức mới trong PPDH Lịch sử theo hướng trải nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn thiết thực và hiệu quả. Từ thực tiễn áp dụng trong năm qua, GV đã bước đầu tiếp cận được với chương trình GDPT mới về tổng quan xây dựng chương trình, về các mạch cấu trúc chương trình. HS chủ động tích cực và rất năng động, sáng tạo trong học tập. Chất lượng giáo được nâng lên, kiến thức về Lịch sử không còn trở nên khô khan, cứng nhắc. Việc tăng cường sử dụng PPDH theo hướng trải nghiệm sáng tạo và tích hợp liên môn, góp phần làm cho việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của những giờ học Lịch sử trở nên nhẹ nhàng, tràn đầy cảm hứng và hấp dẫn. Để từ đó bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, đất nước, có ý thức hơn trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của bản thân, GV bước đầu được thực hiện trong quá trình giảng dạy ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Thanh Hóa đã thực sự đưa lại hiệu quả cao. Cho thấy đây là giải pháp thiết thực có ý nghĩa thực tiễn trong dạy học Lịch sử hiện nay để giải quyết những khó khăn, thực trạng tồn tại, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và hình thành phẩm chất, năng lực, tư duy hành động cho HS. Đồng thời là phương pháp thực sự có ý nghĩa trong dạy học Lịch sử theo chương trình mới và PPDH tương lai. Góp phần to lớn vào thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện và căn bản theo định hướng Đảng. Năm học 2019-2020, triển khai chuyên đề dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS của khối lớp 5 do cô giáo Luyện Thị Thanh Sâm thể hiện bài giảng rất thành công. Điều đó cho thấy việc tiếp cận chương trình và phương pháp mà nhà trường triển khai đúng với quy định của ngành. Từ tiết chuyên đề, GV các tổ khối đã đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa vào thực tiễn giảng dạy nhân rộng mô hình. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận: Dạy học theo hướng phát triển năng lực HS coi việc hình thành, phát triển năng lực, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là mục tiêu hướng tới cuối cùng trên cơ sở mục tiêu cụ thể của từng bài học, nội dung lịch sử. Trong đó HS tích cực, chủ động nhận thức để chiếm lĩnh, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thực tế và rèn luyện phương pháp tự học dưới sự tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của GV. GV có đầu tư cho tiết dạy, cần chú ý vận dụng việc đổi mới phương pháp trong quá trình xây dựng kế hoạch bài học, xác định chính xác mục tiêu, kiến thức và kĩ năng, trọng tâm cơ bản của bài dạy, truyền thụ đầy đủ, có hệ thống các kiến thức và phối hợp linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học, tổ chức được các hoạt động học tập cho HS, giúp HS chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng một cách chủ động. Các tiết dạy đã thể hiện được rõ việc phân hóa đối tượng HS trong lớp theo trình độ, theo khả năng đáp ứng và sở thích nhất. 19
  8. Nhiều HS đã tham gia vào các hoạt động học một cách hăng hái, biết hỗ trợ nhau hoàn thành công việc chung. HS tham gia các hoạt động học tập và giáo dục một cách chủ động và tự giác; biết trình bày vấn đề một cách lưu loát. Giờ học nhẹ nhàng hơn, tự nhiên hơn, hiệu quả hơn. Để đạt được mục tiêu của nền giáo dục tiên tiến cũng như đáp ứng được quan điểm chỉ đạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, cần phải hướng tới cách dạy theo hướng phát triển năng lực của HS. Giống như các môn học khác, dạy học lịch sử ở tiểu học cũng phải theo xu hướng đó. Với kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi tôi đã đưa ra, bản thân hi vọng sẽ hỗ trợ GV trong việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học. 3.2. Kiến nghị: - Tăng cường bồi dưỡng các chuyên đề theo chương trình GDPT mới 2018, có nhận thức đúng về lý luận đổi mới PPDH, phải biết kết hợp trong việc giúp HS lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng và phát triển tâm sinh lý. - Động viên khuyến khích kịp thời đối với GV tích cực tìm tòi, sáng tạo trong đổi mới phương pháp. Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ GV và HS khi sử dụng phương pháp này. - GV phải cần thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho mình để vận dụng các PPDH mới vào quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục nói chung. - Quy trình sử dụng PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS mà tôi đã đề xuất có tính khả thi cao và dễ dàng áp dụng vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, GV cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức cũng như tìm hiểu thêm bản chất của phương pháp này để ứng dụng phù hợp với trình độ của HS thực tại của trường mình để đạt được hiệu quả tối ưu nhất mà phương pháp mang lại. Những biện pháp trên không phải là khó nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi GV cũng cần tham khảo, nghiên cứu kỹ để áp dụng phù hợp với đối tượng HS. Tôi tin rằng, sáng kiến này hẳn cũng sẽ là những cẩm nang hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho GV. Tôi rất mong được sự đóng góp và bổ sung ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được thành công hơn. Thanh Hóa, ngày 22 tháng 5 năm 2020 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người thực hiện Ngô Việt Hưng 20
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO GIÁO VIÊN TIẾP CẬN CHƯƠNG TRÌNH GDPT-2018 TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TIỂU HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Ngô Việt Hưng Chức vụ: Phó Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường TH Nguyễn Văn Trỗi. SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý THANH HÓA, NĂM 2020 21
  10. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. 3 2.2. Cơ sở thực tế 5 2.3. Các giải pháp. 6 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 18 3. Kết luận, kiến nghị 3.1. Kết luận 19 3.2. Kiến nghị 19 DANH MỤC VIẾT TẮT Nội dung Viết tắt Học sinh HS Giáo viên GV Giáo dục phổ thông GDPT Phương pháp dạy học PPDH 22
  11. PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh về công tác triển khai thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 2. Một số hình ảnh về thực hiện chuyên môn trong nhà trường Dạy Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực HS do cô giáo Luyện Thị Thanh Sâm thực hiện Cô giáo Lê Thị Diệp áp dụng tính tích hợp trong dạy học phân môn Lịch sử
  12. Cô giáo Phạm Thị Liên với việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật mới trong môn Lịch sử
  13. Hình ảnh minh họa bài giảng Bài 6: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước (Đây là kế hoạch bản thân đã trình bày trước Hội nghị tập huấn tại Bộ Giáo dục)
  14. Bài 24+25: Trịnh - Nguyễn phân tranh và cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong (Cô giáo Lê Thị Diệp đã tích hợp nội dung hai bài được Hội đồng nhà trường đánh giá cao)
  15. DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI CÁC CẤP Năm học Tên SKKN Kết quả xếp loại các cấp Rèn kĩ năng đọc thành tiếng cho học sinh Xếp loại C cấp Tỉnh 2003 - 2004 lớp 2 Hướng dẫn học sinh giỏi toán lớp 5 giải Xếp loại B cấp thành 2009 - 2010 toán về chuyển động đều phố Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo lường cho học Xếp loại C cấp Tỉnh 2010 - 2011 sinh lớp 5 Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành Xếp loại B cấp thành 2011 – 2012 các phép tính về phân số cho học sinh giỏi phố lớp 5 Rèn kĩ năng tính nhanh, tính nhẩm các Xếp loại B cấp Tỉnh 2012 - 2013 phép tính về phân số cho học sinh giỏi lớp 4,5 Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên sử Xếp loại C cấp Tỉnh dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong 2015 - 2016 dạy học môn khoa học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên sử Xếp loại B cấp Tỉnh dụng phương pháp “bàn tay nặn bột” trong 2017 - 2018 dạy học môn khoa học và môn TNXH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Một số giải pháp chỉ đạo chuyên môn Xếp loại B cấp thành trong việc thực hiện giáo dục kĩ năng sống phố 2018 – 2019 cho học sinh trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi- Thành phố Thanh Hóa Giải pháp chỉ đạo GV tiếp cận chương đang gửi về Hội đồng trình giáo dục phổ thông – 2018 trong việc khoa học PGD chấm 2019 - 2020 dạy học Lịch sử ở Tiểu học theo định hướng phát triển năng lực học sinh