Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tư thế và kỹ năng vậng động cơ bản cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm

docx 16 trang thulinhhd34 4081
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tư thế và kỹ năng vậng động cơ bản cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ren_tu_the_va_ky_nang_vang_dong_co_ban.docx
  • docxTóm tắt sáng kiến_Nguyễn Quang Chính_TH Hải Lựu.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn tư thế và kỹ năng vậng động cơ bản cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu: Để thực hiện tốt yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên phải luôn thay đổi phương pháp dạy học, phải có những biện pháp hợp lý để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phát triển được những phẩm chất, năng lực của người học. Các nhà khoa học đã chứng minh, việc tiếp thu kiến thức thông qua quá trình đọc chỉ đạt 10%, thông qua việc nghe người khác truyền đạt chỉ là 20% còn thông qua việc trải nghiệm thực tế đạt tới 80%. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 thì: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định”. Vì vậy năng lực của học sinh chỉ được hình thành thông qua trải nghiệm và hoạt động. Cho nên khi giảng dạy môn thể dục mà giáo viên dùng các phương pháp sử dụng lời nói (thuyết trình, giảng giải, phân tích) và phương pháp trực quan (quan sát tranh, ảnh, video ) sẽ không đạt hiệu quả cao nhất. Do đó giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn để học sinh được thực hành, trải nghiệm thực tế nhiều hơn từ đó phát triển các phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì vậy áp dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực một cách đúng quy trình sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc dạy học môn thể dục ở trường tiểu học. 2. Tên sáng kiến: Rèn tư thế và kỹ năng vậng động cơ bản cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm. 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Nguyễn Quang Chính - Địa chỉ: Trường Tiểu học Hải Lựu - Sông Lô - Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0975944368 - E- mail: nguyenquangchinh82@gmail.com 1
  2. 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Quang Chính 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến Rèn tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm được áp dụng trong lĩnh vực giảng dạy môn thể dục ở các trường tiểu học trong huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc. Đối tượng là học sinh tiểu học. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến Rèn tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm được áp dụng từ 10/ 09/ 2019. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Lý do chọn sáng kiến: Danh ngôn có câu: “Người có sức khỏe, có hy vọng; và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ”, hay “Sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt. Mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”. Chính vì vậy mà việc tập luyện thể dục thể thao có vai trò rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để có sức khỏe tốt học sinh phải biết cách tập luyện TDTT đúng cách và thường xuyên, có hệ thống. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học các em rất hiếu động, hồn nhiên, vô tư, thích được tham gia vào các hoạt động đặc biệt là các hoạt động vận động, các em thích được thể hiện bản thân trước tập thể. Vì vậy các em rất thích học giờ thể dục, học thể dục giúp học sinh rèn luyện những tư thế, kỹ năng vận động cơ bản nhất để áp dụng vào thực tế hàng ngày của các em. Tuy nhiên trong thực tế việc dạy môn thể dục nói chung và nội dung rèn tư thế, kỹ năng vận động cho học sinh tiểu học chưa được chú trọng, giờ học thể dục chưa hấp dẫn, chưa đạt hiệu quả cao. Học sinh còn thiếu kỹ năng vận động cơ bản. Vì vậy khi tham gia các hoạt động học tập, lao động, vui chơi hàng ngày học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Để học sinh có tư thế, kỹ năng vận động đúng, thành thạo, xử lý tốt các tình huống hàng ngày đòi hỏi người giáo viên phải áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào quá trình dạy học để phát triển phẩm chất, năng 2
  3. lực của học sinh và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện, học sinh biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào cuộc sống hàng ngày như vậy giờ dạy mới thành công. Thực tế cho thấy ở những nội dung thi thể thao thành tích cao không chỉ đòi hỏi học sinh có thể lực tốt, kỹ thuật tốt mà còn phải có chiến thuật tốt. Như vậy, học giáo dục thể chất vừa là nhiệm vụ vừa là biện pháp giúp học sinh phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Qua nhiều năm giảng dạy môn thể dục ở các trường tiểu học bản thân tôi đã áp dụng và nhận thấy, dạy nội dung rèn tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động trải nghiệm luôn mang lại hiệu quả cao trong các giờ thể dục. Đây là lý do tôi chọn sáng kiến: Rèn tư thế và kỹ năng vậng động cơ bản cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm. 7.2. Nội dung sáng kiến: 7.2.1. Thực trạng: a. Thuận lợi: - Học sinh rất thích được học môn thể dục, thích được tham gia vào các hoạt động đặc biệt là hoạt động vận động. - Đa số các em có thể lực tốt để tham gia vào quá trình học tập và rèn luyện thân thể. - Được ban giám hiệu nhà trường quan tâm. - Các em được đội ngũ thầy cô giáo có trình độ chuyên môn đạt chuẩn hướng dẫn trong quá trình học tập và rèn luyện. - Học sinh ngoan, có ý thức trong học tập và rèn luyện. - Cơ sở vật chất phục vụ môn học được đầu tư. b. Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì học sinh còn gặp một số khó khăn trong quá trình học tập như: 3
  4. - Việc dạy học môn thể dục nói chung và học về tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh tiểu học nói riêng còn sơ cứng, máy móc chưa sinh động. Học sinh học thông qua việc thực hành theo mẫu của giáo viên nên chưa phát huy được tính sáng tạo của học sinh. - Dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm, nhất là việc rèn tư thế và kĩ năng vận động cơ bản cho học sinh chưa được giáo viên thực hiện tốt nên nhiều giờ học thể dục chưa thực sự hấp dẫn, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh, các em còn tiếp thu kiến thức, kỹ năng một cách thụ động. - Học sinh tiểu học chưa được thực hành những kỹ năng vận động nhiều, nên việc thực hành vận dụng các tư thế, kỹ năng vận động cơ bản trong học tập và trong cuộc sống chưa tốt. - Thời gian dành cho môn học còn hạn chế nên học sinh thực hành, luyện tập còn ít, cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu môn học. - Môi trường để học sinh được thực hành trải nghiệm còn hạn chế. 7.2.2. Mục dích, ý nghĩa của sáng kiến: - Thông qua các hoạt động trải nghiệm góp phần phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, tăng cường sự tự tin, phát triển tư duy độc lập của học sinh. Việc huy động sử dụng tổng hợp các giác quan, trí tuệ, cảm xúc vào quá trình tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới giúp các em nắm chắc, ghi nhớ và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. - Hơn nữa, qua đó, học sinh không chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết mà các em còn làm được, còn vận dụng các tư thế kỹ năng vận động cơ bản ấy để giải quyết các tình huống trong thực tế, góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. 7.2.3. Sáng kiến rèn tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm. Trải nghiệm là quá trình nhận thức, khám phá đối tượng bằng việc tương tác với đối tượng thông qua các thao tác vật chất bên ngoài (nhìn, sờ, nếm, ngửi ) và các quá trình tâm lý bên trong (chú ý, ghi nhớ, tư duy, tưởng tượng). Thông qua đó, chủ thể có thể học hỏi, tìm tòi, sáng tạo, tiếp thu, tích lũy được những kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện các kĩ năng trong cuộc sống. Từ những thuận lợi và khó khăn mà học sinh gặp phải khi tham gia học tập, tôi nghiên cứu và tiến hành áp dụng sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy 4
  5. môn thể dục. Để thực hiện có hiệu quả sáng kiến, tôi đã thực hiện theo quy trình các bước sau: *Bước thứ nhất: Gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học. - Mục đích: Việc gợi động cơ, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học là quan trọng và cần thiết, bởi chỉ khi học sinh cảm thấy hứng thú, thích được tập luyện, vui vẻ khi tập luyện thì giờ học mới đạt hiệu quả cao. - Cách thực hiện: Giáo viên gợi động cơ, tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng cách trước khi vào tập luyện giáo viên cung cấp cho học sinh những thông tin về thể thao trong nước và trên thế giới thông qua các câu truyện, hình ảnh, video, liên quan đến nội dung học tập. - Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi lồng ghép các nội dung học tập trong quá trình giảng dạy để kích thích học sinh tập luyện. Việc học mà chơi, chơi mà học học sinh cảm thấy vui vẻ hơn, giờ thể dục trở nên nhẹ nhàng hơn. Ví dụ 1: Khi học nội dung thể thao tự chọn (bóng đá) giáo viên có thể thông tin, kể cho học sinh về tình hình bóng đá trong nước và thế giới, giới thiệu hoặc cho học sinh xem một số hình ảnh, video về các cầu thủ nổi tiếng thế giới và trong nước đây là các thần tượng của các em. Từ đó sẽ gợi động cơ, hứng thú kích thích các em trong quá trình học tập và rèn luyện. Hình 1: Hình ảnh những cầu thủ bóng đá nổi tiếngtrên thế giới và trong nước 5
  6. Ví dụ 2: Khi luyện tập chạy nhanh: Giáo viên có thể sử dụng lồng ghép các trò chơi như chạy thi, chạy tiếp sức dưới hình thức chơi trò chơi “Chạy đuổi”, “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau” Hình 2: Trò chơi chạy đuổi Qua sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức, kỹ năng bài học. Với nhiều hình thức tập luyện được thay đổi học sinh sẽ hứng thú tập luyện mà không cảm thấy mệt mỏi, chán nản, giờ học trở nên hấp dẫn ,vui tươi từ đó chất lượng giờ thể dục đượcnâng cao. * Bước thứ hai: Tổ chức cho học sinh trải nghiệm, tự phân tích, khám phá, rút ra kiến thức, kỹ năng mới. - Khổng Tử từng nói: “Những gì tôi nghe, tôi sẽ quên. Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ. Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”. Vì vậy trải nghiệm thực tế giúp học sinh phát triển được các kỹ năng của bản thân như: Kỹ năng quan sát, kỹ năng nhận thức và tư duy, kỹ năng ứng sử, kỹ năng cảm nhận, kỹ năng biểu đạt tình cảm. Từ trải nghiệm thực tế học sinh sẽ chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng bài học. - Cách thực hiện: Giáo viên là người tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sau đó hướng dẫn học sinh tự phân tích, khám phá, khái quát kiến thức từ những kết quả mà các em vừa được trải nghiệm. Học sinh có nhiệm vụ quan sát, đối chiếu giữa kết quả của mình với các thành viên trong lớp hoặc giữa nhóm mình với các nhóm. Trên cơ sở đó, học sinh tổng hợp những vấn đề cốt lõi ( từ nhiệm vụ 6
  7. trải nghiệm) để hình thành kiến thức, kỹ năng mới. Từ đó giúp các em phát triển phẩm chất, năng lực của mình. Ví dụ: Cho học sinh trải nghiệm ném bóng vào rổ. Để thực hiện được tốt thì học sinh phải biết quan sát vị trí rổ, tư duy để làm sao ném bóng trúng rổ, cảm nhận được việc dùng lực ném của tay, thể hiện sự vui mừng khi ném bóng trúng rổ, thích thú khi được ném bóng. Hình 3: Học sinh thực hành trải nghiệm ném bóng vào rổ Ví dụ: Rèn luyện đi trên vạch kẻ thẳng. Qua trải nghiệm thực tế học sinh đi và quan sát, đối chiếu với các bạn trong lớp đi, học sinh tự rút ra được kinh nghiệm từ đó điều chỉnh nhận thức của bản thân. Hình 4: Học sinh thực hành, trải nghiệm đi trên vạch kẻ thẳng 7
  8. * Bước thứ ba: Thực hành luyện tập các tư thế, kỹ năng vận động cơ bản: - Mục đích: Thực hành luyện tập để củng cố kiến thức, hoàn thiện kỹ năng tăng khả năng vận dụng những kiến thức, kỹ năng của bản thân vào thực tế. - Cách thực hiện: Giáo viên tổ chức để học sinh thực hành luyện tập các tư thế, kỹ năng vận động cơ bản. + Thực hành rèn tư thế, kỹ năng đi: Giáo viên tổ chức để học sinh thực hành đi trên vạch kẻ thẳng, đi vượt chướng ngại vật thấp, đi kết hợp mang vác, Giáo viên quan sát học sinh thực hành, hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự điều chỉnh bản thân. + Thực hành rèn tư thế, kỹ năng khi chạy: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh luyện tập chạy trên địa hình tự nhiên hoặc chơi các trò chơi vận động như: chạy tiếp sức, chạy đuổi, chạy đổi chỗ vỗ tay nhau, Qua luyện tập chạy học sinh vận dụng kỹ năng chạy vào thực tế cuộc sống hàng ngày tốt hơn. + Thực hành tư thế, kỹ năng bật nhảy: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hành bật xa vào đệm, bật nhảy với vật ở trên cao, thực hành phối hợp chạy nhảy- mang vác, có thể lồng ghép các trò chơi với các nội dung học tập như cho học sinh chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”, “Nhảy ô tiếp sức” Hình 5: Học sinh thực hành luyện tập bật nhảy với vật ở trên cao 8
  9. + Thực hành tung và bắt bóng, di chuyển tung và bắt bóng: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn cho học sinh luyện tập tung và bắt bóng cá nhân, tập theo cặp đôi, theo nhóm hoặc chơi trò chơi bổ trợ Hình 6: Học sinh luyện tập tung và bắt bóng Qua việc thực hành luyện tập các tư thế kỹ năng cơ bản, học sinh chiếm lĩnh được kiến thức kỹ năng một cách đầy đủ hơn. Từ đó áp dụng tốt kiến thức, kỹ năng vào thực tế tốt hơn. * Bước thứ tư: Tạo lập môi trường, tổ chức học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tế. - Mục đích: Học đi đôi với hành, việc vận dụng kiến thức, kỹ năng nói chung hay các tư thế kỹ năng vận động cơ bản vào thực tế là nhiệm vụ hết sức quan trọng bởi đó là mục tiêu của hoạt động dạy học. Đồng thời qua vận dụng thực hành bài học học sinh sẽ có thêm động lực, niềm tin và yêu thích môn học từ đó học tập tốt hơn. 9
  10. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tế để học sinh tự nhận thức kết quả học tập, mức độ thành công hay thiếu sót của mình từ đó tự điều chỉnh, rèn luyện để hoàn thiện hơn. - Cách thực hiện: Song song với việc học tập theo chương trình, giáo viên cần tổ chức cho học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng, hay những tư thế vận động cơ bản đã học để tham gia vào các cuộc thi thể dục thể thao do trường hoặc cấp trên tổ chức các nội dung như: Thi điền kinh, đá bóng, chơi bóng rổ, đá cầu, nhảy dây, các trò chơi vận động khác. Biết vận những tư thế, kỹ năng vận động cơ bản vào đời sống hàng ngày để học tập, lao động, vui chơi lạnh mạnh bổ ích, biết xử lý các tình huống các em gặp trong cuộc sống. Bên cạnh đó nhà trường, giáo viên cần tạo lập môi trường để học sinh được học kiến thức ở trường, thực hành kiến thức ở nhà và trải nghiệm trong cuộc sống. Ví dụ: Tham gia vào trò chơi “Đội mẹt đi chợ” và “Phiên chợ quê” do trường tổ chức học sinh cần vận dụng kỹ năng đi trên vạch kẻ thẳng. Hình 7: Học sinh tham trò chơi do trường tổ chức. 10
  11. Hình 8: Học sinh vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào chơi trò chơi và xử lý các tình huống trong cuộc sống Hình 9: Học sinh tham gia thi TDTT cấp huyện 7.2.3. Kết quả áp dụng sáng kiến: Qua việc dạy tư thế và kỹ năng vận động cho học sinh thông qua các hoạt động trải bản thân tôi nhận thấy trong các giờ thể dục học sinh rất tích cực, hứng thú tập luyện, chủ động trong tập luyện. Tác phong của các em trở nên nhanh nhẹn, tháo vát, tham gia vào các hoạt động tập thể một cách tự tin, có kỹ năng linh hoạt khi thực hiện các yêu cầu đề ra. 11
  12. Học sinh vận dụng tốt kỹ năng đã học vào việc học tập, lao động và hoạt động vui chơi. Các em biện quyết tốt các tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Kết quả tham thi hội khỏe phù đổng cấp huyện năm học 2019- 2020 có 4 học sinh đạt huy chương vàng, 19 học sinh đạt huy chương bạc và có 18 học sinh đạt huy chương đồng. Hình 10: Học sinh đạt huy chương vàng môn Aerobic cấp huyện năm học 2019- 2020 12
  13. *Qua khảo sát, đánh giá tư thế, kỹ năng vận động cơ bản của 120 học sinh khối lớp 5 năm học 2019- 2020 tôi thấy: Mức độ Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng biện hoàn thành tư pháp pháp thế, kỹ năng vận động cơ Số học Tỉ lệ % Số học Tỉ lệ % bản sinh sinh Hoàn 66 55% 96 80% thành tốt (T) Hoàn 36 30% 24 20% thành (H) Chưa 18 15% 0 0 hoàn thành (C) * Qua bảng thống kê cho thấy: - Trước khi áp dụng sáng kiến số học sinh có tư thế, kỹ năng vận động cơ bản đạt loại hoàn thành Tốt là 55%, số học sinh có tư thế, kỹ năng vận động cơ bản đạt loại Hoàn thànhlà 30% và số học sinh có tư thế, kỹ năng vận động cơ bản Chưa hoàn thành vẫn còn 15%. - Sau khi áp dụng sáng kiến tôi thấy số học sinh có tư thế, kỹ năng vận động cơ bản đạt loại hoàn thành Tốt tăng lên hẳn chiếm 80%, số học sinh có tư thế, kỹ năng vận động cơ bản loại Hoàn thành chiếm 20% và không còn học sinh nào Chưa hoàn thành về tư thế, kỹ năng vận động cơ bản. * Sáng kiến của tôi còn được áp dụng vào giảng dạy các tiết thể dục ở Trường Tiểu học Đồng Thịnh và Trường Tiểu học Nhân Đạo- Sông Lô- Vĩnh Phúc trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi được ban giám khảo đánh giá đạt loại Tốt. 7.2.4: Tính mới của sáng kiến: - Huy động được vốn sống của học sinh trong việc phát hiện và chiếm lĩnh tri thức. - Làm cho giờ học thể dục nói chung và việc rèn tư thế kỹ năng vận động cơ bản nói riêng trở nên hấp dẫn, tạo động lực học tập cho học sinh, giúp học sinh thấy được ý nghĩa vai trò và tích tự giác hơn học học tập và rèn luyện thể dục, thể thao. 13
  14. - Tạo lập được môi trường học tập tích cực, môi trường để học sinh học tập và rèn luyện. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Sáng kiến trên mang tính mở, áp dụng vào giảng dạy môn thể dục nên không có tính bảo mật. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến đạt hiệu quả cao nhất thì cần có điều kiện sau: - Cơ sở vật chất phải đảm bảo về sân bãi và dụng cụ để tổ chức cho học sinh thực hành trải nghiệm. - Giáo viên nắm chắc nội dung của phương pháp dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu chọn lựa các hoạt động trải nghiệm phù hợp đảm bảo tính khoa học và vừa sức. - Cần có môi trường để học sinh thực hành trải nghiệm. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Theo đánh giá của bản thân tôi thì việc áp dụng sáng kiến đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ rèn tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh tiểu học, đã mang lại hiệu quả cao cho giờ học thể dục, học sinh tích cực, chủ động, hào hứng vui vẻ trong quá trình học tập và rèn luyện, học sinh có tư thế, kỹ năng thực hiện các động tác rất thành thạo, học sinh tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập, lao động và vui chơi hàng ngày. Chất lượng tham gia các cuộc thi TDTT do cấp trên tổ chức của trường được nâng lên. Học sinh biết vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng vào thực tế hàng ngày. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 14
  15. Khi áp dụng sáng kiến chất lượng môn thể dục được nâng lên từ đó nề nếp nhà trường được nâng lên, góp phần giúp học sinh học tập tốt các môn học khác. Học sinh có kỹ năng vận động tốt, các em có kỹ năng sống tốt, biết sử lý các tình huống gặp phải trong học tập, lao động,vui chơi hàng ngày. Sáng kiến được áp dụng có hiệu quả và có khả năng áp dụng rộng trong dạy học môn giáo dục thể chất. 11. Kết luận: Qua sáng kiến này, tôi thấy để học sinh tiểu học có những tư thế và kỹ năng vận động cơ bản tốt thì trong quá trình dạy học người giáo viên phải nắm được định hướng đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Giáo viên cần áp dụng những phương pháp dạy học tích cực một cách đúng quy trình và phải nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, để học sinh được làm, được tham gia vào các hoạt động đó. Như vậy học sinh sẽ chủ động, sáng tạo, tích cực tiếp thu kiến thức, kỹ năng trong quá trình học tập, từ đó phát huy được những phẩm chất, năng lực, những kinh nghiệm của học sinh. Có như vậy giờ thể dục mới trở nên sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. 15
  16. 12. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Xuân Đại Giáo viên trường Sáng kiến được áp dụng Tiểu học Hải Lựu trong các giờ học thể dục ở trường tiểu học Hải Lựu. 2 La Văn Chí Giáo viên trường Rèn tư thế và kỹ năng vận Tiểu học Hải Lựu động cơ bản cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm trong các giờ dạy thể dục. 3 Nguyễn Quang Chính Giáo viên trường Rèn tư thế và kỹ năng vận Tiểu học Hải Lựu động cơ bản cho học sinh trong các giờ dạy thể dục và các hoạt động của Liên đội Trường Tiểu học Hải Lựu. Hải Lựu, ngày 24 tháng 5 năm 2021 Hải Lựu, ngày 21 tháng 5 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG CÁC TÁC GIẢ (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Quang Chính Sông Lô, ngày tháng 5 năm 2021 HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP HUYỆN 16