SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh Tiểu học

doc 13 trang thulinhhd34 5760
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_to_chuc_hoat_do.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh Tiểu học

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng - Ngày tháng năm sinh: 29/01/1977Nam, nữ: Nữ - Đơn vị công tác:Trường Tiểu học Hương Canh A- Bình Xuyên - Vĩnh Phúc - Chức danh: Phó Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng c) Tên sáng kiến: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học”. - Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục Vấn đề sáng kiến giải quyết:Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Tiểu học. - Mô tả sáng kiến: 1. Về nội dung của sáng kiến: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là thực hiện nguyên lí “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn”; với việc đưa học sinh vào các hoạt động trải nghiệm thực tế, người học sẽ có cơ hội nhìn vấn đề từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, tránh bị áp đặt và có cơ hội đưa ra giải pháp mang tính sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân. Thông qua các hoạt động thực hành, học sinh được phát huy vai trò của mình, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả. 1
  2. Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm cá nhân, được thể hiện ý tưởng của mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh ở trường tôi diễn ra rất phong phú dưới nhiều hình thức khác nhau như tham quan, thực địa, thực tế, trò chơi, sân khấu hóa, câu lạc bộ, thực hành lao động việc nhà, việc trường Nhờ việc lên kế hoạch, nội dung cụ thể nên các hoạt động trải nghiệm diễn ra tốt đẹp.Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại những khó khăn vì nó liên quan đến các yếu tố như kinh phí, thời gian, lực lượng, quy trình tổ chức. Từ những cơ sở trên cũng như nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chứchoạt động trải nghiệm sáng tạo tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, áp dụng và đưa ra “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo chohọc sinh Tiểu học”. Giải pháp 1:Xây dựngkế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo Việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vô cùng quan trọng vì nó giúp cho giáo viên và học sinh có định hướng trong hoạt động trải nghiệm. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trường chúng tôi đã thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Cán bộ quản lýxây dựng kế hoạch chỉ đạo Vào đầu năm học,cán bộ quản lýtrường Tiểu học Hương Canh A xây dựng kế hoạch chỉ đạotổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm được xây dựng dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, dựa vào mục tiêu, chủ trương, chính sách, đường lối, nhiệm vụ chính trị của địa phương, của ngành.Trong đó phải chú ý đến những thuận lợi, khó khăn, những mặt mạnh, mặt yếu của nhà trường ở tất cả các yếu tố: đội ngũ giáo viên và học sinh, tình hình cơ sở vật chất, nguồn lực, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, những hoạt động đã triển khai trong năm học trước để đánh giá sự thành công để làm căn cứ xây dựng kế hoạch. Kế hoạch xây dựng phải thể hiện rõ mục tiêu, thời gian, chương trình,nội dung thực hiện, đưa ra các biện pháp thực hiện. 2
  3. Bước 2: Căn cứ kế hoạch của nhà trường giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân Trên cơ sở kế hoạch chỉ đạo của nhà trường các giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ vào đặc điểm của lớp,xây dựng kế hoạch tổng thể trong năm và kế hoạch của từng hoạt động.Giáo viên lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu, đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện cần thiết như người tham gia là học sinh, không gian tổ chức ở trong trường hay các khu di tích lịch sử, văn hóa, trang trại giáo dục, thời gian khi nào, nguồn nhân lực là ai? (giáo viên, học sinh, phụ huynh), vật lực ( cơ sở vật chất, trang thiết bị), tài lực ( kinh phí cho hoạt động). Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nhận thức chođội ngũ cán bộ, giáo viên về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm Bước 1: Bồi dưỡng về nhận thức Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng, về vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của hoạt động trải nghiệm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và sự hình thành phát triển nhân cách của học sinh. Thường xuyên cung cấp cho GV một số cơ sở lý luận cần thiết của hoạt động trải nghiệm sáng tạo để họ có thể vận dụng vào thực tiễn. Xây dựng tốt mục tiêu, kế hoạch hoạt động, chọn lựa tốt hình thức tổ chức, cách thức tiến hành, đảm bảo chất lượng, hiệu quả của từng hoạtđộng. Bước 2:Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ Nhà trường tăng cường bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các kĩ năng thực hành: xây dựng, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động trải nghiệmcủa giáo viên dưới hình thức chuyên đề. Nhà trường luôn quan tâm đến khâu kiểm tra đánh giá và đúc rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện của giáo viên. Quá trình bồi dưỡng Ban giám hiệu nhà trường đi sâu vào việc cung cấp cho giáo viên các kinh nghiệm thực tế về tổ chức, quản lý, thực hiện hoạt động 3
  4. giáo dục học sinh có hiệu quả của các đồng nghiệp, tổ chức triển khai cho giáo viên áp dụng vào thực tiễn công tác của bản thân. Giải pháp 3: Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh một cách hiệu quả Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển khả năng sáng tạo, tính tích cực, tự giác của học sinh. Hoạt động trải nghiệm hướng tới việc hình thành nhân cách, năng lực, phẩm chất, kĩ năng sống cho học sinh.Vì vậy khi tổ chức một hoạt động, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước sau: + Bước 1: Lên ý tưởng thực hiện. + Bước 2: Xây dựng kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phụcvụ cho hoạt động. + Bước 3: Tiến hành các hoạt động. + Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả Khi tham gia vào các bước thực hiện học sinh được hình thành và rèn luyệncác phẩm chất và năng lực cần thiết như:năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác nhóm nên giáo viên cần chú trọng tới tất cả các bước thực hiện của học sinh. Bước 1: Lên ý tưởng thực hiện Ví dụ: Sắp đến ngày lễ hội Halloween (hay còn gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỷ) vào 31/10 hằng năm,giáo viên (đặc biệt là giáo viên dạy Tiếng Anh) có thể gợi ý để học sinh xây dựng ý tưởng như sau: +Em có biết ngày 31 tháng 10 hằng năm là ngày gì mà nhà nhà trang trí những hình nộm phù thủy, mèo đen, bí ngô lập lòe ma quái; người người tìm cho mình những trang phục gây ấn tượng mạnh trong đêm hội hóa trang không? (Ngày lễ hội Halloween ).Vậy các em có suy nghĩ gì về ngày đó ? Học sinh bày tỏ suy nghĩ của mình. Trên cơ sở đó, giáo viên sẽ hướng cho học sinh thực hiện một hoạt động có thể là sân khấu hóa để tổ chức lễ hội. Bước 2: Xây dựng kế hoạch, thời gian tiến hành. Chuẩn bị về nội dung, hình thức hoạt động, các phương tiện cần thiết phục vụ cho hoạt động 4
  5. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện, hình dung những công việc cần làm,thời gian tiến hành, những bạn nào thực hiện, cần sự hỗ trợ của ai? Cần những phương tiện gì để thực hiện. Ở bước này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ghi chép tỉ mỉ nội dung từng công việc trong kế hoạch nêu ra vào sổ tay để không bỏ sót khâu nào trong quá trình thực hiện. Như vậy, ở hoạt động này, các em thể hiện được nhiều khả năng: giao tiếp, phân tích, tổng hợp, phán đoán, lắng nghe, tính toán, trình bày Đó là cái đích mà giáo viên đang rất cần ở các em. Khi học sinh thực hiện bước này, giáo viên chú ý theo dõi, giúp đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải kĩ lưỡng, chu đáo, đảm bảo an toàn phục vụ cho hoạt động. Bước 3: Học sinh tiến hành thực hiện công việc Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ học sinh khi cần thiết. Giáo viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực của các em. Dưới đây là một số hình ảnh học sinh của nhà trường thực hiện trong lễ hội Halloweenở phần sân khấu hóa. Một số hình ảnh học sinh tham gia phần sân khấu hóa trong lễ hộiHalloween Bước 4: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả 5
  6. Cần phải rút kinh nghiệm để các hoạt động tiếp theo được tốt hơn, hiệu quả hơn. Khi rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả cần tập trung vào nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả các bước tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc hoạt động ngoài lớp học tiếp theo, Qua đó, giúp học sinh sẽ có khả năng tư duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được bộc lộ. Giải pháp 4: Vận dụng linh hoạt các loại hình, các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho họcsinh Trong tổ chức hoạt động trải nghiệm có rất nhiều hình thức như: câu lạc bộ; sân khấu tương tác; tham quan, dã ngoại; trò chơi học tập, hội thi, cuộc thi; tổ chức sự kiện; giao lưu; chiến dịch; diễn đàn; hoạt động nhân đạo; lao động công ích; sinh hoạt tập thể; nghiên cứu khoa học; Tuy nhiên, trong tổ chức hoạt động trải nghiệm tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi nhà trường, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, đặc trưng của mỗi môn học mà giáo viên và nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục. a.Chẳng hạn vào những ngày lễ trong năm học trường tôi thường lồng ghép tổ chức các cuộc thi cho học sinh. Sau mỗi cuộc thi đều mang lại hiệu quả giáo dục nhất định. Đây là dịp để học sinh thể hiện năng khiếu của bản thân, thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động, góp phần đem lại sự hứng khởi trong học tập. Các cuộc thi được thực hiện dưới các hình thức khác nhau: như làm báo ảnh nhân kỷ niệm ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Hội Quốc phòng toàn dân ( 22/12), cuộc thi Ai thông minh nhất nhân ngày thành lập Đoàn (26/3), 6
  7. Các hoạt động làm báo ảnh nhân ngày 22/12 Phần trao giải cuộc thi Ai thông minh nhất b. Một hình thức trải nghiệm trường Tiểu học Hương Canh A thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện đó là lao động công ích. Các hoạt động lao động công ích thường được tiến hành là vệ sinh sân trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, chăm sóc khu di tích, lịch sử, văn hóa của địa phương, Mỗi hoạt động đều góp phần giúp học sinh biết yêu quý giá trị lao động, biết trân quý người lao động. c. Hình thức trải nghiệm đem lại hiệu quả nhất nhà trường thực hiện trong những năm gần đây là hình thức tham quan, dã ngoại. Mỗi hình thức tham quan, dã ngoại lại gắn với một chủ để học tập giáo dục trong chương trình hay là 7
  8. nguồn bổ sung kiến thức thực tiễn hoặc kĩ năng sống cần thiết cho học sinh. Học sinh của trường thường tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, các nông trại giáo dục. Dưới đây là một số hình ảnh tổ chức tham quan, dã ngoại của nhà trường. Học sinh tham quan Văn miếu tỉnh Vĩnh Phúc Hình ảnh trải nghiệm tại Thu Cúc Garden Học sinh trải nghiệm cách làm diều Trải nghiệm xếp mô hình phát triển tư duy 2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến đã được áp dụng tại trường tôi nhằm nâng cao hiệu quả tổchức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xuyên suốt quá trình thực hiện các giải pháp như tôi đã trình bày đã giúp nhà trường đạt được những kết quả nhất định ngày một tốt hơn, góp một thành công đáng kể cho việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Các giải pháp mang lại 8
  9. lợi ích thiết thực, giúp mỗi thầy cô giáo có định hướng nhất định, say mê học tập nghiên cứu để tìm ra một hướng đi thích hợp nhất cho việctổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thuộc các đối tượng vùng miền, do đó sáng kiến có khả năng áp dụng cho các trường Tiểu học trên địa bàn huyện. - Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả: Khi áp dụng các giải pháp nêu trên trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh của trường Tiểu học Hương Canh A đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em học sinh sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động.Nhiều học sinh trước đây còn rụt rè, ít nói nay đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp và tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Các em chủ động giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Cụ thể: + Hoạt động xã hội: Trong năm học, trường đã tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm tham quan dã ngoại, thi tìm hiểu về truyền thống nhà trường về truyền thống địa phương, Đội TNTPHCM, về Bác Hồ, về anh bộ đội ; tổ chức các ngày lễ lớn trong năm qua đó để giáo dục công tác tư tưởng cho học sinh. Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. + Hoạt động lao động công ích: Tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh toàn trường vào chiều thứ tư hằng tuần, vệ sinh lớp học; hướng dẫn các em biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, ở gia đình và lớp học; hướng dẫn cho các em biết cách sử dụng nhà vệ sinh an toàn, sạch đẹp, trồng và chăm sóc các bồn hoa, cây cảnh góp phần giảm bớt kinh phí thuê khoán lao công phục vụ đồng thời giáo dục học sinh yêu lao động, biết quý trọng người lao động +Các hoạt động từ thiện: Giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó trong lớp,ủng hộ vở tặng bạn vùng lũ 5 triệu đồng, mua tăm ủng hộ Hội ngườimù huyện 9,5 triệu đồng,góp phần giáo dục học sinh có tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đúm lá rách. 9
  10. -Các thông tin cần được bảo mật: không có d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Về phía học sinh: Có ý thức chấp hành các quy định của nhà trường, tích cực tham gia các hoạt động. - Về phía giáo viên: Cần sáng tạo trong cách thức tổ chức các hoạt động. Yêu thương, tận tâm với học sinh. Có năng lực sư phạm tốt, nhiệt huyết trong nghề nghiệp, nắm chắc tri thức cơ bản để dạy và cập nhật các tri thức mới, có khả năng mở rộng tri thức cơ bản ra những lĩnh vực nằm ngoài phần mình dạy. - Về phía nhà trường: Nhà trường đóng vai trò trung tâm, định hướng tổ chức, chỉ đạo, điều hành, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong nhà trường; chủ động phối hợp với các lực lượng giáo dục khác khi tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó, nhà trường cần đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho hoạt động của học sinh; khuyến khích, động viên đội ngũ giáo viên tích cực và sáng tạo trong quá trình tổ chức hoạt động. - Về phía phụ huynh học sinh: Cần phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất, tinh thần, thời gian giúp học sinh phát huy khả năng của mình. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng cho các trường Tiểu học trong toàn huyện. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: Số Tên tổ chức/ Phạm vi/ Lĩnh vực Địa chỉ TT cá nhân áp dụng sáng kiên Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 1 Trường TH Hương Canh A - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 2 Giáo viên dạy khối 1 - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 3 Giáo viên dạy khối 2 - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo 4 Giáo viên dạy khối 3 Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 10
  11. - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Hoạt động trải 5 Giáo viên dạy khối 4 Xuyên- Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 6 Giáo viên dạy khối 5 - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 8 Lý Minh Phượng - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 9 Nguyễn Thị Thuận - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 10 Nguyễn Thị Thu Hiền - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Xuyên Hoạt động trải 11 Nguyễn Thị Quyên - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Hương Canh - Bình Hoạt động trải 12 Trần Thị Thu Hiền Xuyên - Vĩnh Phúc nghiệm sáng tạo Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn. Hương Canh, ngày 25 tháng 01 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Thu Hằng 11
  12. PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH HƯƠNG CANH A Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: Hương Canh, ngày tháng 01 năm 2019 BẢN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên. Đơn vị công tác trường Tiểu học Hương Canh A nhận được đơn đề nghị công nhận sáng kiến của bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Ngày tháng năm sinh: 29/01/1977 Nam, nữ : Nữ - Đơn vị công tác : Trường Tiểu Hương Canh A – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc - Chức danh: Phó Hiệu trưởng - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến : 100% - Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Thu Hằng - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học”. - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục&Đào tạo Vấn đề sáng kiến giải quyết:Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học. Sau khi nghiên cứu đơn đề nghị công nhận sáng kiến. - Tôi tên là: Trần Thị Kim Liên - Chức vụ: Hiệu trưởng Thay mặt trường Tiểu học Hương Canh A nhận xét, đánh giá như sau: 1.Đối tượng được công nhận sáng kiến là: - Giải pháp quản lý:“Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học”. 2. Nhận xét, đánh giá về nội dung sáng kiến: a) Đảm bảo tính mới, tính sáng tạo: vì - Không trùng với nội dung của giải pháp trong đơn đăng ký sáng kiến nộp trước; 1
  13. - Chưa bị bộc lộ công khai trong các văn bản, sách báo, tài liệu kỹ thuật đến mức căn cứ vào đó có thể thực hiện ngay được; - Không trùng với giải pháp của người khác đã được áp dụng hoặc áp dụng thử, hoặc đưa vào kế hoạch áp dụng, phổ biến hoặc chuẩn bị các điều kiện để áp dụng, phổ biến; - Chưa được quy định thành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. b) Giải pháp có khả năng mang lại lợi ích thiết thực: - Mang lại lợi ích xã hội: Khi áp dụng các giải pháp nêu trên trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo học sinh của trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các em học sinh sôi nổi, hào hứng tham gia các hoạt động. Nhiều học sinh trước đây còn rụt rè, ít nói nay đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp và tham gia các hoạt động do trường, lớp tổ chức. Các em chủ động giải quyết các tình huống trong thực tiễn. c) Về khả năng áp dụng của sáng kiến : Sáng kiến đã được áp dụng tại trường Tiểu học Hương Canh A.Các giải pháp mang lại lợi ích thiết thực, giúp mỗi thầy cô giáo có định hướng nhất định, say mê học tập nghiên cứu để tìm ra một hướng đi thích hợp nhất cho việctổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo thuộc các đối tượng vùng miền, do đó sáng kiến có khả năng áp dụng cho các trường Tiểu học trong toàn huyện. 3. Kiến nghị đề xuất: - Trường TH Hương Canh A đề nghị Hội đồng sáng kiến xét công nhận sáng kiến “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học”. Xin trân trọng cảm ơn./. LÃNH ĐẠO CƠ QUAN, ĐƠN VỊ (Ký ghi rõ họ và tên) Trần Thị Kim Liên 2