Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

docx 34 trang thulinhhd34 7761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_g.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học

  1. được như mong muốn. Công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi của nhà trường được chú trọng. Hàng năm tổ chức thi tay nghề vào các ngày lễ lớn như ngày 20 - 11, ngày 26 - 3, Hàng năm nhà trường tập huấn về phương pháp dạy học các môn học theo chương trình bồi dưỡng chu kỳ III và các tài liệu Mô đun. Nhà trường chú trọng đến công tác tự học, tự bồi dưỡng. Sau mỗi đợt học, nhà trường đều ra đề thi, giáo viên nào phụ trách giảng dạy khối lớp nào thì thi kiến thức cơ bản và nâng cao của khối đó và có một phần kiến thức chung cho toàn cấp. Kết quả 100% giáo viên đều đạt trung bình trở lên. 2.1.4. Thành tích của giáo viên, nhà trường và các đoàn thể Dưới đây là bảng số liệu mô tả chất lượng giáo viên trong 2 năm qua: TT Năm SL Cấp tỉnh Cấp huyện Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 2 2017/2018 1 0 0 0 0 0 1 0 0 3 2018/2019 0 0 0 0 0 0 0 0 0 * Lưu ý: Năm học 2018-2019, Phòng GD&ĐT Tam Dương, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc không tổ chức thi GVDG, GVCN lớp giỏi. Chất lượng thi giáo viên giỏi hàng năm có duy trì nhưng chất lượng giải chưa cao, chưa mạng tính ổn định và bền vững. Thành tích của nhà trường, công đoàn và đoàn - đội trong nhà trường: TT Năm Nhà trường Công đoàn Đoàn - Đội 1 2017/2018 UBND tỉnh tặng LĐLĐ huyện Huyện Đoàn Tam Bằng khen. tặng Bằng khen. Dương tặng Giấy khen khen. 2 2018/2019 Tập thể LĐXS LĐLĐ huyện Huyện Đoàn Tam tặng Bằng khen. Dương tặng Giấy khen khen. Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường, công đoàn, đoàn - đội và các tổ chức trong nhà trường luôn đồng bộ và luôn đạt được kết quả cao. Thành tích này nhà trường đã duy trì được nhiều năm nay. 22
  2. Tóm lại: Qua việc tổng hợp đánh giá chất lượng giáo dục trong 3 năm qua người viết thấy: Những mặt mạnh: Đội ngũ giáo viên đoàn kết nhất trí. Cơ sở vật chất từng bước được xây dựng kiên cố, hiện đại. Các lớp thay sách được cung cấp thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ. Nội dung chương trình sách giáo khoa mới phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh. Vì vậy chất lượng ngày càng được nâng lên. Cụ thể là: Về đức dục: Học sinh ngày càng ngoan ngoãn, lễ phép, thể hiện 100% học sinh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người học sinh. Về trí dục: Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi đều tăng hàng năm. Số lượng học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ huy động ra lớp đạt 100%. Tỷ lệ học sinh học đúng độ tuổi đạt 99,9%. Tỷ lệ học sinh lớp 5 được xét Hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. 2.2. Những hạn chế, tồn tại Bên cạnh những cố gắng, những thành tích mà nhà trường đạt được trong quá trình xây dựng và trưởng thành vẫn bộc lộ những tồn tại sau: Thứ nhât, công tác quản lý chưa thực sự đạt hiệu quả. Thứ hai, chất lượng giáo viên chưa đồng đều, có những giáo viên chưa thực sự say mê với công việc, chưa có tinh thần tự học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ. Phong trào thi đua trong nhà trường chưa thật sự mạnh. Thứ ba, chất lượng học sinh đại trà chưa có tính bền vững. Thứ tư, chất lượng học sinh giỏi thấp chưa có tính ổn định. Thứ năm, cơ sở vật chất chưa xứng tầm với một trường chuẩn Quốc gia mức độ II. Thứ sáu, chưa có sự quan tâm thỏa đáng của phụ huynh và các tổ chức xã hội đối với sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Tóm lại: Về chất lượng dạy và học những năm qua đã có su hướng phát triển đi lên song chưa có tính bền vững, chưa có những biện pháp hữu hiệu về 23
  3. mặt trận bồi dưỡng học sinh giỏi. Mặc dù nhà trường vẫn duy trì được danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc, Bằng khen của UBND tỉnh nhưng còn bộc lộ một số yếu kém cần khắc phục. 2.3. Nguyên nhân 2.3.1. Nguyên nhân thành công Một là, chi bộ đảng là chi bộ TSVM. Các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được triển khai đầy đủ đến đảng viên, cán bộ giáo viên trong nhà trường. Hai là, về chính quyền: Cán bộ quản lý năng động, dám nghĩ, dám làm, có tinh thần đoàn kết thống nhất cao. Biết vận dụng sáng tạo tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và công tác lãnh đạo nhà trường. Có kế hoạch năm, tháng, tuần khoa học, cụ thể, có tính khả thi. Vì vậy, nhà trường hoạt động luôn đạt hiệu quả cao. Ba là, các chuyên môn hoạt động đều, xây dựng được các chuyên đề đạt chất lượng. Bốn là, các đoàn thể trong trường hoạt động đồng bộ đúng với nghị quyết của chi bộ, của hội đồng sư phạm đã xây dựng. Công tác đoàn, đội đã triển khai tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp thu hút được học sinh yêu trường, yêu lớp và tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường. Năm là, đội ngũ giáo viên đoàn kết nhất trí, có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác và có tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao. 2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém. Thứ nhất, về địa phương: Địa phương chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất theo hướng “hiện đại hóa” còn chắp vá phòng học, bàn ghế không đúng quy định, sân, đường, vườn nhà trường thiết kế chưa khoa học, nhà giáo dục thể chất đang xây dựng dở dang. Điều kiện kinh tế của nhân dân nghèo nên chưa thực sự quan tâm đầu tư cho con em học tập. Thứ hai, về nhà trường: Quản lý còn mang tính chung chung, chưa trú trọng đến chất lượng sinh hoạt, nội dung hội họp chưa sâu, chưa dám nhìn 24
  4. thẳng vào chất lượng công việc được giao để kiểm điểm, đánh giá và đánh giá vẫn thiên về tình cảm, chưa phát huy tính chất chỉ đạo. Trong phân công và xử lý công việc còn nể nang. Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư về thời gian và trí tuệ cho công tác chuyên môn, chưa mạnh rạn trong việc đổi mới phương pháp soạn bài và tổ chức giờ học. Một số giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng thiết bị dạy học, chưa thành thạo trong việc hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập, không có ý thức tự làm đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy. Số giáo viên nắm chắc được hệ thống lôgíc của nội dung chương trình sách giáo khoa mới toàn cấp học còn rất ít mà đa số chỉ nắm chắc nội dung chương trình lớp mình giảng dạy. Vì vậy trong quá trình dạy học chưa thể hiện được hết ý tưởng của tác giả biên soạn sách nên đã để hổng chương trình, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh. Học sinh còn nhút nhát chưa mạnh rạn tự tin trong học tập và tham gia các hoạt động của nhà trường, của lớp, điều đó làm cho giáo viên gặp khó khăn trong công tác tổ chức dạy học theo phương pháp mới. 7.1.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục 7.1.3.1. Về cơ sở vật chất Bước đầu sử dụng tốt cở sở vật chất hiện có. Bố trí đủ các phòng học, các phòng chức năng. Đã xây dựng được nhà giáo dục thể chất, nhưng chưa hoàn thiện đầy đủ các hạng mục. Có dự án tu sửa lại dãy phòng học cao tầng 08 phòng học giáp với trường Mầm non đảm bảo an toàn cho học sinh, có dự án xây mới phòng học cao tầng 08 phòng học trước nhà giáo dục thể chất. Nhà trường có kế hoạch bố trí sắp xếp các phòng làm việc của chuyên môn, của hiệu trưởng, thuận tiện cho đặc trưng công việc của từng cá nhân. Đầu tư tiền của mua sắp một số thiết bị cho nhà điều hành mới, mua tủ cho 8 phòng học cao tầng mới được bàn giao sử dụng. Tu tạo và trồng thêm hệ thống bồn hoa, cây cảnh, cây bóng mát để đảm bảo khuôn viên xanh - sạch - đẹp - an toàn. 25
  5. Có kế hoạch tham mưu với các cấp có thẩm quyền xây dựng lại lán xe học sinh. Xây dựng thêm 01 dãy phòng học cao tầng đáp ứng nhu cầu và kế hoạch phát triển giáo dục đến năm 2030. Tích cực tham mưu với chính quyền địa phương về đầu tư xây dựng cơ bản cho đơn vị để tiến tới có 100% phòng học kiên cố, có phòng học đa năng, có phòng học vi tính, có khu giáo dục thể chất và các cơ sở vật chất đáp ứng tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. Xây dựng cơ sở vật chất trường học theo chủ trương “chuẩn hóa”, “hiện đại hóa”. Báo cáo xã và UNBD huyện, phòng giáo dục bằng văn về kế hoạch phát triển và hướng phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 7.1.3.2. Về phát triển đội ngũ giáo viên Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức, trình độ chuyên môn vững, năng lực lãnh đạo giỏi, có uy tín, biết vận dụng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước vào chỉ đạo nhà trường. Đánh giá công bằng, xử lý nghiêm minh kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh. Xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết nhất trí, vững vàng trong chuyên môn, sáng tạo trong công việc, say mê trong tìm tòi nghiên cứu và mẫu mực trong giảng dạy. Biết tự chịu trách nhiệm trước nhiệm vụ được phân công, thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nhà trường tiếp tục tạo điều kiên cho các giáo viên đi học hàm thụ đại học. Hiện nay nhà trường đã có 100% giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó có 93,3% số giáo viên trên chuẩn. Phấn đấu đến năm học 2019-2020, nhà có 96,2% số giáo viên trên chuẩn và đến năm học 2020-2021 có 100% số giáo viên đạt trên chuẩn (các giáo viên chưa đạt trình độ trên chuẩn đều đang học đại học). Tiếp tục phát triển đảng cho giáo viên đang trong tuổi đoàn. Tạo điều kiên cho giáo viên là đảng viên đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị. Tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường bồi dưỡng theo chuyên đề, nhà trường có 100% Giáo viên xếp 26
  6. loại chuyên môn khá và giỏi. Tiếp tục tập huấn cho giáo viên về cách sử dụng đồ dùng dạy học và làm thêm đồ dùng mới, tiến tới có 100% giáo viên biết sử dụng thành thạo bộ thiết bị dạy và học. Tăng cường công tác kiểm tra soạn bài trên máy vi tính của giáo viên. Phấn đấu đến năm học 2019 - 2020 có 100% giáo viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính và tập huấn, khuyến khích giáo viên soạn giáo án điện tử, mỗi thầy cô giáo có ít nhất 01 giáo án trình chiếu powerpoint được nhà trường thẩm định và đăng tải lên trang Website của nhà trường, tham gia giáo viên dạy giải cấp trường có ít nhất 01 môn dạy bằng giáo án điện tử. Hiện nay độ tuổi trung bình của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường cao, vì vậy nhà trường tham mưu cấp trên bổ sung cho số giáo viên trẻ mới ra trường về đơn vị nhằm trẻ hóa đội ngũ, tăng sức chiến đấu trong các hoạt động của nhà, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng vững mạnh. Để thực hiện tốt những phương hướng và nhiệm vụ trên tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của nhà trường trong những năm tới: 7.1.3.3. Vê phối hợp trong công tác giáo dục 1. Phối kết hợp với chính quyền địa phương Nhà trường phối kết hợp với chính quyền địa phương tiếp tục giới thiệu giáo viên là đảng viên đi học các lớp trung cấp chính trị và phát triển đảng cho số giáo viên còn lại. Phấn đấu đến năm học 2019 – 2020 có 70% đồng chí là đảng viên để tăng sức chiến đấu trong đội ngũ giáo viên cũng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mà nhà trường đã đề ra và đang phấn đấu. Cùng với chính quyền địa phương, lãnh đạo phòng, UBND huyện đi học tập mô hình xây dựng trường đạt chuẩn ở huyện bạn, tỉnh bạn để triển khai kế hoạch và bắt tay vào hoàn thiện những tiêu chí còn chưa đạt chuẩn (Tiêu chí về CSVC). Nhà trường phấn đấu đến năm học 2019 – 2020 trường được Sở kiểm tra và công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2. 27
  7. Phối hợp với chính quyền địa phương trong giáo dục học sinh, đảm bảo nếp sống văn minh không chỉ ở nhà trường mà cả ở khu dân cư. Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, hiểu rõ được các kế hoạch của nhà trường trong từng năm học hoặc cả một giai đoạn để nhân dân ủng hộ góp phần nâng cao dân trí và đảm bảo mục tiêu giáo dục đã đề ra, nâng cao chất lượng giáo dục của xã nhà lên tầm cao mới. 2. Phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh Phối kết hợp với các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh tích cực ủng hộ về vật chất, tinh thần, thường xuyên tham gia xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho nhà trường hoàn thành tiêu chí Cơ sở vật chất góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. Phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh để họ tuyên truyền tới toàn thể phụ huynh hiểu về ngày toàn dân đưa trẻ tới trường, hiểu được nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của nhà trường đã xây dựng để ủng hộ tiền lực, vật lực. Phối kết hợp với phụ huynh trong việc giáo dục trẻ ở gia đình, thường xuyên trao đổi và công khai hóa chất lượng của từng học sinh đến gia đình để cùng nhau tìm ra cách giáo dục có hiệu quả nhất. Như thế vai trò của công tác chủ nhiệm lớp sẽ phát huy tác dụng. Thành lập được ban liên lạc hội cha mẹ học sinh, xây dựng quy chế làm việc rõ ràng, có kế hoạch hành động cụ thể. Luôn giữ được thông tin liên lạc hai chiều giữa gia đình và nhà trường, phối hợp cùng nhà trường giáo dục toàn diện học sinh. Thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định, nghị quyết của hội cha mẹ học sinh đề ra. 3. Phối kết hợp với các khu dân cư Hàng năm, nhà trường đều phối kết hợp với trưởng khu, bí thư chi bộ thôn và các tổ chức trong từng thôn họp triển khai nhiệm vụ của nhà trường trong năm học để dân hiểu rõ chủ trường, kế hoạch của nhà trường. Từ đó được dân hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình. 4. Phối hợp với các tổ chức xã hội trong nhà trường, trong các 28
  8. thôn, trong toàn xã. Nhà trường luôn phối kết hợp hài hòa và đảm bảo tính đồng bộ nhất quán các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Nhà trường luôn ủng hộ và các phòng trào của thôn, của xã, của các tổ chức xã. vận động và đóng góp bằng tiền khi các tổ chức xã có chủ trương. Nhà trường thường xuyên có đội văn nghệ của giáo viên, đội văn nghệ học sinh sẵn sàng phục vụ cho đoàn ra chào mừng các Hội nghị của xã, hay ngày kỉ niệm của các tổ chức. Công tác này luôn được đáng giá cao. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sau khi hoàn tất quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy nội dung của đề tài này có thể nhân rộng ra ở các trường trong huyện, trong tỉnh. Kết quả nhận thấy sau một thời gian vận dụng các giải pháp mà đề tài đưa ra là: + Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập, rèn luyện tốt. Các em hăng hái, chủ động tham gia các hoạt động giáo dục. Nhiều học sinh trước đây nhút nhát, rất ngại giao tiếp thì sau khi giáo viên áp dụng các giải pháp mà đề tài đưa ra, các em đã có những tiến bộ vượt bậc cả về ý thức và nhận thức. + Tạo sự hứng thú, niềm đam mê học tập cho học sinh. + Tạo ra bầu không khí sôi nổi, vui vẻ trong các tiết học. + Học sinh thực hiện nền nếp tốt hơn. + Nâng cao chất lượng học tập,rèn luyện của học sinh. + Giáo viên đã chủ động xây dựng kế hoạch, xây dựng các biện pháp giáo dục cụ thể đến từng đối tượng học sinh, vận dụng linh hoạt và sáng tạo các phương pháp giáo dục nhằm thu hút và tạo hứng thú cho học sinh tích cực tham gia và đạt hiệu quả cao. + Tạo được sự gắn bó, thân thiết giữa giáo viên và học sinh. Các em yêu quý thầy cô, yêu trường yêu lớp. Tạo sự gắn bó và phối hợp chặt chẽ, hài hòa giữa các giáo viên trong nhà trường, giữa giáo viên với lãnh đạo và giữa giáo viên với phụ huynh học sinh, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường liên quan đến giáo 29
  9. dục của + Củng cố niềm tin với cha mẹ học sinh, đồng thời họ cũng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò trách nhiệm của gia đình để phối hợp với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm giáo dục con em mình tốt hơn. Từ kết quả trên cho thấy một số giải pháp mà sáng kiến đưa ra có khả năng áp dụng đối với đối tượng là học sinh của trường tiểu học Hoàng Hoa và các trường tiểu học khác trong huyện, trong tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với giáo viên: + Trước hết người giáo viên phải có nhận thức và hiểu biết rõ ràng vai trò, trách nhiệm của mình đối với công tác giáo dục ở lớp mình phụ trách. Có sự tìm tòi, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. + Sự tâm huyết, lòng nhiệt tình của GV đối với học sinh, đối với các môn học mà mình được phân công giảng dạy. + Phối kết hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong trường và cha mẹ học sinh. - Đối với nhà trường và cán bộ quản lý: + Tạo điều kiện cho GV được học tập nâng cao trình độ về mọi mặt. Bố trí, sắp đội ngũ hợp lí theo hướng phát huy sở trưởng của đội ngũ, phát huy vai trò chỉ đạo của đội ngũ tổ trưởng, phó tổ trưởng tổ. + Tăng cường cơ sở vật chất, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị dạy học. + Giám sát và tăng cường kiểm tra, đôn đốc, kịp thời tư vấn, thúc đẩy đội ngũ tự bồi dưỡng và bồi dưỡng năng lực lãnh đạo và phát năng lực cá nhân trong mọi hoạt động. - Đối với phụ huynh + Phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường, với đội 30
  10. ngũ giáo viên, nhân viên trong công tác tuyên truyền giáo dục của nhà trường, của địa phương. + Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi nghiên cứu đề tài, tôi đã thu được một số kết quả sau: - Học sinh có tâm lí thoải mái và hứng khởi, tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, tự giác chiếm lĩnh kiến thức và các kĩ năng trong các hoạt động giáo dục. - Học sinh đã khắc phục được tính tự ti, rụt rè. Các em tự tin trao đổi ý kiến, hoàn thiện bài học, tích cực rèn luyện các kĩ năng cơ bản để hoàn thiện bản thân - Giao tiếp giữa cô và trò hoà hợp, thân ái; - Giáo viên đã hăng hái tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục với nhiều hình thức phong phú giúp học sinh nhanh chóng hòa nhập và hăng say học tập rèn luyện. - Một số học sinh, đầu năm học còn ham mê chơi điện tử trên điện thoại, xem tivi quá nhiều, sau một thời gian, giáo viên quan tâm, nhắc nhở và phối hợp cùng cha mẹ các em động viên, giúp đỡ kịp thời thì các em đã từ bỏ thói quen xấu để tập trung vào việc học. Nhờ vậy mà cuối năm học các em đã đạt được kết quả cao. - 100% HS của lớp đều có ý thức chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của lớp, của trường. Các em đều biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. - Tập thể lớp tích cực tham gia vào các phong trào thi đua do nhà trường, Liên đội phát động và đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi do Đội và 31
  11. nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cấp tổ chức. - Các em có vốn hiểu biết ban đầu về giới tính, không ngại ngùng khi được đề cập đến vấn đề này, có kĩ năng sống tốt. * Kết quả cụ thể như sau: - Về nền nếp: Thời gian TS HS Đi học Nói tự do Hiếu động, hay Ham mê chơi Chưa chú muộn trong lớp gây gổ với bạn điện tử, điện ý nghe thoại, tivi giảng Đầu năm 725 35 48 10 24 85 Giữa KHI 725 17 25 6 15 41 Cuối HKI 725 8 12 3 8 23 - Chất lượng giáo dục: + Môn học và hoạt động giáo dục học kì I năm 2019-2020: Hoàn thành tốt Chưa hoàn Hoàn thành Môn TSHS thành SL % SL % SL % Tiếng Việt 725 246 33.93 469 64.69 10 1.38 Toán 725 325 44,83 395 54.48 5 0.69 + Sự hình thành và phát triển năng lực cuối học kì I năm học 2019-2020 Năng lực TT TSHS Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % 1 725 264 36.4 461 63.6 0 0 + Sự hình thành và phát triển phẩm chất cuối học kì I năm học 2019-2020 Phẩm chất TT TSHS Tốt Đạt Cần cố gắng SL % SL % SL % 1 725 263 36.28 462 63.72 0 0 + Kết quả các cuộc thi học sinh Ghi TT Tên cuộc thi Đạt giải cấp huyện Đạt giải cấp tỉnh chú 32
  12. Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK 2018- Tiếng Việt cho Không tổ chức 0 0 04 0 2019 trẻ dân tộc Giao lưu KNS 0 01 04 02 0 0 01 0 Tiếng Việt cho Không tổ chức 0 0 04 0 trẻ dân tộc 2019- Tìm hiểu kĩ 2020 năng tham gia 0 01 03 03 0 0 0 01 ATGT cho học sinh tiểu học + Kết quả các cuộc thi của giáo viên Đạt giải cấp huyện Đạt giải cấp tỉnh Ghi TT Tên cuộc thi Nhất Nhì Ba Nhất Nhì Ba chú 2018- GVCN lớp giỏi 0 01 0 Không có GV dự thi 2019 2019- GVCN lớp giỏi Không tổ chức Không tổ chức 2020 Như vậy sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học” của tôi đã được chứng minh là áp dụng tốt trong trường tiểu học. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến Sau khi thực nghiệm thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi tại đơn vị nơi tôi công tác, trên cơ sở đó, năm học 2019-2020, tác giả nhận thấy nếu triển khai áp dụng tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện và tỉnh chắc chắn chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và chất lượng của ngành ngày càng được nâng cao và đảm bảo tính bền vững. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thế Kiểm Trường TH Hoàng Hoa Một số biện pháp nâng cao chất lượng 33
  13. giáo dục tiểu học Hoàng Hoa, ngày 03 tháng 03 năm 2020 Hoàng Hoa, ngày 03 tháng 03 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Trần Trung Kiên Nguyễn Thế Kiểm 34