Giải pháp Giúp học sinh học nghe tốt hơn

doc 10 trang trangle23 16/08/2023 1591
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Giúp học sinh học nghe tốt hơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_nghe_tot_hon.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Giúp học sinh học nghe tốt hơn

  1. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 I/ THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Tiếng Anh là một ngôn ngữ quốc tế cho nên ngày nay hầu hết các trường trung học ở nước ta đã đưa môn Tiếng Anh vào chương trình học và xem đây là một ngoại ngữ bắt buộc. Không chỉ có học sinh trong nhà trường mới học Tiếng Anh mà những người dân thậm chí những người lớn tuổi cũng đi đến các trung tâm để học Tiếng Anh. Mỗi người có lý do khác nhau để học Tiếng Anh. Một số người mong muốn có thể giao tiếp được với người nước ngoài khi họ đến tham quan đất nước ta. Một số người học Tiếng Anh cho công việc của họ, hoặc học để đi du lịch. Bản thân tôi đã đứng lớp dạy môn Tiếng Anh trong vòng 15 năm qua. Tôi đã gặp được nhiều đối tượng học sinh và đã biết được những khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học bộ môn này. Trong năm học 2017-2018, tôi được phân công dạy môn Tiếng Anh khối 8 và Tiếng Anh lớp 9/1 (lớp học theo chương trình thí điếm). Đây là 2 khối học mà học sinh đang ở lứa tuổi “học làm người lớn”. Các em thích học theo bạn bè, thích thời trang, phim ảnh, và đặc biệt chú ý bạn khác giới hơn là chú tâm vào học tập. Ngoài ra chương trình học của hai khối này cũng tương đối khó nên một số em trở nên chán nản, không còn đam mê học môn Tiếng Anh nữa. Trong bốn kỹ năng học môn Tiếng Anh, đa phần các em cho rằng kỹ năng nghe là khó nhất bởi vì các em không có phương pháp nghe tốt dẫn đến các em không thể nào hiểu bài và tìm thông tin nhanh gọn được. Các em thường gặp những khó khăn cơ bản như sau: vốn từ vựng nghèo; tốc độ nói trong băng, đĩa quá nhanh; người bản xứ thường nuốt chửng nhiều âm, từ; trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thì rất khác nhau Từ những lý do thực tế trên, tôi cảm thấy mình phải làm gì để giúp các em cải thiện kỹ năng nghe, giúp các em tìm được một phương pháp tốt để các em không cảm thấy “sợ” những tiết học nghe như các em từng tâm sự nữa. Trước những trăn trở đó, trong năm học 2017-2018 tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Giúp học sinh học nghe tốt hơn”. II/ NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT: 1. Đối với giáo viên: - Giáo viên phải chuẩn bị bài giảng hết sức chu đáo, hoàn chỉnh cho các tiết dạy nghe: tranh ảnh; hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp học, phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống trong bài học; ngôn ngữ hướng dẫn; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, từng học sinh; các thủ thuật giới thiệu tình huống ngữ pháp, cấu trúc, từ vựng - Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh có thời gian giao tiếp, thực hành trong lớp dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên để kịp thời sửa chữa những sai sót về phát âm, ngữ pháp, hoặc từ vựng – những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bài nghe. Nếu học sinh gặp những sai sót nêu trên các em sẽ không nhận biết được nội dung bài nghe. GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  2. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 - Giáo viên phải sử dụng thành thạo các phương tiện, các thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ tiết dạy nghe. Sáng tạo ra các đồ dùng dạy học phù hợp phục vụ cho tiết dạy nhằm giúp tiết dạy nghe trở nên sinh động, có sức lôi cuốn và đạt hiệu quả cao. - Giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, điều khiển, quan sát, bao quát lớp. Giáo viên chỉ hỗ trợ học sinh trong giờ học khi thật sự cần thiết. - Giáo viên cần phân bố thời gian hợp lý, giới thiệu chủ đề bài nghe, dẫn dắt học sinh vào bài nghe tạo tâm lý thoải mái cho các em. - Giáo viên còn phải chuẩn bị những tình huống để giải đáp những vướng mắc của học sinh nhằm mở rộng thêm kiến thức cơ bản cho các em sau giờ học nghe. - Giáo viên nên thường xuyên trao đổi cùng đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy để rút kinh nghiệm cho các giờ dạy sau. 2. Đối với học sinh: - Học sinh phải luôn chủ động chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. - Chú ý lắng nghe mệnh lệnh của giáo viên và tích cực tham gia vào các hoạt động xây dựng bài học. - Phát huy vai trò thành viên của cặp, nhóm trong quá trình luyện tập và thảo luận, tích cực đưa ra ý kiến và học hỏi hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. - Mạnh dạn đưa ra các câu hỏi để hiểu rõ hơn về bài học. GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  3. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 III/ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT: 1. Khái quát chung về kĩ năng nghe: Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe hiểu là một trong những mục đích chính của dạy ngoại ngữ. 1.1. Phân loại hoạt động nghe trong môi trường học tiếng: Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung để giải quyết các dạng bài tập. Có những loại nghe chính sau: - Nghe ý chính. - Nghe để tìm những thông tin cần thiết. - Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó. - Nghe để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra. - Nghe chi tiết (cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ). 1. 2. Các yếu tố quyết định hoạt động nghe: - Kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong ) + Sự khác nhau giữa các âm vị có nghĩa là sự khác nhau giữa các từ chỉ có một âm độc nhất đã hình thành một từ mới với nghĩa hoàn toàn khác nhau, ví dụ: “ship và sheep” + Người nghe phải nhận biết được trật tự của từ và ngữ điệu của câu, phải xác định được đó là loại câu gì: câu trần thuật, câu hỏi, hay cảm thán, câu khẳng định, nghi vấn hay phủ định. + Người nghe phải có khả năng suy ra những thông tin không được chỉ ra trực tiếp để làm các bài tập suy luận. Ví dụ khi nghe câu: "After watching 60-second news, Tom goes out with his friends." học sinh phải luận ra rằng "Peter goes out in the evening". Từ ngôn ngữ các em có thể hiểu được nhiều điều không được nói trực tiếp. + Khi nghe các em tập luyện kỹ năng nghe lướt nghĩa là các em không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà các em nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các em vừa nghe, đây là vấn đề cơ bản nhất. - Sự quen thuộc với chủ đề đang được đề cập tới. Thông thường khi nghe chủ đề quen thuộc, các chủ đề yêu thích, học sinh sẽ giải quyết bài tập tốt hơn bởi học sinh đa số có sẵn vốn từ vựng và kiến thức nền. - Sự quan sát, diễn giải, ngữ cảnh giao tiếp, kể cả những gì xảy ra trước đó. Giáo viên thường gợi mở những điều học sinh sắp nghe nhằm định hướng các em vào nội dung bài nghe - Sự hiểu biết về ngữ cảnh, văn hóa trong giao tiếp. GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  4. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 - Sự hiểu biết về những tín hiệu ngoài ngôn ngữ như: tốc độ nói, ngừng đoạn, cử chỉ, điệu bộ, vẻ mặt. 2. Tổ chức hoạt động nghe: 2.1. Warm up: (Khởi động) - “Warm-up” là một hình thức hoạt động ngắn (khoảng 3 - 5 phút) được dùng để phá tan sự “đóng băng” trong lớp học và “hâm nóng” nó lên ngay từ đầu tiết học. Các hoạt động này thường đơn giản và phải đủ sức hấp dẫn để kích thích học sinh học ngoại ngữ tốt hơn. “Warm-up” nhằm mục đích bắt đầu bài học, kích thích học sinh nói Tiếng Anh ngay từ đầu giờ học và dẫn dắt học sinh vào bài mới. - Giáo viên có thể cho các em chơi trò chơi hoặc hỏi một số câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học từ cũ đến mới. Tránh trường hợp đặt câu hỏi quá dài, quá khó cho học sinh chủ yếu cho các em hiểu được nội dung hôm nay các em sẽ học. - Một số trò chơi giáo viên có thể áp dụng: Hangman, Bingo, Shack-attack, Kim’s game, Jumble words, Networds, Simon says, Brainstorming, Wordsquare, Chatting, Noughts and Crosses, Pelmanism, Secret message, Mining, Chain game, Slap the Board, Making groups - Dưới đây là một số ví dụ cụ thể mà tôi đã áp dụng trong phần “warm – up” những tiết dạy nghe trong năm học qua: a/ Brainstorming: Tiếng Anh 8, unit 1 on page 12. Đây là bài nghe giới thiệu chủ đề chào hỏi. Trước khi học sinh nghe, tôi sẽ yêu cầu các em kể các lời chào mà các em biết. Lúc đó các em sẽ kể tự do các lời chào mà các em biết, các em có cơ hội phát triển kỹ năng nói và các em có thể đoán được chủ đề các em chuẩn bị nghe là gì. Điều đó sẽ giúp các em cảm thấy rất thoải mái trước khi nghe và các em sẽ nghe và điền vào chỗ trống một cách dễ dàng hơn. How are you? Hello GREETINGS How do you do? Good morning GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  5. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 b/ Picture drill: Tiếng Anh 8, unit 6, lesson listen on page 30. Đây là phần nghe và chọn tranh đúng. Tôi sẽ cho học sinh nhìn tranh và đặt tên từng bức tranh. Học sinh sẽ có cơ hội ôn lại các từ vựng liên quan đến chủ đề thức ăn, cách chế biến món ăn. a/ b/ c/ d/ Sau khi ôn lại từ vựng, các em sẽ thực hiện hoạt động nghe một cách dễ dàng hơn. 2.2 Pre- listening: (Trước khi nghe) - Giáo viên cần thiết lập ngữ cảnh (Set up the context) - Giáo viên dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho nghe hiểu (Pre-teach structures, newwords). Giáo viên chọn lọc những từ vựng thuộc chủ điểm để dạy. Giáo viên nên dùng tranh, ngôn ngữ hình thể, vật thật và đặt từ mới vào ngữ cảnh để học sinh khắc sâu và ghi nhớ từ lâu hơn. Giáo viên trình bày nhanh các cấu trúc ngữ pháp liên quan kèm theo ví dụ minh họa. - Giới thiệu tóm tắt nội dung bài nghe (Introduce briefly the topic, content) GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  6. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 - Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài nghe (Eliciting, guiding questions). Giáo viên hướng cho học sinh vào bài nghe bằng cách hỏi các em một số câu hỏi có liên quan đến bài, hoặc cho các em một số câu về nội dung bài để các em hiểu rõ hơn về nội dung bài, đồng thời hướng các em tập trung vào việc học hơn. Để tạo hứng thú, giáo viên có thể yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ và đoán xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội thoại diễn ra ở đâu? Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội dung điều nội dung sắp nghe thông qua các tranh hay tình huống của bài nghe. Có thể có những điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống và chủ đề sắp nghe. Giáo viên có thể giúp học sinh lường trước những khó khăn có thể gặp phải về phát âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến thức về văn hóa, đất nước học. - Giáo viên cần có mệnh lệnh ngắn gọn, rõ ràng, đảm bảo các học sinh thực hiện theo yêu cầu trước khi nghe: số lần nghe; nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu hỏi, điền từ vào chỗ trống, hoàn thành thông tin, làm bài tập True - False ); thời gian nghe và làm bài tập. Ví dụ 1: Tiếng Anh lớp 8 thí điểm, unit 9: Natural disasters, lesson skills 1. Học sinh sẽ nghe một bản tin nói về một cơn bão nhiệt đới ở Nghệ An. Tôi sẽ tóm tắt những thông tin chính mà các em cần phải nghe: thời gian? (when?), ở đâu (where?), số lượng người bị thương (number of injured people), Ví dụ 2: ở phần nghe đơn vị Unit 1: A visit from a pen pal, trang 9, phần Pre- listening tôi sẽ cho học sinh làm việc theo cặp và chỉ ra sự khác nhau giữa các cặp tranh: GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  7. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 Sau đó tôi sẽ đưa ra lời giới thiệu kèm theo mệnh lệnh: “Bạn qua thư người Me-xi-co của Tim Jone là Carlo đang viếng thăm nước Mỹ. Các em hãy nghe cuộc hội thoại giữa họ, dựa vào những điểm khác nhau đã phân tích để đánh dấu (√) vào bức tranh được đề cập đến. Các em sẽ được lắng nghe 2 lần.” Như vậy, học sinh sẽ định hướng được rõ ràng đây là cuộc hội thoại giữa Tim Jone và Carlo họ đề cập tới những điều thể hiện qua các bức tranh, học sinh được nghe 2 lần để làm bài tập. 2.3. Trong khi nghe: (While – listening) - Các hoạt động luyện tập trong khi nghe là những bài tập được thực hiện ngay trong khi học sinh đang nghe bài, có thể nghe đi nghe lại để thực hiện bài tập. Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung bài nghe. Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung, vừa về ngôn ngữ. - Các dạng bài tập thường được áp dụng ở giai đoạn này: Check / Tick the correct answer; True – false; Complete the table; Fill in the chart; Make up charts / diagrams; Make a list of ; Matching; Check prediction; Deliberate mistakes; Answer comprehension questions; Listen and draw. Đối với bài nghe khó giáo viên có thể chia quá trình nghe thành bài tập nghe từ dễ đến khó. Đối với bài nghe dài có thể đơn giản hoá bài nghe thành các dạng bài tập phù hợp trình độ học sinh. - Giáo viên bật băng, đĩa cho học sinh nghe 2 hay 3 lần. Lần đầu giúp học sinh làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe, lần thứ hai nghe thông tin chính xác để hoàn thành bài tập, lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã làm. Do đó giáo viên cần cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để kiểm tra kết quả, hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án. Ví dụ: ở SGK Tiếng Anh 9, chương trình thí điểm, unit 9: English in the world, lesoon: skills 2. Học sinh sẽ nghe 4 người nói về viêc học ngoại ngữ của họ. Trong phần này tôi sẽ tổ chức cho các em thực hiện dạng bài tập “listen and match”(nghe và ghép). Tuy nhiên, có 4 người nói nhưng có đến 5 đoạn văn, các em phải lắng nghe cẩn thận và ghép đáp án đúng. Tôi cũng lưu ý với các em khi nghe giọng nữ nói thì các em tập trung vào các câu có từ “she, her”. Và dĩ nhiên khi nghe giọng nam các em sẽ tập trung vào các câu có từ “he, him”. Đây cũng là một trong những thủ thuật nghe, học sinh tập dần với phương pháp “loại – suy”. Nghe đòi hỏi có kỹ năng phối hợp với thủ thuật, nó có liên quan mật thiết với nhau. Trước khi nghe, học sinh phải biết hình thành trong đầu những kiến thức cơ bản: chúng ta sẽ nghe cái gì, cuộc hội thoại này diễn ra ở đâu, có bao nhiêu người xuất hiện trong bài hội thoại, . Trong khi nghe thì các em phải biết mình đang làm gì với bài nghe này, mục tiêu cần đạt được sau khi nghe bài này là gì. GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  8. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 A. She can speak Spanish, French, and Speaker 1: English fluently. B. He decided to learn english properly Speaker 2: . after a holiday in England. C. A friend advised her to come to Speaker 3: England to learn English. D. She had to learn English because she Speaker 4: works for a multinational cpmpany. E. The reason why he is good at German is that he lives near the border. 2.4. Sau khi nghe: (Post – listening) - Sau khi học sinh nghe và làm các bài tập nghe hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài; liên hệ thực tế; chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa nhận được qua bài nghe, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt. - Các dạng bài tập thường được áp dụng ở giai đoạn này: Check Arrange the events in order; Find the sentence that summarizes the content of the tape; Give the title of the listening text; Disscussion questions; Gap filling; Guess the consequenses / results of the story Ví dụ SGK lớp 9 thí điểm, unit 10, lesson skills 2, sau khi học sinh thực hiện xong các bài tâp 1,2, tôi sẽ để các em nghe lại và làm bài tập “matching”. “ Match the numbers to their references, then listen and check your answers” 1. 2018 A. the number of people who have signed up to travel into space withVirgin Galactic 2. 100 kilometers B. the price of the deposit for a spacelight on a Vingin Galatic spacecraft 3. 700 C. the distance from the moon that alients can be taken to 4. 50 D. the year when space Adventure plan to launch to Grominura Mission 5. $ 250,000 E. the number of countries the 700 alients come from Đây cũng là một trong những cách giúp các em củng cố lại những gì các em đã được nghe, được học trong tiết học vừa qua. GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  9. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 IV/ KẾT QUẢ: Với các thủ thuật đã áp dụng tôi thấy hiệu quả dạy và học có kết quả cao hơn trước và đặc biệt là giờ học rất sôi nổi, khuyến khích học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo và tinh thần đóng góp ý kiến trong hoạt động nghe hiểu. Kết quả học tập của các em cũng chuyển biến rõ rệt. Tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng lên. Dưới đây là một số kết quả tôi thu được qua thi học kỳ I: Điểm trung bình học kỳ I Sĩ Từ 8.0 trở Môn Lớp Từ 5.0 - 7.9 Dưới 5.0 số lên SL % SL % SL % 91 34 21 61.8% 12 35.3% 01 2.9% 8 36 25 69.4% 11 31.6% 00 0% Tiếng 1 8 39 17 43.6% 20 51.3% 02 5.1% Anh 2 83 42 21 50% 19 45.2% 02 4.8% 84 42 19 45.2% 20 47.6% 03 7.2% Cộng 193 103 53.4 % 82 42.5% 8 4.1% Qua bảng thống kê, rõ ràng chúng ta thấy tỷ lệ học sinh trên bình đạt 95,9%. Có được con số như vậy là qua một quá trình rèn luyện của thầy trò chúng tôi. Điểm kiểm tra và thi nghe của các em đã được nâng lên rõ rệt. GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.
  10. SKKN: “ Giúp học sinh học nghe tốt hơn” Năm học: 2017-2018 V. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp: Mục đích của việc dạy ngoại ngữ không phải là cung cấp cho học sinh kiến thức của ngôn ngữ đó mà mục đích cuối cùng của việc dạy ngoại ngữ là dạy cho học sinh khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đó. Học ngoại ngữ mà không thực hành giao tiếp thì ngày một phai mờ một ngôn ngữ mình đang học. Khả năng giao tiếp của học sinh thể hiện qua các kỹ năng cụ thể qua kỹ năng nghe. Do vậy giáo viên ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu quả, thu hút sự tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Với việc trang bị 3 cassete vào đầu năm học, Tổ Tiếng Anh đã giải quyết được những khó khăn khi giảng dạy kỹ năng nghe trên lớp. Đặc biệt là 2 phòng máy chiếu đa năng (có sẵn hệ thống loa trên máy) đã giúp giáo viên dễ dàng giải quyết những khó khăn về âm thanh và đổi mới phương pháp với những hình ảnh, âm thanh, đoạn clip được thể hiện trên màn hình mà giáo viên đã chuẩn bị tạo sự mới lạ, thu hút học sinh tham gia vào bài học. Để giờ dạy kỹ năng nghe hiệu quả, giáo viên phải tiến hành theo trình tự các bước và tuân thủ nguyên tắc mà bản thân chia sẻ ở phần trên. Tùy theo nội dung bài mà giáo viên linh hoạt lựa chọn các kỹ thuật dạy học và các khai thác bài giảng khác nhau. Giáo viên nên hướng dẫn học sinh những kinh nghiệm học nghe hiệu quả ví dụ như phải luyện nghe từ đơn giản đến phức tạp: trước tiên là nghe phát âm từng từ vựng, nghe những câu ngắn, nghe đoạn văn, nghe bài luận; giáo viên giới thiệu trang web luyện nghe cho học sinh Học nghe là một quá trình luyện tập lâu dài, liên tục, không được ngắt quảng, và kết quả do người học quyết định. Do đó người học phải xác định thái độ học tập đúng đắn, học suốt đời, học đi đôi với hành. 2. Phạm vi đối tượng áp dụng: Những nội dung mà tôi trình bày trên đây chỉ là sự tập hợp, đúc kết của bản thân, phạm vi nghiên cứu hẹp, thời gian ngắn, tư liệu ít nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Song với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục, tôi hy vọng đề tài này có thể góp phần giải quyết những khó khăn trong quá trình dạy kỹ năng nghe cho giáo viên đồng thời nâng cao kỹ năng, kỹ xảo nghe cho học sinh. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xin chân thành cảm ơn! GV thực hiện : Trần Thị Kim Chi Đơn vị: THCS Nhựt Tân.