Giải pháp Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn Hóa học 9

doc 47 trang trangle23 17/08/2023 3853
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn Hóa học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_long_ghep_mot_so_hien_tuong_van_de_xay_ra_trong_th.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn Hóa học 9

  1. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Chính vì vậy, ngày nay người ta hạn chế sản xuất và sử dụng CFC. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng kiến thức. Ví dụ 3: Thủ phạm của các vụ nổ mỏ than. Giải thích: Trong những năm gần đây, ngoài những vụ cháy, nổ gas gây thiệt hại lớn về tài sản, Việt Nam đã chứng kiến những vụ tai nạn thảm khốc do cháy nổ khí metan. Năm 2008 xảy ra vụ nổ tại công ty than Khe Chàm đã gây thiệt hại về vật chất hàng tỉ đồng, 9 người chết và 24 người bị thương. Năm 2009 tại Thành phố Hồ Chí Minh, xảy ra vụ nổ khí metan tại đường ống dẫn vào tầng trệt khách sạn Caraven, phường Bến Nghé, Quận 1. Tương tự, vào khoảng 22h 30 ngày 31/5/ 2013 tại Lâm Đồng đã xảy ra vụ nổ dữ dội làm cả khu vực rung chuyển. Trên thế giới cũng đã xảy ra nhiều vụ nổ mỏ than (năm 2015 Trung Quốc đã xảy ra hai vụ nổ mỏ than làm 121 người chết và hàng trăm người khác bị thương). Nguyên nhân của các vụ nổ trên là do sự cháy của khí metan tích tụ nhiều trong các đường hầm, đường ống, trong các mỏ than. Hàm lượng metan khi đạt tới giới hạn nổ là có oxi và tia lửa. t 0 CH4 + 2O2  CO2 + 2H2O Tỷ lệ gây nổ mạnh nhất: 1V : 2V CH 4 O 2 Để tránh các vụ tai nạn này, người ta đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như: thông gió để giảm lượng khí metan, nghiêm cấm các hành động gây ra tia lửa như bật diêm, hút thuốc Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề trên cho phần củng cố bài. Bài 37: Etilen. Ví dụ: Làm cách nào để quả mau chín ? Giải thích: Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 33
  2. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài. Bài 38: Axetilen. Ví dụ 1: Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Giải thích: Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua CaC2, khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hiđroxit: CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra anđehit axetic, chính chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm cá chết. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài. Ví dụ 2: Axetilen dùng làm nguyên liệu để đốt đèn khí đá? Giải thích: Vào thời Pháp thuộc, đèn khí đá đã du nhập vào nước ta. Tuy nhiên, thời đó kinh tế khó khăn không mua được dầu hỏa hay nguyên liệu khác để thấp sáng đèn nên người ta đã dùng đất đèn để thay thế cho dầu hỏa để thấp sáng. Dựa trên nguyên lí khi cháy phát sáng tỏa ra nhiều nhiệt của axetilen. CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2 t 0 2C2H2 + 5O2  4CO2 + 2H2O Tuy nhiên, do sự phát triển về kinh tế và sự tiến bộ của xã hội thì đèn khí đá bây giờ ít được sử dụng. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài. Bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên Ví dụ: Rau muống tưới nhớt thải khiến nhiều người ghê sợ bị nhiễm chì. Giải thích: Gần đây dư luận xôn xao rất nhiều trước việc một số ruộng rau muống được tưới bằng nhớt thải. Và chẳng ai ngờ rằng, những bó rau muống xanh non mơn mởn, không bị sâu đang được bày bán trên thị trường đang được một số người trồng rau sản xuất theo một qui trình cực kỳ độc hại, Nguy cơ ung thư khi ăn phải các loại rau này là rất cao bởi dầu nhớt đã qua sử dụng vô cùng độc hại do có chứa chì và các kim loại nặng khác. Rau muống tưới bằng dầu nhớt thải sẽ bị ngấm những kim loại độc hại này. Rau muống khi được tưới nhớt sẽ không có sâu, không có rầy phá hại, kích thích rau mọc nhanh hơn và xanh non mát mắt trong rất đẹp. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 34
  3. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề trên để mở rộng kiến thức. Bài 41: Nhiên liệu. Ví dụ 1: Vì sao ngày nay không dùng xăng pha chì ? Giải thích: Xăng pha chì có nghĩa là trong xăng có pha thêm một ít Tetraetyl chì (C2H5)4Pb, có tác dụng làm tăng khả năng chịu nén của nhiên liệu dẫn đến tiết kiệm khoảng 30% lượng xăng sử dụng. Nhưng khi cháy trong động cơ thì chì oxit sinh ra sẽ bám vào các ống xả, thành xilanh, nên thực tế còn trộn vào xăng chất 1,2 - đibrometan CH2Br – CH2Br để chì oxit chuyển thành muối PbBr2 dễ bay hơi thoát ra khỏi xilanh, ống xả và thải vào không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi giảng phần nhiên liệu lỏng. Ví dụ 2: Tại sao Việt Nam lại khuyến khích người dân sử dụng xăng E5 thay cho xăng A92 và A95? Giải thích: Trong xăng A92 và A95 có chứa một lượng chì, khi nhiên liệu bị đốt cháy thải ra môi trường một lượng lớn chì và khí CO2 gây ô nhiễm môi trường rất nặng gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Còn xăng E5 là một loại xăng sinh học không chứa chì nên khi sử dụng sẽ hạn chế ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện tại giá thành của việc sản xuất xăng sinh học E5 còn cao nên việc sử dụng chưa được phổ biến. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề trên để mở rộng kiến thức. Ví dụ 3: Tại sao khi đốt xăng hay cồn thì đều cháy hết còn đốt than gỗ hay than đá lại còn tro. Giải thích: Xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ tinh khiết cao. Khi đốt cháy xăng và cồn thì sẽ cháy hoàn toàn tạo thành cacbonic và hơi nước. Trong khi đó, do gỗ trong thành phần còn có một số các khoáng vật nên khi cháy những khoáng vật này không cháy hết tạo thành tro. Còn than đá, trong thành phần của than đá ngoài cacbon và các chất hữu cơ phức tạp thì còn các khoáng chất là muối silicat. Nên khi cháy than đá còn tạo nhiều tro hơn cả gỗ. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề trên để mở rộng kiến thức. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 35
  4. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Bài 44: Rượu etylic. Ví dụ 1: Cồn khô và cồn lỏng có cùng một chất không? Tại sao cồn khô lại được? Giải thích: Cồn khô và cồn lỏng đều là cồn (rượu etylic nồng độ cao), cồn khô là do người ta cho vào cồn lỏng một chất hút dịch thể, loại chất này làm cồn lỏng chuyển thành cồn khô. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi học xong phần tính chất vật lí Ví dụ 2: Tại sao rượu giả có thể gây chết người? Giải thích: Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào rượu để pha loãng ra nhưng vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic (metanol) làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài. Ví dụ 3: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ? Giải thích: Cồn chính là rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém. Áp dụng: Giáo viên có đặt câu hỏi trên để củng cố kiến thức. Ví dụ 4: Tại sao cảnh sát giao thông phát hiện được người tham gia giao thông có uống rượu hay không? Giải thích: Dụng cụ đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông có chứa hợp chất crom (VI) oxit CrO3. Khi các tài xế hà hơi thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu hơi thở có chứa rượu etylic thì hơi rượu sẽ tác dụng với CrO3 tạo thành Cr2O3 có màu lục thẫm. Dựa vào sự biến đổi màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát giao thông biết mức độ uống rượu của tài xế. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 36
  5. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề trên vào phần mở rộng kiến thức. Bài 45: Axit axetic Ví dụ 1: Vì sao không nên ăn hoa quả ngay sau bữa ăn? Giải thích: Trái cây có loại đường đơn là monosaccarit và một số loại axit sẽ kết hợp với axit trong dạ dày tạo ra axit tactaric, axit citric làm cho dạ dày đầy hơi. Một số loại hoa quả có hàm lượng tanin và pectin cao, chúng sẽ kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thức ăn, dễ tạo thành những hạt rắn, khó tiêu hóa. Những hạt này hình thành sỏi ở dạ dày, ruột. Nên ăn hoa quả sau bữa ăn khoảng 1−3 giờ. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép hiện tượng này vào phần mở rộng. Ví dụ 2: 2,4 - D; 2,4,5 - T; Đioxin là những chất gì, độc hại ra sao? . Giải thích: axit 2,4 - điclophenoxiaxetic (2,4 - D), axit 2,4,5 - Triclophenoxiaxetic (2,4,5 - T) ở nồng độ cỡ một phần tỉ có tác dụng kích thích sự sinh trưởng thực vật nhưng ở nồng độ cao hơn chúng có tác dụng tiêu diệt cây cỏ. Từ đó chúng được sản xuất ở quy mô công nghiệp dùng làm chất diệt cỏ phát quang rừng rậm. Trong quá trình sản xuất 2,4 - D và 2,4,5 - T luôn tạo ra một lượng nhỏ tạp chất đioxin. Đioxin là chất kịch độc, tác dụng ngay ở nồng độ cực nhỏ (cỡ phần tỉ), gây ra những tai họa cực kì nguy hiểm (ung thư, quái thai, dị tật ). Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đế quốc Mĩ đã rải xuống miền Nam nước ta hàng vạn tấn chất độc màu da cam trong đó có chứa 2,4 - D; 2,4,5 - T và đioxin mà hậu quả của nó vẫn còn cho đến ngày nay. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề này vào phần mở rộng. Ví dụ 3: Ngâm chuối bằng thuốc diệt cỏ 2,4 - D. Người tiêu dùng hoang mang lo sợ. Giải thích: Ở nồng độ cực thấp (cỡ phần tỉ) thì 2,4 - D có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của thực vật. Một số người dân đã thiếu hiểu biết sử dụng chất này ở liều lượng rất cao để bảo quản trái cây với mục đích tiêu diệt các nấm, vi sinh vật bám vào trái cây từ đó giúp trái cây nhìn tươi hơn ngon hơn, cứng hơn, bảo quản lâu hơn. Việc ngâm chuối vào dung dịch 2,4 - D rất nguy hiểm vì khi Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 37
  6. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. chất này vào cơ thể thì nó sẽ rất có hại cho gan, hủy não. Đây là chất cực độc không phải là chất kích thích tăng trưởng. Hiện Việt Nam đã loại bỏ hóa chất này ra khỏi danh mục hóa chất được sử dụng. Đối với người tiêu dùng thì hạn chế mua chuối có vẻ bề ngoài đẹp khác thường, căng tròn, no, mẩy. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vấn đề này vào phần mở rộng. Bài 50: Glucozơ. Ví dụ: Vì sao ăn đường glucozơ lại cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh ? Giải thích: Vì glucozơ tạo một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hòa tan là quá trình thu nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố phần tính chất vật lí. Bài 52: Tinh bột và Xenlulozơ. Ví dụ: Ông bà ta thường hay nói câu “nhai kỹ no lâu”. Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt? Giải thích: Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, dưới tác dụng của các men amilaza và men mantaza có trong tuyến nước bọt làm chuyển hoá lượng tinh bột thành đường mantozơ và đường glucozơ theo sơ đồ: amilaza.H O mantaza.H O (- C6H10O 5 -)n 2  C12H22O11 2  C6H12O6 (Tinh bột) (Mantozơ) (Glucozơ) Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố phần phản ứng thủy phân. Bài 53: Protein. Ví dụ 1: Tại sao khi nấu, xào thịt, đậu phụ không nên cho muối ăn (chứa NaCl) vào quá sớm? Giải thích: Vì trong đậu, thịt chứa protein (protit) vốn có tính keo, khi gặp muối ăn sẽ bị ngưng tụ thành những “óc đậu” khi nấu, xào nếu như cho muối ăn vào Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 38
  7. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. sớm, gây khó khăn cho thẩm thấu vào đậu, thịt và bị đông tụ cứng lại không có lợi cho tiêu hoá Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố phần sự đông tụ. Ví dụ 2: Giải thích vì sao khi nấu canh cua thì có gạch cua nổi lên? Khi nấu trứng thì lòng trắng trứng đông tụ lại? Giải thích: Vì trong những trường hợp đó có xảy ra sự kết tủa protêin bằng nhiệt, gọi là sự đông tụ. Một số protêin tan trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng sẽ bị kết tủa. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố phần sự đông tụ. Ví dụ 3: Vải khác nhau có giá trị khác nhau nên phân biệt như thế nào? Căn cứ vào bản chất của các chất liệu làm nên vải, ta có thể nhận biết cách đơn giản sau: 1/ Nếu vải làm bằng sợi bông: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám đậm. 2/ Nếu vải làm bằng sợi tơ tằm: Khi đốt sợi vải cháy chậm hơn vải sợi bông, có mùi khét như đốt tóc, sợi tơ co cục, màu nâu đen, lấy tay bóp thì tan. 3/ Nếu vải làm bằng lông cừu (len lông cừu): Khi đốt bắt cháy không nhanh, bốc khói, có mùi khét như đốt tóc và tạo thành những bọt phồng, rồi vón cục có màu đen hơi óng ánh, giòn, bóp tan ngay. 4/ Nếu vải làm bằng sợi viscozơ: Khi đốt sợi vải cháy nhanh, ngọn lửa màu vàng, có mùi như đốt giấy và tro có màu xám nhưng rất ít. 5/ Nếu vải làm bằng sợi axetat: Khi đốt sợi vải bắt cháy chậm, thành giọt dẻo màu nâu đậm, có hoa lửa, không bốc cháy thành ngọn lửa, sau đó kết thành cục màu đen, dể bóp nát. 6/ Nếu vải làm bằng sợi poliamit (nilon): Khi đốt sợi vải không cháy ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội thì biến thành cục cứng có màu nâu nhạt, bóp khó nát. Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vào phần củng cố kiến thức. Mặt khác cũng có tác dụng cung cấp cho học sinh phương pháp phân biệt vải trong đời sống. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 39
  8. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Bài 54: Polime. Ví dụ 1: Vì sao “chảo không dính” khi chiên cá, ráng trứng lại không bị dính chảo? Giải thích: Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm để chiên cá, trứng không khéo thì sẽ bị dính chảo. Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không bị dính chảo. Thực ra mặt trong của chảo người ta có tráng một lớp teflon có tên thay thế là: Politetrafloetilen [(−CF2−CF2−)n]. Đó là loại polime nhiệt dẻo, rất bền với axit, kiềm và các chất oxi hóa. Do có các đặc tính quý đó, teflon được dùng để chế tạo những chi tiết máy dễ bị mài mòn mà không phải bôi mỡ (vì độ ma sát nhỏ), khả năng cách điện cao. Một ưu điểm nửa của teflon là các sản phẩm chế tạo từ nó có khả năng chống dính cao, nếu tráng phủ lên chảo nhôm một lớp mỏng teflon rồi dùng nó để tráng trứng thì ngay cả khi không có dầu hoặc mở thì trứng vẫn không dính vào chảo. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho củng cố bài. IV. Kết quả Bản thân tôi nhờ việc “Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9” tôi thấy học sinh trở nên thích học hoá hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi trau đổi với bạn bè và giáo viên. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hoà trong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, kết quả học tập của học sinh được nâng cao, học sinh chăm chú nghe giảng và phát biểu xây dựng bài. * Kết quả khảo sát việc ham thích học môn Hoá học sau khi áp dụng đề tài Rất thích Thích Không thích Em có thích học môn hóa SL TL(%) SL TL (%) SL TL(%) không? 31 33,3 52 55,9 10 10,8 Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 40
  9. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. * Điều tra về kết quả học tập: Trung Yếu, Tổng số Giỏi Khá bình Kém HS SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 87 25 26,9 40 43,0 28 30,1 0 0 Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 41
  10. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. PHẦN C: KẾT LUẬN I. Tóm lượt giải pháp. Trong quá trình dạy học: Người thầy ngoài năng lực, khả năng sư phạm đã có thì cần phải luôn luôn tích lũy, rút ra những kinh nghiệm dù rất nhỏ. Phải tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm từ sách báo, tài liệu tham khảo và các thông tin trên mạng. Sau đó xây dựng hệ thống một số hiện tượng hóa học thực tiễn, các vấn đề nổi bật diễn ra trong đời sống cho các bài giảng trong chương trình hóa học lớp 9. Vận dụng hệ thống các hiện tượng, các vấn đề đã xây dựng để dạy học nhằm giáo dục ý thức và tăng hứng thú học tập cho học sinh đồng nghĩa với việc là hiệu quả dạy học sẽ không ngừng được nâng lên. Các vấn đề nổi bật diễn ra trong đời sống được giáo viên đưa vào với mục đích là giáo dục ý thức, trách nhiệm, cảnh báo về mức độ an toàn thực phẩm trong việc lựa chọn thức ăn cho hợp lý hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe chứ không có mục đích đưa vào để làm cho cho bản thân các em cũng như gia đình có một tâm lí hoang mang, lo sợ. Kết quả bước đầu cho thấy rằng học sinh hứng thú hơn, tích cực hơn trong quá trình học tập, hoạt động giữa thầy và trò sôi nổi hơn hiệu quả hơn. Điều đáng mừng là nhiều em học sinh học lực trước đây yếu, kém nay đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của bản thân liên quan đến bài học, các em tự tin hơn và kết quả học tập tiến bộ đáng kể. Bản thân cố gắng tích lũy, bổ sung để bài viết này ngày càng hoàn thiện, phong phú hơn, giúp ích cho bản thân một cách thiết thực trong việc dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường. II. Phạm vi, đối tượng áp dụng. Trong quá trình giảng dạy thì có rất nhiều phương pháp dạy học hiệu quả. Tuy nhiên “Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy hóa học 9” góp phần làm cho học sinh hứng thú học tập hơn, nâng cao chất lượng cũng như nâng cao hiệu quả học tập. Và với hình thức này thì tôi có thể áp dụng với tất cả các học sinh lớp 9 của các trường trong xã, huyện Tân Hưng cũng như là các trường trong toàn tỉnh Long An. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 42
  11. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Xuân Trọng – Cao Thị Thặng – Ngô Văn Vụ “Sách giáo khoa hoá học lớp 9”, nhà xuất bản giáo dục, năm 2005 [2] “Phân phối chương trình môn hoá học phổ thông”, Sở GD – ĐT Long An, năm 2012 - 2013. [3] Nguyễn Xuân Trường - “Tài liệu những điều kì thú của hóa học”, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007. [4] Bách khoa thư chuyên đề “Con người và những phát minh”, nhà xuất bản giáo dục, năm 1998. [5] Báo hóa học và ứng dụng. [ 6] Từ điển hoá học phổ thông. [7] Thế Trường – “Những điều kì thú của hóa học”, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007. [8] Các vấn đề thời sự về an toàn thực phẩm trên mạng internet Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 43
  12. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. MỤC LỤC Phần A: Lời nói đầu I. Lí do chọn đề tài: trang 01 II. Mục đích đề tài: trang 03 III. Lịch sử đề tài: trang 03 IV. Phạm vi đề tài: trang 04 Phần B: Nội dung và giải pháp I. Thực trạng: trang 06 II. Nội dung cần giải quyết: trang 08 III. Giải pháp: trang 09 IV. Kết quả: trang 41 Phần C: Kết luận I. Tóm lượt giải pháp: trang 42 II. Phạm vi, đối tượng áp dụng: trang 42 Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 44
  13. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Tiêu chuẩn Điểm 1. Sáng kiến có yếu tố mới và sáng tạo: 3 Hoàn toàn mới được áp dụng lần đầu tiên. 3 Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ khá. Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ trung bình. Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ ít. Không có yếu tố mới hoặc sao chép từ các giải pháp đã có trước đây. 2. Sáng kiến có khả năng áp dụng: 2 Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh hoặc ngoài tỉnh. Có khả năng áp dụng trong đơn vị và có thể nhân ra ở một số đơn vị 2 trong tỉnh. Có khả năng áp dụng với mức độ ít trong đơn vị. Không có khả năng áp dụng trong đơn vị. 3. Sáng kiến có tính hiệu quả: 3 Có hiệu quả trong phạm vi toàn tỉnh. Có hiệu quả trong phạm vi huyện. 3 Có hiệu quả trong phạm vi trường. Ở mức độ làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. Không có hiệu qủa cụ thể. Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 45
  14. Lồng ghép một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong thực tế vào giảng dạy môn hóa học 9. Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG Lê Thị Thanh Thảo: Trường THCS Hưng Điền B 46