Giải pháp Một vài kỹ năng rèn tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Một vài kỹ năng rèn tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_mot_vai_ky_nang_ren_tap_lam_van_ta_canh_cho_hoc_si.docx
Nội dung tóm tắt: Giải pháp Một vài kỹ năng rèn tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
- UBND HUYỆN TÂN TRỤ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: MỘT VÀI KỸ NĂNG RÈN TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THU YÊN Đơn vị: Trường Tiểu học Võ Văn Mùi NĂM HỌC: 2020 - 2021 Tháng 5 năm 2021
- *Nhận xét, đánh giá của đơn vị: - Đề tài có yếu tố mới và sáng tạo: - Đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng: - Đề tài sáng kiến có hiệu quả (Phạm vi được triển khai áp dụng): Đức Tân, ngày tháng năm 2021 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) Trần Hoàng Vũ *Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp cơ sở: Tân Trụ, ngày tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG *Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp tỉnh: Tân Trụ, ngày tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
- MỤC LỤC 1) Thực trạng đề tài. 2) Nội dung cần giải quyết. 3) Biện pháp giải quyết. 4) Kết quả. 5) Kết luận. 5.1) Tóm lược giải pháp 5.2) Phạm vi đối tượng áp dụng
- PHẦN 1: Thực trạng đề tài Năm học 2020 – 2021 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5/1 của trường. Khi nhận lớp, tôi luôn quan tâm giáo dục toàn diện cho học sinh. Tôi theo dõi tình hình tiếp thu của lớp, đặc biệt trong giờ dạy học tập làm văn tả cảnh. Trong học kì I thời lượng dạy học làm văn tả cảnh là 14 tiết, ở học kì II là 4 tiết, cả năm là 18 tiết. Như vậy thời lượng dạy học tập làm văn tả cảnh là nhiều nhất nhưng đây cũng là phần gây nhiều khó khăn cho trẻ nhất. Bởi vậy, đây là phần tổng hợp các kiến thức tả cây cối, con vật, con người. Do đó bài khảo sát đầu năm kết quả như sau: Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 em 5 em 23,8% 11 em 52,4% 5 em 23,8% Qua bảng thống kê trên cho thấy chất lượng học văn miêu tả cảnh của học sinh còn thấp, nhiều học sinh còn ở mức hoàn thành và chưa hoàn thành. Theo tôi, nguyên nhân của thực trạng trên là: - Vốn từ của học sinh chưa phong phú, chưa biết chọn lọc từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả. - Viết câu văn còn lủng củng, chưa có hình ảnh nhân hóa, so sánh. - Học sinh chưa biết quan sát, tìm ý, sắp xếp ý, lập dàn ý. - Các em chưa có kỹ năng đọc lại và kiểm tra lại sau khi viết. Để giúp học sinh học tốt hơn phần tập làm văn tả cảnh lớp 5, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một vài kỹ năng rèn tập làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5”. Phần 2: Nội dung cần giải quyết. 1. Xây dựng vốn từ, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả. 2. Rèn kỹ năng quan sát và viết văn có hình ảnh nhân hóa, so sánh. 3. Rèn học sinh kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý. 4. Rèn cho học sinh kỹ năng đọc lại và kiểm tra sau khi viết.
- Phần 3: Biện pháp giải quyết. Để giúp học sinh viết được một bài văn tả cảnh, có tính sáng tạo, giàu hình ảnh thì trước hết giáo viên cần giúp các em hiểu rằng: Tả cảnh là dùng lời văn của mình giúp người đọc như thấy cụ thể trước mắt cảnh vật đó đẹp như thế nào? Vì vậy ngay sau khi học bài: “văn tả cảnh” tôi đã khắc sâu cho học sinh hiểu: Khi làm văn tả cảnh các em không được đưa ra lời nhận xét chung chung, mà phải làm cho người đọc thấy được cảnh vật em tả có đặc điểm gì riêng biệt, giúp người đọc phân biệt cảnh vật đó với các cảnh vật khác. Để giúp học sinh làm được việc này tôi đã nghiên cứu và đưa ra các biện pháp như sau: 1. Xây dựng vốn từ, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả. a. Xây dựng vốn từ trong văn miêu tả. Đọc bài văn, bài thơ hay câu chuyện sẽ giúp các em tiếp thu được nhiều điều bổ ích, lý thú. Các em sẽ học được ở đó cách diễn đạt, bố cục, cách dùng từ, Từ đó hình thành những tình cảm chân thành giúp các em có nguồn cảm hứng viết được các bài văn hay. Trước tiên, tôi giới thiệu những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, phục vụ tốt cho môn học của nhà xuất bản Giáo dục. Ví dụ: Sách cảm thụ văn học; Những bài văn hay; Những bài văn chọn lọc; Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi cấp Tiểu học môn Tiếng Việt; Nâng cao Tiếng Việt lớp 4, 5; Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 4, 5; Chuyện cổ tích mẹ kể con nghe, hay báo “Nhi đồng chăm học”. Trong các số báo này có những trang giúp em học tốt môn Tiếng Việt, các em tham khảo các bài văn hay của các bạn đăng trên trang báo, được đọc lời bình của các bài văn, bài thơ nổi tiếng trong chương trình Tiểu học. Đặc biệt các em có thể tập viết những bài văn hay để gửi dự thi. Đó cũng là động lực để thúc đẩy các em yêu thích đọc sách, đọc báo. Tiếp theo tôi hướng dẫn các em phương pháp và thời gian đọc sách: Đọc sách phải có sự suy ngẫm để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của câu chuyện hay bài văn mình đọc. Khi đọc xong nên ghi chép lại những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn
- mà mình yêu thích vào sổ tay văn học. Tích lũy những điều bổ ích đó sẽ làm giàu vốn văn học cho các em. Ví dụ: Khi đọc các bài thuộc thể loại văn miêu tả, học sinh có thể ghi lại những câu văn, câu thơ hoặc đoạn văn, đoạn thơ giàu hình ảnh như sau: Khi đọc bài văn: “Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh” (Sách Tiếng Việt 5 tập 2, trang 132) có câu “Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương.” hay câu “Mặt trời dâng chậm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại.” Tôi đã xây dựng tủ sách đặt tại lớp. Trong giờ ra chơi thứ hai, thứ tư, thứ sáu học sinh có nhu cầu đọc sách sẽ đến mượn ở tủ và đọc, sau đó lại cất vào vị trí một cách tự giác. Ngày thứ ba, thứ năm trong thời gian truy bài đầu giờ tôi cho một số em có kỹ năng đọc tốt đọc các tin, các bài, các tác phẩm hay trước lớp để các em cùng chia sẻ những gì mình cảm nhận được về nội dung bài đọc nhầm góp phần nâng cao vốn kiến thức văn học cho các em. b. Chọn lọc từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả. Để rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ trong khi viết văn tả cảnh, tôi cho các em một số bài tập. Ví dụ: Tìm những từ láy gợi tả âm thanh của tiếng sóng. - Tả tiếng sóng: ầm ầm, lao xao, thì thầm, - Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, lững lờ, dập dềnh, - Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, ào ào, khủng khiếp, dữ dội, Ví dụ: Tìm những hình ảnh so sánh hay nhân hóa để miêu tả dòng sông. Dòng sông mềm mại như tấm vải lụa; dòng sông uốn lượn như con trăn khổng lồ; dòng sông như dòng sữa mẹ nuôi lớn cả cánh đồng, Vốn từ ngữ đã phong phú sẽ giúp các em diễn đạt đa dạng những điều định nói, định viết. Ví dụ: Để làm tốt bài văn tả cảnh tôi cho học sinh làm các bài tập mở rộng vốn từ như: Tìm những từ chỉ màu sắc, những từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh, màu đỏ, màu vàng, màu tím, màu nâu,
- Vốn từ đó sẽ được tích lũy từ nhiều nguồn: Giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trau dồi với bạn bè; thầy cô giáo cung cấp. Ví dụ: Cung cấp cho các em một số từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề cụ thể như sau: + Các từ ngữ miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn, vàng úa, um tùm, rậm rạp, + Các từ ngữ miêu tả đồ vật: nhỏ xíu, xinh xắn, to lớn, + Các từ ngữ miêu tả con vật: nhanh thoăn thoắt, chậm chạp, tinh nhanh, + Các từ ngữ tả chiều rộng: bao la, bát ngát, mênh mông, rộng lớn, + Các từ ngữ tả chiều dài (xa): (xa) tít tắp, thăm thẳm, vời vợi, (dài) lê thê, dằng dặc, Qua các ví dụ trên học sinh sẽ tự mình làm giàu vốn từ và sử dụng một cách có hiệu quả khi viết các đoạn văn, bài văn tả cảnh khác nhau. 2. Rèn kỹ năng quan sát và viết văn có hình ảnh nhân hóa, so sánh. Ngoài trực tiếp nói hay viết trên lớp, ở phân môn Tập làm văn, tôi còn đặc biệt chú ý đến việc rèn kỹ năng nói, viết vào các tiết Luyện từ và câu, Tập đọc rồi ra thêm bài tập ngoài giờ để bồi dưỡng kỹ năng này như: * Luyện viết câu văn cho gợi tả, gợi cảm hơn. * Hướng dẫn các em luyện viết câu văn có sử dụng biện pháp tu từ. + So sánh: Ví dụ: Hãy thêm những vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây trở thành một câu văn có ý mới mẻ, sinh động. Mảnh trăng non lơ lửng giữa trời như Học sinh viết lại là: Mảnh trăng non lơ lửng giữa trời như chiếc lưỡi liềm của bác nông dân trên cánh đồng. + Nhân hóa: Điều đầu tiên tôi cho học sinh hiểu như thế nào là phép nhân hóa, cụ thể là: . Dùng cách xưng hô của con người để gọi sự vât. . Dùng từ ngữ chỉ đặc điểm của con người để tả sự vật.
- Sau đó, tôi ra các bài tập có hình ảnh nhân hóa để học sinh xác định được rồi dần dần mở rộng ra bằng cách cho học sinh viết đoạn văn có sử dụng biện pháp nhân hóa. Ví dụ: Hãy sử dụng biện pháp nhân hóa để diễn đạt lại câu văn dưới dây cho sinh động, gợi cảm. Mùa xuân, sân trường cây cối rất tốt. Học sinh viết lại là: Mùa xuân, sân trường như khoác chiếc áo xanh mướt màu lá. Như vậy qua bài làm của học sinh, tôi thấy nhiều em đã biết dùng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa. Dòng sông dưới ánh trăng là một đường trăng lung linh dát vàng. (Đề bài: Tả dòng sông quê em) Mặt trời thức dậy từ phía đông, ánh nắng lan tỏa xuống cánh đồng như thoa một lớp phấn màu hồng. (Đề bài: Tả cảnh đẹp quê em) Ngoài ra, để phát huy được năng lực giao tiếp Tiếng Việt và năng lực cảm thụ cho học sinh, tôi hướng dẫn cho các em thêm dạng bài tập sau: Ví dụ: Em chọn cách diễn đạt nào khi tả dòng sông. Câu 1 Dòng sông chảy qua cánh đồng. Tả thực dòng sông. Câu 2 Dòng sông uốn lượn qua cánh đồng. Từ “uốn lượn” là dòng sông mềm mại hơn. Câu 3 Dòng sông uốn lượn vắt qua cánh Từ “uốn lượn vắt” là dòng sông vừa đồng. mềm mại, vừa nên thơ, trữ tình. Đây là câu hay nhất trong ba câu trên.
- Qua bài tập này, tôi giúp các em cảm nhận rõ cái hay cái đẹp của từng câu. Từ đó các em biết sử dụng từ ngữ có hình ảnh làm cho câu sinh động hơn. Như vậy, sau khi hướng dẫn học sinh viết câu văn có sử dụng nhiều từ ngữ gợi tả, gợi cảm, tôi cũng kết hợp hướng dẫn các em kỹ năng liên kết câu. Từ những gợi ý đó, tôi thấy hầu hết các bài văn của các em đi đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề bài, số bài hoàn thành và hoàn thành tốt của các em được nâng lên rõ rệt. 3. Rèn học sinh kỹ năng quan sát, tìm ý, sắp xếp ý, lập dàn ý. Tôi hướng dẫn các em quan sát bằng hệ thống câu hỏi để tìm ra những nét riêng biệt của từng sự vật, hiện tượng rồi ghi chép lại. Ví dụ: Tả ngôi trường của em. - Quang cảnh xung quanh (hàng rào, cổng trường, ) trường em như thế nào? - Sân trường có những gì? (cây cối, cột cờ, bồn hoa, ) - Các phòng học như thế nào? Cách trang trí trong phòng ra sao? Sau khi cho học sinh quan sát, các em sẽ thu thập được nhiều chi tiết. Tôi hướng dẫn để học sinh biết lựa chọn, giữ lại chi tiết chính, loại đi những chi tiết không cần thiết. Ví dụ: Khi tả cảnh sân trường thì một góc sân còn có nhiều cây cỏ mọc um tùm không nên đưa vào bài làm. Để tránh bài văn miêu tả diễn đạt lủng củng, lộn xộn tôi đã hướng dẫn kĩ cách sắp xếp các ý thành dàn ý theo trình tự thời gian, không gian, Ví dụ: Dàn ý bài văn miêu tả ngôi trường của em. * Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường. Trường Tiểu học Võ Văn Mùi là nơi gắn bó thân thiết với em. Nơi có nhiều kỉ niệm thời thơ ấu của em. * Thân bài: a. Bao quát Ngôi trường sừng sững như một ngôi nhà cao tầng. Mái ngói đỏ tươi thấp thoáng dưới hàng cây.
- b. Chi tiết - Cổng trường: Tấm biển màu xanh ghi tên trường. Cột sắt sơn màu trắng bạc. Tường thành và kẽm B40 cao chừng hai mét. - Sân trường: Tráng xi măng. Đường vào trường có hai hàng cây xanh cao đứng nghiêm trang. Giữa sân là cột cờ, lá cờ tung bay trong gió, bồn hoa có nhiều màu sắc. Những cây xanh, cây cau, cây phượng nối nhau như những cái ô che mát một nửa sân trường, ghế đá. - Phòng học: Hình chữ U. Tường quét vôi vàng các cửa gỗ, cửa kính trong suốt. Bàn ghế trong lớp kê ngay ngắn. Trên đầu tường mỗi lớp có ảnh Bác, lá cờ Tổ quốc đỏ tươi. Cuối mỗi phòng học là góc học tập, bản đồ, * Kết bài. Em rất yêu trường, yêu lớp. Mong rằng ngôi trường em mỗi ngày một khang trang và tươi đẹp. 4. Rèn cho học sinh kỹ năng đọc lại và kiểm tra sau khi viết. Sau khi viết nháp, cần cho học sinh thói quen xem xét lại tổng thể bài văn (đoạn văn) để một lần nữa khẳng định điều đã miêu tả đầy đủ và đúng yêu cầu đề; các ý đã sắp xếp hợp lý, các câu đều dùng từ chính xác và đúng ngữ pháp, đúng chính tả, Để làm được những điều trên, tùy theo yêu cầu đề, tôi yêu cầu nhóm đôi hoặc cá nhân học sinh tự thực hành kiểm tra lại theo sáu bước sau: + Bước 1: Tìm hiểu đề bài. Tìm hiểu đề bài để cho biết rõ đối tượng cần miêu tả trong phạm vi cụ thể là cảnh gì? Ở đâu?
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tôi không quên yêu cầu các em gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài để xác định rõ đối tượng mình sẽ tả. + Bước 2: Tìm ý. Kiểm tra các ý trong dàn ý đã phát triển hết chưa, có thêm bớt gì nữa không? + Bước 3: Lập dàn ý, sắp xếp ý trong dàn ý. Sắp xếp ý đã hợp lí chưa? Cần thay đổi không? + Bước 4: Diễn đạt ý trong dàn ý thành bài làm. Phát triển mỗi từ trong dàn ý thành câu. Liên kết các câu thành bài. + Bước 5: Trao đổi sửa chữa và nhận xét. Cho học sinh đọc sửa chữa bản nháp theo hình thức cá nhân hay nhóm đôi. + Bước 6: Sửa chữa bản nháp, viết lại bài hoàn chỉnh. Phần 4: Kết quả. Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy các em có nhiều tiến bộ trong văn tả cảnh. Các em làm văn tốt hơn, mạnh dạn, tự tin, có phương pháp học sáng tạo, học sinh hứng thú học tập, các kỹ năng làm văn dần dần được nâng lên. Trong mỗi giờ dạy học văn miêu tả, tôi thấy mình đã tạo được sự say mê, hứng thú trong học sinh. Các tiết Tập làm văn bây giờ cũng nhẹ nhàng và hiệu quả hơn trước. Đến cuối học kì II, thống kê chất lượng học văn tả cảnh của học sinh lớp 5 do tôi phụ trách như sau: Sĩ số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 em 10 em 47,6% 11 em 52,4% 0 em 0 % Chất lượng học văn miêu tả có chuyển biến rõ rệt. Số học sinh làm bài hoàn thành tốt và hoàn thành nâng lên, học sinh chưa hoàn thành giảm đi rất rõ.
- Phần 5: Kết luận 1. Tóm lược giải pháp: Muốn làm tốt bài văn tả cảnh, giáo viên cần làm tốt các bước sau: Tôi xây dựng phong trào đọc sách để có vốn từ, chọn lọc từ ngữ, hình ảnh trong văn miêu tả, hình thành những tình cảm chân thành giúp các em có nguồn cảm hứng viết được các bài văn hay. Trước tiên tôi giới thiệu những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi, phục vụ tốt cho môn học của nhà xuất bản Giáo dục. Tiếp theo tôi hướng dẫn cho các em khi đọc xong nên ghi chép những từ ngữ, những ý hay hoặc đoạn văn mà mình yêu thích vào sổ tay văn học. Tích lũy những điều bổ ích đó sẽ làm giàu vốn văn học cho các em. Tôi đã xây dựng tủ sách đặt tại lớp cho các em cùng đọc và chia sẻ những gì mình cảm nhận được về nội dung bài đọc góp phần nâng cao vốn kiến thức văn học cho các em. Bước tiếp theo cho học sinh một số dạng bài tập để phát triển vốn từ miêu tả thêm phong phú. Khi học sinh đã có vốn từ thì tôi giúp các em rèn kỹ năng viết câu văn có hình ảnh so sánh, nhân hóa và cảm xúc góp phần tạo sự thích thú cho người đọc bài văn miêu tả. Tôi còn rèn kỹ năng quan sát bằng hệ thống câu hỏi, ghi chép các chi tiết quan sát và sắp xếp các ý chi tiết. Tiếp theo là hướng dẫn các em lập dàn ý. Tôi gợi ý cho học sinh lập dàn ý bằng cách liệt kê thông thường. Tiếp theo tôi cho học sinh thể hiện chi tiết. Công việc này có ích trong giai đoạn chuẩn bị trước khi viết, nhưng cũng có thể hỗ trợ cho học sinh khi viết nháp và khi xem xét bài viết nhằm giúp bài viết sáng tỏ và được trình bày hợp lý hơn. Sau cùng là rèn cho học sinh kỹ năng đọc lại và kiểm tra sau khi viết. Cụ thể là sau khi viết nháp, cần rèn cho học sinh thói quen xem xét lại tổng thể bài văn (đoạn văn) để một lần nữa khẳng định những điều đã miêu tả đầy đủ và đúng yêu cầu đề; các ý sắp xếp hợp lí các câu đều đúng từ chính xác và đúng ngữ pháp, đúng chính tả, Nhờ rèn cho học sinh các kỹ năng trên mà các em làm bài văn tả cảnh ngày càng tiến bộ, các em cảm thấy thích thú hơn trong giờ học làm văn.
- 2. Phạm vi đối tượng áp dụng Những việc tôi làm được đã nêu trong sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp học sinh lớp 5 tôi chủ nhiệm có hứng thú trong giờ học làm văn tả cảnh. Từ đó, nâng cao chất lượng dạy học làm văn trong lớp. Vì vậy sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng cho học sinh lớp 5 các trường trong huyện.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) SGK Tiếng Việt 5, tập I, II NXBGD 2. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) SGK Tiếng Việt 5, tập I, II NXBGD 3. TS Hoàng Thị Tuyết – Phát triển kĩ năng nói viết cho học sinh tiểu học 4. Dạy và học ngày nay số 1-2012 5. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo số 79/10/2012.