MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5

doc 10 trang Đinh Thương 15/01/2025 470
Bạn đang xem tài liệu "MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_hoc_sinh_lop_5.doc

Nội dung tóm tắt: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 5

  1. - Trình độ học sinh không đồng đều. Trong giờ tập đọc, nhiều giáo viên chưa chú trọng rèn kỹ năng đọc đúng tốc độ . Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn đến việc đọc hiểu của học sinh gặp nhiều khó khăn, vì thế tôi đề ra một số các giải pháp để rèn kỹ năng đọc hiều cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả đọc hiểu cho học sinh lớp 5. 2. Các biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh: a) Biện pháp 1: Chuẩn bị cho việc đọc * Mục đích: Giúp học sinh chuẩn bị các điều kiện, vốn kiến thức sẵn có để hoàn thành yêu cầu cần đạt của bài học. * Cách thực hiện: Trước khi đến tiết tập đọc, bao giờ học sinh cũng soạn bài trước ở nhà. Yêu cầu này gồm: đọc trước toàn bài từ 3 đến 5 lần cho lưu loát, tập trả lời trước các câu hỏi trong sách giáo khoa. - Các em cần đọc thầm nhiều lượt để tìm hiểu nội dung và cách đọc. - Ghi ký hiệu và lời chỉ dẫn đọc diễn cảm đối với từng khổ thơ trước khi luyện đọc: + Ghi ký hiệu đọc trong bài: ngắt nhịp ( / ), nghỉ hơi ( // ), nhấn giọng hoặc kéo dài ( _ ), cao giọng ( ), thấp giọng ( ). + Ghi lời chỉ dẫn đọc ở cột dọc, cạnh từng đoạn văn, đoạn thơ: chú ý cả cách đọc ( nhanh, chậm, vừa phải) và cảm xúc khi đọc ( bình thường, buồn, vui, tự hào). Tôi luôn tạo cho các em tư thế tốt khi đọc. Khi ngồi đọc cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt tới sách nên từ khoảng 30-35 cm, cổ và đầu thẳng, phải thở sâu và thở ra chậm để lấy hơi b) Rèn cho học sinh kỹ năng đọc đúng * Mục đích: Giúp học sinh đọc đúng các từ, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu văn dài, ngắt nhịp đúng các dòng thơ. 4
  2. * Cách thực hiện: Đọc đúng là sự tái hiện âm thanh bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không đọc thừa, không sót từng âm, vần, tiếng; thể hiện đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Ở địa bàn Lãng Ngâm, các em còn nhầm l/n do chưa chú ý phát âm. Giáo viên cần nhắc nhở thường xuyên, yêu cầu đọc đi đọc lại các tiếng còn đọc sai. Đọc đúng bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt hơi đúng chỗ, đọc đúng tiết tấu, ngữ điệu câu. Cần phải dựa vào nghĩa, vào quan hệ ngữ pháp giữa các tiếng, từ để ngắt hơi cho đúng. Khi đọc, không được tách một từ ra làm hai. Ví dụ 1: Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay / những con đường ong bay. Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất / đủ làm say đất trời. Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày. (Hành trình của bầy ong - TV5, tập 1) c) Rèn kỹ năng đọc đúng tốc độ. * Mục đích: Giúp học sinh đọc đúng tốc độ của văn bản. * Cách thực hiện: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc bằng cách giữ nhịp đọc. d) Rèn kỹ năng đọc hiểu * Mục đích: Giúp học sinh hiểu nội dung và trả lời các câu hỏi trong bài học. * Cách thực hiện: Hiệu quả của đọc thầm được đo bằng khả năng thông hiểu nội dung bài đọc. Do đó, dạy đọc thầm chính là dạy đọc có ý thức, đọc hiểu: kết quả đọc thầm phải giúp học sinh hiểu nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là tất cả những gì được 5
  3. đọc. Giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu bài đọc. Bắt đầu từ việc hiểu nghĩa từ. Để hiểu và nhớ những gì được đọc, giáo viên hướng dẫn học sinh không phải xem tất cả các từ đều quan trọng như nhau mà cần sàng lọc để giữ lại những từ “chìa khóa”, những nhóm từ mang ý nghĩa cơ bản. Đó là những từ giúp ta hiểu được nội dung của bài. Ví dụ: Trong bài: “Cửa sông” (TV5, tập 2), ở khổ thơ đầu: Là cửa / nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông / một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc để tìm những hình ảnh, từ ngữ để nói về nơi sông chảy ra biển, đặc biệt ở đây là từ ‘‘cửa’’ được dùng với nghĩa chuyển, giúp học sinh thấy được với lối chơi chữ độc đáo, tác giả đã làm nổi bật lối ví von để người đọc có cảm giác cửa sông rất gần gũi, thân quen, cửa sông giống như một cái cửa của dòng sông, mở ra để sông đi vào lòng biển lớn. Việc giúp học sinh tiếp nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung, biểu hiện bằng những từ gợi tả, gợi cảm, giúp làm nên vẻ đẹp riêng của từng bài tập đọc. e) Rèn kỹ năng đọc diễn cảm * Mục đích: Giúp học sinh có kỹ năng làm chủ ngữ điệu, cường độ, giọng đọc để biểu đạt. * Cách thực hiện: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm 6
  4. thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và lưu loát. Ví dụ trong bài thơ “Đất nước” (TV5, tập 2): Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát Những dòng sông / đỏ nặng phù sa. Cách ngắt nhịp và nhấn giọng tự nhiên thể hiện được niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự do, qua đó thấy được tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước. Trong các bài văn, bài thơ, các em còn có thể chọn cách ngắt nhịp theo ý mà em hiểu, em thích, em cảm nhận là đẹp theo cách của riêng mình. * Tốc độ đọc: Tốc độ đọc ảnh hưởng đến sự diễn cảm đặc biệt là chỗ có thay đổi tốc độ gây sự chú ý, có giá trị biểu cảm tốt. Như trong bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm // Bầm ơi có rét không bầm ? Heo heo gió núi,lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non. Bài thơ đọc với giọng trầm lắng, thiết tha. Khi đọc hai câu thơ đầu, để diễn tả cảm xúc nhớ thương của người con với mẹ, ta đọc giọng nhẹ, chậm, nghỉ hơi dài khi kết thúc. *Ngữ điệu: 7
  5. Theo nghĩa hẹp, ngữ điệu là sự lên cao hay hạ thấp giọng. Mỗi kiểu câu chia theo mục đích nói đều có ngữ điệu riêng. Ví dụ: sự hạ giọng cuối câu kể, sự lên giọng cuối câu hỏi. Chỗ lên giọng, xuống giọng cũng có dụng ý nghệ thuật. Để hình thành kĩ năng đọc diễn cảm cần thực hiện các bài tập sau: - Tập lấy hơi và tập thở: biết thở sâu ở chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc. - Rèn cường độ giọng đọc - luyện đọc to - Luyện đọc đúng - Luyện đọc diễn cảm: + Đọc mẫu của cô giáo. Cô giáo đọc mẫu và đặt câu hỏi vì sao đọc như thế. Chỗ nào trong cách đọc của cô làm học sinh thích. - Luyện đọc cá nhân. Các em đọc bằng cảm nhận của tâm hồn mình, đọc bằng cảm xúc của chính mình. 3. Kết quả đạt được Truyền cái say mê Tiếng Việt từ cô giáo đến với học trò thật là khó nhưng với những việc làm trên, tôi thấy mình phần nào đã làm được điều đó. Dễ nhận thấy trong từng ánh mắt, từng nét mặt hân hoan của trò trong giờ tập đọc. Em nào cũng cố gắng chuẩn bị bài thật kĩ trước khi đến lớp, hăng hái giơ tay xung phong để cô gọi đọc bài. Học sinh yêu văn học hơn, qua học tập đọc, các em được tăng thêm vốn từ, vốn hiểu biết, học tập cách diễn đạt sinh động của các tác giả, do đó các em tự tin hơn khi nói và viết. c) Kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp. * Thời điểm: Đầu tháng 10 năm 2023 * Đối tượng khảo sát: Lớp 5D (lớp thực nghiệm) và lớp 5C (lớp đối chứng) * Kết quả cụ thể: Đọc đúng tốc Đọc hiểu nội Đọc diễn cảm Lớp Số HS Đọc đúng độ dung tốt 8
  6. SL % SL % SL % SL % 5C 42 32 72.2 25 59.5 21 50 15 35.7 5D 41 35 85.4 30 73.2 33 80.5 25 61 4. Kết luận. Qua thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nói chung, tôi nhận thấy để học sinh học tốt người giáo viên phải: - Xác định đúng mục tiêu dạy học của bộ môn, trọng tâm của từng bài và chuẩn kiến thức kĩ năng mà học sinh phải đạt được. Phải chú ý đến lỗi mà học sinh hay mắc để sửa cho các em. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, luôn suy nghĩ tìm ra những cách thức dạy phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi và khả năng nhận thức của các em. - Rèn từng lời ăn tiếng nói sao cho lưu loát, gãy gọn, dễ hiểu, truyền cảm. - Nghiêm khắc nhưng không khắc nghiệt, chan hoà cởi mở, phát huy tính độc lập, sáng tạo của trò, giáo viên chỉ là người dẫn dắt, gợi mở. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ chuyên môn. - Tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. - Tổ chức các chuyên đề dạy tập đọc trong tổ, khối. b) Đối với Ban giám hiệu nhà trường - Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên lớp 5 nhằm đáp ứng yêu cầu Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. c) Đối với Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT - Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, tạo nền tảng để học sinh tiếp cận Chương trình lớp 6 theo lộ trình thay sách giáo khoa 2018. Trên đây là những việc tôi đã làm và đạt được kết quả khi thực hiện một số biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 5. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Ban giám khảo để các biệp pháp đề ra đạt hiệu quả cao nhất. 9
  7. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN Thanh Khương, ngày 07 tháng 10 năm VỊ 2023 (Ký và đóng dấu) GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Phan Thị Hà 10