Một số giải pháp nhằm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án môn Khoa học Lớp 5 một cách hiệu quả

pdf 70 trang thulinhhd34 27809
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số giải pháp nhằm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án môn Khoa học Lớp 5 một cách hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_giai_phap_nham_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an.pdf

Nội dung tóm tắt: Một số giải pháp nhằm áp dụng phương pháp dạy học theo dự án môn Khoa học Lớp 5 một cách hiệu quả

  1. xã hội sâu sắc. Qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung học tập và phát triển được các năng lực quan trọng khác. □ b. Là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh học tập thông qua việc tham gia vào các dự án xã hội. □ c. Là một phương pháp dạy học tích cực, ở đó giáo viên tổ chức cho học sinh xây dựng các dự án về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. □ d. Là việc triển khai quá trình dạy học theo một dự án nào đó của Chính phủ hoặc các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. □ e. Quan niệm khác: 4. Theo thầy cô, dạy học theo dự án có những lợi thế gì trong việc dạy học Khoa học ở tiểu học? □ a. Nội dung của dự án có tính liên môn, đa lĩnh vực vực nên phù hợp với nội dung môn Khoa học. □ b. Nội dung của dự án gắn liện với thực tiễn, có ý nghĩa xã hội sâu sắc nên phù hợp với nội dung môn Khoa học. □ c. Phương thức học tập trong dự án chủ yếu là hợp tác để giải quyết vấn đề nên phù hợp với cách dạy học môn Khoa học. □ d. Những lợi thế khác: 5. Thầy cô đánh giá thế nào về tính hiệu quả của dạy học Khoa học ở tiểu học theo dự án học tập? □ a. Rất hiệu quả □ b. Hiệu quả □ c. Bình thường □ d. Không hiệu quả □ e. Ý kiến khác: 6. Theo thầy cô, khi thiết kế dự án học tập để dạy học Khoa học lớp 5 cần thực hiện các hoạt động nào sau đây: □ a. Tìm ý tưởng để thiết kế dự án □ b. Xác định mục tiêu dự án □ c. Xây dựng các nhiệm vụ cụ thể của dự án □ d. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng cho học sinh để thực hiện dự án □ e. Lập kế hoạch thực hiện dự án □ f. Lập kế hoạch đánh giá dự án □ g. Hoạt động khác: . 7. Theo thầy cô, dạy học Khoa học lớp 5 qua dự án học tập có những khó khăn gì? □ a. Thời gian để triển khai dự án dài hơn tiết học nên khó thực hiện. □ b. Không có đủ kinh phí để triển khai dự án. □ c. Giáo viên chưa có kinh nghiệm thiết kế và tổ chức cho học sinh học tập theo dự án. □ d. Giáo viên không có đủ điều kiện về thời gian và tâm huyết để dạy học theo dự án. □ e. Học sinh chưa có kĩ năng để học tập qua dự án. □ e. Các yếu tố khác: 51
  2. PHỤ LỤC 2: MỘT SỐ DỰ ÁN HỌC TẬP Dự án 1: TÔI ĐÃ LỚN! Các môn học, bài học được tích hợp liên môn trong dạy học dự án này Qua bài học này, học sinh có thể có được kiến thức tích hợp liên môn của các môn học - Môn Khoa học Bài 1: Sự sinh sản Bài 2-3: Nam hay nữ? Bài 4: Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào? Bài 6: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - Môn Đạo đức Bài 1: Em là học sinh lớp 5 (2 tiết) - Môn Tin học Bài: Thư điện tử (email) Bài: Kĩ thuật điều chỉnh văn bản Bài: Soạn thảo văn bản Bài: Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản Bài: Định dạng văn bản, đánh số trang trong văn bản. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh nắm được các giai đoạn phát triển từ lúc bào thai đến khi già. Hiểu cơ thể mình được hình thành như thế nào. Biết được mình đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. Và từ đó biết cần làm gì để phát triển tốt nhất ở giai đoạn hiện tại. - Học sinh hiểu được sự khác nhau giữa nam và nữ đồng thời có những suy nghĩ và biện pháp tích cực để cải thiện tình trạng phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong gia đình và xã hội. - Hiểu được thế nào là tự lập, vai trò trách nhiệm của học sinh lớp 5 ở trường và ở nhà. Học sinh có cơ hội thể hiện tình yêu thương với gia đình bằng những việc làm thiết thực. 2. Về kĩ năng: 52
  3. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin trên mạng internet và tài liệu liên quan. - Tăng cường kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả. - Học sinh có kĩ năng thuyết trình khi báo cáo kết quả thực hiện dự án. - Thông qua dự án nhằm rèn luyện các kĩ năng về công nghệ thông tin qua việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình thực hiện dự án. 3. Về thái độ: - Học sinh có thái độ quan tâm, yêu thương người thân trong gia đình bằng việc giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức mình. - Biết và chia sẻ trọng trách của phái nam và phái nữ trong gia đình. - Có ý thức vận động các em nhỏ và bạn bè cùng thực hiện việc chia sẻ với cha mẹ công việc nhà. II. Nội dung dự án: Các hoạt động của dự án Hoạt động 1. Tìm hiểu kiến thức từ chuyên gia. Nhóm 1: Em và các bạn phỏng vấn một bác sĩ sản khoa để tìm hiểu về các giai đoạn phát triển bào thai. Nhóm 2: Em và các bạn phỏng vấn cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình tìm hiểu sự gia tăng dân số và sự chênh lệch giới tính hiện nay. - Học sinh chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn dựa trên bộ câu hỏi định hướng của giáo viên để xác định nội dung cần phỏng vấn. Hoạt động 2. Đọc tài liệu để tìm hiểu về các giai đoạn phát triển của cuộc đời con người. Dựa vào kiến thức sách giáo khoa đã học, kết hợp với việc sưu tầm, thu thập tài liệu, phim ảnh, thông tin qua các phương tiện công nghệ thông tin về các thực trạng trên để thực hiện sản phẩm. Hoạt động 3. Em và các bạn phân tích các dữ liệu thu được Giáo viên chia nhóm thực hiện từng nội dung kiến thức Nhóm 1: Các kiến thức về sự sinh sản và các giai đoạn của cuộc đời. Nhóm 2: Các kiến thức về sự khác biệt giữa nam và nữ cũng như sự mất cân bằng giới tính hiện nay. Hoạt động 4. Thực hiện các hoạt động giúp đỡ bố mẹ việc nhà Học sinh đăng kí 5 công việc nhà cần làm cho một ngày và thực hiện trong một tuần: nấu cơm, rửa bát, gấp quần áo, quét dọn nhà cửa, Học sinh thực hiện tại nhà và nộp các video, hình ảnh thực hiện. 53
  4. Hoạt động 5: Thực hiện báo cáo dự án “Tôi đã lớn!” Thực hiện báo cáo dự án bằng buổi báo cáo chủ đề “Đầu bếp nhí trổ tài” tại sân trường. Học sinh thực hành nấu một bữa ăn hoàn chỉnh tại trường Tổng kết dự án: Học sinh trưng bày toàn bộ sản phẩm của dự án - Poster về sự sinh sản, các giai đoạn phát triển của cuộc đời, - Sơ đồ tư duy. - Cẩm nang về chống phân biệt giới tính. - Cẩm nang giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh lứa tuổi vị thành niên. - Móc chìa khóa in các nội dung tuyên truyền. - Thời gian biểu làm việc nhà của học sinh. - Hình ảnh thực hiện việc nhà của học sinh. - Phát biểu của bố mẹ có con tham gia dự án. Hướng phát triển của dự án: - Dự án có thể thực hiện tiếp tục trong suốt năm học qua việc học sinh duy trì thời gian biểu hợp lí để giúp đỡ bố mẹ việc nhà. - Dự án có thể lan tỏa đến các học sinh các khối khác cùng thực hiện dự án - Dự án còn có thể phát triển bằng cách cho học sinh làm cuốn cẩm nang về cách giúp cơ thể phát triển, cách nấu các món ăn đơn giản cho gia đình, . - Học sinh có thể viết bài báo về hoạt động giúp đỡ bố mẹ việc nhà của học sinh trong trường. 54
  5. Dự án 2: HÀNH ĐỘNG CHO TƯƠNG LAI CỦA CHÍNH CHÚNG TA! Các môn học, bài học được tích hợp liên môn trong dạy học dự án này Môn Khoa học Tích hợp kiến thức các bài học từ bài 12 đến bài 14: Phòng bệnh sốt rét, Phòng bệnh sốt xuất huyết, Phòng bệnh viêm não và kiến thức của bài 62: Môi trường; bài 64: Tác động của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người; bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường. Môn Đạo đức Bài 14: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. I. MỤC TIÊU DỰ ÁN Mục tiêu kiến thức: - Nhận biết một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não; Nêu được tác nhân, đường lây truyền của các bệnh trên; - Hiểu được vòng đời sinh sản của muỗi; Hiểu về cách ngăn chặn, tiêu diệt, phòng trừ các bệnh do muỗi gây ra để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Hiểu được muỗi là thành phần trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống con người như thế nào. - Hiểu được các nhân tố của môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến đời sống con người. Hiểu được tác động của con người đối với môi trường. Từ đó có các biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực. Mục tiêu kĩ năng: - Lãnh đạo, lập kế hoạch và tổ chức, quản lí thời gian; - Giao tiếp; Hợp tác nhóm; - Tự đánh giá. - Làm các sản phẩm thủ công. - Phỏng vấn, điều tra, phân tích, tổng hợp và báo cáo. Mục tiêu thái độ: - Yêu thiên nhiên và môi trường xung quanh em. - Ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. - Yêu thích các sản phẩm thủ công do mình làm ra. 55
  6. Các sản phẩm thu được gồm có: - Sản phẩm về kiến thức: mô hình vòng đời của muỗi, sơ đồ tư suy, poster tuyên truyền giữ vệ sinh môi trường và tiêu diệt muỗi, bọ gậy, video về tác hại của muỗi và cách diệt muỗi. Video, infographic và brochure về mối quan hệ giữa con người và môi trường. - Sản phẩm ứng dụng: bình đuổi muỗi, sáp nến, tinh dầu sả. Các sản phẩm thủ công từ vật liệu tái chế. - Sản phẩm tuyên truyền: tờ rơi, băng rôn, kịch, truyện ngắn, trò chơi trắc nghiệm. II. MÔ TẢ DỰ ÁN “HÀNH ĐỘNG CHO TƯƠNG LAI CỦA CHÍNH CHÚNG TA!” Dự án Môi trường với chủ đề “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!” do học sinh khối 5 các trường Tiểu học ở một số huyện trong tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm các lớp. PHÂN CÔNG CÁC NHÓM Trong dự án này, các học sinh tham gia dự án được chia thành các nhóm như sau: Nhóm 1: Chủ đề: Môi trường quanh em (Nhiệm vụ: Tìm hiểu thành phần môi trường. Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống của con người.) Nhóm 2: Chủ đề: Ta đã làm gì với môi trường? (Nhiệm vụ: Tìm hiểu tác động của con người đến môi trường và hậu quả của nó.) Nhóm 3: Chủ đề: Úm ba la, muỗi đâu bay đi! (Nhiệm vụ: Tìm hiểu vòng đời của muỗi và tác hại của muỗi.) Nhóm 4: Chủ đề: Phòng bệnh hơn chữa bệnh (Nhiệm vụ: Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và tác nhân gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não. Cách phòng các bệnh trên.) Nhóm 5: Chủ đề: Sứ giả của môi trường! (Nhiệm vụ: Tìm các biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực.) SẢN PHẨM CẦN ĐẠT Nhóm 1: Sơ đồ tư duy, bản trình chiếu PowerPoint về nội dung trên, video về môi trường. Nhóm 2: Sơ đồ tư duy, hình ảnh trong thực tế cuộc sống xung quanh về tác động của con người đối với môi trường. Nhóm 3: Tranh vẽ, video hoạt hình tự làm về vòng đời và tác hại của muỗi. Nhóm 4: Sơ đồ tư duy, infographic về từng bệnh, cẩm nang từng bệnh. Nhóm 5: Sản phẩm hand-on từ đồ tái chế, tinh dầu sả chanh, 56
  7. Tiến trình dự án được thực hiện trong 4 tuần: Tuần 1: - Thông báo đề tài dự án đến học sinh và lựa chọn tên cho dự án. - Cho học sinh đăng kí tham gia dự án. - Chia nhóm, phân công nhiệm vụ từng nhóm. - Bầu nhóm trưởng, nhóm phó. - Giới thiệu, cung cấp nguồn tài liệu: SGK, thư viện, trang web. - Phỏng vấn chuyên gia: gồm có các bác sĩ để tìm hiểu các loại bệnh và các cán bộ của công ti môi trường để tìm hiểu thêm về môi trường tại địa phương. - Xác định công việc cần làm, dự kiến thời gian, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành. - Phân công công việc cho từng thành viên. - Tiến hành thu thập, xử lý thông tin thu được. - Xây dựng sản phẩm hoặc bản báo cáo. - Liên hệ nơi học tập trải nghiệm thực tế. - Thường xuyên phản hồi, thông báo thông tin cho giáo viên và các nhóm khác. Tuần 2: Làm các sản phẩm - Chụp hình, vẽ tranh - Viết kịch bản dựa vào mục tiêu để làm video. - Học tập trải nghiệm thực tế. - Làm đồ dùng tái chế. - Bắt đầu bước vào thiết kế bài thuyết trình powerpoint. Tuần 3: - Chỉnh sửa sản phẩm, hoàn tất bài thuyết trình, nhận xét. - Thuyết trình trước nhóm, nhóm nhận xét và bổ sung lần cuối. Tuần 4: - Tiến hành giới thiệu sản phẩm. - Tự đánh giá sản phẩm dự án của nhóm. - Đánh giá sản phẩm dự án của các nhóm khác theo tiêu chí đã đưa ra. - Tổng kết dự án. Giáo viên chủ nhiệm các lớp trực tiếp theo dõi, hướng dẫn các em tìm và chọn lọc thông tin cũng như hướng dẫn thêm cho các em kỹ thuật làm PowerPoint. Song song với phương pháp thuyết trình học sinh còn hỏi đáp giao lưu với các bạn để cùng nhau hiểu kĩ hơn nội dung của nhóm mình cũng như cùng bạn tuyên truyền biện pháp bảo vệ môi trường đến mọi người. Câu hỏi nội dung (Bộ câu hỏi định hướng cho học sinh) 1. Câu hỏi khát quát: 57
  8. - Chúng ta có hành động thiết thực nào để bảo vệ môi trường? 2. Các câu hỏi bài học: - Bạn biết gì về môi trường? Môi trường gồm những thành phần nào? - Trái đất của chúng ta có từ bao giở? - Thực trạng môi trường hiện nay của nước ta ra sao? - Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người. - Môi trường cung cấp cho con người những gì? - Tài nguyên thiên thiên nhiên có phải vô tận không? - Môi trường nhận lại những gì từ con người? - Môi trường bị ô nhiễm do đâu? - Hậu quả của việc phá rừng là gì? - Vì sao đất bị ô nhiễm? - Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây nên tác hại gì? - Muỗi có ảnh hưởng gì đến đời sống con người? - Nêu vòng đời của muỗi. - Nguyên nhân, triệu chứng, tác nhân gây các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não là gì? Nguyên nhân nào chung? - Cách phòng các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não. - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường, phòng bệnh và bảo vệ cuộc sống của chúng ta? - Em có thể làm gì để bảo vệ môi trường quanh em? Các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm của học sinh: Có bộ tiêu chí đánh giá từng sản phẩm. Rút kinh nghiệm và hướng phát triển dự án - Đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại sau khi thực hiện dự án. - Thay đổi một số hoạt động để phù hợp với đối tượng học sinh của những năm học sau. - Có thể viết bài đăng báo về hoạt động của dự án và kêu gọi tất cả mọi người tham gia. - Dự án có thể phát triển bằng cách trên fanpage của Dự án kêu gọi cộng đồng cùng tham gia làm sản phẩm tái chế và các sản phẩm tuyên truyền bảo vệ môi trường. Đồng thời có kế hoạch bán các sản phẩm do các em làm ra để lấy tiền làm từ thiện. Hơn nữa, dự án có thể kêu gọi mọi người không phân biệt tuổi tác tham gia dự án. Trước hết là tất cả học sinh trong trường của em đều có thể tham gia. Các bậc phụ huynh có thể tham gia bằng cách tiêu thụ sản phẩm giúp các em. 58
  9. Như vậy dự án có thể lan tỏa đến cộng đồng một cách đầy ý nghĩa và thiết thực. Mục tiêu của dự án đã được thực hiện một cách trọn vẹn. Kế hoạch đánh giá Công cụ đánh giá Mục tiêu Giúp học sinh tư duy có các hướng nhìn ban đầu về đường đi của dự án. Và giúp học sinh nắm được mục Bản đồ làm việc nhóm tiêu của dự án. Chúng ta cần có hành động thiết thực gì để bảo vệ tương lai của chính chúng ta? Giúp giáo viên nắm được sự tiến bộ cũng như các hạn Bộ câu hỏi thảo luận chế của từng đối tượng học sinh. Bảng kiểm mục kế Học sinh tự kiểm tra đánh giá dự án của mình và có hoạch dự án kế hoạch điều chỉnh. Giáo viên ghi chú những gì mình quan sát được để có Ghi chú của giáo viên các nhìn bao quát về sự tiến bộ của các em Bản kiểm mục công Học sinh tự đánh giá thái độ công tác của mình để tự tác của học sinh điều chỉnh. Bản kiểm mục giải quyết vấn đề và sáng Đánh giá kỹ năng chủ đạo của học sinh. tạo 59
  10. PHỤ LỤC 3: BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC CÁ NHÂN (Trước khi thực nghiệm) MÔN: KHOA HỌC – LỚP 5 (Thời gian làm bài 35 phút) Trường Tiểu học: . Họ và tên: Lớp . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,5 điểm): Khoanh tròn vào ý em cho là đúng Câu 1: Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là: A. Thụ thai B. Sự thụ tinh C. Hợp tử D. Bào thai Câu 2: Thông tin sau đây nói về lứa tuổi nào? “Ở lứa tuổi này chiều cao vẫn tiếp tục tăng. Hoạt động học tập của chúng ta ngày càng tăng, trí nhớ và suy nghĩ ngày càng phát triển.” A. Dưới 3 tuổi B. Từ 3 đến 6 tuổi C. Từ 6 đến 10 tuổi. Câu 3: Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? A. Từ 10 đến 15 tuổi. B. Từ 15 đến 19 tuổi. C. Từ 13 đến 17 tuổi. D. Từ 10 đến 19 tuổi. Câu 4: Tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết: A. Do vi rút B. Do một loại kí sinh trùng C. Muỗi A- nô- phen. D. Muỗi vằn Câu 5: Muỗi là con vật trung gian truyền những loại bệnh nào? A. Sốt rét, sốt xuất huyết, HIV B. Viêm gan A, viêm não, viêm phổi C. Sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Câu 6: Ai cũng có thể mắc bệnh viêm não nhưng nhiều nhất là ở lứa tuổi: A. Từ 1 đến 2 tuổi B. Từ 3 đến 15 tuổi C. Từ 16 đến 35 tuổi Câu 7: Trứng ? nhộng muỗi. Tên giai đoạn còn thiếu trong chu trình phát triển của muỗi là: A. bọ gậy B. dòi C. nòng nọc Câu 8: Điều gì xảy ra khi có quá nhiều khói, khí độc thải vào không khí ? A. Không khí trở nên nặng hơn. B . Không khí bị ô nhiễm. C . Không khí chuyển động. Câu 9: Trong các năng lượng sau, năng lượng nào không phải là năng lượng sạch? A. Năng lượng mặt trời. B. Năng lượng gió. 60
  11. C. Năng lượng từ than đá, xăng dầu, khí đốt. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,5 điểm) Câu 1. Chọn các từ/ cụm từ cho trước điền vào chỗ ( ) cho phù hợp. bố, mẹ; sự sinh sản; giống; mọi; các thế hệ; duy trì kế tiếp nhau - trẻ em đều do sinh ra và có những đặc điểm .với của mình. - Nhờ có mà trong mỗi gia đình, dòng họ được Câu 2: Em hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong nội dung sau: “Việc phá rừng ồ ạt đã làm cho: - . bị thay đổi; lũ lụt, . xảy ra thường xuyên; - Đất bị xói mòn trở nên - Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần, một số loài đã bị và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.” Câu 3: Em hãy cho biết vì sao phải bảo vệ môi trường? Câu 4: Một số biện pháp cần làm để góp phần bảo vệ môi trường ? 61
  12. BÀI KHẢO SÁT NĂNG LỰC CÁ NHÂN (Sau thực nghiệm) MÔN: KHOA HỌC – LỚP 5 (Thời gian làm bài 35 phút) Trường Tiểu học: . Họ và tên: Lớp . I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Khoanh tròn vào ý em cho là đúng Câu 1: Em bé nằm trong bụng mẹ được gọi là gì? A. Bào thai B. Trứng C. Hợp tử D. Tinh trùng Câu 2: Việc làm nào dưới đây chỉ có phụ nữ mới làm được ? A. Làm bếp giỏi. B. Chăm sóc con cái. C. Mang thai và cho con bú. D. Thêu, may giỏi. Câu 3: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? A. Cơ quan tuần hoàn. B. Cơ quan tiêu hóa. C. Cơ quan sinh dục. D. Cơ quan hô hấp Câu 4: Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? A. 10 – 19 tuổi. B. 13 – 17 tuổi. C. 10 – 15 tuổi. D. 15 – 19 tuổi Câu 5: Nguyên nhân nào gây ra bệnh sốt rét? A. Lây qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành. B. Do ăn uống mất vệ sinh. C. Do tiêm chích ma túy. D. Do muỗi a-nô-phen truyền kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành. Câu 6: Bệnh nào dưới đây không lây do muỗi truyền? a. Sốt rét. b. Viêm gan A. c. Sốt xuất huyết. d. Viêm não II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: Điền vào chỗ chấm hoàn thành sơ đồ “vòng đời của muỗi”: Trứng muỗi. Câu 2. Hãy điền chữ Đ vào trước ý đúng, chữ S vào trước ý sai. 62
  13. Bệnh viêm não lây truyền qua đường tiêu hóa. Muỗi không lây truyền bệnh sốt xuất huyết. Cách phòng bệnh chung cho các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và viêm não là: dọn vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy, tránh để muỗi đốt. Môi trường cho ta nhiều thứ và là vô tận nên ta không cần bảo vệ. Câu 3: Điền vào ô trống để hoàn thiện sơ đồ phòng bệnh viêm gan A. Phòng bệnh viêm não Câu 4: Điền các từ ngữ (thiên nhiên, môi trường, sử dụng, cộng đồng) vào chỗ chấm cho thích hợp. Tài nguyên là những của cải có sẵn trong tự nhiên. Con người khai thác, chúng cho lợi ích của bản thân và Câu 5: a) Để góp phần bảo vệ môi trường xung quanh, chúng ta cần phải làm gì? b) Trong những việc đó, em chưa làm tốt việc gì, em cần làm gì để khắc phục điều đó? 63
  14. PHỤ LỤC 4: PHIẾU QUAN SÁT HỌC SINH PHIẾU QUAN SÁT (Dùng để đánh giá tính tích cực học tập và một số năng lực của học sinh tiểu học) Nội dung quan sát Mức độ Rất tốt Tốt Chưa tốt Tính tích cực Hứng thú tham gia Minh chứng Minh chứng Minh chứng học tập của học vào hoạt động học tập sinh Tích cực tham gia Minh chứng Minh chứng Minh chứng hoạt động học tập Nỗ lực thực hiện Minh chứng Minh chứng Minh chứng nhiệm vụ Năng lực hợp Lắng nghe tích cực Minh chứng Minh chứng Minh chứng tác Trình bày, trao đổi, Minh chứng Minh chứng Minh chứng thuyết phục trong nhóm Chấp nhận sự khác Minh chứng Minh chứng Minh chứng biệt cá nhân Tìm kiếm sự hỗ trợ từ Minh chứng Minh chứng Minh chứng bạn để hoàn thành nhiệm vụ Hỗ trợ bạn thực hiện Minh chứng Minh chứng Minh chứng nhiệm vụ 64
  15. PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG Trao đổi về dạy học theo dự án Trao đổi về dạy học theo dự án 65
  16. Hình ảnh sản phẩm dự án “Tôi đã lớn!” 66
  17. Sản phẩm Sơ đồ vòng đời của muỗi (thiết kế bằng Powerpoint) (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) Sản phẩm tái chế từ vỏ chai (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) 67
  18. Sản phẩm tái chế từ vỏ chai (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) Nắp chai học sinh thu thập (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) 68
  19. Sức sống mới từ sản phẩm tái chế Triển lãm sản phẩm tái chế (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) 69
  20. Tái chế từ vỏ hộp sữa (Tiểu học Kim Long) (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) Niềm vui của các em học sinh trường Tiểu học Kim Long bên sản phẩm của mình (Sản phẩm dự án “Hành động cho tương lai của chính chúng ta!”) 70