Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_ren_ki_n.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 rèn kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm
- + Bài toán hỏi: So với năm nay, số dân năm ngoái chiếm bao nhiêu phần trăm? + Phân tích: Ta giả sử số dân năm ngoái là một số cụ thể rồi tính số dân tăng lên của năm nay so với của năm ngoái. Từ đó tìm được số dân năm nay và tỉ số phần trăm của số dân năm ngoái so với số dân năm nay. + Các bước giải: - Tìm số dân năm nay tăng thêm . - Tìm số dân năm nay. - Tìm so với năm nay, số dân năm ngoái chiếm bao nhiêu phần trăm. Bài giải: Ta giả sử số dân năm ngoái là 100 người. Như vậy số dân năm nay tăng thêm là: 100 : 100 x 25% = 25 (người) Số dân năm nay là: 100 + 25 = 125 (người) So với năm nay, số dân năm ngoái chiếm: 100 : 125 = 0,8 0,8 = 80% Đáp số: 80% Chốt kiến thức cách giải: Bước 1: Đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là cái phải tìm . Bước 2: Tóm tắt bài toán thông qua đó để thiết lập mối liên hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. Bước 3: Xác định đúng tỉ số phần trăm của một số chưa biết với một số đã biết để thiết lập đúng các phép tính. Bước 4 : Phải hiểu rõ các tỉ số phần trăm có trong bài toán. Cần xác định rõ đơn vị so sánh ( hay đơn vị gốc) để coi là 100 phần bằng nhau hay 100% Trong bài toán có nhiều đại lượng, có những đại lượng có thể vừa là đơn vị so sánh, vừa là đối tượng so sánh. Dạng 3: Tìm một số khi biết một số phần trăm của nó Với dạng này, học sinh cần biết cách tìm một số khi biết m% của số đó là n theo hai cách tính: Số cần tìm là: n:m x 100 hoặc n x 100: m Ví dụ 1: 10
- Số học sinh khá giỏi của một trường tiểu học là 552 em chiếm 92% số học sinh toàn trường. Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh? Phân tích: Coi số HS toàn trường là 100% thì 552 học sinh khá giỏi chiếm 92%. Ta tìm 1% số học sinh toàn trường rồi từ đó tìm số học sinh toàn trường. Bài giải: Cách 1: 1% số học sinh toàn trường là: 552 : 92 = 6 ( học sinh) Số học sinh toàn trường là: 6 x 100 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh Cách 2: Coi số học sinh toàn trường là 100 phần thì số học sinh khá giỏi là: 100 : 100 x 92 = 92 ( phần) Giá trị một phần là: 552 : 92 = 6 ( học sinh) Số học sinh toàn trường là: 6 x 100 = 600 (học sinh) Đáp số: 600 học sinh Cách 3: Số học sinh của trường tiểu học là: 552 x 100 : 92 = 600(học sinh) Đáp số: 600 học sinh HS nhắc lại cách làm: Muốn tìm một số biết 92% của nó là 552, ta có thể lấy 552 chia cho 92 rồi nhân với 100 hoặc lấy 552 nhân với 100 rồi chia cho 92. Ví dụ 2: Tìm một số biết 30% của nó là 72 Bài giải Số cần tìm là: 72 x 100 : 30 = 240 Đáp số: 240 Ví dụ 3: Biết 60 bông hoa là 40% số bông hoa mà Hà gấp được. Tính số bông hoa mà Hà gấp được? Bài giải Số bông hoa mà Hà gấp được là: 11
- 60 : 40 x 100 = 150 (bông hoa) Đáp số: 150 bông hoa Đối với dạng bài này, học sinh dễ dàng làm được. Các em chỉ cần dựa vào các bước giải của dạng toán: giải toán về tỉ số phần trăm. Ví dụ 4: Sau khi kêt thúc hội khỏe Phù Đổng, huấn luyện viên nói:“Số huy chương vàng chiếm 25%, số huy chương bạc ít hơn 5%”. Biết rằng có tất cả 18 huy chương vàng và bạc. Hỏi có tất cả bao nhiêu huy chương? * Phân tích và hướng dẫn giải: + Bài toán cho biết: Số huy chương vàng chiếm 25% Số huy chương bạc ít hơn 5% Huy chương vàng và bạc: 18 huy chương + Bài toán hỏi: Có tất cả bao nhiêu huy chương? * Phân tích: + Tính số huy chương bạc chiếm bao nhiêu phần trăm? + Tính số huy chương vàng và bạc chiếm bao nhiêu phần trăm? + Đưa bài toán về dạng cơ bản 3 để tìm tổng số huy chương. Bài giải: Số huy chương bạc chiếm: 25% - 5% = 20% Số huy chương vàng và huy chương bạc chiếm: 25% + 20% = 45% Có tất cả số huy chương là: 18 x 100 : 45 = 40 (huy chương) Đáp số: 40 huy chương Ví dụ 4: Một nhà máy ngày thứ nhất làm được 28% số sản phẩm, ngày thứ hai làm được 32% toàn bộ số sản phẩm dự định làm, ngày thứ ba làm nốt 240 sản phẩm còn lại. Hỏi trong ba ngày nhà máy đó đã làm được bao nhiêu sản phẩm? * Phân tích và hướng dẫn giải: + Bài toán cho biết: Ngày thứ nhất: 28% số sản phẩm Ngày thứ hai : 32% toàn bộ số sản phẩm Ngày thứ ba: 240 sản phẩm còn lại. + Bài toán hỏi: Trong ba ngày nhà máy đó đã làm được bao nhiêu sản phẩm? 12
- + Phân tích: Coi toàn bộ sản phẩm của nhà máy là 100%. Ta tìm được 240sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm toàn bộ số sản phẩm, từ đó suy ra số sản phẩm làm được trong 3 ngày. + Các bước giải: - Tìm số sản phẩm 2 ngày đầu làm chiếm bao nhiêu phần trăm. - Tìm 240 sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm. - Số sản phẩm làm trong 3 ngày. Bài giải: Số sản phẩm làm được trong hai ngày đầu chiếm: 28% + 32% = 60% 240 sản phẩm chiếm: 100% - 60% = 40% Số sản phẩm làm trong ba ngày là: 240 x 100 : 40 = 600(sản phẩm) Đáp số: 600 sản phẩm Ví dụ 5: Một tấm vải sau khi giặt bị co mất 2% chiều dài ban đầu. Giặt xong tấm vải chỉ còn 24,5 m. Hỏi trước khi giặt tấm vải dài bao nhiêu? * Phân tích và hướng dẫn giải: + Bài toán cho biết: Một tấm vải khi giặt co 2% chiều dài ban đầu. Giặt xong tấm vải còn 24,5m. + Bài toán hỏi: Trước khi giặt tấm vải dài bao nhiêu? + Phân tích: Coi chiều dài tấm vải ban đầu khi chưa giặt là 100% để tính sau khi giặt co mất 2% còn mấy %, rồi tính chiều dài tấm vải khi chưa giặt. + Các bước giải: - Tìm chiều dài của tấm vải sau khi giặt. - Tìm chiều dài tấm vải lúc đầu. Bài giải: Sau khi giặt chiều dài tấm vải còn 100% - 2% = 98% Chiều dài tấm vải lúc đầu là: 24,5 x 100 : 98 = 25 (m) Đáp số: 25 m Chốt kiến thức cách giải: Bước 1: Đọc kĩ đề, tóm tắt bài toán. 13
- Bước 2: Biết vận dụng cách tính tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm. * Mở rộng một số dạng toán khác liên quan đến tỉ số phần trăm Trong thực tế cuộc sống, chúng ta thường gặp các bài toán về tìm giá bán, giá mua, tiền lãi, tiền lỗ khi bán một món hàng nào đó, hay một số bài toán có nội dung hình học liên quan đến tỉ số phần trăm ; tôi đã mạnh dạn hướng dẫn các em một số bài toán sau: Bài toán 1: Một người bán một món hàng thu được số tiền lãi bằng 20% tiền bán. Hỏi so với tiền vốn thì người đó lãi được bao nhiêu phần trăm? Phân tích: Bài toán cho tỷ số phần trăm giữa tiền lãi và tiền bán là 20%, muốn tìm tỷ số phần trăm giữa tiền lãi và tiền vốn ta phải xác định được tiền vốn của món hàng đó. Ta thấy: Tiền vốn = tiền bán - tiền lãi. Do đó có thể dễ dàng giải bài toán như sau: Giải Vì tiền lãi bằng 20% tiền bán, coi tiền bán là 100 phần bằng nhau thì tiền lãi là 20 phần như thế. Do đó tiền vốn là: 100 - 20 = 80 (phần) Như vậy so với tiền vốn, tiền lãi chiếm số phần trăm là: 20 : 80 = 0,25 = 25% Đáp số: 25% Bài toán 2: Một cơ sở sản xuất giấy vở vừa qua bán một số vở như sau: Đợt 1 bán 4 số 5 vở và thu được số tiền lãi bằng 20% tiền vốn, đợt 2 bán nốt số vở còn lại và bị lỗ 10% tiền vốn. Hỏi sau khi bán hết số vở, cơ sở đó thu được số tiền lãi bằng bao nhiêu phần trăm so với tiền vốn. Phân tích: + Tiền lãi sau khi bán hết số vở bằng tiền lãi sau khi bán 4số vở trừ đi tiền lỗ sau khi 5 bán hết số vở còn lại. + Tính tỉ số phần trăm giữa tiền lãi thu được và tiền vốn bỏ ra ban đầu ta sẽ tìm được đáp số bài toán. Giải Coi số tiền vốn của cả số vở mà cơ sở đem bán là 100 phần bằng nhau. 14
- Tiền vốn của 4 số vở là: 5 100 x 4 = 80 (phần) 5 Tiền lãi sau khi bán 4 số vở là: 5 80 : 100 x 20 = 16 (phần) Tiền vốn của số vở còn lại là: 100 - 80 = 20 (phần) Tiền lỗ sau khi bán hết số vở còn lại là: 20 : 100 x 10 = 2 (phần) Tiền lãi sau khi bán hết số vở chiếm số phần trăm so với tiền vốn ban đầu là: (16 – 2) : 100 = 14% (tiền vốn) Đáp số: 14% Bài toán 3: Một cửa hàng bán sách dự định tiền lãi bằng 20% tiền vốn. Nhân ngày khai trương, cửa hàng đã giảm giá bán nên tiền lãi chỉ còn 8% tiền vốn. Hỏi cửa hàng đã giảm bao nhiêu phần trăm giá bán ban đầu? Phân tích: Ta minh họa bài toán qua sơ đồ sau: Tiền lãi: 20% Giá bán quy định ?% Tiền vốn: 100% Giá bán sau khi hạ Tiền lãi: 8% Giải Coi số tiền vốn là 100 phần bằng nhau thì số tiền lãi khi chưa hạ giá là 20 phần và số tiền lãi sau khi đã hạ giá là 8 phần như thế. Gía bán khi chưa hạ giá là: 100 + 20 = 120 (phần) Giá bán sau khi đã hạ giá là: 15
- 100 + 8 = 108 ( phần) Cửa hàng đã giảm số phần trăm giá bán ban đầu là: (120 - 108) : 120 = 0,1 = 10% Đáp số: 10% Bài toán 4: Một mảnh đất hình chữ nhật nay được mở rộng chiều dài thêm 10%, chiều rộng thêm 10%. Hỏi diện tích hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhêu phần trăm? Phân tích: Muốn biết diện tích mảnh đất hình chữ nhật đó tăng thêm bao nhiêu phần trăm phải đi so sánh diện tích mảnh đất sau khi mở rộng với diện tích ban đầu. Từ công thức: S = a x b Ta có cách giải sau: Giải: Coi chiều dài mảnh đất ban đầu là 100% Coi chiều rộng mảnh đất ban đầu là 100% Coi diện tích mảnh đất ban đầu là 100% Thì chiều dài mới là: 100% + 10% = 110%(chiều dài ban đầu) Chiều rộng mới là: 100% + 10% = 110% (chiều rộng ban đầu) Diện tích mảnh đất mới sẽ là: 110% x 110% =121%( diện tích ban đầu) Như vậy, diện tích của mảnh đất tăng thêm số phần trăm là so với diện tích mảnh đất ban đầu là: 121% - 100% = 21% Đáp số: 21% Bài toán 5: Giá vé vào xem bóng đá ở một sân vận động là 30 000đ một người. Sau khi giảm giá vé đi thì số người mua vé đã tăng thêm 20% và số tiền bán vé cũng tăng thêm 8%. Hỏi giá vé sau khi giảm là bao nhiêu tiền? Phân tích: Muốn biết giá vé sau khi giảm là bao nhiêu tiền ta sẽ đi tìm xem giá vé lúc đó so với giá vé khi chưa giảm giá chiếm bao nhiêu phần trăm. Từ cách tính: Giá vé bằng tổng số tiền bán vé chia cho số người mua vé. Ta có cách giải bài toán như sau: Bài giải: Coi giá vé ban đầu là 100% 16
- Coi người mua vé ban đầu là 100% Coi số tiền bán vé ban đầu là 100% Thì số người mua vé sau khi giảm giá vé là: 100 % + 20% = 120%( số người ban đầu) Tổng số tiền bán vé lúc đó là: 100% + 8% =108% ( tổng số tiền thu được ban đầu) Giá vé sau khi giảm giá chiếm số phần trăm so với giá vé ban đầu là: 108% : 120% = 90%( giá vé ban đầu) Mà giá vé ban đầu là 30 000đ Vậy giá vé sau khi giảm giá là: 30 000 x 90% = 27 000đ Đáp số: 27 000đ Biện pháp 2: Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích bài toán Để giải được bài toán cần giúp học sinh thực hiện đủ các bước sau: a. Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán - Đọc đề toán 2-3 lần . - Nêu được: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? . Từ đó có thể nhận ra dạng toán. - Phân tích tìm ra cách làm từ việc xác định được bài toán hỏi gì? Ví dụ 1: Trường Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 92%. Tìm số học sinh nữ của Trường Tiểu học Vạn Thọ? - Sau khi HS đọc kĩ bài toán, xác định được cái đã cho và cái cần tìm, GV gợi ý bằng một số câu hỏi: +Bài toán cho biết “ 92% là học sinh nữ” nói lên điều gì? ( Tức là cứ 100 học sinh thì có 92 học sinh nữ). - Với cách hướng dẫn HS phân tích đề toán như vậy , HS sẽ nắm chắc đề toán hơn và con số 92% không còn trừu tượng với học sinh nữa, sẽ giúp các em quen dần với kí hiệu %. Ví dụ 2: Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó? Bài toán cho biết gì? Một lớp học có 25 học sinh, trong đó có 13 học sinh nữ Bài toán yêu câu tính gì? 17
- Số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh của lớp học đó? Ví dụ 3: Lãi suất tiết kiệm là 0,5 % một tháng. Một người gửi tiết kiệm 1 000 000 đồng. Tính số tiền lãi sau một tháng? Bài toán cho biết gì? Lãi suất tiết kiệm là 0,5 % một tháng. Một nười gủi tiết kiệm 1 000 000 đồng Bài toán yêu câu tính gì? (Số tiền lãi sau một tháng.) b. Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán Việc tóm tắt đề toán sẽ giúp học sinh tự thiết lập đựơc mối liên hệ giữa những cái đã cho và những cái phải tìm. Học sinh tự tóm tắt được đề toán nghĩa là nắm được yêu cầu cơ bản của bài toán. Khi tóm tắt đề cần gạt bỏ tất cả những gì là thứ yếu, lặt vặt trong đề toán và hướng sự tập trung của học sinh vào những điểm chính yếu của bài toán. Ví dụ 1: Trường Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 92%. Tìm số học sinh nữ của Trường Tiểu học Vạn Thọ? Với dạng bài toán này, tôi thường tổ chức cho các em thảo luận nhóm (nhóm đôi) để tóm tắt bài toán, thông thường các em sẽ tóm tắt như sau: Tổng số HS toàn trường : 600 học sinh HS nữ chiếm : 92% HS nữ: học sinh? Mặc dù cách tóm tắt như trên đã thể hiện được nội dung và yêu cầu của bài toán , tuy nhiên đối với HS còn chậm sẽ khó nhận diện được dạng toán và xác định cách giải một cách mơ hồ, cho nên tôi hướng dẫn HS đưa ra cách tóm tắt cụ thể hơn như sau: Tổng số học sinh: 600 em : 100 % Số học sinh nữ : em : 92% Hay: Tổng số HS: 100 % : 600 em HS nữ: 92% : em? c. Giải toán Sau khi đã phân tích bài toán và tóm tắt, học sinh tiến hành thực hiện giải toán theo dữ liệu đề ra. Ví dụ 1: Trường Vạn Thọ có 600 học sinh, trong đó số học sinh nữ chiếm 92%. Tìm số học sinh nữ của Trường Tiểu học Vạn Thọ? 18
- Từ cách tóm tắt của bài toán mà GV đưa ra, HS sẽ dễ dàng nhận ra cái gì cần tìm, dựa vào cái đã có để tìm cáichưa có (thực chất dạng toán về quan hệ tỉ lệ mà các em đã được học). - Trước hết phải sử dụng bước rút về đơn vị tức là tìm 1% của 600 học sinh (600 : 100 = 6 học sinh), sau đó tìm 92% của 600 ( 6 x 92 = 552 học sinh) - Đối với HS nhanh hơn có thể làm gộp nhưng phải chỉ ra được bước rút về đơn vị: 600: 100 x 92 = 552 Sau khi HS giải được bài toán, GV khắc sâu lại cách giải toán bằng cách nêu câu hỏi: - Muốn tìm 92% của 600 ta làm sao ? (nhiều hs nhắc lại cách thực hiện ). * Sau phần bài mới, tôi cũng khái quát thành quy tắc và công thức cho HS khắc sâu hơn. Biện pháp 3: Linh hoạt trong lựa chọn hình thức và phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học theo mô hình VNEN. Dạy học Toán nói chung, dạy mảng kiến thức về giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng có thể nói là rất "khô khan". Vậy làm thế nào để cho tiết học Toán được sinh động, phát huy tối đa tính tích cực của HS và đạt hiệu quả cao nhất? Ngoài những giải pháp nêu trên, bản thân tôi luôn tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm tránh nhàm chán cho HS. Bên cạnh việc phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp dạy học khác nhau như phương pháp vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, phương pháp động não ; tôi đã vận dụng mô hình VNEN vào dạy học đặc biệt chú trọng phương pháp dạy học nhóm và đạt được hiệu quả cao. Nhóm trưởng đã phát huy vai trò điều hành để các thành viên hoàn thành nhiệm vụ học tập trong từng tiết học. Từng cá nhân trong nhóm làm việc một cách tích cực trước khi trình bày ý kiến trong nhóm để các bạn cùng bổ sung, trao đổi với nhau. Đối với những em còn lúng túng, nhầm lẫn khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm thì các thành viên trong nhóm tiếp sức kịp thời, chia sẻ cách làm. Đồng thời giáo viên tạo cơ hội cho các em mạnh dạn phát biểu nêu lên những vấn đề còn thắc mắc cần được giải quyết để nắm kiến thức một cách chắc chắn hơn. Trong suốt quá trình dạy học, giáo viên quan tâm tới mức độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh để giúp các em vượt qua khó khăn. Những vấn đề học sinh chưa nắm chắc giáo vên nên ghi vào sổ nhật kí để có biện hỗ trợ hướng dẫn học sinh làm bài. Một việc cũng không kém phần quan trọng là hoạt động khởi động trước khi vào bài học phải tạo được cho học sinh tâm thế vui vẻ, thoải mái, như thế học sinh mới tiếp 19
- thu bài học một cách hiệu quả. Muốn vậy, giáo viên cần có sự chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp, phải tổ chức cho học sinh những trò chơi vừa mang tính giải trí lại vừa khắc sâu được kiến thức cho học sinh. Ở phần hoạt động ứng dụng cuối mỗi bài học, giáo viên không chỉ giúp các em giải được những bài toán để khắc sâu kiến thức cơ bản mà còn phải có những kiến thức phong phú về cuộc sống hàng ngày; chẳng hạn như các bài toán về tính tiền lãi, tiền vốn, lượng muối có trong nước biển Biện pháp 4: Chú trọng việc đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/BGDĐT và thông tư 22/2016/TT-BGDĐT Muốn biết học sinh đã nắm được những kiến thức gì hoặc còn thiếu sót điều gì thì chúng ta phải thực hiện việc đánh giá học sinh. Trong quá trình dạy học, tôi luôn thực hiện việc đánh giá học sinh theo thông tư 30/2014/BGDĐT và thông tư 22/2016/TT- BGDĐT. Với mỗi bài học tôi thường xuyên đánh giá mức độ đạt được từng dạng toán qua đó có các biện pháp cụ thể để tiếp sức giúp đỡ các em nắm chắc từng dạng toán giải toán về tỉ số phần trăm nhất là mở rộng một số dạng toán khác liên quan đến tỉ số phần trăm. Trong từng tiết học, tạo cơ hội cho học sinh đánh giá lẫn nhau, từ đó các em tự bổ sung, khắc phục những thiếu sót về kiến thức kĩ năng của mình. Sau mỗi tháng tôi cho các em làm bài kiểm tra có tính chất tổng hợp kiến thức trong đó chú trọng về dạng toán giải toán về tỉ số phần trăm, tiến hành chấm bài và phân loại mức độ nắm kiến thức, kĩ năng làm bài để có biện pháp củng cố kèm cặp kịp thời. Trong các đợt kiểm tra định kì tôi luôn quan tâm đến kĩ năng giải toán về tỉ số phần trăm, thống kê kết quả làm bài riêng kĩ năng này để đánh giá và có kế hoạch bổ sung những thiếu sót mà các em mắc phải. Biện pháp 5: Sử dụng hình thức khen thưởng động viên học sinh Trong quá trình dạy học, giáo viên cũng cần có sự khen ngợi động viên học sinh kịp thời dù sự tiến bộ của các em rất nhỏ. Động viên học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn trong quá trình học tập. Phối hợp cùng gia đình học sinh động viên giúp đỡ học sinh bằng các hình thức như điện thoại, sổ liên lạc, Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tuyên dương những em có sự tiến bộ trong học tập, các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập trong các buổi chào cờ đầu tuần hoặc ở các tiết sinh hoạt tập thể. 20
- Ngoài ra, ở lớp lập quỹ khen thưởng trích từ quỹ thưởng cho HS có bài kiểm tra tháng sau tiến bộ hơn tháng trước. 2.3. Kết quả đạt được Qua những biện pháp tôi đã áp dụng được nêu ở trên, đến cuối học kì I năm học 2019 – 2020 các em đã nắm nhận ra dạng toán, trình bày được bài giải, chỉ có một số ít em sơ suất do tính toán, chất lượng học tập của học sinh có chuyển biến rõ rệt. Qua thời gian thực hiện, vào thời điểm cuối tháng 1 năm học 2019-2020, chất lượng học tập về các dạng toán tỉ số phần trăm của lớp tôi có sự chuyển biến như sau: Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số Điểm 0- Điểm 9- 10 Điểm 7- 8 Điểm 5- 6 Điểm 3- 4 học sinh 2 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 30 10 33.3% 12 40% 8 26.7% 0 0% 0 0% Tăng 10% Tăng 10% Giảm 6.7%) Giảm 13,3 %) 21
- 3. KẾT LUẬN 3.1.Ý nghĩa của sáng kiến Sau khi áp dụng các giải pháp trên vào các tiết dạy, tôi nhận thấy chất lượng giảng dạy có sự tiến bộ rõ rệt. HS tiếp cận nhanh với các dữ liệu của bài toán, xác định được yêu cầu bài, phân biệt được các dạng toán và giải toán khá thành thạo. Học sinh không phải làm bài qua loa, chiếu lệ mà đã có thói quen đọc kĩ đề ra, suy nghĩ, tính toán một cách khoa học, từ đó giúp cho các em rèn luyện được năng lực tư duy suy luận lô - gic, phát triển trí tuệ. Với việc phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp trong giảng dạy, đặc biệt coi trọng việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh đã giúp cho các em đã dễ hiểu, dễ nhớ; các em nắm chắc dạng toán, chủ động tìm cách giải và chọn cách giải nhanh, dễ hiểu. Các em học sinh đã có sự hứng thú, say mê, yêu thích học toán hơn; đặc biệt là với dạng toán tỉ số phần trăm. Việc thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 và thông tư 22/TT- BGDĐT đã giúp cho học sinh phát hiện kịp thời những thiếu sót, tự bổ sung kiến thức kĩ năng cho mình. Song song bên cạnh đó là những lời động viên, khen thưởng kịp thời đã giúp cho các em có lòng kiên trì, quyết tâm hơn khi học Toán. 3.2 Kiến nghị, đề xuất 1. Đối với giáo viên : - Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cho bản thân để tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất, luôn tạo cho học sinh tâm thế vui vẻ, hứng thú trong học tập. 2. Đối với nhà trường - Tổ chức các chuyên đề dạy học về mảng kiến thức giải toán về tỉ số phần trăm để tư vấn, tháo gỡ những khó khăn mà GV còn vướng mắc giúp GV có phương pháp dạy học hợp lí, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung và mảng kiến thức giải toán về tỉ số phần trăm nói riêng được nâng lên. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân, trong thời gian qua tôi đã áp dụng và thu được những kết quả khả quan. Kính mong các đồng chí đồng nghiệp tham khảo và đóng góp thêm để sáng kiến kinh nghiệm ngày càng hoàn thiện hơn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng môn Toán. Xin chân thành cảm ơn. 22