Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 3 ở huyện Tam Dương

doc 24 trang binhlieuqn2 7411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 3 ở huyện Tam Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Toán Lớp 3 ở huyện Tam Dương

  1. tự nhiên lẻ. Hai số tự nhiên chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp hơn (hoặc kém) nhau 2 đơn vị. - Nắm được tên và vị trí của các hàng ( hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn). - Biết quy tắc các giá trị theo vị trí của các chữ số trong cách viết số. Ví dụ: Dạy cho học sinh về các số có bốn chữ số gồm hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Tôi giải thích cho học sinh là: hàng nghìn phải là các chữ số lớn hơn 0. Ví dụ : 1234; 2574; 4351; . . . . hàng nghìn là: 1, 2, 4 nghìn. Không thể có hàng nghìn là 0 như: 0234, 0574, 0351, . . . . Vậy số có bốn chữ số có hàng nghìn nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 9. * Hướng dẫn đọc, viết. - Hướng dẫn phân hàng: Ví dụ: số 5921. Hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị. Số 5921: Có 5 nghìn, 9 trăm, 2 chục, 1 đơn vị. Đọc số 5921: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Giáo viên viết: 5921. Phân tích: 5 9 2 1 5nghìn 9trăm 2chục 1đơn vị. Hoặc: lớp nghìn lớp đơn vị. Khi viết, ta viết từ hàng cao đến hàng thấp (viết từ trái sang phải). Khi đọc lớp nào ta kèm theo đơn vị lớp đó. Học sinh đọc: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Hơn thế nữa, tôi còn hướng dẫn thêm cho học sinh cách đọc như sau: Ví dụ: Số 5921 và 5911. Số 5921 đọc là: Năm nghìn, chín trăm hai mươi mốt. Số 5911 đọc là: Năm nghìn, chín trăm mười một. Nói cụ thể hơn, từ hai số trên cho học sinh nhận ra được cách đọc ở cùng 9
  2. hàng đơn vị của hai số là khác nhau chỗ mốt và một. Nghĩa là số 5921, hàng đơn vị đọc là mốt, còn số 5911 hàng đơn vị đọc là một. Tuy cùng hàng và đều là số “1” nhưng tên gọi lại khác nhau. Tôi còn phát hiện và giúp học sinh đọc và nhận ra cách đọc của một vài số lại có cách đọc tương tự trên: Ví dụ: Số 2305 và 2325 cùng hàng đơn vị là số “5” nhưng lại đọc là “năm” và “lăm”. Ví dụ: Số 2010: Học sinh nhiều em đọc là “Hai nghìn không trăm linh mười”. Tôi hướng dẫn các em. Trong số tự nhiên chỉ được đọc “linh một, linh hai, . . . .linh chín, không có đọc là linh mười” vậy số 2010 đọc là: Hai nghìn không trăm mười. * Hướng dẫn so sánh. Trong qui tắc là: Khi ta so sánh trong hai số thì: Số nào có ít chữ số hơn thì số đó bé hơn và ngược lại. VD: 9999 999. + Còn các số có cùng chữ số thì sao? Ngoài việc làm theo qui tắc thì tôi còn làm như sau: Ví dụ:: Bài tập 3a trang 100: Để tìm số lớn nhất trong các số: 4375 ; 4735 ; 4537 ; 4753. Tôi hướng dẫn họ sinh như sau: Xếp theo cột dọc, sao cho thẳng hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị với nhau. Cụ thể trên bảng phần được xoá là: 4 3 7 5 4 7 3 5 4 7 3 5 4 5 3 7 4 7 5 3 4 7 5 3 Số lớn nhất 4753. 4 7 4 7 5 - Phân theo hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị. - So sánh từng hàng để chọn ra số lớn nhất trong hàng như: hàng nghìn đều bằng nhau là 4. Đến hàng trăm chọn được hai số lớn là 7 có trong 4735 và 4753. Sau đó yêu cầu các em chỉ so sánh hai số này và tìm được số lớn nhất là 4753. 10
  3. 7.2.4. Hướng dẫn cách đặt tính, thực hiện phép tính (cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc) Trên thực tế giảng dạy cho thấy, đặt tính cũng là một việc hết sức quan trọng trong quá trình làm tính. Nếu học sinh không biết cách đặt tính hoặc tính sai sẽ dẫn đến kết quả sai. Vì thế theo tôi nghĩ, để học sinh có căn bản khi thực hiện các phép tính phải nắm vững cách đặt tính, các thành phần cũng như sự liên quan trong khi làm tính cộng, trừ, nhân, chia. * Đối với phép cộng, trừ: (giúp học sinh nhớ và áp dụng) - Phép cộng: VD : 2473 + 3422 = 5895 Số hạng số hạng Tổng + Nếu ta thay đổi chỗ các số hạng của tổng thì tổng không thay đổi. 2473 + 3422 = 3422 + 2473 = 5895 + Muốn tìm tổng ta lấy số hạng thứ nhất cộng với số hạng thứ hai. 2473 + 3422 = 5895 + Muốn tìm số hạng chưa biết, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết. 2473 - x = 5895 x = 5895 - 2473 + Bất kì số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó. 2 + 0 = 2 - Phép trừ: Ví dụ: 8265 - 5152 = 3113 Số bị trừ số trừ hiệu + Muốn tìm hiệu ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ. 8265 - 5152 = 3113 + Muốn tìm số bị trừ chưa biết, ta lấy hiệu cộng với số trừ. x - 5152 = 3113 x = 3113 + 5152 11
  4. x = 8265 + Muốn tìm số trừ chưa biết, ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu. 8265 - x = 3113 x = 8265 - 3113 x = 5152 + Bất kì số nào trừ 0 cũng bằng chính số đó. 4 - 0 = 4 - Đặt tính và tính: Cần hướng dẫn học sinh kĩ là phải đặt tính thẳng hàng (hàng đơn vị theo hàng đơn vị, hàng chục theo hàng chục, hàng trăm theo hàng trăm, hàng nghìn theo hàng nghìn). Hướng dẫn học sinh bắt đầu cộng từ hàng đơn vị (hoặc từ phải sang trái). Nên lưu ý học sinh đối với phép trừ có nhớ, cần bớt ra khi trừ hàng kế tiếp. 435 VD: Phép cộng có nhớ một lần. + 127 562 • 5 cộng 7 bằng 12, viết 2 nhớ 1. • 3 cộng 2 bằng 5, thêm 1 bằng 6, viết 6. Lần: 321 • 4 cộng 1 bằng 5, viết 5. * Lưu ý HS: Khi kẻ vạch ngang, tất cả các em đều dùng bằng thước. * Nhắc học sinh chú ý: Trong phép cộng, trừ 2 số chỉ nhớ nhiều nhất là 1. * Đối với phép nhân, chia: (giúp học sinh nhớ và áp dụng). - Phép nhân: Ví dụ: 1427 x 3 = 4281 Thừa số Thừa số Tích + Muốn tìm tích, ta lấy thừa số thứ nhất nhân với thừa số thứ hai. 1427 x 3 = 4281 + Muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết. 12
  5. 1427 x x = 4281 x = 4281 : 1427 + Khi ta thay đổi các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi. 3 x 9 = 9 x 3 = 27 + Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó. 3 x 1 = 3; 6 x 1 = 6; . . . + Số nào nhân với 0 cũng bằng 0. 3 x 0 = 0 - Đặt tính và tính: Khi đặt tính giáo viên lưu ý cho học: Viết thừa số thứ nhất ở 1 dòng, viết thừa số thứ hai ở dòng dưới sao cho thẳng cột với hàng đơn vị (nhân số có 2, 3, 4 chữ số với số có 1 chữ số). Viết dấu nhân ở giữa hai dòng thừa số thứ nhất và thừa số thứ hai và lùi ra khoảng 1, 2 ô li rồi kẻ vạch ngang bằng thước kẻ. Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ hàng đơn vị, sau đó đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn (hoặc tính từ phải sang trái). Các chữ số ở tích nên viết sao cho thẳng cột với theo từng hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn của thừa số thứ nhất. Đối với cách viết từng chữ số của tích có nhớ, ta nên viết số đơn vị, nhớ số chục (hoặc nhắc học sinh viết số bên tay phải nhớ số bên tay trái). 3034 • 3 nhân 4 bằng 12, viết 2 nhớ 1. x 3 • Không viết 1 nhớ 2. 2 • 3 nhân 3 . . . . * Nhắc thêm cho học sinh: Nếu trường hợp như: 8 nhân 3 bằng 24, thì viết 4 nhớ 2, . . . ( đối với phép nhân thì chỉ có nhớ 1, 2, . . . 8, không có nhớ 9) - Phép chia: Ví dụ: 6369 : 3 = 2123 + Muốn tìm thương, ta lấy số bị chia, chia cho số chia. 6369 : 3 13
  6. + Muốn tìm số bị chia chưa biết, ta lấy thương nhân với số chia. x : 3 = 2123 x = 2123 x 3 + Muốn tìm số chia chưa biết, ta lấy số bị chia, chia cho thương. 32 : x = 8 x = 32 : 8 + Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó. 4 : 1 = 4; . . . . . 9 : 1 = 9 + 0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0. 0 : 3 = 0 * Nhắc thêm cho học sinh: không thể chia cho 0. 3 : 0 + Muốn tìm số chia trong phép chia có dư, ta lấy số bị chia trừ đi số dư rồi chia cho thương. 7 : 3 = 2(dư 1) Vậy: (7 – 1) : 2 + Muốn tìm số bị chia trong phép chia có dư, ta lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư. 7 : 3 = 2 (dư 1) Vậy: 2 x 3 + 1 + Trong phép chia có dư, số dư nhỏ nhất là 1, số dư lớn nhất kém số chia 1 đơn vị. (trong chương trình toán 3 số dư trong phép chia nhỏ nhất là 1, lớn nhất là 8). Ví dụ: Số chia là 9, thì số dư là 1, 2, 3, 4, . . . . 8. (số dư phải nhỏ hơn số chia. Số dư lớn nhất nhỏ hơn số chia 1 đơn vị) - Đặt tính và tính: Tôi nghĩ thực hiện đặt tính và tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc, thì phép chia là khó nhất vì: - Học sinh hay quên, thực hiện chưa đầy đủ các hàng cao đến hàng thấp (có em chỉ mới thực hiện đến hàng trăm, chục mà không thực hiện hết). Cần hướng dẫn kĩ cho học sinh cách nhân ngược lên và trừ lại, . . . Đặc biệt đối với 14
  7. học sinh yếu toán, tôi hướng dẫn kĩ cách đặt tính, nhằm giúp các em thấy được hàng nào thực hiện rồi, hàng nào chưa thực hiện. Thực hiện như sau: Ví dụ: Chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số: 1276 : 3 = ? - Trước tiên giúp học sinh biết ghi theo cột dọc và hiểu tên gọi các thành phần trong cột dọc của phép chia. (sử dụng phần bảng được xoá) Số bị chia dấu chia số chia 1276 : 3 1276 3 Hạ 425 Thương tìm được. Số dư lần chia 1 07 Số dư lần chia 2 16 1 Số dư lần chia cuối cùng (Phép chia có dư). * Khi hạ hàng nào phải hạ dưới sao cho thẳng hàng, để ta biết sẽ thực hiện hàng đó, sau đó mới thực hiện hàng kế tiếp. * Nhắc học sinh: Tôi nói trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia theo cột dọc thì các phép cộng, trừ, nhân ta thực hiện tính theo thứ tự từ phải sang trái, hoặc từ hàng đơn vị, hàng chục, . . . Còn riêng phép chia ta tính theo thứ tự từ trái sang phải, hoặc từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất ( hàng nghìn, trăm, chục, đơn vị). Nhìn chung, các em có tiến bộ rõ rệt. Các em không còn đặt tính sai, cộng, trừ, nhân, chia không viết lộn kết quả và quên số nhớ nữa. Đối với các em này, hàng ngày mỗi tiết học toán tôi gọi lên bảng thực hiện phép tính. Tôi cũng thường xuyên đến các em yếu toán, việc làm theo yêu cầu cần đạt của chuẩn kĩ năng, kiến thức. Có khi tôi yêu cầu những em này chỉ làm một phần trong mỗi bài tập và hướng dẫn rất kĩ khi làm bài vào vở. Cách trình bày từng con số, cách sửa sai để từng trang vở được sạch đẹp. Qua một thời gian các em có tiến bộ rõ rệt. Mỗi lần thực hiện các em viết rất rõ ràng và tính chính xác. 7.2.5. Hướng dẫn giải toán có lời văn. 15
  8. Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn, phức tạp, hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính, vì các bài toán là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học. Giải toán không chỉ là nhớ mẫu rồi áp dụng, mà đòi hỏi nắm chắc khái niệm, quan hệ toán học, nắm chắc ý nghĩa các phép tính, đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi biết làm tính thông thạo. Để giúp học sinh thực hiện được hoạt động trên có kết quả, cần làm cho các em nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em hành động khi giải toán. Nhà giáo Phạm Đình Thực đã nêu ra sơ đồ 4 bước: - Đọc kĩ đề toán (ít nhất 2 lần). - Tóm tắt bài toán - Phân tích bài toán. - Viết bài giải. Dựa vào quy trình trên ta có thể tìm thấy cách giải bài toán một cách nhanh nhất . Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu kĩ hơn từng bước giải trong quy trình trên. Bước 1: Đọc kĩ đề toán: (ít nhất 2 lần) , phân biệt được cái đã cho và cái phải tìm. Tránh thói quen xấu là vữa mới đọc xong đề đã vội vàng giải ngay. Bước 2: Tóm tắt đề toán: Việc này sẽ giúp học sinh bớt được một số câu chữ, làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà nhắc lại được đề toán. Có nhiều cách tóm tắt đề toán. Càng biết nhiều cách sẽ càng giải toán giỏi. Dưới đây là một số cách: a. Cách tóm tắt bằng chữ: Bài toán 1: Lan có 5 cái kẹo. Minh có nhiều kẹo gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái kẹo? Kiểu 1 Kiểu 2 Lan: 5 kẹọ Lan: 5 kẹo Tất cả? Minh: gấp 3 lần Lan Minh: gấp 3 Cả hai bạn: kẹo? 16
  9. b. Cách tóm tắt bằng chữ và dấu: Những dấu thường là → (mũi tên), } (dấu móc), Kiểu 1 Kiểu 2 Lan: 5 kẹọ Lan: 5 kẹo ? kẹo ? kẹo gấp 3 Minh: gấp 3 Minh: c. Cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng: Bài toán 2: Trong vườn có 32 cây: cam, chanh, và quýt. Trong đó có 14 cây cam. Số cây chanh bằng số cây quýt. Tính số cây quýt và số cây chanh. Bài toán 1 Bài toán 2 Lan: 32 cây ? kẹo Minh: 14 cây chanh? quýt? d. Cách tóm tắt bằng hình tượng trưng; Các hình tượng trưng có thể là hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, dấu gạch chéo. Bài toán 1: Kiểu 1 Kiểu 2 5 5 Lan: Lan: ? kẹo ? kẹo Minh: Minh: Bài toán 2: Cam chanh quýt 14 ? ? 32 cây 17
  10. e. Cách tóm tắt bằng lưu đồ: Bài toán 1: Kiểu 1 Kiểu 2 5 5 Lan: Lan: x 3 Minh x 3 ? kẹo Minh: ? kẹo g. Cách tóm tắt bằng sơ đồ Ven: Bài toán 3: Cả 3 chuyến chở được 84 quả dưa. Chuyến thứ nhất chở được 26 quả, chuyến thứ hai chở được 28 quả. Hỏi chuyến thứ ba chở được bao nhiêu quả? Tóm tắt: Kiểu 1 Kiểu 2 84 quả 84 quả 26 28 ? quả quả quả 26 28 ? quả quả quả quả h. Cách tóm tắt bằng bảng kẻ ô: 3 thùng 27 l : 3 : 3 1 thùng ? l x 7 x 7 7 thùng ? l Bước 3: Phân tích bài toán: Đây là bước suy nghĩ để tìm cách giải bài toán. Thông thường, người ta hay dùng cách lập “sơ đồ khối” Ví dụ: Lan có 8 cái kẹo. Minh có nhiều gấp 3 lần Lan. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu cái kẹo? Học sinh cần biết tự suy nghĩ như sau: + Bài toán hỏi gì? (Hỏi số kẹo của cả hai bạn) 18
  11. + Tay viết vào nháp: Hai bạn. + Muốn tìm số kẹo của hai bạn ta làm thế nào? (Lấy số kẹo của Lan cộng với số kẹo của Minh) Viết tiếp: Hai bạn ║ Lan + Minh + Số kẹo của Lan biết chưa? (Biết rồi) + Số kẹo của Minh biết chưa? (Chưa biết) + Muốn tính số kẹo của Minh ta làm thế nào? (Lấy số kẹo của Lan nhân 3). Viết tiếp: Hai bạn ║ Lan + Minh ║ Lan x 3 Bước 4: Viết bài giải, kiểm tra lời giải: Ta dựa vào sơ đồ phân tích trên để viết bài giải. Cần đi ngược từ dưới lên. Nhìn vào “Lan x 3”, ta tính: 8 x 3 = 24 (cái kẹo) Nhìn vào bên trên dấu “bằng”, ta thấy chữ “Minh”; ta viết câu lời giải: “Số kẹo của Minh là:” Nhìn vào “Lan + Minh”, ta tính: 8 + 24 = 32 (cái kẹo) Nhìn vào bên trên dấu “bằng”, thấy chữ “Hai bạn”, ta viết câu lời giải: “Số kẹo của hai bạn là:” Vậy ta có bài giải: Số kẹo của Minh là: 8 x 3 = 24 (cái kẹo) Số kẹo của hai bạn là: 8 + 24 = 32 (cái kẹo) Đáp số: 32 cái kẹo. 19
  12. Sau mỗi bước giải, cần kiểm tra xem đã tính đúng chưa, viết câu lời giải đã hợp lí chưa ? Giải xong bài toán phải thử xem đáp số tìm ra có thể trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không ? Thay cho việc đàm thoại để tìm những điều đã cho và những điều phải tìm trong một bài toán, tôi tổ chức cho học sinh làm việc như sau : - GV ra lệnh : Giơ bút chì ! (cả lớp giơ bút chì). - Gạch dưới những điều đã cho trong bài toán ! (cả lớp, nghĩa là mỗi học sinh, đều phải chú ý đọc đề toán trong sách giáo khoa để tìm những cái đã cho rồi gạch dưới). Trong lúc này, GV đi xuống cạnh các học sinh để đôn đốc các em làm việc, giúp đỡ các em kém. GV có thể đưa mắt nhìn bao quát cả lớp, hễ thấy học sinh nào không cầm bút chì gạch gạch một cái gì đó thì nhắc nhở em đó làm việc. Nhờ có những lệnh làm việc bằng tay này mà những học sinh không chịu làm việc sẽ bị lộ ra. Do đó GV có thể kiểm soát được hoạt động của cả lớp. Như vậy ta đã chuyển hình thức trực quan "thầy làm, trò xem” sang hình thức trực quan "trò làm, thầy xem” 7.2.6. Giúp học sinh nắm, thuộc các quy tắc đã học. Tuy nhiên học sinh đã biết cộng, trừ, nhân, chia, . . . cũng chưa giải hết được các bài toán trong chương trình sách giáo khoa toán lớp 3. Vì thế tôi cần giúp cho các em thuộc và khắc sâu các quy tắc đã học để áp dụng và làm toán tốt hơn, tôi làm như sau: + Tôi soạn lại các quy tắc đã học và có ví dụ , rồi in trên giấy A4, phát cho học sinh và yêu cầu các em phải học thuộc. + Tổ chức cho học sinh ôn lại qui tắc: Lớp tôi có 3 tổ tôi chia làm 3 nhóm. Tôi thường cho các nhóm thi với nhau về các qui tắc như sau: Ví dụ: Nhóm 1 nêu câu hỏi: Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm gì? Nêu xong gọi nhóm 2 hoặc nhóm 3 trả lời, nhóm nào trả lời được, sau đó nêu câu hỏi cho nhóm khác trả lời. ( không được hỏi trùng câu hỏi). Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm thế nào? Hoặc: Muốn tìm thừa số chưa biết, . . . Cứ làm như vậy, khoảng 5 phút chốt lại nhóm đặt và trả lời đúng nhiều thì nhóm đó thắng cuộc. - Qua khoảng thời gian không lâu lớp tôi có rất nhiều học sinh học thuộc và biết áp dụng rất tốt về quy tắc đã học. 20
  13. 7.2.7. Thiết kế bài dạy Để học sinh chiếm lĩnh và khắc sâu kiến thức, vận dụng được chính xác, linh hoạt kiến thức đó trong luyện tập, thực hành thì đòi hỏi người giáo viên phải chuẩn bị kĩ nội dung bài dạy trước khi lên lớp. * Những việc làm để chuẩn bị bài dạy. Nghiên cứu nắm vững chương trình, hệ thống kiến thức, mức độ yêu cầu kiến thức, kĩ năng của học sinh, nghiên cứu nắm vững sự thể hiện cụ thể của chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn (sách giáo viên). Sưu tầm nghiên cứu các kinh nghiệm dạy học trên các tập chí, tài liệu bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, nghiệp vụ, nắm tình hình điều kiện địa phương, trường lớp và hoàn cảnh học tập của học sinh. * Nghiên cứu tài liệu và xác định nội dung bài dạy học. Nghiên cứu mục đích yêu cầu bài học cả về 3 mặt (kiến thức, kĩ năng tư duy và giáo dục). Xác định kiến thức trọng tâm căn cứ trên mục đích yêu cầu. Lựa chọn phương pháp cụ thể và phương tiện dạy học, các biện pháp sẽ thực hiện từng khâu từng đối tượng học sinh. * Soát lại việc chuẩn bị của học sinh về bài học. Tình hình nắm kiến thức đã học có liên quan, tình hình sách giáo khoa và đồ dùng học tập của học sinh. * Điều kiện tiến hành một tiết dạy đạt hiệu quả. Tạo được không khí sẵn sàng học tập ở chỗ học sinh nắm chắc bài cũ, chuẩn bị tốt sách giáo khoa và đồ dùng học tập. Tập thể học sinh tự giác, tôn trọng nội quy, nề nếp và làm việc tốt. Học sinh trong trạng thái khoẻ mạnh, tỉnh táo. Tạo mối quan hệ tốt giữa giáo viên và học sinh thể hiện ở chỗ: + Giáo viên có thái độ cởi mở, chan hoà, ân cần, quan tâm đến học sinh, mẫu mực trong tác phong. Giáo viên chuẩn bị bài soạn, sẵn sàng lên lớp. + Học sinh lễ phép, chăm chỉ và tích cực trong học tập. * Những yêu cầu chung của một tiết học trên lớp. - Tiết học toán phải chú ý đến hai mặt giáo dục và giáo dưỡng. Hai mặt này kết hợp chặt chẽ với nhau. 21
  14. - Luôn luôn chú ý theo dõi thái độ học tập và sự lĩnh hội nội dung bài học của học sinh, để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. - Tiết học trên lớp cần căn cứ vào trình độ học sinh trung bình ở lớp, có phân biệt đến hai đối tượng giỏi và yếu. * Thực hiện bài soạn. - Giáo viên thực hiện tiết học theo trình tự bài soạn, có điều chỉnh thời gian các phần nhưng đảm bảo nội dung trọng tâm của bài. - Cần quan tâm đến hoạt động của học sinh, sao cho học trực tiếp giải quyết vấn đề qua các bước suy luận, thảo luận thực hành phát biểu, báo cáo kết quả. . . - Cần quan tâm đối tượng khác nhau về trình độ để giao việc, đặt câu hỏi thích hợp. Có động viên khuyến khích, biểu dương kịp thời các tiến bộ, cố gắng của học sinh. Nhưng phải nghiêm khắc đối với học sinh lười biếng, vô trách nhiệm. Giáo viên phải linh động, khéo léo xử lí tình huống diễn ra sao cho đạt mục đích yêu cầu của tiết dạy. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có) 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng (không) 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy, tôi thấy đề tài nghiên cứu bước đầu đã thu được kết quả đáng mừng, học sinh đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng của môn toán lớp 3 và khơi nguồn tài năng toán học đối với học sinh có năng khiếu toán. Cụ thể như sau: - Nhiều em tham gia giải toán qua mạng. 22
  15. - Kết quả bài kiểm tra Toán khi chưa áp dụng sáng kiến: Tổng Số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Lớp số HS dự KT Số HS % Số HS % Số HS % 3A 40 40 17 44,1 14 41,2 9 14,7 3B 35 35 13 36,8 11 34,2 11 29,0 3C 38 38 16 45,7 14 28,6 8 25,7 3D 35 35 15 45,9 11 29,8 9 24,3 - Kết quả bài kiểm tra Toán sau khi áp dụng sáng kiến: Tổng Số HS Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Lớp số HS dự KT Số HS % Số HS % Số HS % 3A 40 40 27 79,4 10 11,8 3 8,8 3B 35 35 25 65,8 5 10,5 5 23,7 3C 38 38 25 71,5 8 11,4 5 17,1 3D 35 35 25 73,0 7 18,9 3 8,1 Qua kết quả cụ thể trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng dạy học môn toán lớp 3 của trường tiểu học Hợp Thịnh. Số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi môn toán khi áp dụng sáng kiến tăng hơn nhiều so với khi chưa áp dụng. Mặt khác sáng kiến còn giúp học sinh rất say mê hứng thú với môn học, tạo không khí vui tươi phấn khởi trong học tập, các em mong chờ được học toán, được giải toán, biết hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng học toán và học các môn khác thật tốt. Từ đó các em gần gũi, yêu quý, gắn bó với nhau hơn. Sáng kiến này của tôi không chỉ áp dụng cho một trường mà nó còn có thể đem lại hiệu quả cao cho các trường tiểu học trong huyện và trong toàn tỉnh. 23
  16. 11. Danh sách các cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Phạm vi/Lĩnh Số tt Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ vực áp dụng sáng kiến 1 Phùng Thị Lan GV lớp 3B Trường Môn toán Tiểu học Hợp Thịnh 2 Bùi Thị Hồng Quý GV lớp 3C Trường Môn toán Tiểu học Hợp Thịnh 3 Lê Thị Hợp GV lớp 3D Trường Môn toán Tiểu học Hợp Thịnh Hợp Thịnh, ngày 28 tháng 02 năm 2019 Hợp Thịnh, ngày 28 tháng 2 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phùng Thị Minh Huệ 24