Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11

doc 34 trang thulinhhd34 8632
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_chu_de_tuan_hoan_mau_tron.doc
  • docBÌA LÓT.doc
  • docBÌA SÁNG KIẾN.doc
  • docĐơn.doc
  • docMỤC LỤC SÁNG KIẾN.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề “Tuần hoàn máu” trong chương trình Sinh học 11

  1. a. Mục đích -Hs giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động. -Nêu được khái niệm chu kì tim, trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất. b. Nội dung -Hoạt động của tim: +Tính tự độngcủa tim. +Chu kì hoạt động của tim. c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Hs làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 3: Tìm hiểu hoạt động của tim. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. -Các nhóm còn lại nhận xét. d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Nội dung 3: Hoạt động của tim. III. Hoạt động của tim. -GV yêu cầu học sinh quan sát hình 19.1,19.2 và nghiên cứu Mục III hoàn thành phiếu học tập số 3 (trong 7 phút) -Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học -Gv chia lớp thành 4 nhóm: tập. +Nhóm 1,2: Tìm hiểu tính tự động của tim. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. +Nhóm 3,4: Tìm hiểu chu kì hoạt động của tim. -Các nhóm còn lại nhận xét. -Gv chính xác kiến thức, nhận xét hoạt động của các nhóm. *Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (thời gian: 20 phút) a. Mục đích HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết các câu hỏi liên quan đến thực tiễn. b. Nội dung Hs trả lời các câu hỏi: +Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? 20
  2. +Quan sát bảng nhịp tim của thú và cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể. .Giải thích? +Vì sao tim của trẻ con đập nhanh hơn tim của người lớn? +Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có khối lượng máu trong tim là 120 ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? +Một em bé có tim đập 120 lần/phút. Hãy tính thời gian của một chu kì tim? +Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/phút. Trong một chu kì tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1:3:4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi? c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Hs có thể chỉ trả lời được một số câu hoặc trả lời chưa đúng, chưa đầy đủ. -GV sẽ hướng dẫn và giúp Hs hoàn chỉnh. d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV nêu câu hỏi: -HS trả lời câu hỏi: +Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không +Trong một chu kì tim, tim có thời gian nghỉ để mỏi? phục hồi khả năng hoạt động. Gv gợi ý xét chu kì hoạt động của tim. +Quan sát bảng nhịp tim của thú và cho biết mối liên quan giữa nhịp tim và khối lượng cơ +Ở Thú, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể. Giải thích? thể. GV gợi ý liên quan đến tỉ lệ S/V Hs có thể chưa giải thích được. +Vì sao tim của trẻ con đập nhanh hơn tim của người lớn? Hs nghe gợi ý và trả lời. +Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần Tim trẻ con đập nhanh vì: trong một phút, có khối lượng máu trong tim +Hoạt động trao đổi chất mạnh, nhu câu O2 cao. là 120 ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối +Tim nhỏ lực co bóp yếu tim phải đập tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong nhanh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? -Gv hướng dẫn: lượng máu = 60 (120- Hs có thể không trả lời được câu hỏi này. 75)=2700ml/phút. +Một em bé có tim đập 120 lần/phút. Hãy tính 21
  3. thời gian của một chu kì tim? +Nhịp tim của ếch trung bình 60 lần/phút. Trong một chu kì tim, tỉ lệ của các pha tương ứng là 1:3:4. Xác định thời gian tâm nhĩ và tâm thất được nghỉ ngơi? Gv nhận xét và chính xác kiến thức. Gv nhận xét câu trả lời và chính xác kiến thức. +Hs có thể tính được: thời gian của 1 chu kì tim= 60:120=0,5 giây. Hs nghe gợi ý của Gv và làm bài tập: -Thời gian 1 chu kì tim: 60 giây: 60 lần= 1 giây. -Tâm nhĩ co: 1/8 giây tâm nhĩ nghỉ: 1- 1/8=7/8 giây= 0,875 giây. -Tâm thất co: 3/8 giây tâm thất nghỉ: 1- 3/8=5/8 giây=0,625 giây. *Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (thời gian: 2 phút) a. Mục đích Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học về tuần hoàn máu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. b. Nội dung -Tìm hiểu ở điạ phương những người bị bệnh về tim (cụ thể là bệnh gì). +Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc của người bệnh. +Tìm hiểu nhịp tim của người bệnh. -Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh. c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Học sinh có thể nêu được một bệnh nhân cụ thể và những thông tin liên quan (theo lời kể của bệnh nhân hoặc người nhà). -Học sinh có thể đề xuất được một số biện pháp: chế độ dinh dưỡng hợp lí, tập thể dục d. Kỹ thuật tổ chức -Gv yêu cầu Hs: -Tìm hiểu ở điạ phương những người bị bệnh về tim (cụ thể là bệnh gì). 22
  4. +Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc của người bệnh. +Tìm hiểu nhịp tim của người bệnh. -Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh. -Hs làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập. -Gv kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi hôm sau. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3: TUẦN HOÀN MÁU (tt) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch. -Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó. 2. Kĩ năng Rèn một số kĩ năng sau: -Kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. -Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh. -Kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề -Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ -Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. -Tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm. -Thực hiện chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe tốt, phòng chống bệnh tật, đặc biệt là những bệnh về tim và mạch máu. 4. Định hướng phát triển năng lực -Thông qua hoạt động nhóm phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin, năng lực trình bày vấn đề -Thông qua quan sát hình vẽ phát triển năng lực quan sát, năng lực tìm tòi kiến thức, năng lực tư duy sáng tạo II. PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ -Thầy: + Máy chiếu, SGK, giáo án, các tranh hình về mạch máu: động mạch bị hẹp do tụ mỡ và sơ vữa . 23
  5. +Phiếu học tập số 4 : Tìm hiểu hoạt động của hệ mạch. Huyết áp Vận tốc máu. Khái niệm Sự biến động trong hệ mạch. Các yếu tố ảnh hưởng. Đáp án phiếu học tập số 4: Huyết áp Vận tốc máu Khái niệm Áp lực của máu tác dụng lên Tốc độ máu chảy trong một giây. thành mạch. Sự biến động trong hệ Trong hệ mạch, huyết áp giảm Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm mạch. dần từ động mạch chủ đến dần từ động mạch chủ đến tiểu tĩnh mạch chủ. động mạch, thấp nhất ở mao mạch, sau đó tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. Các yếu tố ảnh hưởng -Sức co bóp của tim. -Tổng tiết diện của mạch. -Nhịp tim. -Sự chênh lệch huyết áp giữa 2 -Sức cản trong mạch máu. đầu đoạn mạch. -Khối lượng máu. -Độ quánh của máu. -Trò: Vở ghi, SGK, nháp, giấy A0, bút dạ III. PHƯƠNG PHÁP Sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp: -Quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. -Vấn đáp tìm tòi. -Hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 24
  6. 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra phần vận dụng, mở rộng của học sinh ở tiết 2. 3. Các hoạt động dạy học. *Hoạt động 1: Khởi động (thời gian: 5 phút) a. Mục đích -Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. -Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có (cấu tạo, chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn ở động vật, hoạt động của tim ) với kiến thức mới cần lĩnh hội trong bài học mới (huyết áp, vận tốc máu ). -Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. b. Nội dung -Gv chiếu hình ảnh động mạch bị hẹp do tụ mỡ và sơ vữa? -GV hỏi: Điều gì xảy ra khi máu chảy qua đoạn mạch này? c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh Hs có thể trả lời lòng mạch bị hep, máu chảy qua khó khăn d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Gv chiếu hình ảnh động mạch bị hẹp do tụ mỡ -Hs quan sát. và sơ vữa? -GV hỏi: Điều gì xảy ra khi máu chảy qua đoạn -Hs trả lời câu hỏi mạch này? . -Gv dẫn vào bài học mới. *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (thời gian: 20 phút) *Nội dung 4: Hoạt động của hệ mạch. a. Mục đích -Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch. -Mô tả được sự biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó. b. Nội dung -Hoạt động của hệ mạch: +Huyết áp. +vận tốc máu. 25
  7. c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh *Nội dung 4: Hoạt động của hệ mạch. -Hs hoạt đông theo nhóm để tìm hiểu về huyết áp và vận tốc máu (định nghĩa, sự biến động trong hệ mạch, các yếu tố ảnh hưởng) -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. -Các nhóm còn lại nhận xét. d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Nội dung 4: Hoạt động của hệ mạch IV. Hoạt động của hệ mạch. -Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 7 phút. +Nhóm 1,2 tìm hiểu về huyết áp theo 3 vấn -Các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học đề: định nghĩa, sự biến động trong hệ mạch, tập. các yếu tố ảnh hưởng. +Nhóm 3,4 tìm hiểu về vận tốc máu theo 3 -Đại diện nhóm trình bày vấn đề: định nghĩa, sự biến động trong hệ . mạch, các yếu tố ảnh hưởng. -Các nhóm còn lại nhận xét. -Gv chính xác kiến thức và nhận xét. *Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (thời gian: 17 phút) a. Mục đích HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết các câu hỏi liên quan đến thực tiễn. b. Nội dung Hs trả lời các câu hỏi: +Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm? +Tại sao người già thường bị bệnh cao huyết áp? +Cho biết những biểu hiện của cao huyết áp? Cần phải làm gì khi huyết áp đột ngột tăng cao? +Cho biết những biểu hiện của huyết áp thấp? Cần phải làm gì khi bị tụt huyết áp? +Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn? c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Hs có thể chỉ trả lời được một số câu hoặc trả lời chưa đúng, chưa đầy đủ. 26
  8. -GV sẽ hướng dẫn và giúp Hs hoàn chỉnh. d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS -GV nêu câu hỏi: -HS trả lời câu hỏi: +Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở +Hs nghe gợi ý và trả lời câu hỏi. vùng núi cao có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn? .Gv gợi ý: Vùng núi cao không khí nghèo O2. Sự thay đổi về nhịp thở, nhịp tim +Tại sao tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu thì huyết áp giảm? +Tim đập nhanh và mạnh áp lực của máu tác +Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp dụng lên thành mạch tăng huyết áp tăng. giảm? +Tim đập chậm và yếu áp lực của máu tác dụng lên thành mạch giảm huyết áp giảm. +Tại sao người già thường bị bệnh cao huyết +Cơ thể bị mất máu lượng máu chảy trong áp? mạch giảm áp lực tác dụng lên thành mạch giảm huyết áp giảm. +Cho biết những biểu hiện của cao huyết áp? Cần phải làm gì khi huyết áp đột ngột tăng cao? +Người già: thành mạch bị sơ vữa, nhiễm mỡ > áp lực máu tác dụng lên thành mạch tăng huyết áp cao. +Cho biết những biểu hiện của huyết áp thấp? +.Biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn Cần phải làm gì khi bị tụt huyết áp? .Khi có những biểu hiện như vậy cần: .Đo huyết áp. .Nghỉ ngơi. .Đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. +Biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, 27
  9. Gv nhận xét câu trả lời và chính xác kiến thức. vã mồ hôi, chân tay lạnh .Khi có những biểu hiện như vậy cần: .Đo huyết áp .Nghỉ ngơi. .Uống nước trà gừng. .Đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. *Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (thời gian: 3 phút) a. Mục đích Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học về tuần hoàn máu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. b. Nội dung -Tìm hiểu ở điạ phương những người bị bệnh mạch máu (cụ thể là bệnh gì). +Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc của người bệnh. +Tìm hiểu nhịp tim, huyết áp của người bệnh. -Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh. c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Học sinh có thể nêu được một bệnh nhân cụ thể và những thông tin liên quan (theo lời kể của bệnh nhân hoặc người nhà). -Học sinh có thể đề xuất được một số biện pháp: chế độ dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí, tập thể dục d. Kỹ thuật tổ chức -Gv yêu cầu Hs: -Tìm hiểu ở điạ phương những người bị bệnh về mạch máu (cụ thể là bệnh gì). +Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, làm việc của người bệnh. +Tìm hiểu nhịp tim, huyết áp của người bệnh. -Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh. -Hs làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập. -Gv kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi hôm sau. 28
  10. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 4: THỰC HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ Ở NGƯỜI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức -Hs đo được nhiệt độ, huyết áp, đếm được nhịp tim. 2. Kĩ năng Rèn một số kĩ năng sau: -Kĩ năng thực hành. -Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - Hứng thú trong học tập, tìm hiểu khoa học. -Tích cực, hợp tác trong hoạt động nhóm. -Thực hiện chế độ dinh dưỡng, làm việc và nghỉ ngơi hợp lí để có sức khỏe tốt, phòng chống bệnh tật, đặc biệt là những bệnh về tim và mạch máu. 4. Định hướng phát triển năng lực -Thông qua hoạt động nhóm phát triển năng lực hợp tác nhóm, năng lực giao tiếp, năng lực tìm kiếm và xử lý thông tin, năng lực trình bày vấn đề II. PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ -Huyết áp kế điện tử hoặc huyết áp kế đồng hồ. -Nhiệt kế để đo thân nhiệt. -Đồng hồ bấm giây. -Giấy A0, bút dạ . III. PHƯƠNG PHÁP Sử dụng và kết hợp linh hoạt các phương pháp: -Đàm thoại. -Vấn đáp tìm tòi. -Hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Gv kiểm tra phần vận dụng, mở rộng của học sinh ở tiết 2. 3. Các hoạt động dạy học. *Hoạt động 1: Khởi động (thời gian: 3 phút) a. Mục đích 29
  11. -Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh. -Kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới. b. Nội dung -Giáo viên nêu vấn đề : Sau khi hoạt động mạnh, em thấy cơ thể có thay đổi gì so với lúc nghỉ ngơi? -Hs trả lời. c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Hs có thể nêu một số thay đổi của cơ thể: thấy nóng hơn, mệt hơn, cảm giác tim đập nhanh hơn d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Giáo viên nêu vấn đề : Sau khi hoạt động -Hs có thể nêu một số thay đổi của cơ thể: thấy mạnh, em thấy cơ thể có thay đổi gì so với lúc nóng hơn, mệt hơn, cảm giác tim đập nhanh nghỉ ngơi? hơn -Gv dẫn vào bài học mới. *Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (thời gian: 33 phút) Nội dung 5: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người. a. Mục đích -Hs đo được mạch, nhiệt độ, huyết áp. b. Nội dung Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp ở 3 thời điểm: -Trước khi chống đẩy 20 lần. -Ngay sau khi chống đẩy 20 lần. -Sau khi nghỉ chống đẩy 5 phút. c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Hs hoạt động theo nhóm để đo mạch, nhiệt độ, huyết áp lúc nghỉ ngơi và sau khi hoạt động mạnh. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. -Các nhóm còn lại nhận xét. d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Nội dung 5: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở V. Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người người -Gv kiểm tra phần chuẩn bị dụng cụ của các 30
  12. nhóm gồm: nhiệt kế, huyết áp, đồng hồ bấm -Hs chú ý lắng nghe. giây. -Gv hướng dẫn Hs cách đo nhiệt độ, đo huyết áp -Các nhóm về trí và thực hiện nhiệm vụ. và đếm nhịp tim. -Gv chia lớp thành các nhóm 4 người và phổ biến cách thức hoạt động nhóm: lần lượt một thành viên trong nhóm được 3 thành viên còn lại đo nhiệt độ, huyết áp và đếm nhịp tim ở 3 thời điểm: +Trước khi chống đẩy 20 lần. +Ngay sau khi chống đẩy 20 lần. +Sau khi nghỉ chống đẩy 5 phút. -Gv yêu cầu các nhóm hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian là 15 phút. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả. -Gv quan sát hoạt động của các nhóm. -Các nhóm còn lại nhận xét -Gv nhận xét chung, đánh giá hoạt động của từng nhóm và rút kinh nghiệm. *Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập (thời gian: 6 phút) a. Mục đích HS thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết các câu hỏi liên quan đến thực tiễn. b. Nội dung Hs trả lời câu hỏi: -Vì sao sau khi hoạt động mạnh thì nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp tăng? c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Hs có thể chỉ trả lời được một số câu hoặc trả lời chưa đúng, chưa đầy đủ. -GV sẽ hướng dẫn và giúp Hs hoàn chỉnh. d. Kỹ thuật tổ chức Hoạt động của GV Hoạt động của HS 31
  13. -GV nêu câu hỏi: -Hs trả lời: +Vì sao sau khi hoạt động mạnh thì nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp tăng? +Khi hoạt động mạnh, tiêu tốn nhiều năng lượng nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất tăng nhiệt độ cơ thể tăng. +Tim đập nhanh để cung cấp đủ O2 cho quá trình trao đổi khí và trao đổi chất áp lực của máu tác dụng lên thành mạch tăng huyết áp tăng. Gv nhận xét câu trả lời và chính xác kiến thức. *Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (thời gian: 3 phút) a. Mục đích Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học về tuần hoàn máu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. b. Nội dung Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp của những người thân trong gia đinh (3 đối tượng: ông bà, bố mẹ, em hoặc cháu) c. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh -Học sinh có thể đo được mạch nhiệt độ, huyết áp của những người thân trong gia đình. d. Kỹ thuật tổ chức -Gv yêu cầu Hs: Đo mạch, nhiệt độ, huyết áp của ông bà, bố mẹ, em, cháu. -Hs làm việc cá nhân, ở nhà và trình bày vào vở bài tập. -Gv kiểm tra vở bài tập và bài làm của học sinh vào buổi hôm sau. 7.2. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN -Áp dụng trong các buổi dạy về tuần hoàn máu ở động vật sinh học 11, bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11,12 tại trường THPT Đồng Đậu. -Kết quả: học sinh nắm vững kiến thức và kĩ năng, có khả năng vận dụng linh hoạt trong bài làm kì thi học sinh giỏi- năm học 2017-2018. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (nếu có): không 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN -Giáo viên giảng dạy môn Sinh học lớp 11,12 các trường THPT trên toàn quốc. 32
  14. -Học sinh yêu thích môn Sinh học ở các trường THPT trên toàn quốc. -Sách giáo khoa và sách giáo viên Sinh học 11 cơ bản và nâng cao. -Thời gian thực hiện dạy học theo chủ đề. -Một số tài liệu tham khảo khác. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ: -Khi áp dụng sáng kiến này trong quá trình soạn, giảng môn Sinh học lớp 11, để tìm được những câu hỏi hay, có tính ứng dụng, Tôi thấy bản thân cũng phải đầu tư hơn cho chuyên môn của mình và luôn tìm tòi các câu hỏi mới để lồng ghép vào bài giảng. -Khi áp dụng sáng kiến này vào giảng dạy môn Sinh học trường THPT Đồng Đậu, Tôi nhận thấy học sinh học tập hứng thú hơn, sôi nổi bàn luận về các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, học sinh chịu khó đọc sách và sưu tầm kiến thức, hiệu quả dạy học cao hơn. 10.2. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN CÓ THỂ THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN: -Khi áp dụng sáng kiến này trong quá trình soạn, giảng môn Sinh học lớp 11, tất cả các giáo viên trong nhóm Sinh học trường THPT Đồng Đậu đều nhận thấy được tăng cường các kĩ năng: sưu tầm tài liệu, trau dồi kiến thức, làm việc nhóm -Khi áp dụng sáng kiến này vào các bài giảng môn Sinh học tại trường THPT Đồng Đậu, chúng tôi nhận thấy học sinh học tập hứng thú hơn, tự tin hơn, trả lời được nhiều câu hỏi vận dụng hơn 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Lê Thị Tuyên Giáo viên môn sinh học Dạy học sinh học 11, trường THPT Đồng Đậu. bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11,12, ôn thi THPT Quốc gia sinh học. 2 Phạm Thúy Nga. Giáo viên môn sinh học Dạy học sinh học 11, 33
  15. trường THPT Đồng Đậu. bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11,12, ôn thi THPT Quốc gia sinh học. 3 Dương Văn Tiến Giáo viên môn sinh học Dạy học sinh học 11, trường THPT Đồng Đậu. bồi dưỡng học sinh giỏi sinh học 11,12, ôn thi THPT Quốc gia sinh học. , ngày tháng năm , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 15 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Lê Thị Tuyên 34