SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại Lớp 11A trường THPT Quang Hà

docx 28 trang thulinhhd34 10353
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại Lớp 11A trường THPT Quang Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_on_tap_thi_hoc_sinh_gioi_phan_ho_hap.docx
  • docBIA SKKN.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi phần Hô hấp ở động vật - Tuần hoàn máu (Sinh học 11) tại Lớp 11A trường THPT Quang Hà

  1. Trả lời: a. Phân biệt những đặc điểm cơ bản giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín: Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín - Máu được tim bơm vào động - Máu được tim bơm đi lưu thông liên mạch -> tràn vào xoang cơ thể -> tục trong mạch kín, từ động mạch qua trao đổi chất trực tiếp với các tế bào mao mạch, sau đó về tĩnh mạch > về -> trở về tim. tim - Máu chảy trong động mạch với áp - Máu chảy trong động mạch với áp lực lực thấp, tốc độ máu chảy chậm cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. b. * Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động * Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất -> đến bó His rồi theo mạng Puôckin -> tâm thất co. Câu 19. Tại sao khi tâm nhĩ co, máu chỉ chảy xuống tâm thất mà không dồn trở lại tĩnh mạch ? Trả lời: - Vì tâm nhĩ co bắt đầu từ sự phát nhịp của nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải gần lối vào của tĩnh mạch chủ trên, nên khi tâm nhĩ co bắt đầu từ phía trên rồi mới lan ra khắp hai tâm nhĩ, vì vậy lực co của tâm nhĩ đã bịt các lỗ vào của tĩnh mạch do vậy máu chỉ dồn xuống tâm thất. Câu 20. a. Tại sao cá thích hợp với hệ tuần hoàn đơn? b. Huyết áp thay đổi như thế nào trong các trường hợp: suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu? Trả lời: a. Cá thích nghi với hệ tuần hoàn đơn vì: - Cá sống trong môi trường nước, nước nâng đỡ cơ thể - Cá là động vật biến nhiệt, môi trường nước có nhiệt độ ổn định => nhu cầu năng lượng của cá giảm đi rất nhiều -> nhu cầu oxi của cá thấp hơn nhiều so với động vật khác nên chúng chỉ cần vòng tuần hoàn đơn cũng đủ giúp chúng thích nghi với môi trường 17
  2. b. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. Huyết áp phụ thuộc vào 3 yếu tố: nhịp tim và lực co của tim, sức cản của mạch máu, khối lượng máu và độ quánh của máu nên khi có sự thay đổi các yếu tố này sẽ làm thay đổi huyết áp: + Khi tim đập nhanh và mạnh thì huyết áp tăng, tim đạp chậm và yếu hoặc bị suy tim -> huyết áp giảm. + Xơ vữa mạch -> lòng mạch hẹp, thành mạch kém đàn hồi -> huyết áp tăng. + Khi mất máu -> khối lượng máu giảm -> huyết áp giảm. Câu 21. a. Một người bị bệnh huyết áp kẹt (huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương = 20 mmHg). Bác sĩ cho biết nguyên nhân huyết áp kẹt là do kẹt van tổ chim trong động mạch chủ. Tại sao hẹp van tổ chim gây ra huyết áp kẹt? Huyết áp kẹt gây nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh? b. Hoạt động của tim thay đổi như thế nào trong mỗi trường hợp sau, giải thích cơ chế? + Khi hoạt động cơ bắp mạnh. + Khi cơ thể bị mất máu. + Khi đang nằm ngửa, đứng dậy nhanh Trả lời: a. Khi van tổ chim hẹp, lượng máu được tống ra khỏi tâm thất trái trong giai đoạn tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt. - Huyết áp kẹt làm giảm áp lực bơm máu, tuần hoàn máu giảm, dễ gây phì đại tâm thất trái dẫn đến suy tim. b. * Khi hoạt động cơ bắp mạnh thì tim đập nhanh, mạnh hơn. Cơ chế: + Hoạt động cơ bắp mạnh, các tế bào tiêu thụ O2, thải CO2 nên nồng độ O2 trong máu giảm, CO2 trong máu tăng. + Khi nồng độ O 2 trong máu giảm, nồng độ CO 2 tăng tác động lên các thụ thể hóa học ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. Các thụ thể hóa học gửi xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não XTK theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh, mạnh hơn. * Khi cơ thể mất máu hoặc khi đang nằm ngửa đứng dậy nhanh tim đập nhanh, mạnh hơn vì: + Khi mất máu làm huyết áp giảm. Sự giảm huyết áp tác động vào các thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh. 18
  3. * Khi đứng dậy nhanh, máu theo chiều trọng lực dồn xuống dưới làm áp lực trong xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ giảm, tác động vào các thụ thể áp lực. Thông tin về sự thay đổi áp lực từ các thụ thể áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh truyền về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Từ hành não XTK theo dây giao cảm đến tim làm tim đập nhanh, mạnh hơn. Câu 22. Sóng mạch là gì? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch. Trả lời: - Sóng mạch: Khi tâm thất co tống máu vào động mạch chủ thì do thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc động mạch chủ nên máu sẽ được truyền đi dưới dạng sóng gọi là sóng mạch. - Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim. Sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì ở động mạch có nhiều sợi đàn hồi và có lực tống máu của tim nên sóng mạch được thể hiện rõ. Còn ở tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi và do tĩnh mạch ở xa tim nên không có lực tống máu của tim nên không có sóng mạch. Câu 23. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, có khối lượng máu trong tim là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu. Lượng máu được tim bơm đi trong một phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? Trả lời: 1. Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì: - Thời gian nghỉ trong 1 chu kì tim đủ để khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. (Tâm nhĩ co 0,1s nghỉ 0,7s; tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s; dãn chung là 0,4s) - Lượng máu bơm/phút của người phụ nữ bằng nhịp đập của tim nhân với lưu lượng tim (thể tích tâm thu): 60.(120 – 75) = 2700ml/ phút. Câu 24. a. Một người trưởng thành có tần số tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml. Sau một thời gian dài luyện tập thể thao, tần số tim của người đó là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian một chu kì tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp (trước và sau luyện tập thể thao). b. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ thể hơn? Giải thích? 19
  4. Trả lời: a. - Khi chưa luyện tập thể thao: + Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 75 = 0,8 (giây) + Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây) + Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 (giây) - Sau khi luyện tập thể thao: + Thời gian 1 chu kì tim: 60 : 60 = 1 (giây) + Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24(giây) + Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 - 24 = 36(giây) b. Để tăng lưu lượng tim thì, tăng thể tích tâm thu có lợi hơn. - Nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm → tim chóng mệt, dễ dẫn đến suy tim. Câu 25. a. Lượng máu ở động mạch vành tim thay đổi như thế nào khi tim co, tim giãn? Giải thích. b.Tế bào hồng cầu của người trưởng thành có những khác biệt cơ bản nào với các loại tế bào khác trong cơ thể? Cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó? Trả lời: a. - Động mạch vành tim xuất phát từ gốc động mạch chủ và đưa máu đi vào nuôi tim - Khi tim co lượng máu vào động mạch vành ít, khi tim giãn máu đưa vào động mạch vành nhiều. - Giải thích: Khi co các cơ tim ép lại làm giảm kích thước mạch vành, ngược lại khi tim giãn các cơ giãn ra làm tăng tiết diện mạch, máu dồn ngược về gốc động mạch chủ và vào mạch vành nhiều hơn để nuôi tim. b. - Tế bào hồng cầu của người trưởng thành: Không có nhân, không có ti thể, có chứa các sắc tố hô hấp có dạng hình đĩa lõm hai mặt. - Ý nghĩa: + Không có nhân giúp tăng diện tích chứa sắc tố hô hấp. + Không có ti thể giúp giảm khả năng sử dụng ôxi. + Hình đĩa lõm hai mặt giúp tăng khả năng tiếp xúc để trao đổi khí và tăng khả năng chịu áp lực, dễ dàng uốn cong khi qua các mao mạch nhỏ. 20
  5. + Sắc tố hô hấp giúp vận chuyển khí, điều hòa pH máu. Câu 26. a. Sự điều hoà huyết áp theo cơ chế thần kinh diễn ra như thế nào? Tại sao những người bị suy gan, xơ gan và những người bị u tuyến thượng thận thường bị phù. b. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Trả lời: a. Sự tăng giảm huyết áp sẽ kích thích các áp thụ quan trên cung chủ động mạch và các xoang động mạch cảnh làm xuất hiện các xung theo các dây hướng tâm về trung khu điều hoà tim mạch ở hành tuỷ, từ đó theo các dây li tâm thuộc hệ thần kinh sinh dưỡng đến tim và mạch làm thay đổi nhịp tim và gây co dãn mạch. - Nếu huyết áp tăng, xung theo dây thần kinh đối giao cảm đến tim, làm giảm nhịp và cường độ co tim đồng thời làm giãn mạch ngoại vi → huyết áp giảm. - Nếu huyết áp hạ, xung theo dây giao cảm đến hệ tim mạch làm tăng nhịp và cường độ co của tim, đồng thời làm co các mạch ngoại vi để nâng huyết áp lên mức bình thường. * Những người bị suy gan, xơ gan sẽ không đủ protein huyết tương. Nồng độ prôtêin trong máu thấp làm giảm áp suất thẩm thấu keo, giảm kéo dịch từ ngoài vào trong mao mạch, dịch tích tụ nhiều bên ngoài mao mạch gây phù nề. - Những người bị u tuyến thượng thận thì nồng độ aldosteron tăng → tăng nồng độ NaCl trong máu và trong dịch kẽ, dẫn đến tăng thể tích máu và thể tích dịch kẽ, gây phù nề. b. Giải thích - Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn. - Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co. 21
  6. Câu 27. Ở cào cào, hệ tuần hoàn chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết, không tham gia vào quá trình vận chuyển khí trong hô hấp. Ở lợn, hệ tuần hoàn vận chuyển chất dinh dưỡng, sản phẩm bài tiết và khí O2, CO2. Vì sao có sự khác nhau đó? Trả lời: - Cào cào có kích thước cơ thể nhỏ, hô hấp bằng ống khí, các tế bào của cơ thể trao đổi trực tiếp với không khí bên ngoài qua hệ thống ống khí phân nhánh tới tận khe, kẽ các mô nên O2 và CO2 không phải vận chuyển qua máu. - Lợn có kích thước cơ thể lớn, hô hấp bằng phổi, sự vận chuyển khí hô hấp từ phổi đến tế bào và ngược lại phải nhờ hệ tuần hoàn nên máu phải vận chuyển cả O2 và CO2. 28. Hãy giải thích vì sao 2 nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng? Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong thường là những người bị cao huyết áp? Trả lời: * Cấu tạo 2 nửa quả tim ở người không đối xứng là do: - Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến 2 lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao lắm vào khoảng 30 mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng. - Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đoạn đường này rất dài, cần một áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (vào khoảng 120 mmhg ) do đó thành tâm thất trái rất dày để tăng sức co bóp đẩy máu đi đoạn đường dài. - Do cấu tạo không cân xứng giữa 2 nửa quả tim, nhất là giữa 2 tâm thất nên khi tâm thất phải co làm cho tim vặn mình sang bên trái, hiện tượng này càng làm mất sự cân xứng giữa 2 phần của quả tim * Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch, tính tương đương với mmHg/cm2. Người ta phân biệt huyết áp cực đại lúc tim co và huyết áp cực tiểu lúc tim giãn. ở người lúc huyết áp cực đại lớn quá 150 mmHg và kéo dài, đó là chứng huyết áp cao. * Người bị huyết áp cao có thể dẫn đến xuất huyết não, bại liệt hoặc tử vong: Nếu huyết áp cực đại xuống dưới 80mmHg thuộc chứng huyết áp thấp. Với người bị chứng huyết áp cao có sự chênh lệch nhỏ giữa huyết áp cực đại và 22
  7. huyết áp cực tiểu, chứng tỏ động mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi giảm, mạch dễ bị vỡ, đặc biệt ở não, gây xuất huyết não dễ dẫn đến tử vong hoặc bại liệt. Câu 29. Ở người trong chu kỳ tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở 2 tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong trường hợp nào ? Giải thích? Trả lời: - Trong trường hợp bình thường, lượng máu hai tâm thất tống đi trong mỗi kỳ tâm thu bằng nhau, vì tuần hoàn máu thực hiện trong một vòng kín nên máu tống đi bao nhiêu thì nhận về bấy nhiêu. Theo quy luật Frank - Starlirg thì máu về tâm nhĩ nhiều sẽ chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim càng căng càng chứa nhiều máu sẽ co càng mạnh và lượng máu tống ra càng nhiều. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của tim. - Có thể không bằng nhau trong trường hợp bệnh lý. + Nếu mỗi kỳ tâm thu máu từ tâm thất trái tống ra nhiều hơn tâm thất phải thì máu sẽ ứ lại trong các mô gây phù nề. + Nếu ngược lại tâm thất phải co, tống lượng máu lớn so tâm thất trái tống ra vì lí do nào đó (hẹp hay hở van 2 lá ) gây phù phổi. Câu 30. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. 1. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2. 2. Nhờ sự đàn hồi của thành động mạch mà huyết áp được duy trì tương đối ổn định trong suốt quá trình lưu thông trong cơ thể. 3. Người lớn có chu kỳ tim ngắn hơn trẻ em. 4. Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ. 5. Tim của bò sát có 4 ngăn, máu vận chuyển trong cơ thể trong cơ thể là máu không pha. 6. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu. 7. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra. 8. Sau khi nín thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường. Trả lời: 1. Sai. Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẫm, giàu CO2. 2. Sai. Càng xa tim, hệ mạch càng phân nhánh, tiết diện càng lớn, ở mao mạch tiết diện rất lớn nên HA giảm. 23
  8. 3. Sai. Trẻ em có chu kỳ tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn do đó chu kỳ tim ngắn hơn người lớn. 4. Đúng. Do máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên máu không đi xa đến các cơ quan và bộ phận ở xa tim kích thước cơ thể phải nhỏ. 5. Sai. Vì tim bò sát thực chất là 3 ngăn có vách hụt nên có sự pha trộn máu ở tâm thất. 6. Sai. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) thận sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu. 7. Đúng. Khi huyết áp tăng quá mức bình thường thì lượng máu ra khỏi tim giảm đi và các tiểu động mạch dãn ra giảm áp lực lên thành mạch giảm huyết áp. 8. Sai. Khi nín thở vài phút thì nhịp tim đập nhanh hơn do nồng độ O 2 giảm, nồng độ CO 2 tăng trong máu sẽ tác động lên thụ quan áp lực và thụ quan hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và trung khu vận hành mạch ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh. Câu 31. Cho các loài động vật sau: cá xương, cá cóc Tam Đảo, rùa, thỏ. a. Loài nào có sự pha trộn giữa máu giàu O 2 và máu giàu CO2? Loài nào pha trộn nhiều nhất? Giải thích? b. Loài nào không có sự pha trộn giữa máu giàu O 2 và máu giàu CO2? Giải thích? Phải chăng chúng có mức tiến hóa ngang nhau? Trả lời: a. Loài có sự pha trộn giữa máu giàu O 2 và máu giàu CO2: cá cóc Tam Đảo và rùa. Loài nào pha trộn nhiều nhất: Cá cóc Tam Đảo. Vì cá cóc Tam Đảo thuộc lớp lưỡng cư. Tim có 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ và một tâm thất) do đó máu ở tâm thất là máu pha trộn giữa máu giàu O 2 (từ tâm nhĩ trái xuống) và máu giàu CO2(từ tâm nhĩ phải xuống). b. Loài không có sự pha trộn giữa máu giàu O 2 và máu giàu CO2: cá xương và thỏ - Cá xương tim có hai ngăn, chứa máu giàu CO 2, qua mang thành máu giàu O2 vào động mạch lưng đi nuôi cơ thể. - Thỏ có tim 4 ngăn, vách ngăn giữa hai nữa trái phải là vách ngăn hoàn toàn nên không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2. 24
  9. - Không cùng mức tiến hóa vì ở cá chỉ có một vòng tuần hoàn, vận tốc máu và áp lực máu trung bình. Còn ở thỏ có hai vòng tuần hoàn vận tốc máu nhanh và áp lực lớn. B. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Mục đích nghiên cứu - Giúp học sinh có thói quen tự học, làm việc độc lập với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, tự mình lĩnh hội kiến thức, rút ra bài học cho mình. Tránh kiểu đọc triền miên, lan man, không có mục đích. - Giúp học sinh có kiến thức vững vàng để bước vào kì thi quan trọng: thi học sinh giỏi. - Giúp học sinh có kĩ năng làm bài thi để đạt điểm tối đa. Nếu giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi có chất lượng, đồng thời xác định được tốt “điểm rơi kiến thức” thì có thể rèn cho học sinh kĩ năng làm bài thi, cũng như có một bài thi học sinh giỏi đạt chất lượng cao. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng kế hoạch, giáo án hướng dẫn học sinh ôn tập phần hô hấp ở động vật, tuần hoàn máu. - Tổ chức thực nghiệm trên các nhóm học sinh có trình độ, sức khỏe tương đương nhau. - Xử lí kết quả thực nghiệm và kết luận. 3. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết qua 2 bộ sách giáo khoa, sách giáo viên Sinh học 11 cơ bản và nâng cao. Các loại sách tham khảo: sinh lí động vật, bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh lớp 11 - Nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành giảng dạy trên 2 nhóm đối tượng học sinh có lực học và sức khỏe tương đương. 4. Yêu cầu - Thực nghiệm phải đảm bảo tính khách quan và tính khoa học. - Thực nghiệm trên đối tượng phù hợp. - Thể hiện được mục đích, nhiệm vụ của thực nghiệm nói riêng và mục đích của đề tài nói chung. 5. Đối tượng thực nghiệm - Các lớp thực nghiệm có trình độ trung bình được chọn ở trường trung học phổ thông Quang Hà. 25
  10. 6. Kết quả thực nghiệm Tiêu chí Trước tác động Sau khi tác động - Học sinh cảm thấy - Học sinh có hứng lúng túng khi phải trả lời thú và tích cực hơn trong các câu hỏi phát vấn của việc trả lời các câu hỏi Thái độ giáo viên trong bài học. phát vấn của giáo viên. - Kỹ năng diễn đạt, làm - Kỹ năng diễn đạt, bài của học sinh còn yếu. trình bày bài của học sinh tốt hơn. - Rất nhiều học sinh - Đa số học sinh đã chưa xác định được kiến xác định được kiến thức thức trọng tâm để trả lời trọng tâm để trả lời câu câu hỏi, từ đó việc lĩnh hỏi. hội kiến thức và năng lực Kiến thức và kỹ năng - Học sinh biết cách tư duy của học sinh còn đặt vấn đề, giải quyết vấn yếu. đề , tư duy lôgic, từ đó nắm được kiến thức bài giảng và kĩ năng làm bài tốt hơn. Như vậy, qua tiến hành thực nghiệm, kết quả thu được đã chứng tỏ rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy học đã phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy ôn thi học sinh giỏi lớp 11 đã phần nào đem lại hiệu quả tích cực, góp phần năng cao chất lượng dạy - học môn sinh học nói riêng và chất lượng dạy- học nói chung. VIII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến. Với việc phân tích các kết quả thực nghiệm ở trên, chúng tôi thấy rằng việc hướng dẫn học sinh ôn tập thi học sinh giỏi theo phương pháp trên có thể gây hứng thú học tập, nâng cao được kết quả học tập và khả năng làm việc độc lập với sách giáo khoa của học sinh, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi có sử dụng một phương pháp dạy học mới nên còn gặp nhiều khó khăn: - Thứ nhất là cần có thời gian cho giáo viên và học sinh thích ứng với phương pháp mới. 26
  11. - Thứ hai là giáo viên cần có nhiều thời gian để thiết kế giáo án, tìm tài liệu và xây dựng hệ thống câu hỏi. - Thứ ba là phương pháp này cần có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học hiện đại khác nên đòi hỏi mỗi giáo viên phải có những hiểu biết về công nghệ thông tin nhất định. IX. Đánh giá lợi ích thu được Hệ thống câu hỏi được sử dụng khá phổ biến trong giảng dạy bộ môn sinh học và ôn thi học sinh giỏi hiện nay nhưng chủ yếu là câu hỏi tái hiện kiến thức, không có tác dụng rèn luyện thao tác tư duy sáng tạo của học sinh, câu hỏi cần được sắp xếp một cách có hệ thống và sử dụng một cách hợp lý. Khó khăn lớn nhất hiện nay là kĩ thuật xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi. Nên tìm hiểu cơ sở lý luận và rèn luyện kĩ năng xây dựng và xử dụng hệ thống câu hỏi của từng nội dung là yêu cầu cấp bách của thực tiễn dạy sinh học ở trường phổ thông. Qua áp dụng đề tài trong giảng dạy ôn thi học sinh giỏi lớp 11 kết quả cho thấy đã gây hứng thú học tập, kích thích tư duy sáng tạo cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh phương pháp nhận thức biết cách đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt . Cho phép thu được thông tin ngược thường xuyên về trình độ lĩnh hội kiến thức và khả năng tư duy của học sinh để học sinh làm bài thi đạt kết quả cao nhất. Trên đây là nội dung sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình làm đề tài nhưng không thể tránh được thiếu sót, nên kính mong đồng nghiệp đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. X. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Tên tổ chức/ cá nhân: Học sinh khối 11. Trường trung học phổ thông Quang Hà - Thị Trấn Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy chương trình sinh học 11 Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 Bình Xuyên, ngày 16 tháng 02 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Nguyễn Thị Phương Châm 27
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh: Sinh Học 11 NXBGD. 2. Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn, Nguyễn Như Khanh: Sách giáo viên Sinh Học 11 NXBGD. 3. Trần Bá Hoành: Kỹ thuật dạy học sinh học NXBGD-1996 4. Phan Khắc Nghệ: Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh Học 11 NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội. 28