Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp “Rèn nề nếp học tập đầu năm cho học sinh Lớp 1”

doc 4 trang binhlieuqn2 07/03/2022 18755
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp “Rèn nề nếp học tập đầu năm cho học sinh Lớp 1”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_ne_nep_hoc_tap_dau_nam_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp “Rèn nề nếp học tập đầu năm cho học sinh Lớp 1”

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi) . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tên sáng kiến: Giải pháp “Rèn nề nếp học tập đầu năm cho học sinh lớp 1”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Chủ nhiệm lớp Tiểu học). 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong những năm gần đây, việc rèn nề nếp học tập đầu năm cho học sinh lớp 1 rất được sự quan tâm của nhà trường và các bậc phụ huynh. Hầu hết học sinh đều chưa có ý thức về nề nếp trong học tập, chưa có thói quen nói rõ lời, trả lời chưa tròn câu văn, còn ngại ngùng khi giơ tay phát biểu ý kiến và chưa biết tự giác học tập khi ở nhà. Để làm được điều đó thì giáo viên cần phải song hành với các em trong mỗi giờ học. Giáo viên không chỉ truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản về chữ đã học mà còn rèn cho các em những kỹ năng cơ bản. Ngay từ đầu giáo viên phải hướng dẫn thật cụ thể, tỉ mỉ, uốn nắn cho các em từng câu trả lời đơn giản nhất. Có như thế thì các em mới dễ dàng thực hiện đúng. *Ưu điểm: Việc rèn nề nếp học tập đầu năm cho học sinh lớp 1 đựơc Ban giám hiệu, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Khi thực hiện áp dụng giải pháp này, khoảng 2 năm gần đây học sinh có nhận thức tốt hơn những năm học trước. Chính vì thế, mục tiêu rèn nề nếp học tập cho học sinh mới vào lớp 1 được đặt lên hàng đầu. * Hạn chế: Khi mới vào lớp các em có rất nhiều vấn đề còn lo lắng, rất hiếu động, đã nhớ mặt chữ cái, có thể đếm số khá tốt rồi, nhưng thường không chịu ngồi học quá 20 phút. Chỉ được 1 lúc là cháu lại nghịch đồ chơi và đặc biệt là chưa biết tự giác học tập, chưa biết lập thời gian biểu cá nhân. Nhiều em chưa có kỹ năng giao tiếp hòa đồng với bạn và còn rất ngại ngùng khi tiếp xúc với thầy, cô giáo và các bạn trong nhóm và chưa biết hoạt động theo ký hiệu của giáo viên. Thiếu tập trung, hay lơ là, do đó cứ dặn dò 1 lúc là quên hết, mỗi khi học bài thì hay khóc hoặc xin chơi một chút nữa đi. Đặc biệt là chưa có thói quen tự làm vệ sinh cá nhân, khi nào nhắc nhở thì các em mới làm. Chính vì, những chia sẻ trên của một vài phụ huynh cũng là những lo lắng chung của tất cả các bậc làm cha mẹ khi có con ở độ tuổi mới vào lớp 1. Cha mẹ nào cũng muốn trang bị cho con mình những kỹ năng cần thiết nhưng không phải ai cũng biết bắt đầu từ đâu, và cần bổ sung những kỹ năng gì? Nên tôi đã lựa chọn đề tài này để giúp các bậc phụ huynh nói chung và các em học sinh lớp 1 nói riêng có sự tiến bộ tốt hơn trong nề nếp học tập của mình. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
  2. - Mục đích của giải pháp: Thông qua giải pháp này bản thân muốn chia sẽ với quý thầy cô dạy lớp 1 trong huyện biết mình cần luyện cho các em những kỹ năng như: Kỹ năng tự chăm sóc cho bản thân, tự bảo vệ mình; rèn luyện thói quen tự lập trong cả suy nghĩ và cuộc sống: Kỹ năng tự giác trong học tập, lập thời gian biểu cá nhân. Kỹ năng hòa đồng và thân thiện trong môi trường bạn bè mới. Kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các con thấy được niềm vui mới ở trường học. Kỹ năng tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy. Kỹ năng tập trung, rèn luyện tính kỉ luật trong trường, lớp và khi học tập ở nhà. Từ đó các em sẽ có ý thức tự giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập. - Nội dung giải pháp: Muốn giải quyết được những vấn đề trên bản thân mạnh dạn đưa ra một số cách làm sau đây: Rèn cho học sinh thói quen vệ sinh cá nhân: Trước hết giáo viên cần giúp học sinh có thói quen, biết cách vệ sinh cá nhân hằng ngày, trước tiên giáo viên nên hướng dẫn các em cách đánh răng, rửa mặt, tắm rữa hàng ngày, hướng dẫn cụ thể cho từng em, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các em hằng ngày như: cần rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn và sau khi đi vệ sinh. Nếu em nào tay chân bẩn cần cho đi rửa ngay. Giáo dục các em thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng dẫn các em 6 bước rữa tay. Ngoài ra còn rèn thêm cho các em biết cách tự bảo vệ mình, khi găp nguy hiểm cần kêu to nhờ mọi người giúp đỡ. Đến cuối tuần có phần thưởng động viên khuyến khích cho những học sinh sạch sẽ, gọn gàng trong cả tuần và nhắc nhở những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên làm thường xuyên như vậy thì học sinh sẽ đi vào nền nếp và có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Để hình thành được các nền nếp và thói quen như trên, cần có sự giúp đỡ từ phụ huynh, thầy, cô giáo bộ môn và bạn bè trong lớp. Rèn cho học sinh ý thức tự giác học tập ở nhà và lập thời gian biểu cá nhân: Muốn rèn cho học sinh có ý thức tự giác học tập là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay, hầu hết học sinh đều được học 2 buổi/ngày nên toàn bộ bài học được giáo viên hướng dẫn và học sinh hoàn thành ngay trên lớp nhưng vẫn cần rèn cho các em có nề nếp buổi tối về nhà với sự hướng dẫn của bố mẹ bằng cách đầu năm hợp phụ huynh giáo viên chủ nhiệm cần nêu rõ cách hướng dẫn khi các em học tập ở nhà như: quy định thời gian và nội dung cần rèn. Từ đó giúp các em có thói quen tự học và tự soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau. Đồng thời với việc kiểm tra bài trước giờ học (15 phút) đầu giờ của giáo viên, sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng em để kịp thời nhắc nhở những em còn vi phạm, thiếu đồ dùng học tập hay chưa chuẩn bị tốt bài. Có như thế, lâu dần các em sẽ có thói quen về nề nếp học tập ở nhà và sang học kỳ 2 các em có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của bố mẹ cũng như tự soạn lấy sách vở và đồ dùng học tập cho mình trước khi đến lớp, có thể là các em tự kiểm tra đồ dùng sau khi học ở nhà hoặc vào mỗi buổi sáng trước khi đi học. Như vậy ý thức tự giác và nề nếp học ở nhà rất cần thiết và có lợi cho các em khi học ở các lớp sau này.
  3. Rèn kỹ năng hòa đồng và thân thiện với bạn bè mới: Đầu giờ học giáo viên cần dành thời gian khoảng 5 phút cho các em được vui chơi, trò chuyện với các bạn cùng trong lớp. Trải nghiệm sáng tạo và học hỏi thông qua các tình huống thực tế, hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ Việc dạy kỹ năng cho các em cần phải thực hiện trong thời gian lâu dài vì qua đó các em mới có sự thẩm thấu kiến thức và trải nghiệm cảm xúc thực sự của bản thân. Mỗi ngày giáo viên cần tạo điều kiện cho các em tham gia cùng các bạn như hoạt động nhóm trong giờ học Toán chia sẻ cách tính toán, trong giờ học Tiếng việt chia sẻ cách phát âm, lâu dần sẽ giúp các em vững vàng hơn, đó cũng là hành trang đầy đủ giúp các em tự tin, mạnh dạn và thân thiện với bạn bè. Rèn kỹ năng vượt qua sự ngại ngùng, nỗi sợ hãi, giúp các em thấy được niềm vui mới ở trường học, tự tin trước đám đông, mạnh dạn và tư duy nhanh nhạy: Thông thường tất cả học sinh khi mới vào lớp 1 còn rất nhiều em lúng túng trong việc sử dụng sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học, cách giơ tay, giơ bảng hoặc lấy được sách rồi lại loay hoay với việc tìm bài học nên giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách mở sách giáo khoa; việc sắp xếp sách vở cho học sinh thực hiện vào giờ truy bài. Cũng cần quy ước các kí hiệu sử dụng trong giờ học để các em thực hiện thành một thói quen. Cụ thể: Khi thực hiện chương trình lớp 1 hiện nay, giáo viên ký hiệu lấy bảng (ký hiệu b) một tay rút bảng kèm hộp bút để sẵn trên bàn, tư thế thoải mái, nhẹ nhàng; viết bảng xong cần cất đúng vị trí cũ (dưới hộc hàn). Khi đọc xong bài giáo viên hướng dẫn học sinh kẹp que tính vào trang bài vừa học rồi gấp lại đến khi giáo viên yêu cầu chỉ cầm que tính lật là đến trang cần mở luôn không phải mất nhiều thời gian. Trong giờ học vần, học sinh muốn phát âm, phân tích, đọc trơn tiếng hay đọc sách đều theo quy định mà giáo viên đã quy ước với học sinh trước đó. Khi phát âm, phân tích tiếng giáo viên phát âm trước, học sinh phát âm theo rồi phân tích (cá nhân, nhóm, cả lớp) bằng hiệu lệnh tay của giáo viên. Đối với môn Toán muốn cho các em thảo luận nhóm cũng cần giao nhiệm vụ rõ ràng, dứt khoát (Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm ký hiệu N) hết thời gian lấy ký hiệu xuống. Tất cả những việc ấy đều cần có một nề nếp tốt nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của một giờ học. Thông qua cách làm trên cũng rèn thêm cho các em tính tập trung, rèn luyện tính kỉ luật trong trường, lớp và khi học tập ở nhà. Như vậy, muốn cho học sinh có nề nếp học tập tốt phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ, từ việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, cách giơ tay phát biểu, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp các bạn, đảm bảo thời gian học. Thầy, cô giáo phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em ở trường. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Qua quá trình thực nghiệm cách rèn nề nếp cho các em học sinh lớp trong những năm học qua ở khối lớp mình giảng dạy, bản thân luôn cảm thấy rất phấn khởi và vui mừng về kết quả học tập của các em có nhiều tiến bộ. Trên thực tế tôi thấy các em rất hứng thú khi học tập, hăng hái phát biểu ý kiến của mình không ngần ngại, e dè. Tôi tin rằng, nếu mỗi thầy, cô giáo chúng ta luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm hướng dẫn cho các em những kỹ năng trên thì chắc
  4. chắn các em sẽ có những kỹ năng mới hoàn thiện hơn trong cuộc sống. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có cá tính mạnh mẽ, tự lập, tự vượt qua khó khăn và tự vươn lên trong cuộc sống từ chính bản thân của mình. Những kỹ năng này có thể áp dụng cho tất cả những học sinh lớp 1 trong toàn huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: So với những năm học trước, các em đều thực hiện tốt các nề nếp như: Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, trật tự, đi theo thứ tự từng hàng, đến lớp đúng giờ, biết xin phép cô giáo khi đi muộn hoặc ra, vào lớp. Hợp tác trao đổi cùng bạn: đọc bài theo nhóm hoặc thảo luận trao đổi ý kiến. tập trung hơn trong giờ học, biết giờ tay khi muốn phát biểu, biết bỏ rác vào thùng khi ăn quà, làm thủ công, biết quét lớp, sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập gọn gàng đúng theo quy định của giáo viên. Đa số các em đều có thói quen chào hỏi cha mẹ, thầy, cô và khi gặp người lớn tuổi. Nhiệt tình giúp bạn khi gặp khó khăn: cho bạn mượn bút, tặng sách, vở cũ cho các bạn nghèo, thu gom giấy vụn, ly nhựa lập kế hoạch nhỏ. Vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi văn minh, nhân ái trong cuộc sống. Nếu chúng ta xem nhẹ những việc làm trên thì nề nếp cũng như chất lượng học sinh sẽ không thể tiến bộ. Cụ thể thông qua số liệu so sánh sau: Thời gian Tổng số học sinh Kỹ năng vệ Kỹ năng tự Kỹ năng tự sinh các nhân giác học tập tin, giao tiếp Đầu năm 27 Biết: 17 Biết: 12 Biết: 10 học 2017- Chưa biết: 10 Chưa biết:15 Chưa biết: 17 2018 Cuối năm 27 Biết: 27 Biết: 27 Biết: 27 học 2017- Chưa biết: 0 Chưa biết: 0 Chưa biết: 0 2018 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Đơn yêu cầu công nhận giải pháp (1 bản) Vĩnh Bình Nam, ngày 15 tháng 12 năm 2018. Người mô tả Trần Thị Kim Cương