Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng sử dụng hình ảnh, bản đồ trực quan trong dạy Chuyên đề Địa lí Lớp 6

doc 27 trang Đinh Thương 15/01/2025 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng sử dụng hình ảnh, bản đồ trực quan trong dạy Chuyên đề Địa lí Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ki_nang_su_dung_hinh_anh_ban_do_truc_q.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ năng sử dụng hình ảnh, bản đồ trực quan trong dạy Chuyên đề Địa lí Lớp 6

  1. Đối với bài này có 2 phương pháp + Phương pháp dạy trên lớp: Gv cho HS quan sát mô hình, hình ảnh về một dòng sông như hình trên. Sau đó GV yêu cầu HS mô tả về dòng sông đó có những bộ phần nào, hình dáng ra sao và rút ra nội dung bài học. + Phương pháp tham quan thực tế: Đối với bài này, quá trình dạy – học không nhất thiết chỉ tiến hành trong lớp học. Nếu như có điều kiện, GV nên tổ chức dạy – học ngoài trời, ở những nơi có sông, hồ. Hoạt động 1:Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình và đọc thông tin ghi trong hình đồng thời giáo viên nêu câu hỏi -Xác định lưu vực, các phụ lưu và chi lưu của con sông chính? - Lưu vực của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào những điều kiện nào? - So sánh lưu vực và tổng lượng nước của sông Hồng và sông Mê công? - Cho ví dụ về lợi ích của sông. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi bằng khả năng hiểu biết của các em. Hoạt động 3: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và hoàn thành nội dung câu trả lời đồng thời nhấn mạnh . -Lưu vực sông là toàn bộ diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. - Phụ lưu sông là các sông đổ nước vào sông chính. - Chi lưu sông là các sông thoát nước cho sông chính. - Lưu lượng của một con sông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích lưu vực, số lượng các phụ lưu sông, địa hình và lớp phủ thực vật ở lưu vực sông, đặc điểm thời tiết, khí hậu từng mùa * Giáo viên nhấn mạnh vai trò quan trọng của các phụ lưu trong việc cung cấp nước cho hệ thống sông chính. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 3.1 Hiệu quả kinh tế Học sinh qua các bài học không chỉ thông hiểu mà nắm vững vàng những đặc trưng cơ bản của từng chuyên đề. Hiểu được nội dung của từng chuyên đề, qua đó giải thích được các hiện tượng lạ trong tự nhiên. Việc nắm vững các phương pháp, các mô hình không phải mất nhiều thời gian. Giá trị của sáng kiến mang đến không 20
  2. chỉ là học sinh biết cách lĩnh hội tri thức mà khi các em có được phương pháp khai thác những hình ảnh, bản đồ trực quan thì các e đã tích lũy được một vốn kiến thức rất sâu rộng về các hiện tượng tự nhiên của Trái Đất Hơn nữa là từ việc hiểu và giải thích được các hiện tượng tự nhiên thông qua các hình ảnh, bản đồ các em sẽ thấy rõ được giá trị tài nguyên của VN. Qua đó các em sẽ trân quý và sử đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên xung quanh mình. Đồng thời bằng kiến thức trên sách vở các em dễ dàng ứng dụng vào thực tế và tuyên truyền cho người dân xung quanh mình cùng bảo vệ giá trị tài nguyên, khai thác tài nguyên nhằm phát triển bền vững. Mặt khác các em học sinh rất có hứng thú với phương pháp dạy này và một hiệu quả rất ngạc nhiên là: các em đã có động thái biết sử dụng giá trị mình làm ra đúng mục đích, không lãng phí vào những việc vô bổ. Các em sẽ hứng thú với môn học của mình hơn, đồng thời củng cố tích lũy kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác đề vận dụng vào thực tế đời sống con người một cách linh hoạt, tránh va vấp vào những tệ nạn xã hội, luôn hướng tới mục đích cao đẹp hơn trong cuộc sống. 3.2 Hiệu quả xã hội Trải qua quá trình dạy học Địa lí 6 ở trường THCS Xuân Ninh kết quả cho thấy a) Về kiến thức: Thông qua quan sát mô hình, hình vẽ, lược đồ, bản đồ, tranh ảnh và vận dụng các mô hình, hình vẽ trong giờ học, học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh hơn, tiếp nhận thông tin địa lí nhẹ nhàng hơn, kiến thức nắm được vững vàng hơn và bước đầu học sinh yêu thích học tập bộ môn hơn, giờ học sôi nổi hơn. Để thấy được kết quả và tác dụng của phương pháp này, tôi đã kiểm nghiệm ở tiết dạy bài 1 mục 2. Vị trí, hình dạng, kích thước của Trái Đất. Học sinh quan sát và xác định các hệ thống kinh, vĩ tuyến, sau đó hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu nội dung kiến thức qua kênh hình có kết hợp với kênh chữ bằng hệ thống câu hỏi gợi mở để học trả lời câu hỏi. Qua kiểm tra 10 phút cuối giờ học. - Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các đường kinh tuyến là đường gì? - Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ. - Chỉ nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam, các vĩ tuyến Bắc và Nam 21
  3. Kêt quả Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Lớp 6A(42 h/s) 30 71 12 29 0 0 0 0 6B(38 h/s) 13 34,1 18 47.4 5 13.2 2 5.3 Cũng dạy bài 7 mục 2 – học sinh quan sát bức tranh “ Các khu vực giờ trên Trái Đất” sau đó các em tự tìm hiểu nội dung kiến thức của bài học, không có sự hướng dẫn của giáo viên Qua kiểm tra 10 phút cuối giờ học. - Khi ở khu vực giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ? Kêt quả Giỏi Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Lớp 6C(39h/s) 5 13 13 34 15 39 6 14 b) Về kĩ năng: Học sinh đã sử dụng tương đối thành thạo các kĩ năng địa lí như: Quan sát, mô tả, phân tích, nhận xét và trình bày các đối tượng địa lí, biết lập những sơ đồ đơn giản, biết vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức đã học để tìm hiểu thiên nhiên môi trường xung quanh, bổ sung kiến thức địa lí cho mình. Giải thích được các hiện tượng đơn giản và vận dụng vào thực tế đời sống sản xuất tại địa phương. Rèn luyện cho học sinh khả năng thu thập, xử lý, tổng hợp thông tin địa lí, rèn kĩ năng sống, tìm hiểu và xử lí thông tin, so sánh, phán đoán, tự tin, tự nhận thức, làm chủ bản thân, phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày ngắn c) Về thái độ tình cảm: Học sinh yêu thích học tập bộ môn, yêu mến thiên nhiên, từ đó có ý thức bảo vệ thiên nhiên môi trường; có niềm tin vào khả năng của con người để chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống. Từ đó các em có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh “ Xanh – Sạch – Đẹp” môi trường sống trong lành. Giữ gìn vệ sinh trường, lớp, có ý thức chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trường học. 22
  4. Qua kết quả thu được tôi thấy việc sử dụng, khai thác kênh hình địa lý lớp 6 làm cho tiết dạy của giáo viên đạt kết quả cao.Việc sử dụng kênh hình kết hợp với kênh chữ trong sách giáo khoa giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn, nắm nội dung chắc hơn và khắc sâu được nội dung kiến thức vừa học. Phương pháp dạy học trực quan và sử dụng kênh hình là phương pháp dạy học tích cực, cơ bản nhất trong dạy học địa lí. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tạo hứng thú học tập địa lí, nắm được phương pháp học tập môn Địa lí. Học sinh có thể tự khai thác, tìm tòi kiến thức để bổ sung cho nguồn tri thức Địa lí của mình thêm phong phú tránh lối học thuộc lòng, tạo nên những năng lực cần thiết để sau này học sinh trở thành người lao động sáng tạo, năng động, hòa nhập với nhịp sống hiện nay. Việc sử dụng kênh hình trong dạy học Địa lí 6 là một vấn đề quan trọng vì chương trình Địa lí 6 mang tính cung cấp thông tin, thông qua các hình vẽ, sơ đồ và môt số lược đồ đơn giản. Kênh hình trong SGK Địa lí 6 khá hoàn chỉnh, mang nhiều lượng kiến thức cơ bản của bài học, có mối quan hệ hữu cơ với bài học. Như vậy kênh hình SGK Địa lí 6 phải được sử dụng tối đa để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức Từ thực tế giảng dạy tôi có một vài phương pháp nhỏ và đã thực hiện đạt hiệu quả. Qua công tác dự giờ đồng nghiệp và thông qua kinh nghiệm giảng dạy tôi đã tìm ra phương pháp dạy có hiệu quả cao, các giờ học luôn gây hứng thú cho HS, các em hiểu bài, học tập chủ động, sáng tạo không nặng nề. Học sinh biết ứng dụng kiến thức đã học vào giải thích những hiện tượng tự nhiên trong đời sống Trên đây là những ý kiến chủ quan của cá nhân tôi từ thực tiễn giảng dạy. Chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhiều điểm chưa hợp lí. Rất mong được Ban giám khảo và các bạn đồng nghiệp nhận xét, giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ sung, cùng xây dựng một phương pháp dạy học hoàn thiện hơn, phù hợp thực tế địa phương hơn nữa. Mục đích nhằm nâng cao chất lượng Dạy-Học bộ môn Địa lí 6 trong nhà trường THCS với yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo dục và của đất nước 23
  5. III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi cam kết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm này không vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Xác nhận) Nguyễn Thị Hà 24
  6. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ( Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 25
  7. MỤC LỤC THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 2 I . Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 2 1. Lí do chọn đề tài: 2 2. Mục đích nghiên cứu: 2 3. Kết quả cần đạt: 2 4. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: 2 II. Mô tả giải pháp 2 1. Cơ sở khoa học 2 2. Cơ sở thực tiễn 2 2.1 Tình hình giảng dạy địa lí hiện nay 2 2.2 Hiện trạng về phương tiện dạy học ở nhà trường 2 2.3 Một số PP khai thác kênh hình 9 2.4 Các nguyên tắc sử dụng: 2 2.5 Kỹ năng khai thác hình ảnh địa lí. 2 2. 6. Các bước hướng dẫn khai thác 2 2.7 Một số bài giảng minh họa cụ thể 2 III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 2 3.1 Hiệu quả kinh tế 2 3.2 Hiệu quả xã hội 2 III. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. 2 MỤC LỤC 2 PHẦN - TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 26
  8. PHẦN - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lý luận dạy học địa lí phần đại cương 2. Sách giáo khoa Địa lí 6 3. Sách giáo viên Địa lí 6 4. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí THCS 6. Giáo dục kĩ năng trong môn Địa lí ở trường THCS 27