Sáng kiến kinh nghiệm Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9

doc 12 trang thulinhhd34 11391
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lao_dong_va_viec_lam_huong_giai_quyet.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên a) Tác giả sáng kiến: Lê Thị Hân - Ngày tháng năm sinh: 13/12/1978 Nữ - Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú): Trường THCS Bá Hiến - Chức danh: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: Đại học Văn – địa - Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100% cá nhân tạo ra sáng kiến b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hân c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có): - Tên sáng kiến: Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp - Địa lí 9 - Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng giảng dạy môn Địa lí 9, phần địa lí dân cư. Áp dụng hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở. Áp dụng thực tế việc làm ở địa phương hiện nay. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết giúp dân cư địa phương có việc làm tại chỗ và có thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình và làm giàu cho xã hội. - Mô tả sáng kiến: + Về nội dung của sáng kiến: c.1. Lời giới thiệu Hiện nay vấn đề lao động và việc làm là vấn đề cả xã hội đều quan tâm, không phải ngẫu nhiên mà vấn đề giải quyết việc làm lại xuất hiện nhiều trên 1
  2. phương tiện thông tin đại chúng như hiện nay. Lao động và việc làm là vấn đề xã hội gay gắt, là bài toán nan giải trong xã hội. Cùng với sự đổi mới chung của cả nước, vấn đề lao động và việc làm là vấn đề cấp thiết cần quan tâm đầu tiên, mặc dù chất lượng lao động đã được nâng lên đáng kể, tuy nhiên tỉ lệ lao động có trình độ chưa đạt yêu cầu so với sự phát triển của nền kinh tế, cùng với đó là thiếu việc làm, thất nghiệp tương đối cao. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Vấn đề tự động hóa tác động đến môi trường làm việc và ảnh hưởng đến việc làm thay thế người lao động hiện nay. Việc áp dụng công nghệ mới, sử dụng trí tuệ nhân tạo làm tăng năng suất lao động trong dây truyền sản xuất đặt ra nhiều thách thức cho người lao động. Là một giáo viên thường xuyên được giảng dạy học sinh lớp 9, nhận thức rõ vấn đề lao động và việc làm, liên quan trực tiếp đến phân môn Địa lí mà tôi đang giảng dạy, do đó tôi chọn đề tài “Lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp” giúp học sinh lớp 9 nhìn nhận thực trạng lao động và việc làm hiện nay một phần hướng nghiệp cho các em để các em bước vào cánh cửa tương lai với lựa chọn đúng đắn nhất trường học để ra trường là người lao động có việc làm. c.2. Thực trạng của vấn đề Xã hội: Nước ta đang trên đường phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cùng với sự phát triển chung của đất nước tỉnh Vĩnh Phúc là điểm sáng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh nhà như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh ta rất lớn, số vốn đầu tư thực tế năm 2018 khoảng trên 30.000 tỉ đồng. Nhiều khu công nghiệp được hình thành thu hút người lao động khắp các tỉnh xung quanh đến lao động và làm việc. Vậy mà số lao động trong tỉnh vẫn còn thất nghiệp, điều đó có nghĩa là tình trạng việc làm không ổn định. Vĩnh Phúc đang thiếu lao động có tay nghề, công nhân kĩ thuật bậc cao, trong khi cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm. Nhiều khu công nghiệp khi mở rộng ruộng đất bị thu hồi để thực hiện dự án đầu tư, người lao động bị đưa ra 2
  3. khỏi mảnh đất của mình sau đó cũng được thu hút vào làm việc tại khu công nghiệp. Nhưng để số lao động nông thôn làm việc cho các doanh nghiệp còn nhiều bất cập về trình độ lao động, khả năng thích ứng với công việc còn hạn chế do quan hệ xã hội hạn hẹp, ít có điều kiện tiếp cận và sử dụng tư liệu lao động hiện đại dẫn đến tình trạng thiếu việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định cuộc sống bấp bênh. Giáo viên: Hiện nay khâu hướng nghiệp nghề cho học sinh lớp 9 chưa được quan tâm, chưa xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn, chưa có giáo viên chuyên trách trong việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, các giáo viên cũng chưa quan tâm đến việc giáo dục nghề nghiệp cho học sinh ở cấp trung học cơ sở với suy nghĩ các em còn nhỏ việc tuyên truyền định hướng nghề nghiệp cho các em còn hạn chế. Học sinh: Chưa nhận biết được năng lực sở trường của mình để lựa chọn nghề nghiệp, việc làm cho tương lai. Phụ huynh: Nhận thức của bộ phận người dân về việc làm chưa đầy đủ, đại bộ phận phụ huynh chỉ đôn đốc con em học và thi vào các trường Đại học mà chưa hướng con em mình lựa chọn việc làm phù hợp với bản thân và gia đình. c.3. Nguyên nhân: - Cơ cấu giáo dục chưa hợp lí: Giáo dục và đào tạo, phương pháp đào tạo chưa sát với thực tế lao động địa phương, thiếu định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ cấp trung học cơ sở, học sinh thiếu kĩ năng thực tế để đáp ứng công việc. - Giải quyết việc làm cho người học: Các trường nghề xung quanh địa bàn chưa liên kết với doanh nghiệp, khâu tuyển dụng chưa phát triển mạng lưới thông tin thị trường, người lao động chưa biết đến để tìm việc làm phù hợp. Lao động nông thôn quá tuổi tuyển dụng của doanh nghiệp không có việc làm, không biết nghề phụ. - Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường còn hạn chế đặc biệt cấp trung học cơ sở. 3
  4. Để nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của lao động và việc làm là giáo viên giảng dạy phần địa lí dân cư – Địa lí 9 cần phải có các giải pháp khắc phục tình trạng trên và định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở phù hợp đáp ứng về nhu cầu lao động và thị trường lao động tại khu công nghiệp. Từ thực tế đó, tôi nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy nội dung lao động và việc làm gắn với giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 ở khu công nghiệp. c.4. Các giải pháp giải quyết lao động việc làm ở khu công nghiệp c.4.1. Giải pháp đã biết: - Phân bố lại dân cư và nguồn lao động. - Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản. - Thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, sản xuất chú ý đến hoạt động các ngành dịch vụ. - Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng sản xuất, xuất khẩu hàng hóa. - Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động. c.4.2. Các giải pháp mới áp dụng trong giảng dạy nội dung lao động và việc làm, hướng giải quyết việc làm ở khu công nghiệp. Giải pháp1: Đa dạng hóa các hình thức đào tạo thiết thực cho học sinh lớp 9 - Hình thức đào tạo cho học sinh phù hợp với khả năng của bản thân, các trường nghề phải đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp, giải quyết đầu ra và tạo việc làm cho người lao động. 4
  5. Học sinh tham quan thực tế doanh nghiệp sản xuất - Mở rộng và nâng cấp hệ thống dạy nghề cho người lao động ở 3 cấp trình độ (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), cần mở rộng đào tạo nghề cho học sinh sau trung học cơ sở. Trong đào tạo cần chuyển sang đào tạo theo định hướng đào tạo gắn với sử dụng, nhu cầu của sản xuất, tạo khả năng cung cấp lao động có chất lượng cao về tay nghề và sức khoẻ tốt, có kỹ thuật, tác phong công nghiệp, có văn hoá cho thị trường trong nước và ngoài nước. - Cơ sở đào tạo và doanh nghiệp quan tâm đào tạo công nhân có trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hoá đối với lao động trẻ, khoẻ để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động. - Tập trung đào tạo ngoại ngữ, pháp luật cho lao động xuất khẩu, để tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận được với thị trường lao động của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là với những nước có trình độ phát triển cao và đang có nhu cầu thu hút lao động của nước ta đến làm việc. - Nâng cao nhận thức, tầm quan trọng sâu sắc của giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho con em nông dân chủ yếu là lao động nông thôn, cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nông nghiệp là một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn thiết thực, hiệu quả, gắn với 5
  6. thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác. Giải pháp 2: Định hướng nghề nghiệp đúng đắn, làm tốt khâu hướng nghiệp, phân luồng tại các trường trung học cơ sở. - Trong nền kinh tế thị trường, sự cần thiết là nắm bắt nhu cầu việc làm để phù hợp với bối cảnh hội nhập của đất nước trong tình hình hiện nay. Điều mà phụ huynh và các em học sinh cần nghĩ đến là thị trường lao động và việc làm và khả năng của từng học trò. - Định hướng nghề nghiệp cho học sinh là chủ trương đúng đắn của nhà nước, nếu như những em có học lực trung bình thì việc hướng nghiệp cho các em đi học nghề và học văn hóa ngay sau khi học xong lớp 9 sẽ giúp cho gia đình đỡ đi rất nhiều chi phí học tập. Sau 3 năm học ở trường nghề các em vừa có bằng nghề và lại hoàn thành chương trình học văn hóa lớp 12. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp tốt tiết kiệm được nhiều tiền đóng học phí cho các gia đình, giảm tốn kém cho xã hội. Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng cho học sinh là cần thiết của trường tôi được phụ huynh tin tưởng, ủng hộ. - Trường tôi học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở có đến 30% học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Khi ra trường số học sinh này đều được các doanh nghiệp tuyển dụng, trở thành người có nghề nghiệp ổn định, có thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình Để thực hiện được việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh để có việc làm là vấn đề mà nhà trường quan tâm chỉ đạo nhiều năm trước. Hiện nay đã có những kế hoạch cụ thể chú trọng hàng năm giúp nhà trường thực hiện tốt công tác phân luồng hiệu quả. Nhất là địa phương có khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì không phải bận tâm chuyện thất nghiệp khi ra trường. 6
  7. Chương trình hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 Giải pháp 3: Giải pháp cho lao động địa phương tại khu công nghiêp - Phát triển mạnh khu vực dân doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nhanh tạo ra việc làm và khả năng thu hút lao động vào sản xuất - Hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động tại khu công nghiệp. - Xây dựng cơ cấu kinh tế nông thôn toàn diện và hợp lí, bao gồm cả nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Vai trò to lớn giải quyết việc làm để tăng thu nhập cho lao động nông thôn. - Tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, kết hợp với đẩy mạnh cơ giới hóa. Lao động nông thôn sản xuất còn lạc hậu, lao động thủ công là chính. Vì vậy cần tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Việc đẩy mạnh cơ giới hóa có ý nghĩa rất to lớn trong phát triển kinh tế nông thôn từ khâu làm đất (máy phay đất) đến khâu tuất lúa (máy vò), làm bớt đi nặng nhọc cho nông dân, chuyển lao động sang làm nghề khác tăng thu nhập cho người dân. - Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp trình độ cao, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hợp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng khoa học kĩ thuật đưa giống cây trồng, gia súc mới vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất hàng hóa 7
  8. tập trung với trình độ cao, vùng sản xuất sinh vật cảnh, vùng lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả. Quy hoạch tạo điều kiện cho việc xây dựng thương hiệu hàng hóa và dễ dàng hơn trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, là điều kiện quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân. - Tăng cường hợp tác trong tiêu thụ nông sản, sản xuất của các hộ nông dân phổ biến là sản xuất nhỏ, manh mún, gây khó khăn cho tiêu thụ nông sản. Hoạt động tiêu thụ nông sản chủ yếu là hoạt động riêng rẽ của các hộ nông dân, điều đó dẫn đến 2 hệ lụy (bị tư thương ép giá, không có khả năng tiêu thụ) làm ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ nông dân. Chính quyền các cấp cần giúp nông dân hình thành nên những nhóm hộ hợp tác với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho hộ nông dân giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu thị trường nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Phát triển các loại vật nuôi đặc sản, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người về những sản phẩm chất lượng cao ngày càng lớn, nắm bắt được xu hướng đó giúp nông dân nuôi các vật nuôi đặc sản có vai trò quan trọng để bảo vệ môi trường, thay đổi thói quen khai thác tự nhiên mang tính tự phát của người dân. - Phát triển làng nghề hợp lí, phát triển làng nghề bị chi phối bởi văn hóa vùng miền, tạo điều kiện cho nghệ nhân, thợ giỏi phát triển khả năng và có chính sách ưu đãi đối với những người truyền bá và phát triển ngành nghề mới tại địa phương, cần nghiên cứu quy hoạch làng nghề và có những chính sách khuyến khích các làng nghề phát triển nhằm chuyển dịch có hiệu quả kinh tế nông thôn. Các giải pháp mà sáng kiến đưa ra giúp giải quyết việc làm tại địa phương, đặc biệt là các khu công nghiệp. Riêng với học sinh trung học cơ sở, giúp định hướng, hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của cá nhân, làm giàu cho bản thân gia đình và xã hội. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy môn Địa lí 9 – phần địa lí dân cư Áp dụng hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 8
  9. Áp dụng của sáng kiến với chương trình giảng dạy, giáo viên, học sinh và cán bộ quản lí trong nghiên cứu và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực lao động hiện tại và tương lai. Áp dụng trong phân công lao động tại địa phương, nhất là khu công nghiệp. Khả năng áp dụng cụ thể trong một bài dạy: Tiết 4 - Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: + So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở. Lợi ích kinh tế xã hội thu được khi áp dụng giải pháp: Khi áp dụng sáng kiến đem lại hứng thú học tập cho học sinh, học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu, biết định hướng nghề nghiệp cho bản thân, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho bản thân, cho gia đình, làm giàu cho cuộc sống gia đình và làm giàu cho xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh về vấn đề việc làm, chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường ngày càng nâng cao, được nhân dân tin yêu. Từ đó góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài tạo ra nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội địa phương. Kết quả cụ thể sau khi thực hiện đề tài đạt được như sau : Lớp Tổng số Trước khi áp dụng đề tài Sau khi áp dụng đề tài Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 9A 31 20 64,5 % 30 96,8% 9B 35 15 42,8 % 32 91,4 % 9C 32 12 37,5% 30 93,8 % Tổng 98 47 47,9% 92 93,8% Đề tài mà tôi đã áp dụng cho học sinh trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy đa số học sinh đều có hứng thú học tập và hoàn thành bài học một cách 9
  10. xuất sắc. Hầu hết các em học sinh đều vận dụng được các kiến thức đã học vào đời sống, biết rõ vấn đề việc làm, hướng giải quyết việc làm của địa phương. Từ đó nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc xác định nghề nghiệp sau bậc trung học cơ sở. + Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể. Người lao động không có việc làm thường xuyên Gia đình bà A: gia đình gồm 4 người (2 vợ chồng và 2 con đang đi học) - Làm 2 sào ruộng không có nghề phụ - 4 tháng/ 1 vụ thu hoạch được 4,5 tạ thóc, bán thóc theo giá thị trường 8500/1 kg= 3825.000đồng - Một năm trồng được 2 vụ và rau màu khác thu nhập 1 năm của gia đình bà A: 11.475.000 đồng. - Trừ chi phí khác còn lại tích lũy: 0 đồng/ năm. Người lao động có việc làm thường xuyên Gia đình bà B: gia đình gồm 4 người (2 vợ chồng và 2 con đang đi học) - Làm 2 sào ruộng và có nghề phụ, hoặc đi làm công nhân - Mỗi tháng thu nhập 5.000.000/ người - Tổng thu nhập một tháng của gia đình bà B là 10.000.000 đồng - Tổng thu 1 năm của gia đình bà B: 120.000.000 đồng. - Trừ chi phí khác còn lại tích lũy: 60.000.000 đồng/ năm. Như vậy hai gia đình bà A và bà B ở nông thôn có sự khác biệt trong thu nhập và tích lũy là do có việc làm. Chất lượng cuộc sống nhà bà B cao hơn do có thu nhập cao và có tích lũy thường xuyên. + Mang lại hiệu quả kinh tế: Người lao động có việc làm tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, làm giàu cho xã hội. Trình độ người lao động nâng cao tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, luôn bảo đảm cho nền kinh tế có xu hướng phát triển bền vững và duy trì lợi ích và phát huy tiềm năng của người lao động. + Mang lại lợi ích xã hội: Khi mọi cá nhân trong xã hội có việc làm thì xã hội đó được duy trì và phát triển do không có mâu thuẫn nội sinh trong xã 10
  11. hội, không tạo ra các tiêu cực, tệ nạn trong xã hội, con người được dần hoàn thiện về nhân cách và trí tuệ, cải thiện điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người. Con người có nhu cầu lao động ngoài việc đảm bảo nhu cầu đời sống còn đảm bảo các nhu cầu về phát triển và tự hoàn thiện. - Các thông tin cần được bảo mật (nếu có); Không bảo mật d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến; - Phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, sách tham khảo, các chuyên đề của trường bạn, mạng Internet, từ thực tế nguồn lao động tại địa phương, thực tế giảng dạy của đơn vị. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích tình hình nguồn lao động tại địa phương. Trao đổi ý kiến với cán bộ địa phương tìm hiểu nguồn lao động hiện tại và dự báo nguồn lao động trong tương lai để định hướng nghề nghiệp phù hợp cho học sinh. - Phương tiện: Sử dụng các sách tham khảo + Báo lao động + Luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam + Tạp chí dân chủ và pháp luật + Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc + Bài phát biểu của đồng chí hiệu trưởng về công tác phân luồng học sinh sau trunbg học cơ sở. + Tư liệu trên một số website các trường Trung học cơ sở + Sách giáo khoa Địa lí 9, sách giáo viên Địa lí 9, Để học tốt Địa lí 9 đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu. - Sáng kiến có tính khả thi cao được áp dụng trong việc giảng dạy phân môn Địa lí lớp 9. - Qua các tiết học, học sinh hứng thú học tập, khai thác kiến thức nhẹ nhàng, vấn đề việc làm hiện tại và tương lai thiết thực với học sinh có thể áp dụng được lâu dài với các khóa học. - Học sinh có ý thức học tập hơn để nâng cao trình độ người lao động, trở thành người lao động có trình độ có tay nghề cao - Các tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến: 11
  12. Số Tên tổ chức, cá Địa chỉ Phạm vi lĩnh vực áp dụng sáng TT nhân kiến 1 Giáo viên giảng Trường THCS Môn: Địa lí 9 dạy môn Địa lí 9 Bá Hiến 2 Giáo viên chủ Trường THCS Công tác chủ nhiệm, giờ hướng nhiệm lớp 9 Bá Hiến nghiệp, giờ sinh hoạt 3 Học sinh khối 9 Trường THCS Học môn Địa lí, môn hướng Bá Hiến nghiệp, học sinh giỏi . 4 Tổ văn - sử TrườngTHCS Chuyên đề tổ môn Địa lí Bá Hiến 5 Trường Cao đẳng Tam Hợp-Bình Hướng nghiệp tư vấn chọn trường cơ khí nông nghiệp Xuyên cho học sinh sau THCS 6 Trường Cao đẳng Xuân Hòa - TP Hướng nghiệp tư vấn chọn trường nghề Việt Xô số 1 Phúc Yên cho học sinh sau THCS Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị Hội đồng sáng kiến xem xét và công nhận sáng kiến. Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin đã nêu trong đơn Bá Hiến, ngày 25 tháng 1 năm 2019 NGƯỜI VIẾT ĐƠN (Ký và ghi rõ họ tên) Lê Thị Hân 12