Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_tu_p.docx
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3-4 tuổi
- 16 Việc khen ngợi cần được khen như hành động công nhận trẻ đã hoàn thành công việc nào đó, cho dù trẻ hoàn thành ở mức sơ sài nhất. Cụ thể tôi đưa ra những lời nhận xét tích cực sau mỗi việc làm mà trẻ đã làm. Tôi không bao giờ dùng những từ khen ngợi quá đáng cho hành động đơn giản. Thay vào đó là những lời động viên tích cực như: Con đánh răng sạch quá, miệng con rất thơm vì con đã đánh răng, cám ơn con vì con đã xếp dép cho lớp, con đi vệ sinh đứng nơi quy định rồi đó, cảm ơn con đã cất gọn gàng đồ chơi cho cô, cô rất vui khi các con giúp cô lau sạch lá cây Các hình thức tôi thường dùng để khen, tuyên dương những hành động tốt trước lớp cho trẻ được cắm cờ. (Hình 22) Trên đây chỉ là một số giải pháp của riêng cá nhân tôi rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy, thực tiễn cuộc sống xung quanh tôi. Những giải pháp trên đã giúp trẻ lớp tôi có thói quen tự phục vụ tốt hơn. Ngay khi mới vào lớp nhiều trẻ của tôi không có kĩ năng tự phục vụ hoặc phục vụ chưa tốt, qua một quá trình rèn luyện cho trẻ với các gải pháp mà tôi đã thực hiện. Giờ đây thì trẻ của tôi đã tiến bộ lên rất nhiều, nhiều cháu có thói quen tự phục vụ rất tốt, cháu thích thú được giúp đỡ cô và tự tin với người lớn để trẻ được làm: Mẹ, cô để con làm cho, con biết làm mà Cháu chủ động và mong chờ được ba mẹ, cô giáo và người lớn nhờ giúp ( bảng 2). Chính những điều này tạo cho tôi thêm phấn khởi và yêu nghề hơn. a. Đối với trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, năng động, tự tin, khéo léo. Trẻ kiên trì, mày mò, tìm tòi. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động. Trẻ có kỹ năng tự phục vụ. Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ được nâng cao và tiến bộ rõ rệt. Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi đã thu được những kết quả sau:
- 17 Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % - Tự lấy nước cầm cốc uống 21 100 - Tự xúc cơm 21 100 - Tự cất bát, ghế sau khi ăn 21 100 - Tự cởi mặc quần áo, đội mũ, đi tất 20 95 1 5 - Tự mang giày đi dép 21 100 - Tự cất chăn, gối sau khi ngủ dạy 21 100 - Tự cất đồ dùng cá nhân 21 100 - Tự vứt rác đúng nơi quy định 21 100 - Tự gấp khăn, quần áo 19 90 2 10 - Bài học xúc hạt với thìa to,vừa, nhỏ 20 95 1 5 - Bài học rót nước với bình đục trong 20 95 1 5 - Bài học bốc chuyển hạt đậu 20 95 1 5 - Bài học đóng mở hộp lọ 20 95 1 5 - Bài học quét hót hạt đậu 20 95 1 5 - Bài học lau bụi trên đồ dùng 19 90 2 10 - Bài học ứng xử khi ho, hắt hơi,xỉ mũi 18 86 3 14 - Bài học đeo kính,đeo khẩu trang 20 95 1 5 - Bài học thả tăm vào lọ 20 95 1 5 - Bài học cầm đồ đưa cho người khác 20 95 1 5 - Khả năng trẻ tự làm mà không cần cô nhắc 18 86 3 14 nhở Bảng 2 : Kết quả đạt được cuối năm học về kĩ năng tự phục vụ của trẻ b. Đối với phụ huynh: Phụ huynh thấy rõ con mình nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin thích đi học, yêu trường, yêu lớp, yêu cô, yêu bạn bè. Đặc biệt thấy con có nhiều kỹ năng tốt rất cần thiết cho cuộc sống nên thấy rất tin tưởng và yên tâm khi cho con đi học. Chính vì vậy các bậc cha mẹ rất nhiệt tình kết hợp với giáo viên cũng như nhà trường để rèn con mình ở nhà mọi lúc mọi nơi. c. Đối với giáo viên:
- 18 Giáo viên có thêm nguồn tư liệu, thêm các bài học, trò chơi trong các hoạt động. Giáo viên chủ động lựa chọn các bài tập phù hợp với độ tuổi mình phụ trách, phù hợp với chủ đề, chủ điểm để dạy trẻ, nâng cao chất lượng giờ dạy của mình. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI: Yếu tố tạo nên tính tự phục vụ ở mỗi cá nhân là khả năng tin tưởng vào những đánh giá của bản thân, cũng như là tự vạch ra con đường cho mình mà không ỷ lại hay tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Có được khả năng này là một điều tuyệt vời, bởi nó sẽ giúp trẻ hạnh phúc hơn, thu hút được sự chú ý của mọi người xung quanh, từ đó khuyến khích trẻ tạo ra những cơ hội để trẻ thể hiện mình. Những đứa trẻ biết tự phục vụ từ nhỏ thì nhanh nhẹn hoạt bát, nổi trội hơn hẳn trẻ khác. Còn đối với trẻ mầm non còn rất nhiều trẻ dưa dẫm, ỷ lại, được nuông chiều một cách thái quá dẫn đến không biết làm một số việc đơn giản như không biết gấp quần áo, không biết tự đi giày, không thích tự đi mà thích người lớn bế . trẻ không biết chăm sóc bản thân, không biết vệ sinh lười nhác, không giúp đỡ người khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó thiếu tự lập là một nguyên nhân trọng tâm nhất. Như chúng ta đã biết, trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu trẻ em được tiếp xúc với nền giáo dục tốt thì trẻ phát triển theo hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ tiếp xúc với nền giáo dục không đứng đắn sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Do đó việc giáo dục tính tự phục vụ cho trẻ cần được áp dụng càng sớm càng tốt và là phương pháp rất quan trọng và cần thiết . Cho trẻ tự phục vụ không phải chỉ có hướng dẫn cho trẻ tự lo cho bản thân mà còn giúp trẻ tự quyết định những vấn đề của mình. Đó cũng là giúp trẻ vận đống, suy nghĩ, sáng tạo, tự tin. 1. Hiệu quả kinh tế: Sau khi áp dụng các giải pháp trên đã thu được một số lợi ích kinh tế như: Giảm được số tiền mua vật liệu làm đồ dùng đồ chơi.
- 19 Giảm được thời gian cô phải trực tiếp giảng dạy mà qua các cách tổ chức trên thì trẻ được tự mình khám phá tìm hiểu ghi nhớ. Giảm áp lực qua việc học cho trẻ bởi trẻ học theo cách “ học mà chơi, chơi bằng học” Giảm được số tiền đi học thêm về kỹ năng, giảm được số tiền phải đi lại do chi phí cho xăng xe . bởi: Qua việc áp dụng giải pháp trên thì trẻ đã hình thành được kỹ năng tự phục vụ ngay ở trên lớp và được phụ huynh phối hợp rèn luyện thêm ở nhà. Giảm chi phí cho 1 lớp học kỹ năng sống là 2.000.000đ-3.000.000đ/tháng, mà giáo viên phải tuyên truyền vận động từ các bậc phụ huynh đóng góp, ủng hộ. Sáng kiến kinh nghiệm đã giảm chi phí về đầu tư cơ sở vật chất – trang thiết bị đồng thời vẫn nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ, làm cho tre dần dần hình thành được những thói quen, kỹ năng tự phục vụ bản thân. 2. Hiệu quả về mặt xã hội: * Về phía Giáo viên: Qua quá trình thực hiện “ Một số biện pháp giáo dục kĩ năng tự phụcc vụ cho trẻ 3-4 tuổi” đã giúp tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Không được xem nhẹ vấn đề giáo dục thói quen tự phục vụ cho trẻ trong quá trình chăm sóc và giáo dục nhà trẻ. Giáo viên tránh làm thay trẻ, nên giao việc cho từng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự chủ động hoạt động, để trẻ có trách nghiệm với công việc được giao. Cô cần đặt niềm tin vào trẻ rằng con có thể làm được. Điều này giúp trẻ tự tin vào khả năng của mình. Bằng những kinh nghiệm thực tế đã chứng minh cho mọi người: Dù ở lứa tuổi nào đi nữa thì người lớn chúng ta cũng phải tôn trọng trẻ, nên yêu thương và gần gũi trẻ. Đó chính là điều kiện để góp phần giúp thế hệ tương lai của đất nước sống có ích hơn, yêu lao động và yêu cuộc sống hơn.
- 20 Phải đặt cái tâm của người giáo lên hàng đầu: Tạo cho trẻ “ Cô giáo như mẹ hiền”. Cần tạo cho trẻ cảm nhận: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hãy yêu thương như con của mình, tận tình chỉ dạy trẻ. Khi thực hiện tránh nôn nóng, sợ mất thời gian mà phải kiên trì, liên tục và xiên suốt. Bản thân cần phải tích cực tìm tòi học hỏi, nhận thức sâu sắc nội dung giáo dục và lựa chọn nội dung phù hợp đưa vào dạy trẻ lớp mình. Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện ý tưởng của mình. Phát huy ý tưởng tổng hợp của nhà trường, phụ huynh và cùng toàn thể CB- GVNV trong công tác giáo dục và hình thành kĩ năng tự phục vụ cho trẻ. Tổ chức nhiều hoạt động tạo mọi cơ hội cho trẻ hình thành kĩ năng Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo tiềm năng đối với phụ huynh và đối với trẻ. * Về phía Phụ huynh: Phụ huynh yên tâm gửi con ở trường mà không cần phải mất thêm chi phí để cho trẻ tham gia các lớp học kỹ năng sống ở các trung tâm thiếu nhi Phụ huynh luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với giáo viên, để các hoạt động của cô và trẻ ngày càng thu hút sự quan tâm của phụ huynh hơn. * Về phía trẻ: Trẻ có sức khỏe tốt, đi học chuyên cần, tự tin mạnh dạn, làm tốt những gì khả năng mình làm được, thích làm việc giúp đỡ mọi người 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng: Đề tài giáo dục kỹ năng sống và đặc biệt là lĩnh vực rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ luôn luôn đồng hành với mọi hoạt động sống của con người, của trẻ nên sáng kiến có thể áp dụng trong tất cả các lĩnh vực giáo dục và trong một số lĩnh vực
- 21 khác cũng rất hiệu quả. Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng tại các trường, lớp Mầm non trên địa bàn huyện Giao Thủy và tỉnh Nam Định. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP VI PHẠM BẢN QUYỀN: Tôi xin cam đoan không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền người khác, nếu có tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Giao Thịnh, ngày 20 tháng 4 năm 2022 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Nụ
- 22 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO (Ký tên, đóng dấu)
- 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ giáo dục và đào tạo- chương trình giáo dục mầm non- NXB giáo dục Việt Nam năm 2009 2. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Anh Tuyết ( đồng chủ biên)- Hướng dẫn tổ chức chương trình giáo dục mầm non. 3. Các phương tiện truyền thông: Tivi, mạng internet, sách báo. 4. Các loại sách báo. 5. Tài liệu về lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng - xã hội. 6. Giáo dục mầm non tập (1- 2) – Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội năm 1997. 7. Tâm lý học trẻ em lứa tuổi Mầm non. Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Nhà xuất bản giáo dục năm 1994 8. TS.Lê Thu Hương,TS Phạm Mai Chi, ThS, Bùi Thị Kim tuyến. Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (Theo chương trình giáo dục mầm non mới). Trẻ 3 - 4 Tuổi.NXBGD Việt Nam. 9. TS Trần Thị Ngọc Trâm. TS. Lê Thu Hương, PGS. TS Lê Thị Ánh Tuyết. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo bé (3 – 4 Tuổi). NXBGD Việt Nam.