Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

pdf 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 16723
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_tinh_tu_lap.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. giao cô tuyên dương, khen ngợi, trẻ cảm thấy hứng thú, tự tin hơn và từ đó thích tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp hơn. - Lồng ghép trong hoạt động chơi ở các góc: Với trẻ mầm non hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo qua đó“ trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy trong giờ hoạt động chơi ở các góc tôi gợi ý để trẻ tự chọn góc chơi vai chơi mà trẻ thích hướng dẫn trẻ cách sử dụng đồ chơi, tôi quan sát có lúc tôi tạo ra các tình huống để trẻ tự giải quyết, tôi chơi cùng trẻ giúp trẻ khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn khi hết giờ chơi tôi cho trẻ tự cất đồ chơi ở các góc mà trẻ chơi, ngăn nắp, gọn gàng động viên, khuyến khích trẻ để giờ sau trẻ chơi tốt hơn. Là một giáo viên mầm non chắc hẳn ai cũng biết mỗi khi đến giờ hoạt động góc và hoạt động ngoài trời trẻ đều tỏ ra rất thích thú, phấn khởi, mong chờ nhất. Không những vậy hoạt động vui chơi là hoạt động quan trọng nhất nó giữ vai trò chủ đạo ở lứa tuổi này. Vì vậy, đối với trẻ 3 - 4 tuổi , đồ vật không phải là thứ để trẻ nghịch như trước đây mà bây giờ qua chơi với đồ vật, đồ chơi giúp trẻ khám phá về chức năng và phương thức sử dụng tương ứng (như cái bát dùng để đựng thức ăn ). Chính vì vậy, cần chú trọng việc tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi các bạn với nhau. Ngoài ra, trong quá trình chơi với đồ vật trẻ còn bắt chước thao tác của người lớn. Trò chơi phân vai chính là một hoạt động phản ánh thực cuộc sống xã hội thu nhỏ. Khi tham gia chơi thì trẻ được đứng ở vị trí chủ thể của hành động chơi, trẻ có thể được tự mình quyết định làm lấy những gì mà mình thích chứ không phải là những gì người khác ép buộc. Vì vậy, trong khi chơi xuất hiện ở trẻ sự tích cực tự nguyện. Hoạt động vui chơi đối với trẻ là hoạt động để rèn luyện các chức năng tâm lý, sinh lý. Chơi là để phát triển các mặt thể chất và tinh thấn. Chơi là để học hỏi làm người là để phát triển nhân cách một cách toàn diện. Với những ý nghĩ to lớn đó, có thể khẳng định rằng: “Chơi cũng lá cách để rèn luyện và phát huy khả năng tự lập”. Trong trò chơi, trẻ được thể hiện khả năng tự lập của mình. Trẻ luôn luôn mong muốn mình được tự giải quyết lấy mọi tình huống mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Trẻ có thể tự tiến hành trò chơi và chơi một cách vui vẻ, hăng say, thích thú. Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc có rất nhiều góc chơi, trong mỗi góc lại có nhiều nhóm chơi nhỏ. Khi cô giới thiệu các góc chơi, nhiệm vụ của từng vai chơi, trẻ bắt đầu tự chọn hoạt động của mình. Có trẻ chọn góc phân vai, có trẻ chọn góc xây dựng Lần đầu tiên trẻ được đóng làm chú công nhân xây dựng, được đóng vai bố mẹ, bác sĩ, giáo viên Khi trẻ được làm những chú công nhân xây dựng thì trẻ biết phải xây nhà, xây hàng rào và xây nhiều công trình khác. Khi đó, trẻ sẽ nghĩ ra cách làm cho đẹp, cho nhanh. Hay khi được đóng vai bố mẹ trẻ sẽ tự làm công việc của bố là đi làm để kiếm nhiều tiền còn làm mẹ là biết bế em, cho bé ăn, quét dọn nhà cửa, nấu cơm. Hoặc trẻ được đống vai bác sĩ trẻ sẽ khám bệnh, kê đơn 5
  2. thuốc, tiêm thuốc. Còn làm giáo viên thì dạy cho học sinh biết múa, hát, kể chuyện. Khi trẻ tham gia hoạt động cô giáo tạo tình huống để trẻ tự giải quyết vấn đề. Khi trẻ tự chơi với các đồ chơi thì trẻ cũng lĩnh hội được những qui tắc hành vi ứng xử trong xã hội ẩn chứa trong quá trình hành động đó. Từ đó, trẻ học được cách tự lập trong các thao tác hành động với đồ vật, giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc sống - Lồng ghép trong hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh các nhân: Đầu năm học trẻ mới đến lớp vẫn còn bỡ ngỡ tôi thường phải giúp đỡ trẻ rất nhiều như: Chia ăn, bón cơm, vệ sinh cá nhân cho trẻ Sau một thời gian được cô rèn luyện tính tự lập trẻ lớp tôi nhanh nhẹn hẳn lên trẻ đã biết giúp cô chia cơm, tự xúc ăn hết xuất, khi ăn xong trẻ biết tự cất bát, thìa, ghế đúng nơi quy định khi trẻ thực hiện tất cả các thao tác tôi đều có mặt quan sát động viên nhưng chỉ giúp đỡ khi thực sự cần thiết mà thôi từ đó trẻ lớp tôi có tính tự lập cao và chủ động, nhanh nhẹn trong các công việc của mình, dần dần những việc đó trở thành thói quen, trẻ trở nên tự lập, không còn sợ hãi khi không có người lớn giúp đỡ đồng thời trẻ cũng có những kĩ năng tự phục vụ bản thân rất tốt. - Giáo dục, rèn luyện tính tự lập cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Giáo dục, rèn luyện tính tự lập cho trẻ mọi lúc mọi nơi là việc làm thường xuyên, hết sức quan trọng trong hình thành nhân cách ban đầu cho trẻ. Ở độ tuổi này, khả năng tự lập đã phát triển. Trẻ thường thích tự làm mọi việc, Tuy nhiên, các thao tác còn vụng về, lúng túng dễ làm hỏng việc, cần phải có sự hướng dẫn trẻ trong công việc để trẻ làm đúng theo yêu cầu của người lớn. Trẻ làm sai người lớn chỉ dẫn trẻ làm lại thì sẽ làm được, có như vậy trẻ mới được trải nghiệm công việc mình là như thế nào. Cô giáo có thể giúp đỡ bằng các câu hỏi gợi ý, khuyến khích trẻ tích cực hoạt động và sử dụng những kinh nghiệm sẵn có của mình vào trong quá trình hoạt động. Việc làm này được lặp đi, lặp lại trong ngày, dần dần khả năng tự lập của trẻ càng phát triển. Ví dụ: Hằng ngày, tôi thường chú trọng dạy trẻ những hành vi văn hóa trong ăn uống qua đó rèn kỹ năng lao động tự phục vụ và kỹ năng giúp đỡ người khác như: Biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng trong ăn uống một cách đúng đắn, biết mời trước khi ăn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, ăn hết suất Hoặc biết giúp cô giáo dọn dẹp, xếp đồ dùng đồ chơi đúng chỗ, ngồi ngay ngắn không làm ảnh hưởng đến người khác Khi thực hiện các hoạt động này tôi cùng làm với trẻ và tôi thường giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của từng hoạt động. Từ đó trẻ sẽ hiểu và học tập theo cô, dần dần hoạt động có ý thức đó sẽ trở thành kỹ năng giúp trẻ thực hiện hoạt động một cách tự nguyện mà không có cảm giác ép buộc sai khiến. Trẻ còn cảm thấy vui và phấn khởi khi được làm tất cả mọi việc. *Giải pháp thứ hai: Luôn kiên nhẫn, cho trẻ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ: 6
  3. Trước kia là một giáo viên trẻ mới vào nghề tôi chưa hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ, tôi thường hay mất kiên nhẫn hay nóng nảy mắng trẻ khi thấy trẻ chưa làm đúng yêu cầu như: “Sao con chậm chạp vậy?” hay : “ Cô nói mãi mà con vẫn không hiểu ư?” khi bị tôi mắng như vậy trẻ rất buồn ngày hôm đó trẻ không hứng thú tham gia vào vào bất cứ việc gì của lớp, trẻ tự ti mặc cảm với các bạn từ đó tôi hiểu ra rằng với trẻ nhỏ không nên nóng vội, khi hướng dẫn trẻ làm việc gì tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, thấy trẻ làm được thao tác này rồi tôi mới chuyển sang hướng dẫn thao tác khác. Tôi luôn tự nhắc với lòng mình hãy kiên trì, hãy trao cho trẻ cơ hội để trẻ có được thành công, tôi luôn động viên, cổ vũ giúp trẻ tự tin vào việc mình đang làm. Tùy vào năng lực của từng trẻ, nhanh hay chậm không quan trọng mà quan trọng là trẻ học được những gì. Nên mọi hoạt động cần cho trẻ làm thường xuyên liên tục từ đó trở thành kĩ năng của trẻ, đem đến cho trẻ sự tự lập, tự tin và luôn nghĩ rằng trẻ cũng giỏi như các bạn. Ví dục: Trong tiết “ Tô màu trang phục của bé” lúc đầu trẻ tô chưa đẹp, tôi chấp nhận trẻ tô nghuệc ngoạc, chờm ra ngoài tôi bình tĩnh quan sát, để biết trẻ yếu ở điểm nào rồi uốn nắn chỉnh sửa cho trẻ ở điểm đó và từ đó trẻ tự tin tiến bộ từng ngày. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị những kỹ năng cần thiết, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện những kỹ năng cần thiết, đặc biệt là kỹ năng tự lập sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. Để hình thành tính tự lập, cần phải tin tưởng trẻ, động viên và khuyến khích trẻ làm những công việc trong khả năng. Nếu như kiểm soát trẻ quá chặt để trẻ phụ thuộc quá lâu thì trẻ sẽ bám riết lấy cha mẹ, cô giáo, có thể trở thành những đứa trẻ lười biếng và mọi việc đối với trẻ đều trở nên khó khăn. Xuất phát từ điều này, cô giáo và cha mẹ nên dạy con tính tự lập, làm việc bằng đôi tay của mình ngay từ nhỏ. Với mỗi độ tuổi khác nhau hãy đặt ra mục tiêu và cách thực hiện các bước khác nhau để dạy trẻ về tính tự lập theo lời Bác Hồ dạy “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã đặt ra các mục tiêu để rèn luyện các kỹ năng cho trẻ lớp mình như sau: Kỹ năng tự phục vụ bản thân: Tự nhặt đồ chơi, tự cởi và mặc quần áo, tự rửa mặt, rửa tay, tự đi dép, tự cất dép, lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự ăn, tự đi lên xuống cầu thang, tự lấy và cất gối. 7
  4. Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Tự thay quần áo khi thấy bẩn, tự xúc miệng, xả nước sau khi đi vệ sinh, đi vệ sinh đúng nơi qui định, rửa tay bằng xà phòng khi tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, biết tự đi vệ sinh khi thấy có nhu cầu. Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, giường ngủ cùng cô, lấy ly nước uống khi được nhờ, xách phụ đồ, tưới cây . Việc xác định được những kỹ năng trên đã giúp tôi định hướng được nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề tài nghiên cứu nói riêng, dần dần phát triển toàn diện về nhân cách của trẻ. *Giải pháp thứ ba: Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua khích lệ, nêu gương. Tâm lý của con người thích được khen hơn là chê. Nhất là đối với trẻ lúc nào cũng muốn được khen và khen nhiều. Hằng ngày, vào giờ nêu gương ở các thời điểm, trước khi tặng hoa, tặng cờ, tôi cho trẻ tự nhận xét về mình, về bạn. Trẻ nào năng nổ tích cực biết phụ giúp cô làm một số công việc, tôi nêu gương ra cho cả lớp cùng biết và tặng trẻ một bông hoa. Cuối ngày trẻ nào nhận được ba bông hoa sẽ được tặng một cờ. Để trẻ cắm hoa, cắm cờ đúng chỗ tôi luôn tập cho trẻ ghi nhớ được dấu hiệu riêng của mình. Qua đó, hình thành cho trẻ biết ghi nhớ có chủ định. Cuối tuần, bao giờ cũng có tiết mục kể chuyện về gương bạn tốt, tuần nào tôi cũng thực hiện như vậy, chính vì thế mà trẻ rất thích được cô khen và trẻ có những hành vi đúng đắn, những hành động đẹp Ví dụ: Hôm nay, bạn Quân thấy bạn Bống đang loay hoay để kê bàn nên bạn Quân và bạn Bi đã cùng nhau kê bàn đúng vị trí. Hoặc bạn Nhân mở tủ hành lý để lấy sữa nhưng mãi vẫn không mở được, thấy thế bạn Bông đến giúp đỡ Tôi thường xuyên quan sát động viên khen ngợi trẻ kịp thời mỗi khi trẻ làm tốt công việc được giao, nêu gương trẻ trước cả lớp cho các ban học tập, trẻ rất hứng khởi và luôn cố gắng phấn đấu để được cô khen, tính tự lập của trẻ từ đó cũng ngày càng phát triển tốt hơn. Ví dụ: Trong giờ ăn cơm bạn Như Quỳnh ăn cơm xong trước được tôi khen: Bạn Như Quỳnh giỏi quá bạn tự xúc ăn hết xuất rồi cuối tuần cô sẽ thưởng bé ngoan cho bạn Như Quỳnh nhé. Vậy là các bạn khác trong lớp cũng cố gắng tự xúc ăn nhanh hết xuất để được cô giáo khen giống bạn Hoặc khi ở giờ học: Dạy trẻ kĩ năng tự mặc và cởi áo khoác bạn Minh trang thực hiện rất tốt nên được cô giáo tuyên dương trước lớp cháu tỏ ra rất vui vẻ và ham học hỏi hơn nữa. Có thể đôi khi trẻ trẻ chưa làm tốt nhiệm vụ được như mong đợi nhưng thay vì trách mắng trẻ tôi thường xuyên động viên khuyến khích trẻ để trẻ thêm tự tin, tự lập và làm tốt hơn vào lần sau. *Giải pháp thứ tư: Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua sử dụng công nghệ thông tin. 8
  5. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ đã đưa lại kết quả thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt, là các giờ hoạt động có chủ định trở nên sinh động và hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực khám phá, trải nghiệm nhiều hơn. Thông qua bài giảng điện tử trẻ lĩnh hội các kiến thức, kỹ năng một cách nhẹ nhàng. Trong các giờ học có chủ định, tôi luôn lựa chọn lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục tính tự lập để trẻ biết được một số kỹ năng tự phục vụ cho bản thân, kỹ năng giữ gìn vệ sinh qua các hình ảnh, câu chuyện, bài thơ, video do tôi sưu tầm được. Hình thức này gây hấp dẫn, trẻ tiếp thu một cách dễ dàng và khắc sâu trong trẻ lâu hơn. Các nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ được lựa chọn để phù hợp theo từng độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Phải xây dựng các nội dung giáo dục tính tự lập một cách sinh động để lôi cuốn sự chú ý của trẻ. Khi cho trẻ xem các hình ảnh, video trên máy, tôi yêu cầu trẻ quan sát và chỉ ra đâu là hành động tự phục vụ, đâu là hành động có sự giúp đỡ của người khác và gợi hỏi: Cháu sẽ học tập bạn nào? Vì sao cháu học tập bạn đó? Qua đó, hình thành cho trẻ kỹ năng quan sát các sự vật xung quanh một cách tích cực. Ví dụ: Cho trẻ quan sát một trẻ tự vào lớp và lấy ghế ra ngồi và một trẻ khóc đòi mẹ lấy ghế cho đã rồi mới chịu ngồi, tôi gợi hỏi trẻ: Cháu học tập bạn nào? Vì sao? Qua đó, giáo dục cho trẻ một số kỹ năng tự lập. *Giải pháp thứ năm: Giáo dục tính tự lập cho trẻ thông qua việc luyện tập các công việc tự phục vụ vừa sức. Trẻ 3-4 tuổi trẻ rất hứng thú tích cực tìm hiểu các sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình. Ý thức này chi phối phần lớn các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì vậy, tôi luôn tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu tự lập của trẻ kết hợp sử dụng phương pháp khích lệ động viên trẻ. Ví dụ: Khi trẻ đến lớp, trẻ rất thích được tự cởi giày, dép và tự cất đồ vào tủ của mình mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác, mặc dù mỗi lần trẻ làm công việc đó rất lâu, nhưng những lần như vậy tôi luôn đứng bên cạnh chờ đợi trẻ kết hợp động viên trẻ. Hay một số trẻ lớp tôi rất thích được tự xúc cơm nhưng rất lâu mới xúc được một miếng vào miệng có khi còn rơi vãi ra bàn, tôi thường xuyên dùng lời nói động viên trẻ, khuyến khích trẻ xúc cơm vào miệng khi đã nhai hết cơm trong miệng. Tôi thiết nghĩ nếu như thấy trẻ làm lâu mà làm hộ trẻ, thì dẫn đến trẻ sẽ ỉ lại, không tự làm và luôn chờ đợi sự giúp đỡ của cô trong mỗi công việc. Trẻ ở độ tuổi này đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số công việc đơn giản, trẻ cũng có ý thức về điều đó và cũng có mong muốn được làm. Giáo dục tính tự lập cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự phục vụ, thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen giúp đỡ người khác, những thói quen đó đòi hỏi phải tác động đến trẻ một cách lâu dài vì trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng quên. Vì vậy, việc luyện tập thường xuyên các công việc tự phục vụ vừa sức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. 9
  6. Ví dụ: Đầu năm học, tôi vừa làm mẫu vừa kết hợp phân tích các kỹ năng cần thiết, sau đó cho trẻ tự làm, chỉ nhắc nhở bằng lời đối với những trẻ nhút nhát, cho trẻ thường xuyên được thực hành các kỹ năng đó như: Tự rửa tay, rửa mặt, xúc miệng, tự cởi và gấp quần áo, tự cất và lấy dép đúng nơi qui định *Giải pháp thứu sáu: Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục tính tự lập cho trẻ. Trong giáo dục mầm non thì sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường là vô cùng quan trọng, bởi không phải phụ huynh nào cũng hiểu được giáo dục tính tự lập cho trẻ là rất cần thiết, vì vậy tôi thường xuyên chia sẻ các nội dung về giáo dục tính tự lập cho trẻ qua góc tuyên truyền của lớp hay qua giờ đón, trả trẻ, qua các buổi họp phụ huynh, Tôi trò chuyện với phụ huynh để biết được đặc điểm tính cách và cách giáo dục tính tự lập cho trẻ ở gia đình, dần dần tôi giúp phụ huynh hiểu rằng việc bao bọc con là đang làm hạn chế sự phát triển tính tư duy, tính tự lập, sẽ khiến trẻ trở nên thụ động, trẻ không có các kĩ năng cần thiết. Dù đó là việc đơn giản nhất, nên ngay từ khi trẻ còn nhỏ cha mẹ hãy để trẻ tự lập như: Việc tự xúc ăn từ khi trẻ có thể cầm thìa, trẻ tự ăn món ăn mà trẻ thích. Hay khi trẻ chơi xong cha mẹ hãy giáo dục cho con thói quen tự cất đồ .Việc để con tự lập của các bậc phụ huynh, không chỉ giúp cho trẻ tự tin, chủ động, thể hiện năng lực của mình đồng thời cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ một môi trường giáo dục tốt để giúp trẻ hình thành và phát triển tính tự lập một cách hiệu quả nhất Tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh trong công tác giáo dục tính tự lập là một biện pháp không thể thiếu khi giáo dục cho trẻ. Để công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường đạt kết quả tốt nhất, tránh trường hợp cô giáo ở lớp thì giáo dục trẻ tính tự lập, còn về nhà cha mẹ lại luôn làm giúp trẻ mọi việc. Chính vì không muốn tình trạng đó xảy ra nên tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh trong những giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh về mọi vấn đề có liên quan đến trẻ ở trường và đặc biệt là giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bởi không phải phụ huynh nào cũng có nhận thức đúng đắn về vấn đề đó. Tuyên truyền với phụ huynh quan sát ý thức của trẻ trong các điều kiện và tình huống hàng ngày như quan sát xem trẻ có biết tự đi rửa tay bằng xà phòng khi thấy tay bẩn chưa, hay sau khi đi vệ sinh đã biết xả nước chưa, sau khi chơi xong có biết tự đi cất đồ chơi gọn gàng hay cần bố mẹ nhắc nhở, giúp đỡ, khi người lớn nhờ trẻ lấy giúp ly nước, bật ti vi, hay tắt quạt thì biểu hiện của trẻ ra sao. Trẻ có thích tự xúc cơm, tự mặc chuẩn bị quần áo khoác, khẩu trang khi đi ra đường hay không .để từ đó có những biện pháp rèn luyện và giáo dục trẻ thêm. Nhờ có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh mà tôi thấy trẻ của lớp tôi luôn có tính tự lập cao, trẻ mạnh dạn tự tin, các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giữ gìn vệ sinh, kỹ năng giúp đỡ người khác luôn thành thạo và rất vui vẻ nhiệt tình khi được tự lập. 10
  7. * Kết quả đạt được: Sau khi áp dụng và thực hiện đề tài “Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” bản thân tôi và trẻ đã thu được một số kết quả như sau: - Đối với trẻ Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động, phát triển khả nawg tư duy, khả năng chủ động cao trong mọi hoạt động Trẻ mạnh dạn tự tin khi tham gia vào các hoạt động Trẻ đã có một số kỹ năng trong việc tự cất và lấy đồ dùng cá nhân, đồ dùng đồ chơi trong các hoạt động, biết hỗ trợ cùng bạn và cô cất đồ dùng sau khi kết thúc các hoạt động. Đầu năm Cuối năm Hoạt động SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động 18/33 54,5% 33/33 100% Trẻ thực hiện được những kỹ năng tự phục 18/33 54,5% 33/33 100% vụ Trẻ biết tự cất, lấy đồ dùng cá nhân 17/33 51,5 33/33 100% Trẻ biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh 15/33 45,5 33/33 100% trường lớp Trẻ biết giúp đỡ người khác 12/33 36% 33/33 100% Khả năng hợp tác và giải quyết vấn đề 12/33 36% 33/33 100% - Đối với giáo viên Qua việc thực hiện, áp dụng giải pháp “Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi” Bản thân đã đúc kết rất nhiều kinh nghiệm về phương pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ. Biết lựa chọn nội dung dạy, các hoạt động trong lớp hợp lý, đầy đủ và logic để làm sao giúp trẻ có ký năng tốt nhất. Thông qua việc giáo dục tính tự lập cho trẻ giáo viên hiểu hơn về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ trong lớp nhiều hơn. 3. PHẦN KẾT LUẬN. 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Qua các giải pháp đã triển khai và thực hiện trên trẻ, sau thời gian áp dụng tại lớp đã đem lại hiệu quả rất tốt 100 % trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động Trẻ thực hiện được những kỹ năng tự phục vụ Trẻ biết tự cất, lấy đồ dùng cá nhân Trẻ biết giữ gìn vệ sinh công cộng, vệ sinh trường lớp Trẻ biết giúp đỡ người khác Khả năng hợp tác và giải quyết vấn đề Sau khi thực hiện đề tài này, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau 11
  8. Với vai trò là người làm công tác giáo dục, tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục tính tự lập cho trẻ. Nâng cao nhận thức của phụ huynh thông qua công tác tuyên truyền và vận động mỗi một phụ huynh hãy để cho trẻ có cơ hội để thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người. Chúng ta cần giáo dục trẻ có ý thức đúng đắn đối với việc giáo dục tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ, giúp trẻ có khả năng tự lập và phối hợp vận động tốt, trẻ có ý thức giữ gìn sức khoẻ bản thân, thích tham gia các hoạt động, luôn mạnh dạn, tự tin, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết khi tham gia các hoạt động tập thể, biết quan tâm giúp đỡ những người xung quanh. Công tác này sẽ đạt được hiệu qủa cao hơn khi có sự tham mưu của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự phối hợp của các giáo viên trong tổ về ý nghĩa của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ. Bản thân tôi được trau dồi nhiều kiến thức kỹ năng nghiệp vụ sư phạm về giáo dục tính tự lập cho trẻ qua các hoạt động hằng ngày. Với vai trò là người giáo viên, là người hướng dẫn trẻ tôi đã được tham gia tập huấn đầy đủ, nắm chắc nội dung giáo dục tính tự lập cho trẻ. Để từ đó, tôi đã tìm ra những phương hướng, giải pháp tích cực và triệt để nhất để giúp trẻ tự lập, vận dụng được các phương pháp phù hợp gắn với cuộc sống thực của trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen tự lập thường xuyên và liên tục. Phụ huynh đã quan tâm hơn đến công tác này và trao đổi nhiệt tình, phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống bằng nhiều hính thức khác nhau. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít quát mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ. 3.2 Kiến nghị, đề xuất: Để giúp trẻ 3-4 tuổi hình thành tốt những kỹ năng tự phục vụ, tôi có một số kiến nghị, đề xuất sau: * Đối với nhà trường Tiếp tục chỉ đạo, Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non. Nên tổ chức nhiều hơn những buổi thảo luận và chuyên đề để giáo viên có nhiều cơ hội trao đổi những kinh nghiệm, chia sẽ những giải pháp hay trong việc giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi nói riêng. Trên đây là một số biện pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi. Qua thời gian tìm tòi nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý xây dựng của đồng nghiệp, các cấp Lãnh đạo để bản thân tôi có nhiều sáng kiến kinh nghiệm thiết thực hơn nữa trong chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Xin chân thành cảm ơn./. 12