Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

doc 25 trang trangle23 17/08/2023 10593
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc lớp 3

  1. Trường Sơn dài dằng dặc?// Trường Sa đảo nổi chìm?// Hay Kon Tum, / Đắc Lắc?// Khổ thơ cuối thì được đọc với giọng trầm buồn, xúc động, nghẹn ngào của bố, mẹ Nga khi nhớ đến người đã hi sinh. Mẹ đỏ hoe đôi mắt/ Ba ngước lên bàn thờ// Đất nước không còn giặc/ Chú ở bên Bác Hồ.// Nếu học sinh đọc không đúng ở những chỗ ngắt giọng hoặc nhấn giọng ở các từ theo yêu cầu thì sẽ không thể hiện đúng thái độ, tình cảm, cảm xúc của nhân vật. Khi học sinh được luyện đọc đúng ngữ điệu khi đọc các em đã làm chủ được sự thay đổi giọng nói, giọng đọc,biết đọc lên cao hay hạ thấp giọng nói , giọng đọc, ngắt nghæ hơi đúng chỗ, đọc to hay nhỏ. 4. Kĩ năng đọc mẫu của giáo viên: Khi dạy tập đọc ở lớp 3 tôi xác định phần đọc mẫu của giáo viên rất quan trọng.Vì thế đòi hỏi ở người tôi cần có kỹ năng đọc thành thục nghĩa là phải đọc được bài tập đọc với giọng cần thiết. Khi tôi đọc mẫu toàn bài, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho học sinh. Khi đọc câu đoạn, tôi đọc mẫu nhằm minh hoạ, hướng dẫn gợi ý hoặc “tạo tình huống” để học sinh nhận xét, giải thích, tự tìm ra cách đọc. Hoặc là khi cần thiết, tôi đọc mẫu từ, cụm từ, hỗ trợ học sinh yếu nhằm để học sinh nhận biết cách đọc, sửa lỗi phát âm cho học sinh. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là tôi cần chuẩn bị kĩ năng này như thế nào? Tôi không thể hình thành ở học sinh kĩ năng gì mà bản thân mình không có, không thể luyện cho học sinh đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm khi mà bản thân mình chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào, tôi không thể nhận ra được lỗi phát âm, giọng điệu sai lạc và cũng vì vậy không biết cách chữa cho học sinh như thế nào cho đúng, cho hay. Chính vì vậy khi tiến hành dạy học tôi
  2. chuẩn bị đọc mẫu ở nhà rất kĩ, xác định kĩ cách ngắt, nghỉ, giọng điệu của bài, luyện đọc đúng chuẩn: đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đủ độ lớn, nhanh vừa phải và diễn cảm. Khi đọc mẫu, tôi ổn định trật tự, tạo cho học sinh tâm thế, hứng thú nghe đọc và yêu cầu học sinh đọc thầm theo dõi bài đọc. Do đó khi soạn bài ,tôi phải xác định được những kỹ năng đọc cần có và luyện tập cho mình thành thục những kỹ năng này tức là tôi làm trước những gì mà học sinh phải làm trên lớp :đọc thành tiếng, giải nghĩa từ, trả lời những câu hỏi về nội dung bài. 5. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp với tìm hiểu bài : Mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng của phân môn tập đọc ở lớp 3 là học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng lúc, đúng chỗ, giữa các dấu câu, các cụm từ và hiểu được nội dung của bài. Do vậy, khi dạy phân môn Tập đọc tôi cần tập trung vào các yêu cầu cơ bản này và cần vận dụng các phương pháp, hình thức linh hoạt vào các bước luyện đọc cho học sinh. Cụ thể là hướng dẫn học sinh hình thành kĩ năng đọc thành tiếng (ở đây tôi chú trọng cho học sinh luyện đọc từng câu, từng đọan) và kĩ năng hiểu văn bản. 5.1. Hướng dẫn đọc từng câu : Sau khi đọc mẫu, mục đích của tôi là cho học sinh đọc được như mẫu nên tôi cho các em luyện đọc, đầu tiên là tôi cho học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu, khi đó tôi theo dõi để sửa lỗi phát âm cho học sinh, đồng thời tôi cho học sinh tự phát hiện và luyện đọc đúng các từ khó. Hiện nay, tôi nhận thấy biện pháp này vẫn chưa chú trọng nhiều. Tuy nhiên theo tôi, đây là một thao tác không thể xem nhẹ được, bởi vì trong bước này các em thường được kết hợp luyện đọc một số từ khó, mà ở các lớp dưới các em chưa được cung cấp. Theo chương trình Tiểu học ta biết rằng ở mỗi lớp, học sinh chỉ được cung cấp một lượng vốn từ nhất định và càng lên lớp trên thì vốn từ mới, từ khó càng được cung cấp nhiều hơn đòi hỏi cần phải có quá trình luyện đọc để học sinh phát âm đúng. Hơn nữa, chỉ khi đọc đúng từ ngữ thì các em mới không đọc câu ngắt ngứ, ê a, đọc văn bản mới trôi chảy được. Ở lớp tôi do ảnh hưởng cách
  3. phát âm ở địa phương nên đa số các em phát âm sai phụ âm tr / ch, r / g và thanh hỏi / thanh ngã, nên khi luyện đọc câu bên cạnh đọc các từ khó thì phần lớn tôi cho học sinh luyện đọc các từ có lỗi sai mà các em thường gặp. Nhờ vậy, đến nay tình trạng phát âm sai của lớp tôi đã hạn chế rất nhiều. Bên cạnh đó, luyện đọc từng câu còn giúp học sinh lớp tôi tham gia tích cực vào quá trình luyện đọc, qua đó bộc lộ được hứng thú của học sinh. Được đọc và nghe bạn đọc từng câu bằng trực giác học sinh còn nhận thức được đơn vị nhỏ nhất của lời nói là câu và biết sử dụng câu diễn đạt được trọn ý, từ đó các em cũng góp phần học tốt các môn học khác. 5.2. Hướng dẫn đọc từng đoạn : Đây là bước tiếp theo sau khi tôi đã cho học sinh luyện đọc từng câu. Ở bước này tôi cũng cho học sinh đọc từng đoạn trước lớp để các em phát hiện ra cách ngắt nghỉ ở các câu dài, ở các dấu câu, từ cụm từ, đọc đúng ngữ điệu câu, đặt biệt tôi cho học sinh tập phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Đối với những bài văn xuôi, tôi thường hướng dẫn các em ngắt nghỉ phải trùng với ranh giới ngữ đoạn. Ví dụ: Trong bài “Hội đua voi ở Tây Nguyên” (Tiếng việt 3 – Tập 2, trang 60), tôi hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ như sau: Những chú voi chạy đến đích trước tiên / đều ghìm đà, / huơ vòi / chào những khán giả đã nhiệt liệt cỗ vũ / khen ngợi chúng. // Hoặc: Vua hạ lệnh cho mỗi người trong làng nọ / nộp một con gà trống biết đẻ trứng/ nếu không có thì cả làng phải chịu tội. // (Cậu bé thông minh - Tiếng việt 3 – tập 1, trang 4) Ở đây ngoài ngắt nghỉ ở các dấu câu tôi còn cho học sinh ngắt nghỉ ở các cụm từ để tránh học sinh không đọc luông tuồng, không rõ ý. Riêng đối với những bài thơ, chỗ ngắt nhịp phải tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn, khi luyện đọc tôi thường dự kiến những chỗ học sinh hay ngắt nghỉ sai để xác định điểm cần luyện ngắt giọng. Ví dụ: Trong bài “Nhà bố ở” (Tiếng việt 3 – Tập 1, trang 124) có đoạn: Con đường / sao mà rộng thế /
  4. Sông sâu / chẳng lội được qua/ Người / xe / đi như gió thổi/ Ngước lên / mới thấy mái nhà.// Đây là bài thơ với thể thơ 6 chữ, nếu như chúng ta không hướng dẫn cách ngắt giọng rõ cho học sinh thì các em sẽ dễ dàng lúng túng, dẫn đến ngắt nhịp sai, ngắt nhịp theo ý của mình, chẳng hạn như ở lớp tôi đã có tình trạng ngắt nhịp sai như sau: Con đường / sao mà / rộng thế/ Sông sâu/ chẳng / lội được qua/ Người xe đi / như gió thổi/ Ngước lên/ mới thấy /mái nhà.// Hơn thế nữa, học sinh biết ngắt nghỉ đúng khi đọc, còn tăng thêm được tính biểu cảm cho đoạn văn, đoạn thơ Ví dụ: Khi học sinh biết cách đọc đúng được giọng điệu cũng như ngắt nghỉ đúng ở đoạn thơ sau trong bài “Quạt cho bà ngủ” (Tiếng việt 3 – Tập 1, trang 23), thì giá trị của đoạn thơ sẽ tăng lên nhiều, nó làm cho đoạn thơ mượt mà hơn, tình cảm tha thiết hơn thể hiện được tình cảm yêu mến của bạn nhỏ dành cho bà của mình. Ơi / chích choè ơi// Chim đừng hót nữa/ Bà em ốm rồi / Lặng / cho bà ngủ.// Và còn nhiều trường hợp đã cho thấy việc hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ trong tiết dạy tập đọc là một việc vô cùng quan trọng. Trong khi hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn tôi còn nhận thấy một vấn đề quan trọng sau. Đó là việc lồng ghép hỗ trợ học sinh trung bình - yếu, học sinh còn đọc ngắt ngứ, ê a trong bước này. Đối với đối tượng học sinh này tôi đã cẩn thận hướng dẫn học sinh lần lượt đọc ngắt nghỉ theo từng cụm từ. Trước tiên, tôi đọc mẫu cách ngắt nghỉ sao cho thật chuẩn, để các em tự phát hiện cách ngắt nghỉ rồi yêu cầu
  5. các em dùng viết chì gạch chéo sau các từ cần ngắt. Nếu như học sinh vẫn chưa phát hiện được tôi sẽ gọi học sinh giỏi đọc lại lần hai để học sinh xác định lại. Đồng thời, tôi cho học sinh đọc lại nhiều lần và thường xuyên nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ đúng khi gặp dấu chấm, dấu phẩy để tạo thói quen cho các em khi đọc bài. Mặt khác, do không có nhiều thời gian nên tôi còn tổ chức cho một số học sinh đọc hay, đọc tốt hỗ trợ việc đọc của các em này trong thời gian đầu giờ hay thời gian rảnh, bởi có câu “Học thầy không tày học bạn”. Các em sẽ theo dõi bạn mình đọc và nhắc nhở các từ đọc sai, ngắt nghỉ sai, ngữ điệu sai Đến nay tôi nhận thấy hiện tượng học sinh đọc chưa trôi chảy, đọc ê a đã hạn chế rất rõ. Ví dụ: Tôi hướng dẫn kĩ cách ngắt nghỉ sau các dấu câu, sau các cụm từ và yêu cầu các em làm theo các bước như trên trong bài “Cửa Tùng” – Tiếng việt 3 – Tập 1, để học sinh yếu dễ đọc hơn. Bình minh,/ mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối / chiếu xuống mặt biển / nước biển nhuộm màu hồng nhạt.// Trưa,/ nước biển xanh lơ/ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.// Ngoài ra, bên cạnh việc luyện đọc ngắt nghỉ đúng, tôi còn rất chú ý đến việc hướng dẫn học sinh đọc đúng tốc độ, chỗ đọc nhanh hay ngưng lâu hơn, không đọc chậm quá hay nhanh quá, xác định và đọc đúng những từ cần nhấn giọng Chẳng hạn, khi đọc bài “Quê hương” (Tiếng việt 3 – tập 1, trang 79) thì tôi hướng dẫn học sinh đọc với giọng nhẹ nhàng, thong thả, tình cảm, ngắt nhịp và nghỉ hơi hợp lí, nhấn giọng ở các từ in đậm, kéo dài hơn ở các tiếng vần với nhau trong từng khổ thơ như: ngày – bay, đồng – sông, nhỏ – tỏ, che – hè Quê hương / là con diều biếc / Tuổi thơ / con thả trên đồng / Quê hương / là con đò nhỏ / Êm đềm khua nước / ven sông. //
  6. Nhưng đối với bài : “Trận bóng dưới lòng đường” (Tiếng việt 3 – Tập 1, trang 54) thì không thể hướng dẫn với giọng đọc như trên mà phải hướng dẫn với giọng nhanh, dồn dập để thấy được không khí chơi bóng sôi nổi của các bạn nhỏ. Trận đấu vừa bắt đầu thì Quang cướp được bóng.// Quang bấm bóng nhẹ sang cho Vũ. // Vũ dẫn bóng lên. / Bốn, / năm cầu thủ đội bạn lao đến. // Cho nên, trong bước này giáo viên chú ý cần nghiên cứu kĩ bài để có những cách hướng dẫn phù hợp. 5. 3. Tìm hiểu nội dung bài Quá trình luyện đọc cho học sinh thường gắn liền với việc tìm hiểu bài. Đây là bước quan trọng, rèn luyện tổng hợp các kĩ năng cho học sinh trong giờ Tập đọc. Vì vậy, để dạy tiết học Tập đọc đạt kết quả, tôi luôn phải chuẩn bị chu đáo nhằm giải quyết tốt nội dung, kiến thức trong tiết dạy và xử lí tốt các tình huống có thể xảy ra trên lớp. Trước kia, tôi chỉ dựa vào hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa để hỏi, gợi ý dẫn dắt các em tìm hiểu nội dung bài. Do vậy nhiều tiết học trở nên khô cứng chưa thỏa mãn yêu cầu luyện đọc và hướng dẫn cảm thụ. Để đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp, kích thích hứng thú và tạo điều kiện cho học sinh hoạt động tích cực, trong quá trình tìm hiểu bài, tôi đã chuyển câu hỏi khó thành câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ: Trong bài: “Mặt trời xanh của tôi” (Tiếng Việt 3 – tập 2, trang 126). Để giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi khó, tôi chuyển câu hỏi sau đây thành câu hỏi trắc nghiệm: Vì sao tác giả thấy lá cọ giống mặt trời? a. Vì lá cọ to, tròn. b. Vì lá cọ có gân lá xoè như tia nắng. c. Vì lá cọ to, tròn và có gân lá xoè như tia nắng. Hoặc để giúp học sinh dễ dàng hiểu các câu hỏi dài, tôi thường chia nhỏ câu hỏi đó ra thành từng ý dễ hiểu và sau khi học sinh trả lời xong thì tổng hợp lại. Nhờ vậy, tiết học của lớp tôi trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, không nặng nề, khô khan, kích thích sự tham gia xây dựng bài của cả ba đối tượng học sinh.
  7. Ví dụ: Khi dạy bài “Người liên lạc nhỏ” (Tiếng Việt 3 – Tập 1, trang 112). Tôi đã làm như sau: Từ câu “Hãy tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? Tôi chia thành hai ý, ý thứ nhất là: Tìm những chi tiết nói lên sự nhanh trí của Kim Đồng khi gặp địch? Và ý thứ hai là: Hãy tìm những chi tiết nói lên sự dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? Thực tế khi giảng dạy tôi nhận thấy học sinh thường gặp khó khăn, trả lời thiếu ý, không rõ ràng câu hỏi này nhưng khi đã chia rõ các ý như trên thì các em đã trả lời dễ dàng hơn. Ngoài ra, đối với những câu hỏi phức tạp hơn, khó hơn tôi còn tổ chức cho học sinh thêm hình thức thảo luận nhóm để học sinh có thể hợp tác với nhau, cùng nhau tìm ra câu trả lời. Ví dụ: Trong bài “Cuộc chạy đua trong rừng” (Tiếng việt 3 – Tập 2, trang 80 ), tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi câu hỏi sau: Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi? Hoặc đối với câu hỏi: “Vì sao ông Cản Ngũ thắng ?” trong bài “Hội vật” (Tiếng việt 3 – Tập 2, trang 58) tôi cũng cho học sinh giải quyết với hình thức như vậy. Với cách làm trên đã giúp cho học sinh diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép học sinh có cơ hội để học hỏi từ các bạn. Hơn thế nữa, học sinh tiểu học nói chung cũng như học sinh lớp 3 nói riêng vẫn là học sinh ở giai đoạn nhỏ, các em thường thích khen, động viên, cỗ vũ. Nắm được đặc điểm này nên quan điểm của tôi trong dạy học là hạn chế những lời mang tính chê bai, luôn động viên, khuyến khích học sinh khi các em đọc có tiến bộ hoặc trả lời câu hỏi đúng nếu như học sinh còn trả lời câu hỏi chưa chính xác hay đọc còn chậm, còn sai sót tôi cũng thường nhắc nhở, động viên để tạo cho các em tâm thế yên tâm, tiếp tục hăng hái trong học tập. 6. Tổ chức trò chơi để kích thích hứng thú trong giờ học đồng thời dạy tập đọc kết hợp với các môn khác :
  8. Tổ chức trò chơi học tập để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên , nhẹ nhàng, sinh động cho các em. Trong giờ Tập đọc, tôi thường hướng dẫn học sinh vào trò chơi. Những trò chơi nhỏ mang nội dung học tập tuy chỉ tiến hành trong khoảng 4 – 5 phút nhưng rất hấp dẫn, hào hứng đối với học sinh và mang lại kết quả tốt cho bài dạy. Ví dụ: Khi dạy xong bài: “Giọng quê hương” (Tiếng việt 3 – Tập 1, trang 76,77 ). Tôi cho các em thi đua đọc nối tiếp đoạn như sau: Trong bài này có ba đoạn, tôi sẽ lập thành hai đội, mỗi đội ba em. Sau đó từng đội sẽ thảo luận với nhau cách đọc hay và đứng lên thi đọc nối tiếp đoạn. Những học sinh còn lại cùng với giáo viên nhận xét sau khi hai đội đã hoàn thành đọc bài đọc của mình. Nội dung nhận xét bao gồm: đọc đúng, đọc trôi chảy, ngắt nghỉ đúng chỗ, thể hiện sự biểu cảm. Đội nào đạt được tốt các tiêu chí trên đội đó sẽ thắng và sẽ được tuyên dương trước lớp. Trong biện pháp này, phần lớn tôi lựa chọn cho các em những bài văn, bài thơ, giàu xúc cảm mang phong cách nghệ thuật, tránh những văn bản mang tính hành chính, chẳng hạn như lựa chọn các bài thơ: Quạt cho bà ngủ (Tiếng việt 3 – tập 1), Nhớ Việt Bắc (Tiếng việt 3 – tập 1), Mặt trời xanh của tôi (Tiếng việt 3 – tập 1) hoặc các bài văn xuôi: Chiếc áo len (Tiếng việt 3 – tập 1), Nguời mẹ (Tiếng việt 3 – tập 1)ï, Ông ngoại (Tiếng việt 3 – tập 1), Nhớ lại buổi đầu đi học (Tiếng việt 3 – tập 1) Với hình thức vừa dạy vừa tổ chức thi đọc ngay tại lớp, tạo không khí vui tươi, phấn khởi giúp các em có hứng thú và say mê trong giờ học. Tập đọc là một phân môn rèn cho học sinh phát triển kĩ năng đọc. Tuy nhiên, nếu như giáo viên chỉ chú tâm vào việc dạy phân môn này mà không quan tâm đến mối quan hệ với các mảng kiến thức khác thì việc đọc và hiểu của các em cũng như công tác giảng dạy của mình sẽ có nhiều hạn chế. Ở tiểu học, phân môn Tập đọc đóng một vai trò rất quan trọng, có thể nói nó chính là “nguyên liệu”, là “công cụ”
  9. cần thiết cho các môn học khác. Nó góp phần cung cấp những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, các môn học khác cũng có một tác động tích cực ngược lại cho phân môn Tập đọc. Cụ thể là khi dạy các phân môn như Tập làm văn, Chính tả, Luyện từ và câu, Tập viết tôi tích hợp việc luyện đọc cho học sinh khi yêu cầu các em đọc yêu cầu, nội dung bài tập đọc, nội dung bài chính tả Tôi nhắc các em hạn chế tối đa và chỉnh sửa ngay những từ, những chỗ các em đọc sai, ngắt nghỉ không hợp lí. Đặc biệt là khi dạy phân môn này nếu gặp các từ mới, từ khó tôi thường giải thích kĩ để khi học Tập đọc các em có gặp phải thì sẽ dễ dàng hiểu văn bản hơn. Ngoài việc dạy tích hợp với những phân môn có mối liên hệ mật thiết như trên thì tôi cũng chú ý tích hợp trong tất cả các môn học khác như Toán, Tự nhiên xã hội, Đạo đức vì tôi nghĩ muốn đọc tốt thì cường độ luyện tập phải cao, luyện mọi lúc mọi nơi, luyện càng nhiều càng tốt và nội dung luyện tập phải được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên những ngữ liệu khác nhau, được củng cố nhiều lần để thành kĩ xảo. 7. Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh và đoàn thể nhà trường : * Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh : -Tôi thường xuyên đến thăm gia đình học sinh của lớp đặc biệt là những học sinh yếu, một tháng tôi đến nhà các em một lần để trao đổi với phụ huynh những vấn đề còn hạn chế của các em. Qua trao đổi với cha mẹ học sinh thì gia đình sẽ biết tình hình, trình độ học tập của con em mình. Từ đó phụ huynh sẽ biết được cách dạy bảo, nhắc nhở con em mình học ở nhà, dần dần các em sẽ tiến bộ. -Thăm gia đình, quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh. Từ đó, các bậc phụ huynh nhận thấy rằng giáo viên, nhà trường rất gần gũi với gia đình, quan tâm thật nhiều đến việc học tập của con em họ nên từ đó các bậc phụ huynh cũng chú tâm hơn học hành, tương lai của các em. -Đặc biệt, học sinh lớp có vấn đề gì như : Học sinh nghỉ học nhiều ngày, luyện đọc không tiến bộ Tôi tìm ngay đến nhà phụ huynh hoặc liên hệ ngay qua điện thoại để trao đổi ngay tình hình học tập của các đối tượng học sinh đó.
  10. *Phối hợp với đoàn thể nhà trường : -Tôi liên hệ với thư viện mượn đồ dùng để cho các em có đủ dụng cụ học tập, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các em không chán nản bỏ học hay lơ đãng trong học tập mà còn có sự tin tưởng, hứng thú, say mê học tập hơn lúc trước. -Kết hợp nhà trường liên hệ hội khuyến học chính quyền địa phương. mạnh thường quân để hỗ trợ đồ dùng học tập cho học sinh.
  11. PHẦN 3 : KẾT QUẢ Các biện pháp trên đã giúp những đối tượng học sinh đọc chưa đúng, đọc còn ngắc ngứ ê a, ngắt nghĩ hơi không đúng chỗ, đọc chưa diễn cảm lớp 3 tôi chủ nhiệm năm học 2015 - 2016 có những kết quả khả quan đáng kể như học kỳ I lớp có 3 em đọc còn chậm, 2 em đọc phát âm sai,còn đánh vần. Áp dụng các biện pháp này thì những học sinh này tiến bộ rất nhiều. Đến giai đoạn học kỳ I và hiện tại tháng 4/ 2016 kết quả đọc của học sinh lớp tôi như sau : Lớp SS Đọc hay, Đọc đúng, Đọc còn Đọc phát diễn cảm rành mạch chậm âm còn sai, còn đánh vần 3A2 28 12 16 0 0 (57.1%) (42.9% ) Tóm lại: Những biện pháp trên đã giúp các em có nhiều chuyển biến: khả năng đọc đúng, đọc hay, đọc trôi chảy, hiểu tốt bài tập đọc đã tiến bộ rõ rệt. Trong tiếthọc, các em phát huy được tính chủ động, tích cực, không khí lớp học hào hứng, sinh động, giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.
  12. KẾT LUẬN Tóm lại, để có kết quả tốt về chất lượng đọc của học sinh lớp 3 giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng đọc đúng tức là phải đọc đúng chính âm, không đọc thừa hoặc sót tiếng , từ đó các em sẽ tiến tới đọc nhanh là phải rèn luyện cho các em đọc trôi chảy, không đọc ê a, ngắc ngứ, phải ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, làm chủ tốc độ theo yêu cầu của từng bài. Để biểu lộ đúng thái độ tình cảm, cảm xúc của tác giả đã gửi gấm trong bài đọc, giáo viên phải rèn luyện cho học sinh đọc đúng ngữ điệu và sau cùng để học sinh hiểu được bài giáo viên cần làm cho học sinh nắm được tên bài đọc, tìm hiểu từ ngữ trong bài bằng cách phát hiện từ mới, từ quan trọng . Một biện pháp hữu hiệu khác để tạo không khí nhẹ nhàng là tôi luôn cho học sinh tham gia trò chơi thi đua đọc giữa các nhóm. Đồng thời, tôi còn chú trọng đến việc dạy tích hợp phân môn Tập đọc với các môn học khác để có thể đem lại hiệu quả cao hơn. Việc tăng cường luyện đọc ở nhà bằng cách kết hợp với phụ huynh học sinh nhằm nhắc nhở tạo điều kiện tốt cho các em chuẩn bị tốt bài học ở nhà cũng góp một phần giúp cho học sinh học tốt phân môn Tập đọc. Trong thực tế giảng dạy mỗi người đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, phương pháp, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Sau khi áp dụng những giải pháp trên vào lớp tôi đang dạy, tôi nhận thấy kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi đã có tiến bộ . Những biện pháp này có thể trao đổi với các bạn đồng nghiệp khối 3 trong huyện cùng thực hiện.
  13. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học “Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học” NXB Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “SGK Tiếng việt 3 – Tập 1, 2” NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, “SGV Tiếng việt 3 – Tập 1, 2” NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Trại (chủ biên) “Thiết kế bài giảng Tiếng việt 3 – Tập 1, 2” NXB Hà Nội. 5. Thế giới trong ta, cơ quan của Trung Ương hội tâm lí – giáo dục Việt Nam, 9 – 2003.
  14. MỤC LỤC Lời mở đầu: trang 1-2 Phần 1: Thực trạng đề tài trang 3-5 Phần 2: Giải pháp trang 6-18 Phần 3: Kết quả trang 19 Kết luận trang 20 Tài liệu tham khảo trang 21