Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát

docx 19 trang binhlieuqn2 08/03/2022 8773
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_kha.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát

  1. thỏa sức thể hiện bản thân, vui đùa, sống đúng với lứa tuổi của mình. Ngoài ra để trẻ phát triển trong môi trường tự nhiên, thường xuyên tiếp xúc cọ sát với thế giới xung quanh giúp trẻ phát triển nhiều mặt, học được cách thích nghi với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Biện pháp 5. Cần động viên, khen thưởng trẻ kịp thời Khen ngợi, động viên là biện pháp vô cùng hữu hiệu để kích thích, nhằm củng cố lòng tin cho trẻ trong học tập hiệu quả. Bất kỳ một đứa trẻ phát triển bình thường nào đều có nhu cầu vươn lên khẳng định chính mình. Do đó, tôi đã phải tìm mọi cách thức để kịp thời động viên, khích lệ sự vươn lên đó ở trẻ. Khen ngợi đúng mức và kịp thời sẽ kích thích trẻ đem hết năng lực của mình để hoạt động. Ngược lại, nếu không có sự khích lệ đúng đắn của giáo viên trước những thành quả mà trẻ đạt được, thì sẽ làm thui chột những ý tưởng sáng tạo của trẻ. Với cách làm này tôi chủ động khen trẻ trong mọi hoạt động. Đặc biệt tôi chú ý đến những trẻ rụt rè, nhút nhát, dù những trẻ ấy làm được việc bình thường so với các bạn khác tôi cũng kịp thời động viên, khích lệ để lần sau trẻ tự tin hơn trong các hoạt động khác. Ví dụ: Với trẻ khá giỏi, việc lên hát hay đọc 1 bài thơ là hết sức bình thường nhưng với những bạn nhút nhát thì thật là khó khăn. Hôm đó, tôi ra phần thưởng ai đọc được thơ sẽ được cô thưởng 1 huy chương chiến sĩ tự tin. Thế là cả lớp đồng loạt giơ tay nhằm có được chiếc huy chương mà tôi tặng. Nhưng tôi đã chú ý đến bạn Huy nhút nhát ở lớp tôi, hầu như chưa bao giờ dám lên hát. Mặc dù Huy không giơ tay nhưng nhìn ánh mắt của con, tôi biết là Huy cũng rất muốn có huy chương. Tôi đã gọi Huy, động viên nhi và hướng đến phần thưởng. Và giao chủ đề dễ cho Huy đó là hát hoặc đọc bất kì bài nào mà con thuộc. Thế rồi tôi đã thành công vì Huy đã thể hiện bài hát “Bà ơi bà” tuy giọng chưa to nhưng Huy đã hát hết bài và rất hay trước lớp. Tôi đã khen ngợi Huy và tặng huy chương cho cậu bé ấy. Đặc biệt để khen ngợi trẻ - trẻ tôi quan tâm tới: “Bảng bé ngoan” vào cuối ngày. Mỗi khi đến giờ cắm cờ, trẻ sẽ tự nói được về thành tích cũng như lỗi của mình trong ngày. Qua đó trẻ được thể hiện tự tin khi thuyết trình trước đám đông. Mặt khác với những trẻ ngoan, nói được thành tích của mình sẽ được lên cắm cờ. Hoạt động mang đầy ý nghĩa, trẻ sẽ rất phấn khởi, tự hào về bản thân mình. Từ đó tôi đã dần tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè, biết giúp đỡ cô, biết làm việc tốt với bản thân và người khác để được công nhận. Tôi sẽ đưa ra các tiêu chí được lên cắm cờ: tích cực giơ tay phát biểu, trả lời to rõ ràng câu hỏi của cô, biết giúp đỡ cô và bạn bè . Ví dụ: Với bé Quỳnh Anh – một bé rụt rè thì tiêu chí đánh giá giơ tay phát biểu bài, trả lời to, rõ ràng câu hỏi của cô sẽ được cô cho cắm cờ. Hay bạn Lộc ít nói, ít tham gia hoạt động cùng bạn thì bé phải khắc phục được nhược điểm này sẽ được cắm cờ Biện pháp 6: Tích cực tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ trong và ngoài lớp cho trẻ
  2. Hoạt động biểu diễn văn nghệ là hoạt động nghệ thuật được trẻ mẫu giáo rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả ở trường Mầm non. Để tiến hành hoạt động âm nhạc cần tạo ra một môi trường âm nhạc là rất cần thiết. Vì vậy tôi luôn cố gắng tạo nhiều đồ dùng, dụng cụ âm nhạc đẹp, hấp dẫn trẻ để trẻ có điều kiện để thể hiện khả năng âm nhạc của mình. Từ đó sẽ giúp trẻ khắc phục tính rụt rè, nhút nhát ở trẻ. Nhận thức vai trò của âm nhạc với việc khắc phục tính nhút nhát ở trẻ, tôi thường xuyên tổ chức hoạt động âm nhạc lồng ghép với các hoạt động khác trên lớp. Việc tổ chức đan xen âm nhạc với hoạt động học làm trẻ không những giải lao, thư thái mà còn giúp trẻ hứng thú hơn. Ví dụ: Tôi cho trẻ hát và vận động theo bài hát Con gà trống có thể tích hợp trong hoạt động khám phá khoa học về Con gà, trẻ vừa được hát lại làm tiếng kêu và dáng đi của con gà. Hình ảnh trẻ vận động âm nhạc trong giờ khám phá Ngoài tích hợp âm nhạc trong hoạt động học, tôi còn cho trẻ vận động theo nhạc trong giờ hoạt động chiều: Cô có thể tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý muốn, trẻ hát, múa, gõ đệm theo bài hát cô khuyến khích cả lớp cùng tham gia. Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu diễn. Đặc biệt, tôi thường xuyên luyện tập cho trẻ biểu diễn các bài hát, bài múa để biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội của trường và của xã. Trẻ rất tích cực và hứng thú khi được tham gia biểu diễn, khi được mặc những bộ trang phục lộng lẫy. Cho dù trẻ có rụt rè có e ngại bao nhiêu nhưng khi được cô khích lệ mời đi biểu diễn trước hàng trăm học sinh toàn trường trẻ vô cùng phấn khởi và thích thú. Trẻ biểu diễn văn nghệ cuối tuần Ngày lễ, hội là cơ hội cho giáo viên và trẻ trong toàn trường giao lưu, hiểu biết nhau hơn, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ nâng cao các kỹ năng hoạt động nghệ thuật. Trẻ hiểu thêm những điều mới lạ chỉ có trong ngày hội, ngày lễ, đồng thời củng cố những điều trẻ đã lĩnh hội được. Với quan điểm như vậy nên tôi thống nhất với các cô giáo và ban phụ huynh lớp từ đầu năm học lên kế hoạch hoạt động biểu diễn văn nghệ trong hoạt động ngoại khóa cho các con. Hiểu được ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày hội, ngày lễ. Hàng ngày, tôi luôn chú ý thường xuyên rèn những kỹ năng vận động theo nhạc. Khi nhà trường có kế hoạch tổ chức tôi lựa chọn các nội dung phù hợp để luyện tập, chuẩn bị trang phục cho trẻ. Khi biểu diễn tôi nhận thấy ở trẻ rất hào hứng, tự tin, có ý thức trong khi biểu diễn. Biện pháp 7. Phối hợp với phụ huynh cùng khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ Có không ít phụ huynh khi gửi con đến trường mầm non yên tâm giao trọng trách giáo dục trẻ cho nhà trường mà quên rằng vai trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc phối hợp với nhà trường giáo dục con bởi “Cha mẹ là những người thầy đầu tiên của bé” ngay cả khi giao bé cho những cô giáo mầm non vai trò của cha mẹ cũng không hề mờ
  3. nhạt đi. Cha mẹ cần đi cùng với con suốt quãng đường đời mà những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành. Xác định được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa phụ huynh và nhà trường ngay từ đầu năm học khi mới đón trẻ vào lớp chúng tôi luôn tiếp xúc phụ huynh với một thái độ tích cực thân thiện mạnh dạn trao đổi cụ thể với phụ huynh về chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt kịp thời những thông tin về đặc điểm tâm lý tính cách của cá nhân trẻ, mời phụ huynh vào lớp làm quen với một số sinh hoạt của các con.Cô trao đổi với phụ huynh khi thấy trẻ tiến bộ Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ “Qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại” để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi trao đổi kinh nghiệm khắc phục tính rụt rè, tự ti trong giao tiếp với mọi người. Phụ huynh được tiếp đón trong một không gian thân mật, ấm cúng và trang trọng. Phụ huynh là những người đầu tiên mạnh dạn nói lên mong muốn nguyện vọng của mình khi gửi con ở trường mầm non, còn chúng tôi từ những kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp những băn khoăn thắc mắc của phụ huynh và đưa ra mục tiêu “Dạy trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát” phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ và có nhiều đóng góp quý báu. Sau thành công của buổi họp, tôi cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt từ phía các bậc phụ huynh đó chính là giao tiếp giữa phụ huynh, với giáo viên. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo cơ thể còn non yếu và cũng rất hiếu động nên bé thường hay ốm và có thể bị ngã dẫn đến tổn thương cơ thể. Với mỗi trường hợp trẻ bị ốm, bị chấn thương dài ngày phải đi viện chúng tôi đều cùng với ban phụ huynh lớp đến tận nhà hỏi thăm động viên tinh thần cha mẹ và các bé. Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng để lại trong lòng các phụ huynh những tình cảm tốt dẹp, góp phần thắt chặt sợi dây tình cảm giữa phụ huynh và nhà trường. 7. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến *Nhân lực Sáng kiến “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát”đã được công nhận. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tại nhóm lớp đầy đủ phù hợp với trẻ lứa tuổi mầm non, có đủ đồ dùng học tập, tối thiểu theo quy định. Phụ huynh quan tâm hơn về công tác chăm sóc - giáo dục trẻ của cô giáo đối với con em mình, nhiệt tình tham gia các buổi họp phụ huynh học sinh trong năm học và ủng hộ các phong trào do nhà trường phát động.
  4. Có được sự đồng thuận, nhất trí, ủng hộ của chị em đồng nghiệp, phụ huynh trong lớp tôi phụ trách và sự hứng thú của trẻ Sự quan tâm, hỗ trợ và đầu tư của Ban giám hiệu các nhà trường, của các bậc phụ huynh về trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho chuyên đề. *Thời gian: Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào thực tiễn của lớp tôi phụ trách, các lớp bạn và lên kế hoạch chia ra thành 3 giai đoạn sau: Giai đoạn 1 (Tháng 8 - 10/2018): Tìm hiểu và khảo sát cơ sở vật chất phục vụ cho việc áp dụng các kỹ năng giao tiếp đơn giản cho trẻ mầm non vào thực tiễn hàng ngày trên lớp của trẻ. Giai đoạn 2 (Từ tháng 11/2018 - 01/2019): Áp dụng các biện pháp, phương pháp vào quá trình giáo dục thực tiễn cho trẻ thực hiện trải nghiệm thực tế hàng ngày trên lớp của trẻ. Giai đoạn 3 (Tháng 3/2019): Hiệu quả khi áp dụng. *Không gian: Lớp 2 tuổi A5 trường mầm non Hoàng Đan và ngoài sân trường và trên địa bàn xã. 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến * Đánh giá hiệu quả do sáng kiến đem lại Sau một thời gian thực hiện đề tài: Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát. Dựa trên tình hình thực tế của lớp 3 tuổi tôi đã sử dụng nhiều biện pháp đan xen bổ sung cho nhau để mang lại hiệu quả cao nhất. Biện pháp tổ chức hoạt động trong ngày hội, ngày lễ và tổ chức cho trẻ tham quan dã ngoại là biện pháp nòng cốt, chủ đạo của đề tài cùng với các biện pháo bổ trợ như xây dựng môi trường học tập, biện pháp khen thưởng hay phối hợp tốt với phụ huynh Qua đó tạo được môi trường hoạt động học mà chơi, chơi mà học phong phú đa dạng cho trẻ. Mỗi một biện pháp có ý nghĩa và tác dụng riêng nhằm giải quyết từng vấn đề của thực trạng nhưng chúng đều có chung một nhiệm vụ là tạo nguồn hứng thú, kích thích trẻ hoạt động thể hiện mình. Đây cũng là kết quả mang đến thành công của đề tài sáng kiến nhằm hướng và đạt tới mục tiêu giúp trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát và thể hiện hết mình trong mọi hoạt động. Giáo viên khi sử dụng linh hoạt các biện pháp trên giáo viên sẽ đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát - Kết quả khảo nghiệm: Sau một thời gian thực hiện các giải pháp, biện pháp thử nghiệm tại lớp 3 tuổi A5. Tôi hoàn toàn hài lòng với kết quả mà trẻ đã đạt được thông qua hoạt động hàng ngày trên lớp của trẻ. - Giá trị khoa học: Mong rằng từ những kinh nghiệm trên sẽ giúp ích cho các giáo viên trong trường có được cách khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ lớp mình. Những biện pháp trên đã có tính khả thi sau bảy tháng áp dụng tại lớp 3 tuổi A5, trường Mầm non Hoàng Đan. Trẻ lớp tôi đã khắc phục tính rụt rè thay vào đó là sự tự tin, mạnh
  5. dạn tham gia mọi hoạt động trên lớp và của nhà trường, từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. *Kết quả số liệu cụ thể: Đầu năm Cuối năm Số trẻ Số trẻ đạt/ Số trẻ chưa Số trẻ đạt/ chưa đạt/ TT Nội dung khảo sát Tỉ lệ % đạt/ Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Dám làm điều mình 29/32 = 90% 3/31 = 16% 1 thích 15/32 = 46% 17/32 = 53% Giơ tay phát biểu 29/32 = 90% 3/32 = 10% 2 trong hoạt động học 16/32 = 49% 16/32 = 50% Mạnh dạn giao tiếp 26/32 = 81% 6/32 = 18% với mọi người xung 3 quanh 13/32 = 40% 19/32 = 59% Tự tin tham gia hoạt 26/32 = 81% 6/32 = 18% 4 động tập thể 14/32 =43% 18/32 = 56% Biết bày tỏ cảm xúc 25/32 = 78% 7/32 = 21% của mình với người 5 khác 10/32 = 31% 22/32 = 68% So sánh số liệu theo từng tiêu chí, tôi thấy kết quả thật đáng mừng, số trẻ đạt trong các tiêu chí tăng lên rõ rệt. - Dám làm điều mình thích: Tăng 44 % - Giơ tay phát biểu trong hoạt động học: Tăng 41% - Mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh: Tăng 41% - Tự tin tham gia hoạt động tập thể: Tăng 38% - Biết bày tỏ cảm xúc của mình với người khác: tăng 47% * Đối với trẻ: Sau quá trình thực hiện đề tài áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo quan tâm tận tình của ban giám hiệu và sự góp ý, chia sẻ của bạn đồng nghiệp trong trường. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: - Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, tự tin hơn - 100% trẻ hứng thú tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngày lễ, ngày hội
  6. - 90% trẻ tích cực giơ tay phát biểu bài và trả lời câu hỏi to, rõ ràng - Kết quả hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp được nhà trường đánh giá và xếp loại Tốt - 90% trẻ dám làm điều mình thích - 78 Biết bày tỏ suy nghĩ của mình với người khác - 81% trẻ mạnh dạn giao tiếp với mọi người xung quanh - Trẻ thích tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường, mạnh dạn trong giao tiếp với bạn với cô và hoạt động của trẻ có tính tập thể cao. - Trẻ biết chia sẻ, bộc lộ cảm xúc của mình với người khác, biết tìm đến cô để chia sẻ những điều chưa hiểu, những sự lo lắng, băn khoăn. 9.1.4. Đối với phụ huynh Phụ huynh có nhận thức đúng đắn về chuyên đề. Cha mẹ trẻ sẽ an tâm, tin tưởng khi cho con em mình đến trường lớp mầm non, cha mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc rèn trẻ khắc phục tính tự ti, nhút nhát đối với sự phát triển của trẻ. Từ đó sẽ phối hợp tốt cùng cô giáo và sẵn sàng phối hợp, ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình trong mọi hoạt động của lớp và nhà trường. 9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến, năm học 2018 - 2019 9.2.1. Theo ý kiến của P.HT chuyên môn trong trường mầm non Hoàng Đan - Sáng kiến của tôi được tổ chuyên môn và nhà trường đánh giá cao, được triển khai tại các lớp và đạt hiệu quả tốt. Nâng cao chất lượng giảng dạy của các lớp cũng như của nhà trường, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ từ phía các bậc phụ huynh, các ban ngành, đoàn thể. - Sau một thời gian thực hiện đề tài bản thân tôi thực sự tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Tôi có kỹ năng giao tiếp và truyền đạt thông tin rõ ràng, mạnh lạc hơn. - Tôi tích lũy được nhiều kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trong ngày hội, ngày lễ 9.2.2. Theo ý kiến của giáo viên chủ nhiệm các lớp nhà mẫu giáo trong trường mầm non Hoàng Đan Qua việc lập kế hoạch thực hiện một số biện pháp khắc phục tính tự ti, nhút nhát cho trẻ trong năm học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Thứ nhất là: Tạo môi trường lớp học mở, thân thiện giúp trẻ có nhiều cơ hội vui chơi, giao lưu và thể hiện mình. Thứ hai là: Hiểu và nắm chắc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tính tự ti, nhút nhát góp phần phát triển nhân cách toàn diện của trẻ
  7. Thứ ba là: Không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, rèn luyện bản thân trở thành tấm gương cho trẻ noi theo học tập. Thứ tư là: Muốn trẻ nên người và đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn cô giáo phải dành nhiều thời gian quan tâm từng trẻ và khắc phục tính tự ti, nhút nhát bằng cách sử dụng nhiều hình thức khác nhau và ở mọi lúc mọi nơi. Thứ năm là: Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan, lễ hội với các hình thức phong phú sinh động hấp dẫn tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm một cách tích mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người thân, bạn bè. Thứ sáu là: Biết kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú cho trẻ. Khen chê đúng mức và động viên trẻ kịp thời khi trẻ tự tin làm tốt. Thứ bảy là: Phối hợp tốt với phụ huynh, tạo mối quan hệ gắn bó thân thiết giữa phụ huynh và nhà trường, đồng tâm hướng tới mục tiêu chung. 9.2.3 Hiệu quả về mặt kinh tế Sáng kiến đưa ra được áp dụng rộng rãi và có hiệu quả trong nhà trường. Nhận được sự quan tâm của phụ huynh tới các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường đã nhận được sự ủng hộ bằng hiện vật là các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong ngày của trẻ Nhà trường đã nhận được sự ủng hộ bằng hiện vật là các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động trong ngày của trẻ 9.2.4 Hiệu quả về mặt xã hội Tôi đã thành công trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc khắc phục tính tự ti, nhút nhát ở trẻ. Phụ huynh sẵn sàng đầu tư, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong mọi hoạt động trên lớp đặc biệt là các hoạt động ngày lễ, ngày hội, hoạt động ngoại khóa, tham quan có vai trò tích cực trong việc khắc phục tính nhút nhát ở trẻ. Sau một năm nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học: Trẻ tích cực hoạt động, mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin phát biểu bài, giao lưu, chia sẻ cùng cô và các bạn. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chung, hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa và các ngày lễ, ngày hội của nhà trường. Phát huy tính tích cực của trẻ. Trẻ được chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Trẻ chơi tích cực hơn, tập trung hơn và có sự giao lưu thân thiện giữa các nhóm chơi. Trẻ có khả năng giao tiếp mạnh dạn hơn, tự tin hơn. 100% trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, ngày lễ, ngày hội. Trong giờ học, trẻ tích cực giơ tay phát biểu bài và trả lời câu hỏi to, rõ ràng. Hoạt động biểu diễn văn nghệ của lớp 3TA5 được nhà trường đánh giá và xếp loại Tốt
  8. Giúp đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có kinh nghiệm trong việc tổ chức tố các hoạt động trọng tâm cho trẻ qua đó trẻ có thể “Học mà chơi, chơi mà học” ở mọi lúc, mọi nơi. Giáo viên có thêm những kiến thức và có kỹ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức cho trẻ hoạt động, thực hành theo hướng tích cực lấy trẻ làm trung tâm. Bản thân tôi cũng đã có thêm nhiều kinh nghiệm, linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động thực hành,trò chơi cho trẻ, bên cạnh đó tôi được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật tổ chức các hoạt động cho trẻ linh hoạt, sáng tạo thu hút sự tham gia của trẻ. Thông qua đề tài này bản thân giáo viên cũng được nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục đan xen để giúp trẻ 3-4 tuổi nói riêng và trẻ mầm non nói chung khắc phục tính tự ti, nhút nhát trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong mọi hoạt động. Bản thân tôi sẽ không ngừng cố gắng, không ngừng tìm tòi, học tập và sẽ tích cực hơn nữa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ trong trường mầm non. Việc thiết kế các thử nghiệm phù hợp với độ tuổi trẻ cùng với việc sử dụng những đồ dùng thực nghiệm dễ tìm kiếm, dễ làm giúp hạn chế việc nhà trường phải đầu tư kinh phí mua sắm máy móc khoa học để giúp trẻ tham gia thử nghiệm. Ngoài ra việc giáo viên cùng sưu tầm, thiết kế các hoạt động thử nghiệm đơn giản, dễ làm sẽ tạo thành một thư viện phong phú về thử nghiệm, giúp giáo viên có thêm nhiều cơ hội lựa chọn hoạt động thử nghiệm để tổ chức cho trẻ, hạn chế thời gian cho các giáo viên. * Giá trị làm lợi khác. - Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của giáo viên quan tâm tới việc phát triển ngôn ngữ, tình cảm – xã hội và nhận thức của trẻ. Tôi đã thành công trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của việc khắc phục tính tự ti, nhút nhát ở trẻ. Phụ huynh sẵn sàng đầu tư, ủng hộ, phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong mọi hoạt động trên lớp đặc biệt là các hoạt động ngày lễ, ngày hội, hoạt động ngoại khóa, tham quan có vai trò tích cực trong việc khắc phục tính nhút nhát ở trẻ. Sau một năm nghiên cứu và ứng dụng bản sáng kiến: “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi khắc phục tính tự ti, nhút nhát” đã mang lại hiệu quả rất lớn trong việc dạy và học: Trẻ tích cực hoạt động, mạnh dạn trong giao tiếp, tự tin phát biểu bài, giao lưu, chia sẻ cùng cô và các bạn. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động chung, hoạt động tập thể, hoạt động ngoại khóa và các ngày lễ, ngày hội của nhà trường. Phát huy tính tích cực của trẻ. Trẻ được chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống. Trẻ chơi tích cực hơn, tập trung hơn và có sự giao lưu thân thiện giữa các nhóm chơi. Giúp đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có kinh nghiệm trong việc tổ chức tố các hoạt động trọng tâm cho trẻ qua đó trẻ có thể “Học mà chơi, chơi mà học” ở mọi lúc, mọi nơi.
  9. 4. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Lớp 3-4 tuổi A5 Trường mầm non Một số biện pháp khắc phục tính tự Hoàng Đan - Tam ti, nhút nhát cho trẻ Dương - Vĩnh Phúc Hoàng Đan, ngày 28 tháng 2 năm 2019 Hoàng Đan, ngày 28 tháng 3 năm 2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Đã ký) (Đã ký) Trần Thị Kim Ký Nguyễn Thị Dụng