Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_nan.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học
- khó khăn; Trong quá trình hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo của trẻ, chưa tạo cho trẻ tự rèn luyện và phát triển ngôn ngữ qua việc cho trẻ thể hiện giọng điệu nhân vật và thể hiện cùng cô giáo; Cô còn lúng túng trong khi sử dụng đồ dùng nhất là những lúc các nhân vật xuất hiện cùng một lúc trong đoạn chuyện, Bản thân tôi là giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ, nhận thức được tầm quan trọng của văn học đối với sự phát triển của trẻ, tôi đã luôn trăn trở suy nghĩ: Vậy làm thế nào để bé hiểu được cái hay cái đẹp, giá trị nhân văn của các tác phẩm? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm tòi, áp dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự hiểu biết, ham mê yêu thích văn học và đã đạt được kết quả khả quan. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài "Một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học” nhằm giúp trẻ em 3 - 4 tuổi nói chung trẻ 3 - 4 trường Mầm non Vũ Tiến nói riêng cảm thụ nhũng tác phẩm văn học một cách tốt nhất. Khi đề cập đến vấn đề giúp trẻ 3 - 4 tuổi nâng cao khả năng cảm thụ văn học, tôi đã tham khảo một số tài liệu như : 1. Hướng dẫn thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi. 2. Tài liệu tâm lí học trẻ em. 3. Chương trình giáo dục trẻ mầm non. 4. Tạp chí giáo dục mầm non 5.Tuyển tập những bài thơ câu chuyện theo chủ đề dành cho trẻ. Tuy nhiên các tài liệu mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung về đặc điểm tâm lí lứa tuổi các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp chứ chưa đi sâu vào việc đề xuất các giải pháp để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ theo từng độ tuổi. 3.2 - Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1. Mục đích của giải pháp: Dựa trên thực tế khả năng cảm thụ văn học của trẻ trong các tiết học ở lớp cũng
- như khả năng cảm thụ của trẻ trong toàn trường, tôi đã nghiên cứu đề xuất một số biện pháp để nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ nhằm mục đích giúp trẻ phát huy hết khả năng của bản thân đồng thời tích cực chủ động tham gia vào các hoạt chung nhằm giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội đầy đủ các nội dung, kiến thức của lĩnh vực giúp trẻ phát triến một cách toàn diện và là tiền đề vững chắc cho những chủ nhân tương lai của đất nước trong quá trình hội nhập đạt được thành công. 3.2.2. Nội dung của giải pháp: Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học, bản thân tôi luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu tài liệu qua internet để cổ gắng tìm ra những giải pháp tích cực phù hợp với đặc điểm tâm lí trẻ cũng như vốn ngôn ngữ của trẻ nhằm nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ trong trường, lớp theo một số nội dung sau: - Tự nghiên cứu, bồi dưỡng về khả năng cảm thụ tác phẩm. - Cho trẻ cảm thụ văn học dựa trên đặc điểm cá nhân trẻ. - Tạo tâm thế cho trẻ tham gia vào giờ học. - Dạy trẻ cảm thụ văn học qua đồ dùng trực quan - Xây dựng môi trường học tập thân thiện lấy trẻ làm trung tâm . - Kết hợp với phụ huynh trong việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ. 3.2.2.1. Cho trẻ cảm thụ văn học dựa trên đặc điểm cá nhân trẻ. Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Những công trình nghiên cứu cũng cho thấy rõ là mỗi đứa trẻ đều có một con đường, một nhịp độ phát triển riêng, từ đó làm nảy sinh những nét tâm lí của riêng nó. Chính những nét riêng đó là cái làm nên nhân cách của mỗi người, thiếu đi cái riêng thì mỗi người sẽ không còn là chính mình nữa. Văn hào Goóc-ki đã có lần khuyên một nhà văn trẻ rằng: “Hãy giữ lấy những gì là riêng của mình; khi đã đánh mất cái riêng thì anh sẽ mất tất cả”. Điều đó không những đúng cho mọi người mà còn rất đúng cho mỗi em bé. Tìm ra con đường riêng, cách ứng xử riêng cho
- mỗi em bé là giúp cho sự phát triển của nó được thuận lợi, bất kể là cô giáo hay bố mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của trẻ. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của từng trẻ. Có những trẻ đến lớp còn nhút nhát chưa tích cực tham gia hoạt động, tôi tìm cách trò chuyện, tạo cảm giác an toàn cho trẻ sau đó gợi mở để trẻ mạnh dạn tự tin giao tiếp với bạn bè, hình thành dần cho trẻ thói quen tham gia tích cực vào tập thể. Tìm hiểu đặc điểm, tình hình nhận thức của trẻ để giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì trước hết giáo viên phải nắm vững đặc điểm tâm, sinh lý và hoàn cảnh của trẻ. Vào đầu năm học tôi đã tổ chức nhiều cuộc trò chuyện với trẻ, kể cho trẻ nghe vài câu chuyện ngắn tương đối dễ, sau đó đặt ra các câu hỏi như: Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? Trong câu chuyện có những ai? Chuyện nói về điều gì? Hoặc cho trẻ kể về gia đình bé . Trong quá trình đó tôi luôn chú ý quan sát đàm thoại với trẻ và tiến hành khảo sát khả năng cảm thụ văn học cũng như khảo sát đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, từ đó đề ra phương hướng giáo dục cho từng cá nhân và cho cả lớp một cách thích hợp. Mặt khác, gia đình là một yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Từ những lời ru của bà, câu chuyện kể của ông, lời trò chuyện của cha mẹ, anh chị là những bài học hiệu quả nhất để giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển hơn về ngôn ngữ tiếng việt từ đó nâng cao khả năng cảm thụ văn học của trẻ. Còn đối với những trẻ mạnh dạn, tự tin, có năng khiếu nghệ thuật, tôi luôn tìm cách tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện hết mình vào các hoạt động như: đóng kịch, tổng hợp biểu diễn vào cuối mỗi chủ đề. 3.2.2.2. Nghiên cứu kỹ tác phẩm. Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết người giáo viên phải xác định rõ mục đích, yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm. Từ đó đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bên cạnh đó giáo viên phải chú ý đến giọng kể của mình, kể diễn cảm, đúng ngữ điệu của từng nhân vật trong truyện, thể hiện nét mặt cử chỉ, tư thế phù hợp với diễn biến của câu truyện thì mới thu hút sự chú ý của trẻ.
- Giọng đọc, giọng kể của cô nhịp nhàng, đúng nhịp điệu sẽ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài thơ, câu truyện và khả năng cảm thụ văn học của trẻ cũng được nâng cao. Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học (dù là một câu chuyện hay một bài thơ) thì người giáo viên phải luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần. Vì vậy khi tôi dạy về văn học, tôi tin rằng mình cũng đã phần nào góp phần nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ. Muèn g©y høng thó cho trÎ khi häc, c« gi¸o ph¶i thuéc c¸c t¸c phÈm v¨n häc vµ chuÈn bÞ giäng ®iÖu thËt diÔn c¶m, cuèn hót. §Ó cã được giäng diÔn c¶m, trưíc tiªn c« gi¸o ph¶i x¸c ®Þnh râ vÇn ®iÖu, nhÞp th¬ víi c¸c bµi th¬, x¸c ®Þnh giäng ®iÖu cña tõng nh©n vËt víi c¸c c©u chuyÖn. VD: Víi bµi th¬ “D¸n hoa tÆng mÑ”: Giäng ®äc nhÑ nhµng, chËm r·i thÓ hiÖn t×nh yªu mÕn cña con ®èi víi mÑ, sù ©u yÕm vui mõng cña mÑ dµnh cho con. Chó ý ng¾t giäng l©u h¬n b×nh thêng sau c¸c c©u 2,4,5 vµ ng¾t giäng trong c©u: Nãi r»ng “ Con biÕu mÑ” VD: Víi truyÖn “B¸c GÊu §en vµ 2 chó Thá”: Giäng cña B¸c GÊu kÓ víi giäng åm åm; Giäng Thá Tr¾ng nhÑ nhµng, trong trÎo; Giäng Thá N©u th× g¾t gáng 3.2.2.3. Tạo môi trường, sử dụng đồ dùng trực quan giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí, ngoài ra tôi còn sưu các sách văn học, các hoạ báo, tập chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo, sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Gấu con bị đau răng; Kiến con đi ô tô ” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc vẹt, tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác. Trong góc chơi với các tác phẩm văn học đó, tôi có chú ý sưu tầm nhiều nguyên vật liệu khác nhau cho trẻ làm rối cho chính trẻ biểu diễn. Các tác phẩm văn học dân gian
- như ca dao, tục ngữ, vè cũng luôn được các trẻ trong lớp biểu diễn tại góc chơi này. Trong quá trình trẻ biểu diễn, thể hiện tự trẻ đã cảm nhận được nhịp điệu, câu từ trong các tác phẩm đó. Hiện nay, nếu giáo viên tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các câu chuyện,bài thơ, nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh, thơ ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh,thơ đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện,bài thơ được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện, bài thơ đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo,đọc thơ diễn cảm, một cách dễ dàng. Qua thực tế giảng dạy và tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của trẻ là lối tư duy trực quan hình tượng, nên tôi đã sáng tạo làm nhiều loại đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng nội dung bài thơ câu chuyện, để giới thiệu cho trẻ, giúp cho trẻ có những cảm xúc và những ấn tượng tốt về đồ vật, sự vật đó. Ngay từ ban đầu tôi đã tận dụng những đồ dùng phế thải qua đời sống sinh hoạt hàng ngày nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thẩm mĩ làm đồ dùng, đồ chơi cho các tiết dạy. Ví dụ: Tôi đã dùng bìa cứng, xốp, giấy màu, hộp, chai, lọ, nhựa, vải bông, len vụn, các hột, hạt khéo léo cắt tỉa, khâu tạo thành những nhân vật rối dẹt, rối que, rối tay, dùng xốp gọt tỉa tạo thành các nhân vật để làm đồ dùng trực quan giới thiệu cho trẻ. Khi kể chuyện “Dê con nhanh trí” tôi dùng bìa cứng, mút, xốp, giấy màu cắt tỉa tạo thành những nhân vật như: Dê mẹ, dê con, con chó sói giống y như những con vật trong chuyện kể, để làm rối dẹt diễn cho trẻ xem.
- Với bài thơ “Ong và bướm” tôi dùng vải vụn, bông, giấy xốp khâu những nhân vật rối như Ong và bướm để diễn rối tay cho trẻ xem, trẻ rất thích thú chỉ và gọi tên nhân vật đó, trẻ tưởng như các nhân vật đó rất gần gũi, ngộ nghĩnh và đáng yêu. Cũng với đồ dùng tự tạo trên tôi chú ý đến việc sử dụng đưa ra giới thiệu cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau để dẫn dắt gây hứng thú vào bài. Ngoài ra tôi còn khéo léo cắt tỉa tạo thành những cái mũ xinh xắn có gắn những nhân vật mà trẻ yêu thích, tận dụng vải vụn khâu thành những con thú nhồi bông ngộ nghĩnh đẹp đẽ để làm phần thưởng khi trẻ hoạt động, vừa động viên khuyến khích trẻ, vừa giúp trẻ tham gia vào các trò chơi. Ngoài biện pháp sử dụng đồ dùng đồ chơi, đưa công nghệ thông tin vào các tiết dạy thì việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, giọng kể để trẻ làm quen với các tác phẩm văn học là rất cần thiết. Qua đó kích thích tính tò mò, ham học hỏi của trẻ đồng thời lôi cuốn trẻ đến với bài học một cách nhẹ nhàng thoải mái hơn. Ví dụ: Trong câu chuyện “Dê con nhanh trí” tôi dùng điện thoại ghi âm tiếng gõ cửa, tiếng cô giả giọng nói của chó sói. Tôi còn vào mạng sưu tầm tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi ào ào bật mở cho trẻ nghe để dẫn dắt vào tác phẩm, cho trẻ xem trẻ rất thích thú và gọi tên những nhân vật đó. Ví dụ: Trong câu chuyện: “Rùa con tìm nhà” tôi cho trẻ đội mũ rùa vào chơi “con rùa” sau khi đọc hết bài đồng dao tôi nói “Mời các chú rùa đi ngủ thôi”. Trẻ ngồi nhắm mắt giả vờ ngủ, cô giả làm tiếng gà gáy ò ó o trời sáng rồi cho trẻ mở mắt ra. Đồng thời tôi cũng tận dụng cơ hội ở mọi lúc mọi nơi để trò chuyện với trẻ về nội dung các tác phẩm trẻ đã học. 3.2.2.4. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua các hoạt động ngoài giờ Với trẻ Mầm non hoạt động chung chiếm một thời gian rất ngắn so với thời gian của hoạt động khác do đó tôi phải tận dụng những thời gian đón trẻ, trả trẻ, vui chơi, hoạt động chiều .tôi thường đưa thơ chuyện vào kể, đọc cho trẻ nghe, tôi luôn chú ý tìm những bài thơ câu chuyện phù hợp theo từng chủ đề
- Vào những thời điểm trên tôi cũng cho trẻ ôn luyện những tác phẩm đã học như là cho trẻ đọc lại hoặc kể lại, tôi theo dõi và sửa sai cho trẻ để trẻ thực hiện đúng, diễn cảm. Muốn cho việc ôn luyện của trẻ hấp dẫn, trẻ hứng thú tham gia tôi tổ chức ôn luyện dưới hình thức trò chơi: hái hoa, đoán tên, đóng kịch Giờ hoạt động ngoài trời: tôi cho trẻ quan sát bồn hoa, tôi cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa mào gà” qua đó cho trẻ biết về đặc điểm công dụng, lợi ích của các loài hoa và qua đó tôi giáo dụng trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây hoa. Khi cho trẻ rửa tay tôi cho trẻ đọc bài thơ “Rửa tay sạch nhé” giúp trẻ chú ý hơn trong việc thực hiện vệ sinh rửa tay rửa mặt và giáo dục trẻ nên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 3.2.2.5 . Xây dựng môi trường học tập thân thiện lấy trẻ làm trung tâm Lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi, chơi mà học” thông qua chơi để trẻ lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, việc tạo cơ hội cho trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường thân thiện, trẻ sẽ phát triển toàn diện về các mặt thể chất, nhận thức thẩm mỹ, lao động là điều cần thiết. Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thì việc tạo cơ hội cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường đã trang bị cho lớp nhiều quyển truyện, tạp chí, ngoài ra tôi còn sưu các sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học, tại “Góc thư viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, hoạ báo, sau đó cô kể truyện cho trẻ nghe về nội dung những câu truyện như “Gấu con bị đau răng; Kiến con đi ô tô ” hướng dẫn trẻ cách tri giác các tranh truyện đó dần dần trẻ có thể tự đọc vẹt, tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ, trẻ nhớ về nội dung câu truyện cô đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu truyện mà trẻ tri giác.
- Trang trí sắp xếp tạo môi trường, các góc hoạt động trong lớp phù hợp với diện tích lớp cũng như các đồ dùng đồ chơi trong lớp phù hợp với tâm sinh lý trẻ, có tính thẩm mỹ và tích cực đối với trẻ.Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình nên trẻ rất thích thú. Sử dụng tranh minh họa nội dung câu chuyện bài thơ để trang trí từ đó trẻ được tiếp xúc với các tác phẩm ở mọi lúc mọi nơi. Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp tôi còn cố gắng mang đến cho trẻ một không khí lớp học gần gũi, yêu thương cô giáo cùng trẻ giống như một gia đình nhỏ luôn có sự sẻ chia, giúp đỡ,trẻ được trao đổi cùng cô cùng bạn về nội dung tác phẩm đã học từ đó khắc sâu ấn tượng với trẻ về các tác phẩm 3.2. 2.6. Làm quen tác phẩm văn học trong các hoạt động khác Với phương pháp dạy tích hợp nhiều nội dung được lồng ghép trong một giờ hoạt động. Việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học không chỉ được tiến hành trong giờ thơ, truyện mà nó còn được dạy thông qua các giờ hoạt động khác. Thông qua các giờ hoạt động khác như: Tạo hình, âm nhạc, khám phá khoa học cho trẻ. Ở những giờ hoạt động này, các tác phẩm văn học sẽ đến với trẻ qua hình thức giới thiệu bài hoặc củng cố bài hoặc chuyển hoạt động. * Giờ học khám phá khoa học: Khi dạy trẻ “Tìm hiểu một số luật lệ giao thông” Chủ đề: “Giao thông” khi vào bài tôi kể cho chuyện “Kiến con đi ô tô” Ví dụ: Khám phá khoa học + Tìm hiểu về “một số loại rau” tôi lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “bắp cải xanh”, “cây cải nhỏ”. + Tìm hiểu về một số con vật sống trong gia đình có hai chân có mỏ, tôi lòng ghép cho trẻ đọc bài thơ “Con gà”. + Tìm hiểu về Bác Hồ, tôi cho trẻ nghe chuyện “Quả táo của Bác Hồ” và giáo dục trẻ kính trọng và yêu quý Bác Hồ.
- * Trong giờ tạo hình "Vẽ ngôi nhà của bé" tôi tích hợp đưa thơ vào và cho trẻ đọc bài thơ " Em yêu nhà em". Ví dụ: HĐTH: Đề tài “Vẽ hoa” cô có thể lồng vào giáo dục trẻ biết yêu chăm sóc vườn hoa kết hợp đọc bài thơ “Chăm vườn hoa”. Hoặc “Vẽ con cá” cô lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Con cá vàng”. *Hoạt động âm nhạc: Dạy hát bài “cháu yêu cô chú công nhân” tôi cho trẻ đọc bài thơ “bé làm bao nhiêu nghề” nhằm cho trẻ biết về một số nghề trong xã hội giáo dục trẻ biết yêu thích các nghề. Ví dụ: HĐÂN: Dạy hát bài “Cháu yêu bà” Cô có thể lồng vào cho trẻ đọc bài thơ “Giúp bà” nhằm giáo dục trẻ yêu bà và biết giúp đỡ bà. Ví dụ: LQVT dạy số lượng 5, lồng vào trẻ đọc bài thơ “Họ nhà rau” hỏi trẻ trong bài thơ kể về mấy loại rau. Trẻ đếm và nói kết quả 5 loại rau Ở lứa tuổi này trẻ thường mau nhớ chóng quên nên việc cho trẻ làm quen với văn học ở các hoạt động khác nhau giúp trẻ củng cố lại các tác phẩm trẻ đã được học. Không những vậy ngôn ngữ của trẻ còn phát triển mạnh mẽ nhất. Việc kết hợp các môn học khác vào văn học là vô cùng quan trọng, điều đó giúp trẻ được tiếp xúc với văn học bằng nhiều hình thức và nhiều phương tiện. Trong các buổi sinh hoạt ngày hội, ngày lễ như ngày 8/3,20/11, 22/12 cũng cần cho trẻ làm quen với văn học, cho trẻ đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, có chuẩn bị mũ các con vật, hoa văn nghệ Nhận thấy trẻ rất thích đến buổi chiều cuối tuần, giống như trẻ được chơi thoải mái, được nghỉ sau một tuần học, tôi củng cố lại kiến thức đã học, học dưới hình thức biểu diễn văn nghệ, trẻ rất hào hứng, mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động, thích được biểu diễn và say mê khi biểu diễn. Ngoài ra, tôi dạy trẻ biết sử dụng kỹ năng chia nhóm kể chuyện, đọc thơ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ biểu diễn
- đóng kịch. Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thực hiện vai diễn của mình. 3.3. Khả năng áp dụng các giải pháp Các giải pháp trên được áp dụng cho trẻ 3 - 4 tuổi A3 trong trường Mầm non Vũ Tiến thực hiện thường xuyên được đồng nghiệp học hỏi áp dụng và được Ban giám hiệu nhà trường đánh giá cao. 3.4. Hiệu quả, ích lợi thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Sau một năm kiên trì triển khai thực hiện các giải pháp trên, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi đã thu được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Kết quả cụ thể đạt được như sau: * Về học sinh: Trẻ lớp tôi rất hứng thú với các hoạt động làm quen văn học, hăng hái tham gia vào các hoạt động, trẻ có nề nếp học tập. Đã khích lệ được trẻ nhút nhát tham gia vào hoạt động một cách chủ động tự tin hơn. Trẻ hào hứng tiếp nhận kiến thức một cách thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể Mạnh dạn thể hiện suy nghĩ cảm nhận của bản thân với mọi người xung quanh. - Hình thành và phát triến tư duy ngôn ngữ, khi tham gia các hoạt học trẻ hăng hái tích cực mang lại hiệu quả tốt Về mặt kinh tế do sáng kiến này mang lại: Kinh phí chi cho sáng kiến này rất ít. Về mặt xã hội do sáng kiến mang lại: 1. Sáng kiến nêu được ý nghĩa, vị trí tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi ở trường mầm non.
- 2. Sáng kiến đã tìm được các giải pháp phù hợp có hiệu quả trong hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ. 3. Sáng kiến áp dụng đã mang lại kết quả khả quan việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ 3 - 4 tuổi nói riêng. 4 . Về giáo viên: Đã hình thành các nội dung cơ bản để rèn luyện cho trẻ, có kỹ năng giáo dục trẻ linh hoạt sáng tạo hơn; Lớp học được trang trí thân thiện gần gũi sự giao tiếp giữa cô và trẻ cũng như giữa các trẻ với nhau ngày càng thân thiện gần gũi dễ dàng sẻ chia hơn; Trẻ có thể tự nhiên bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của mình với cô và bạn từ đó trẻ thêm yêu quý trường lớp hăng hái tích cực chủ động khi tham gia các hoạt động làm quen văn học. Trên đây là sáng kiến tôi đã áp dụng tại lớp 3TA3 trường mầm non Vũ Tiến từ tháng 9 năm học 2019 đến nay. Tôi khẳng định rằng bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan như: Tôi thấy giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, khi tham gia vào các giờ làm quen văn học đã thực sự lấy trẻ làm trung tâm trẻ được tự do bày tỏ những suy nghĩ cảm nhận của mình về tác phẩm. Thật sự,với các bé “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đối với giáo viên: Hiểu được tâm lý của trẻ, tạo được cảm giác gần gũi, an toàn, cởi mở, thân thiện với trẻ và và lòng tin yêu của phụ huynh. Nắm chắc kỹ năng sư phạm trong việc nâng cao khả năng cảm thụ văn học cho trẻ. Được nhà trường, đồng nghiệp đánh giá cao khi cho trẻ làm quen văn học. 3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Toàn bộ học sinh lớp 3TA3 trường Mầm non Vũ Tiến năm học 2019- 2020. 3.6. Các thông tin cần được bảo mật: ( Không có) 3.7. Các điều kện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Về trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non trở lên.
- Về cơ sở vật chất: Bao gồm kinh phí tổ chức các hoạt động học. 3.8.Tài liệu kèm (Không có) 4. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Tôi xin cam kết bản báo cáo sáng kiến này không sao chép hoặc vi phạm bản quyền nào. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng sáng kiến các cấp và trước pháp luật./. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Vũ Tiến, ngày 09 tháng 01 năm 2020 SÁNG KIẾN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ( Xác nhận ) Kí tên và đóng dấu Trần Thị Út Thảo