Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú môn Lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT

docx 49 trang Giang Anh 26/09/2024 1320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú môn Lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hung_thu_mon.docx
  • pdfPhạm Thị Thúy An - THPT Nguyễn Duy Trinh - Lịch sử.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hứng thú môn Lịch sử trong dạy học trực tuyến ở trường THPT

  1. b) Tổ chức thực hiện Bước 1 GV giao nhiệm vụ thông qua hệ thống quản lí học tập cho HS như mục Nội dung. GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ sau đây và nộp lại sản phẩm chậm nhất và buổi tối trước giờ học. Nội dung: Học sinh quan sát tranh ảnh và đọc tư liệu SGK Học sinh ghi những điều đã biết và muốn biết về các quốc gia cổ đại phương Đông (theo hình thức cá nhân) vào phiếu KWL. Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và ghi câu trả lời vào vở. GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ và hướng dẫn cách thực hiện đối với những HS gặp khó khăn. Sản phẩm: Thông tin được HS ghi vào phiếu KWL ở cột K và W: 1.Những điều đã biết: tên, vị trí, ngành kinh tế chính, một số thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông. 2.Những điều muốn biết: Cơ sở hình thành, sự phát triển kinh tế, xã hội, thể chế chính trị và thành tựu văn hoá của các quốc qia cổ đại phương Đông. Bước 3 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật. Bước 4 GV kết luận, nhận định: GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có các vấn đề chưa rõ hoặc có tình huống phát sinh để trao đổi, thảo luận trước lớp. Đầu buổi học trực tuyến GV kết luận những vấn đề chính trong phần mở đầu và dẫn dắt vào hoạt động 2. 2. Hoạt động 2: Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông. (Trực tuyến 15 phút) a. Mục tiêu: - Trình bày được những điều kiện tự nhiên, KT - XH và khoảng thời gian hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông. b) Tổ chức thực hiện Bước 1 GV chia sẻ màn hình, chia sẻ phiếu học tập. Sau đó, GV chia 4 nhóm trên phần mềm MS Teams và giao nhiệm vụ cho HS theo phiếu học tập như mục Nội dung.
  2. Nội dung: Học sinh làm việc theo nhóm trong 5 phút: - Quan sát Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông để nêu tên và vị trí các quốc gia cổ đại phương Đông - Đọc thông tin SKG trang 14 và quan sát hình ảnh sông Nin để chỉ ra những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tác động của nó đến nền kinh tế - xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông. - Đọc thông tin SKG trang 14 và xác định thời gian hình thành của các quốc qia cổ đại phương Đông Bước 2 HS xác định nhiệm vụ, vào phòng thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu. GV quan sát, điều hành và lần lượt vào các nhóm để hỗ trợ. Bước 3 GV yêu cầu HS quay trở lại phòng học chung và tổ chức báo cáo kết quả thảo luận: (1) -GV chọn 1 nhóm HS cử đại diện chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận, đồng thời yêu cầu nhóm có cùng nhiệm vụ và các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung kết quả. Sau phần trình bày và thảo luận, góp ý của các nhóm. -GV tiếp tục nêu vấn đề thảo luận: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại phát triển sớm ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi? HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. (2) GV chọn 01 nhóm HS trong từng cặp nhiệm vụ chia sẻ màn hình để trình bày kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung ý kiến. Kết quả thảo luận nhóm được điền vào phiếu học tập số 2 (file word/Power Point): PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Bài 3- Các quốc qia cổ đại phương Đông) Nhóm : .Lớp: Thành viên nhóm : Đọc thông tin SKG trang 14 và quan sát Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông, hình ảnh sông Nin để hoàn thành các nội dung của Phiếu học tập *Tên các quốc gia: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ
  3. * Vị trí hình thành: lưu vực các sông lớn ở châu Á, châu Phi *Thuận lợi và khó khăn: + Thuận lợi: Đất đai màu mỡ, tơi xốp, dễ canh tác, gần nguồn nước , thuận lợi cho sản xuất và sinh sống + Khó khăn: Lũ lụt, mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống. *Tác động: + Kinh tế: chủ yếu là nền nông nghiệp, ngoài ra còn có chăn nuôi, làm gốm, dệt vải và trao đổi sản phẩm giữa các vùng. + Phải làm công việc trị thủy: đắp đê, đào kênh tưới tiêu . Công tác thủy lợi đòi hỏi sự hợp sức, sáng tạo nên con người đã quần cư đông đảo và nhà nước sớm ra đời. * Thời gian hình thành: Thiên niên kỷ IV – III TCN. Bước 4 GV chia sẻ màn hình và kết luận: GV kết luận như mục Sản phẩm và mở rộng thêm: (1) Ở lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho đời sống con người: Đồng bằng rộng, đất đai phì nhiêu, dễ canh tác, lượng mưa đều, khí hậu ấm nóng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống; (2) cư dân ở đây biết sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng thau) từ rất sớm; (3) công việc trị thuỷ khiến mọi người liên kết, gắn bó trong tổ chức công xã nhờ đó nhà nước sớm hình thành. HS lắng nghe và ghi nội dung vào vở. 3. Hoạt động 3. Luyện tập (Thực hiện ở nhà, hướng dẫn thực hiện: 5P) a) Mục tiêu: Khái quát, hệ thống hóa, củng cố được kiến thức đã học. b) Tổ chức thực hiện Bước 1 GV giao nhiệm vụ: GV chia sẻ phiếu học tập và giao nhiệm vụ như mục Nội dung. Nội dung: Học sinh (cá nhân) hoàn thành phiếu KWL (cột L) HS điền vào phiếu học tập những nội dung đã học, cụ thể: Họ và tên học sinh: Lớp:
  4. K W L Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ (tự thực hiện có hướng dẫn): HS xác định nhiệm vụ, tiến hành thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV quan sát, hỗ trợ qua hệ thống quản lí học tập. Sản phẩm: Phiếu KWL (cột L) của học sinh. K W L -Tên -Cơ sở hình thành, -Vị trí -Sự phát triển kinh tế -Ngành kinh tế chính -Xã hội -Thể chế chính trị Bước 3 GV tổ chức báo cáo, thảo luận và kết luận (trực tuyến): GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. Bước 4 GV kết luận như mục Sản phẩm, GV bổ sung thêm: Sự phân bố các dấu tích của người nguyên thủy ở Đông Nam Á là hết sức rộng và đa dạng, chứng tỏ quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á là liên tục. Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ trên thế giới. HS lắng nghe, quan sát và ghi nội dung vào vở. Hoạt động 4: Vận dụng (hướng dẫn thực hiện : 5phút, thực hiện ở nhà, thời hạn 1 ngày) a) Mục tiêu HS thể hiện được tính độc lập trong suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức đã học để làm rõ tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế . b) Tổ chức thực hiện Bước 1 GV chia sẻ màn hình, giới thiệu phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
  5. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để thực hiện nhiệm vụ: Bằng kiến thức đã được học trong bài, em hãy làm rõ tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế .(bài viết không quá 10 dòng và sử dụng các bằng chứng khoa học .). Bước 2 HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hướng dẫn. Sản phẩm: HS trình bày kết quả vào vở ghi/giấy nháp Bài viết khoảng 10 dòng với 2 nội dung chính: (1). Phân tích để làm rõ tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế . (2). Đề xuất các giải pháp để phát huy lợi thế điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bước 3 & Bước 4 GV yêu cầu HS nộp sản phẩm qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp. 3. Đổi mới phương pháp dạy học
  6. PHỤ LỤC 2: GIÁO ÁN POWERPOINT THIẾT KẾ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CÓ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP MỚI
  7. PHỤ LỤC 3: PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH HỌC TRỰC TUYẾN Nhằm nắm bắt tình hình học trực tuyến trong thời gian qua và tiếp tục nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học. Nhà trường tiến hành khảo sát lấy ý kiến của người học trong việc học trực tuyến. Họ và tên: Học sinh lớp: Câu 1: Học online có khiến bạn thiếu/ mất đi động lực học tập? A. Có B. Không C. Khác Câu 2: Học online có gây ảnh hưởng đến sức khỏe về thể xác và tinh thần không? A. Có B. Không C. Khác Câu 3: Khi học online kết nối mạng của bạn có trong tình trạng KHÔNG ổn định không?
  8. A. Luôn ổn định B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên bị out Câu 4: Khi học online bạn có gặp phải tình trạng nhiễu môi trường/ phân tâm không? A. Ảnh hưởng ít B. Không ảnh hưởng C. Ảnh hưởng nhiều Câu 5: Học online có khiến bạn khó xử lí tài liệu học tập không? A. Có B. Không Câu 6: Học online khiến bạn tương tác yếu với giáo viên hay không? A. Có B. Không Câu 7: Bạn có thiếu thiết bị cá nhân hay thiết bị cũ, không đáp ứng được nhu cầu học tập không? A. Có B. Không
  9. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Hồng Đức, Hà Nội. 2. Lưu Chí Danh, Nguyễn Thị Như Huyền, Đỗ Nguyễn Như Quỳnh, Võ Thị Mỹ Diệu (2021). Các nhân tố tác động đến sự hứng thú trong học tập của sinh viên. Tạp chí Công Thương, số 19 tháng 8/2021. 3. Nguyễn Hoài Nam, Cao Thị Quyên (2014). Nâng cao hứng thú học tập cho Sinh viên Trường Cao đẳng nghề. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 59, (8),142-150. 4. Nguyễn Quang Uẩn (2013). Giáo trình Tâm lý học đại cương. NXB Đại học Sư phạm. 5. Phạm Ngọc Thủy (2008). Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học ở trường phổ thông. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. 6. Lê Thị Minh Thanh (2016). Xây dựng mô hình “lớp học đảo ngược” ở trường đại học. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 61 (3), 20-27. 7. Education: From disruption to recovery. Retrieved form: 8. Khánh Linh (2021). Hàng chục trẻ em vẫn phải nghỉ học vì đại dịch covid. Truy cập tại: cau/hang-chuc-trieu-tre-em-van-phai-nghi-hoc-vi-dai-dich-covid-19- 591279.html