SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000

docx 30 trang thulinhhd34 5453
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_xay_dung_va_su_dung_so_do_tu_duy_tro.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000

  1. 7.4.3. Chủ đề 3: Các nước Á - Phi - Mĩ Latinh (1945 - 2000) a. Xác định mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức: Ôn tập chủ đề này nhằm giúp HS nắm được: - Một số vấn đề cơ bản về các nước châu Á (1945-2000) + Đông Bắc Á: nét chung về khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai; tình hình Trung Quốc: cuộc nội chiến (1949-1950) và công cuộc cải cách mở cửa (từ 1978 đến nay) + Đông Nam Á: những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới hai: quá trình giành độc lập, sự phát triển kinh tế xã hội, liên kết khu vực- tổ chức Asean; Những nét chính cách mạng Lào và Campuchia (1945-2000) +Ấn Độ: Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ và công cuộc xây dựng đất nước - Những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai * Về kỹ năng: - Quan sát, khai thác lược đồ tranh ảnh. - Các kĩ năng tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp) * Về thái độ: - Hiểu, trân trọng, cảm phục những thành tựu đạt được trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng phát triển đất nước của các quốc gia Á, Phi, Mĩ Latinh. Tự hoà về những biến đổi lớn lao của bộ mặt khu vực Đông Nam Á hiện nay. - Rút ra được những bài học cho sự đổi mới và phát triển của đất nước Việt Nam * Về định hướng phát triển năng lực: + Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn; năng lực khai thác sự kiện thông qua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ; năng lực liên hệ thực tế kiến thức thời sự b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Đây là chủ đề quan trọng trong chương trình Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử thế giới hiện đại. Chủ đề này bao gồm nhiều nội dung, được viết trong 3 bài: bài 3- các nước Đông Bắc Á; bài 4 - các nước Đông Nam Á; bài 5- Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (sách giáo khoa Lịch sử 12). Vì vậy, thiết kế sơ đồ tư duy cho chủ đề này sẽ giúp học sinh nắm 15
  2. nhanh kiến thức trọng tâm, phân tích, đánh giá được những vấn đề một cách hệ thống. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy theo các bước sau: - Bước 1: Chọn từ trung tâm là Các nước Á- Phi- Mĩ Latinh (1945-2000) - Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Châu Á, Châu Phi - khu vực Mĩ Latinh, Ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc - Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: + Châu Á: * Các nước Đông Bắc Á: những biến đổi về kinh tế, chính trị của khu vực; Trung Quốc từ 1945 đến 2000) * Đông Nam Á: biến đổi của khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khái quát về lịch sử Lào và Camphuchia * Nam Á - Ấn Độ: cuộc đấu tranh giành độc lập, công cuộc xây dựng đất nước + Châu Phi - khu vực Mĩ Latinh: những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi và cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh, từ đó có sự so sánh về kẻ thù, phương pháp đấu tranh chủ yếu, giai cấp lãnh đạo ở 2 khu vực này + Ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc: phân tích được ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thê giới thứ hai * Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới * Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ * Tạo điều kiện cho các nước xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội * Làm xói mòn và tan rã trật tự hai cực I-an-ta - Bước 4: HS làm việc nhóm: chia lớp thành 3 nhóm + Nhóm 1 - xây dựng nhánh Châu Á + Nhóm 2- xây dựng nhánh Châu phi và Mĩ Latinh + Nhóm 3 - ý nghĩa phong trào giải phóng dân tộc Á Phi - Mĩ Latinh. Các nhóm thiết kế sơ đồ vào giấy Ao - Bước 5: + Học sinh các nhóm trình bày sản phẩm, các nhóm khác đánh giá, bổ sung. + Giáo viên kết luận, nhận xét để học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy. * Ví dụ minh họa Sơ đồ tư duy dùng trong ôn tập chủ đề: Các nước Á - Phi - Mĩ Latinh (1945 - 2000) 16
  3. 7.4.4. Chủ đề 4: Mĩ -Tây Âu - Nhật Bản (1945-2000) a. Xác định mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức - Nước Mĩ + Học sinh nắm được những nét cơ bản nhất về sự phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật của nước Mĩ; nguyên nhân của sự phát triển kinh tế và ảnh hưởng của nó tới chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ + Chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ từ 1945 – 2000. - Tây Âu: + Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay. + Hiểu được những nét chính về sự thành lập và phát triển của liên minh Châu Âu (EU). Thấy được đây là một tổ chức liên kết khu vực có tính chất phổ biến của thời đại ngày nay. - Nhật Bản: + Quá trình phát triển của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai qua các giai đoạn về kinh tế, khoa học kĩ thuật và đối ngoại. + Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản * Về kĩ năng - Rèn kỹ năng phân tích, kĩ năng so sánh về sự phát triển kinh tế, chính sách đối ngoại của ba trung tâm kinh tế, tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản * Về thái độ - Học sinh nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa tư bản ở Mĩ - Phản đối những chính sách và hoạt động của giới cầm quyền Mĩ đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân Mĩ và thế giới. - Nhận thức xu thế hội nhập là phù hợp với khách quan và thuận theo xu hướng đó - Nhận thức đúng mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Tây Âu và EU - Bồi dưỡng lòng khâm phục và khả năng sáng tạo, ý thức tự cường của người Nhật. Từ đó, học sinh hình thành ý thức phấn đấu trong học tập và cuộc sống. - Ý thức hơn về trách nhiệm của thế hệ trẻ với công cuộc hiện đại hóa đất nước. * Về định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ. 18
  4. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Chủ đề: Mĩ -Tây Âu - Nhật Bản (1945-2000) được xây dựng trên cơ sở 3 bài học trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 : Bài 6- nước Mĩ, bài 7 - Tây Âu, bài 8 – nước Mĩ. Đây là chủ đề quan trọng trong ôn thi THPT Quốc gia. Với thời lượng có hạn, trong khi kiến thức lại nhiều, giáo viên cần gợi mở những vấn đề để học sinh tái hiện kiến thức và thiết kế, bố trí trên sơ đồ tư duy bằng các thuật ngữ và “từ khóa” ngắn gọn, dễ nhớ. . Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy theo các bước sau: - Bước 1: Chọn từ trung tâm là Mĩ -Tây Âu - Nhật Bản (1945-2000) - Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản - Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: + Mĩ: * Kinh tế: chia theo 3 giai đoạn: 1945-1973, 1973-1991, 1991-2000. Cần nêu rõ đặc điểm cơ bản từng giai đoạn và nguyên nhân của nó. * Khoa học kĩ thuật: Nước Mĩ là nước khởi đầu cách mạng KHKT lần 2 * Đối ngoại: chiến lược toàn cầu: cơ sở, mục tiêu, biện pháp, kết quả; chiến lược cam kết và mở rộng (1991 - nay). + Tây Âu * Kinh tế: chia theo 4 giai đoạn: 1945-1950, 1950-1973, 1973-1991, 1991 -2000. Cần nêu rõ đặc điểm cơ bản từng giai đoạn và nguyên nhân của nó. * Đối ngoại: liên với Mĩ, từ 1950 trở đi đa dạng hóa, đa phương hóa; 1973 đến nay, thoát dần ảnh hưởng khỏi Mĩ. * Liên minh Châu Âu( EU): sự ra đời, mục tiêu, vai trò. + Nhật Bản * Kinh tế: chia theo 3 giai đoạn: 1945-1952, 1952-1973, 1973-1991, 1991 -2000. Cần nêu rõ đặc điểm cơ bản từng giai đoạn và nguyên nhân của nó. * Khoa học kĩ thuật: tập trung sản xuất ứng dụng dân dụng và mua bằng sáng chế phát minh * Đối ngoại: liên minh chặt chẽ với Mĩ, từ 1973 mở rộng quan hệ với các nước - Bước 4: Học sinh tự thiết kế sơ đồ tư duy theo ý tưởng của mình - Bước 5: Học sinh trình bày ý tưởng của mình. Giáo viên bổ sung,đóng góp để học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy. * Ví dụ minh họa Sơ đồ tư duy dùng trong ôn tập chủ đề: Mĩ -Tây Âu - Nhật Bản (1945-2000) 19
  5. 7.4.5. Chủ đề 5: Quan hệ quốc tế( 1945 -2000) a. Xác định mục tiêu của chủ đề * Về kiến thức - Nhận thức được nét chính của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới hai với đặc trưng bao trùm là sự đối đầu giữa hai phe tư bản chue nghĩa và xã hội chủ nghĩa. - Biết và hiểu xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh. * Về kĩ năng - Kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện. - Rèn luyện phương pháp tư duy. * Về thái độ Giáo dục thái độ yêu hòa bình, ghét chiến tranh. Tự hào vì những đóng góp của Việt Nam vào mục tiêu tiến bộ của thế giới trong phong trào giải phóng dân tộc. * Về định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn. b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Giáo viên giúp học sinh hiểu rõ khái niệm lịch sử “Quan hệ quốc tế” là gì? Từ đó, giúp học xác định 2 giai đoạn của quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay: Trong thời kì Chiến tranh lạnh và sau Chiến tranh lạnh. Học sinh tái hiện kiến thức đã học, giáo viên giúp học sinh xác định các bước xây dựng sơ đồ tư duy. - Bước 1: Chọn từ trung tâm là Quan hệ quốc tế( 1945 -2000) - Bước 2: xác định nhánh cấp 1: Chiến tranh lạnh, Chiến tranh lạnh chấm dứt, Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh. - Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: + Chiến tranh lạnh( 1947-1991): nguồn gốc, các sự kiện khởi đầu + Chiến tranh lạnh chấm dứt: biểu hiện, nguyên nhân, tác động + Các xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh: 6 xu thế - Bước 4: Học sinh làm việc cá nhân - vẽ bản đồ tư duy vào vở. - Bước 5: Giáo viên đưa ra ví dụ minh họa * Ví dụ minh họa 21
  6. 7.4.6. Chủ đề 6: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX a. Xác định mục tiêu của chủ đề *Về kiến thức - Học sinh nắm được được nguồn gốc, đặc điểm , tác động tích cực và hạn chế của cuộc cách mạng khoa học công nghệ - Bản chất, biểu hiện và tác động của xu thế toàn cầu hóa. * Về kĩ năng - Kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện. - Rèn luyện phương pháp tư duy. * Về thái độ - Thấy được ý chí vươn lên của con người để tạo nên những thành tựu kì diệu trong cuộc sống. Từ đó nhận thức sâu sắc về việc cố gắng rèn luyện học tập để cống hiến * Về định hướng phát triển năng lực + Năng lực chung: năng lực tự học; năng lực năng lực hợp tác; năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực diễn đạt và sử dụng ngôn ngữ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ. + Năng lực chuyên biệt: năng lực tái hiện hiện tượng sự kiện lịch sử; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực phân tích, đánh giá, năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn; năng lực khai thác sự kiện thông qua tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ; b. Giáo viên hướng dẫn học sinh xây dựng sơ đồ tư duy Xây dựng sơ đồ tư duy cho chủ đề này sẽ giúp học sinh tiết kiệm thời gian ôn tập, nhớ nhanh và không nhàm chán. Tuy nhiên, học sinh cần tái hiện một cách chính xác kiến thức lịch sử, trên cơ sở đó, sáng tạo bằng những hình vẽ, biểu tượng và các “ từ khóa” chính xác và khoa học. - Bước 1: Chọn từ trung tâm là Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa - Bước 2: xác định nhánh cấp 1: cách mạng khoa học công nghệ; xu thế toàn cầu hóa - Bước 3: xác định nhánh cấp 2, theo từng nhánh cấp 1: + Cách mạng khoa học công nghệ: nguồn gốc, đặc điểm, tác động + Xu thế toàn cầu hóa: khái niệm, biểu hiện, tác động - Bước 4: Học sinh làm việc cá nhân - vẽ bản đồ tư duy vào vở. Giáo viên gọi 2 học sinh vẽ sơ đồ trực tiếp lên bảng (mỗi học sinh thiết kế một nhánh của sơ đồ) - Bước 5: Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần sơ đồ, giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh. 23
  7. * Ví dụ minh họa Sơ đồ tư duy sử dụng trong ôn tập chủ đề: Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX 7.5. Về khả năng áp dụng của sáng kiến - Giáo viên, học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá một vấn đề, một chủ đề, ôn tập kiến thức - Học sinh hoạt động nhóm thông qua sơ đồ tư duy trên lớp học, hoặc hoạt động cá thể, ôn luyện tập ở nhà - Phương tiện để thiết kế sơ đồ khá đơn giản, chỉ cần giấy, bìa, bảng phụ, phấn màu, bút chì màu, tẩy, hoặc dùng phần mềm Mindmap, vì vậy có thể vận dụng với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Điều quan trọng là giáo viên hướng cho học sinh có thói quen lập sơ đồ tư duy trước hoặc sau khi học một bài hay một chủ đề, một chương, để giúp các em có cách sắp xếp kiến thức một cách khoa học, lôgic. - Đối với một bài học, để xây dựng được sơ đồ tư duy đảm bảo nội dung kiến thức, có thể hệ thống kiến thức một cách đầy đủ và logic, thì giáo viên cần phải xác định được mục tiêu của bài, nêu được nội dung chính của bài đảm bảo theo chuẩn kiến thức kĩ năng, 24
  8. qua đó hướng học sinh lưu ý trọng tâm, định hướng được nội dung bài học cần nắm để có thể tự hệ thống lại bằng sơ đồ. - Giáo viên vẫn thường sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức cho học sinh nhưng học sinh vẫn là người tiếp thu một cách thụ động. Với việc giảng dạy bằng sơ đồ tư duy, nhất là cho học sinh tự phát huy khả năng sáng tạo của mình bằng cách tự vẽ, tự phân bố và thể hiện nội dung bài học qua sơ đồ sau đó yêu cầu các bạn khác bổ sung những phần còn thiếu. Kết thúc bài giảng, thay vì phải ghi chép theo cách truyền thống, học sinh có thể tự “vẽ” bài học theo cách hiểu của mình với nhiều màu sắc và hình ảnh khác nhau. Đến tiết học sau, chỉ cần nhìn vào sơ đồ, các em có thể nhớ được những phần trọng tâm của bài học. Giảng dạy theo sơ đồ tư duy mang tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kỳ điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường, có thiết kế trên giấy, bìa, bảng bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy đã được triển khai đến từng trường. Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc – đã học, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3 Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần. Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích Và đó chính là để học sinh “Học cách học”: Học sinh được học để tích lũy kiến thức, nhưng từ trước đến nay học sinh chưa biêt cách học cách để lĩnh hội những kiến thức bộ môn lịch sử một cách hiệu quả. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm một cách có hiệu quả, cần có những điều kiện để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để biến lý thuyết thành hiện thực. Thứ nhất, về vấn đề thời gian: việc áp dụng sáng kiến không thể đòi hỏi phải có kết quả ngay được, cần phải có một thời gian áp dụng, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những gì đã làm được và chưa làm được, từ đó có những giải pháp riêng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thứ hai, về phía giáo viên: người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy sẽ không 25
  9. còn là nguồn phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, đồng thời biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi. Thứ ba, về phía học sinh: - Học sinh phải chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Người học phải thực sự đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn thế là tiếp thu được cách học, cách tự học. - Học sinh cần có những động lực học tập mạnh mẽ. Đó chính là động cơ, hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập. Những nhân tố này chính là những động cơ thúc đẩy mạnh mẽ học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động độc lập hoặc hợp tác. - Học sinh cần phải có khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình để trên cơ sở đó bản thân các em có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo mục tiêu đã định. Thứ tư, về cơ sở vật chất: nhà trường cần phải xây dựng các phòng học bộ môn riêng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy. Đây chính là một điều kiện quan trọng để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả * Trước khi áp dụng phương pháp: Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần I Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số Lớp học SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sinh 12A3 33 1 3% 7 21% 17 52% 8 24% 0 0 12A4 38 2 5,2% 10 26,3% 19 50% 7 18,5% 0 0 12A7 37 2 5,4% 6 16,2% 18 48,6% 9 29,8% 0 0 *.Sau khi áp dụng phương pháp: 26
  10. Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần II Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém số Lớp học SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) sinh 12A3 33 4 12% 14 42,4% 13 39,3% 2 8,3% 0 0 12A4 38 5 13% 16 42,1% 14 36,8% 3 8,1% 0 0 12A7 37 4 10,8% 15 40,5% 15 40,5% 3 8,2% 0 0 * Nhận xét: Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được như sau: - Tỉ lệ học sinh giỏi và khá tăng lên rõ rệt - Tỉ lệ học sinh trung bình giảm và yếu giảm xuống. Qua hơn một năm thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Hướng dẫn học sinh xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy trong ôn thi THPT Quốc gia phần Lịch sử thế giới 1945 -2000” tôi nhận thấy tiết học đạt hiệu quả cao hơn rất nhiều so với cách dạy truyền thống là đọc chép hoặc một tiết dạy chỉ sử dụng bằng bài giảng điện tử cho học sinh nhìn chép. Xem phim mãi, thảo luận một cách thụ động máy móc, xem bài giảng điện tử mãi học sinh dần dần cũng không còn cảm hứng say mê học tập mà chỉ ngồi nghe thầy cô, bạn bè nói xong hết tiết học các em cũng chẳng còn nhớ bao nhiêu vì bản thân các em cũng ít được tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học. Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ dạy lịch sử sẽ bắt buộc tất cả 100% học sinh đều phải động não, sáng tạo và chỉ trong một tờ giấy các em có thể trình bày nội dung của bài học. Học sinh sẽ tự khám phá và khi tạo được một tác phẩm đẹp, ý tưởng hoàn chỉnh được giáo viên và các bạn ngợi khen sẽ phấn khởi rất nhiều. Các em khác cũng sẽ cố gắng tự hoàn thiện mình và mỗi học sinh có một tính cách, một ý tưởng rất khác nhau khi trình bày sơ đồ tư duy của mình nhưng điều quan trọng là các em biết cách tự ghi chép đầy đủ nội dung bài học để học ở nhà có thể trinh bày trước tập thể lớp và ghi nhớ lâu kiến thức bài học. Hầu hết học sinh lớp 12 do tôi giảng dạy đều biết cách thực hiện tốt sơ đồ tư duy môn lịch sử. Nhiều em sử dụng thành thạo phần mềm mind – map và ứng dụng vào môn học khác. Lúc đầu các em vẽ sơ đồ tư duy chưa quen theo cách ghi ký tự ở từng nhánh, nhưng dần dần học sinh đã đạt yêu cầu tốt hơn. Đặc biệt học sinh lớp 12, chỉ cần sơ đồ tư duy là tác phẩm do tự tay mình thiết lập nên các em có thể ôn thi THPT Quốc gia thuận lợi hơn. 27
  11. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp trung học phổ thông. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến STT Họ và tên Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực sáng kiến 1 Lê Thị Hồng Hạnh Giáo viên trường THPT Ôn thi THPT Quốc gia Nguyễn Thị Giang phần Lịch sử thế giới 1945 - 2000 2 Kim Thị Loan Giáo viên trường THPT Ôn thi THPT Quốc gia Nguyễn Thị Giang phần Lịch sử thế giới 1945 - 2000 Vĩnh Tường, ngày 16 tháng 02 năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 16 tháng 02 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Lê Thị Hồng Hạnh 28
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục. 2. Sách “30 ngày chimnh phục kì thi THPT Quốc gia môn Lịch sử bằng sơ đồ tư duy”, Lê Thu - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng - Môn Lịch sử 12 , Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)– NXB Giáo dục 4. Sơ đồ tư duy – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TpHCM. 5. Phần mềm Imindmap 7. 6. www.mind-map.com (trang web chính thức của Tony Buzan) 29