Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận độngcho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

pdf 6 trang Đinh Thương 14/01/2025 240
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận độngcho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_viec_to_chuc.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơi vận độngcho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi

  1. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơ * Chuẩn bị địa điểm để tổ chức cho trẻ chơi. - Địa điểm tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết. Nếu lựa chọn được địa điểm chơi phù hợp giúp cho trẻ hứng thú khi tham gia vào trò chơi sẽ đem lại hiệu quả cao từ đó giúp cho trẻ phát triển tốt về thể lực. - Mỗi trò chơi vận động đều có một cách chơi khác nhau. Chính vì vậy trước khi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp. Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng thì tôi tổ chức cho trẻ chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát gạch đảm bảo an toànvàđủdiệntích cho trẻ chơinhư trò chơi: “Đuổi bắt”; “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Mèo đuổi chuột”; “Mèo và chim sẻ”; “Ô tô và chim sẻ” Biện pháp 3: Sáng tác lời ca, tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động. -Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo , khi chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi hoặc đọc bài đồng dao. Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí của trò chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. - Vd:Để tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “Dung dăng dung dẻ” phù hợp với chủ điểm “Giao thông”tôi thay đổi lời ca trò chơi như sau: Dung dăng dung dẻ. Dắt trẻ đi chơi. Phố xá đông người. Bé ơi nhớ nhé. Đèn xanh được đi. Vàng thì chậm lại. Đèn đỏ bé nhớ. Mau dừng lại ngay. * Dạy trẻ học thuộc lời ca, lời đồng dao. -Trò chơi “Trời nắng trời mưa” trẻ vừa hát vừa làm động tác giống các chú thỏ đang chạy nhảy. Khi đến câu hát “Mưa to rồi- mưa to rồi” thì trẻ phải chạy nhanh về nhà. - Để tiến hành được trò chơi giáo viên phải dạy trẻ thuộc lời hát trước khi tổ chức cho trẻ chơi vừa là để rèn luyện thể lực vừa là để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt với trẻ 3tuổi thì cần phải cho trẻ tập đọc nhiều để vốn từ của trẻ được mở rộng. - Cho trẻ làm quen với lời hát, thơ, ca, đồng dao, trước khi hướng dẫn trẻ chơi vào các thời điểm trong ngày của trẻ. Khi trẻ thuộc lời ca, tôi tổ chức cho trẻ chơi, từ đó trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất của hoạt động. +Thời gian đón trẻ vào buổi sáng và trả trẻ vào buổi chiều. + Trong các buổi vui chơi trong lớp hoặc ngoài trời. + Trong các giờ hoạt động học. * Với giờ hoạt động học: - Giờ thể dục: Một giờ thể dục thường chỉ cung cấp cho trẻ một vận động mới và một vận động ôn. Nên giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khỏe mạnh, củng cố tố chất nhanh, khéo, luyện tập cho trẻ khả năng phản ứng nhanh đúng theo tín hiệu. Đồng thời phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia hoạt động. - Trong giờ làm quen văn học: Để tránh tình trạng trẻ bị nhàm chán mệt mỏi khi ngồi nghe cô kể chuyện tôi luôn tổ chức đan xen những trò chơi vận động để nhằm thay đổi trạng thái giữa động và tĩnh cho trẻ. Từ nội dung câu chuyện tôi chuyển sang trò chơi một cách nhẹ nhàng theo phương châm “Học mà chơi, chơi mà học”. * Với hoạt động ngoài trời: - Tận dụng không gian rộng và thoáng mát, tôi đã lựa chọn 3 of 6 9/20/2024, 8:30 AM
  2. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơ các trò chơi vận động, trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sự nhanh nhẹn và phát triển thể lực cho trẻ như trò chơi: “Rồng rắn lên mây”; “Cáo và thỏ”; “Lộn cầu vồng”; “Mèo đuổi chuột” Ngoài ra các trò chơi này thường tổ chức cho cả lớp được chơi, tôi luôn động viên tất cả trẻ tham gia vào trò chơi càng đông , càng vui, khi tất cả trẻ cùng nhau tham gia chơi trò chơi cùng bạn sẽ tạo sự gắn bó, đoàn kết tạo sự thân thiện giữacác bé với nhau. *Với hoạt động góc: - Bên cạnh việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động trong giờ học, hoạt động ngoài trời trẻ còn được chơi các trò chơi vận động trong giờ hoạt động góc.Trẻ chơi với các dụng cụ ở góc vận động trẻ sử dụng lốp xe ô tô, lốp xe máy hỏng để chơi lăn lốp xe, bật nhảy, ném trúng đích Hoặc trẻ có thể sử dụng những chiếc tạ làm từ những quả bóng nhựa để phát triển khả năng vận động của đôi tay. Từ đó trẻ phát triển hơn và hoàn thiện hơn về mặt thể lực. Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động theo nhóm nhỏ trong một không gian hẹp: “Kéo cưa lừa xẻ”; “Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ” * Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh. - Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, sơ kết học kỳ hoặc tranh thủ trong giờ đón, trả trẻ, tôi luôn dành thời gian để tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển thể lực đối với trẻ và sự cần thiết trong việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trẻ và những bài hát, bài thơ trong chủ đề. - Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, về hoạt động “Một ngày của bé” qua zalo của nhóm lớp. b) Kết quả đạt được. Sau 1 năm nghiên cứu, tìm tòi và vận dụng vào thực tế các biện pháp mà tôi đã nêu tại lớp 3TA3. Kết quả thu được như sau: * Đối với giáo viên: - Cô linh hoạt sáng tạo hơn khi tổ chức các hoạt động, nhất là khi tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. - Chuẩn bị chu đáo giáo trình giảng dạy trước khi lên lớp. - Làm đồ dùng phù hợp với chủ đề và sử đồ dùng một cách hợp lý, linh hoạt tạo hứng thú cho trẻ. - Lựa chọn các trò chơi hay, phù hợp, hấp dẫn cho trẻ. * Đối với trẻ: - Các trò chơi phù hợp với độ tuổi và chủ đề khiến trẻ rất thích thú tham gia vào trò chơi. 4 of 6 9/20/2024, 8:30 AM
  3. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơ - Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn và hứng thú hơn khi tham gia vào các trò chơi vận động. - Khi tham gia vào các trò chơi, trẻ thích thú hơn với các bài đồng dao.Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi nhanh hơn và dễ dàng hơn. Trò chơi vận động giúp rèn luyện cho những trẻ nhút nhát hòa đồng với các bạn trong nhóm, lớp.Kết quả dduwwocj thể hiện cụ thể qua bảng sau: * Kết quả đánh giá đầu năm học: 2018- 2019. Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 12 48 13 52 tham gia trò chơi vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 10 40 15 60 Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực 20 80 5 20 tốt. Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 10 40 15 60 * Kết quả đánh giá cuối năm học 2018 - 2019 sau khi áp dụng các biện pháp. Nội dung khảo sát Số trẻ đạt Số trẻ chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi 24 96 1 4% tham gia trò chơi vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học. 24 96 1 4% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực 25 100 0 0 tốt. Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt. 24 96 1 4 - Nhìn vào 2 bảng đã cho ta thấy: - Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham gia vận động: từ 48% tăng lên 96%. - Trẻ tích cực tự giác trong giờ học: Từ 40% lên 96%. - Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt: Từ 80% lên 100%. - Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt: Từ 40% đến 96%. 4. Kết luận. - Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động dưới nhiều hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt hơn. - Giáo viên cần phải sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề. - Chuẩn bị đồ dùng , đồ chơi và địa điểm chơi trước khi cho trẻ tham gia vào các trò chơi. - Tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi sẽ giúp bé chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động cùng cô, cùng bạn và những người xung quanh, qua đó trẻ nắm được cách thức thực hiện, các hành động, thao tác, kỹ năng từ cuộc sống. - Trò chơi vận động, tạo nhiều cơ hội để trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng cần thiết, hình thành thái độ, hành vi đúng đắn cho trẻ, góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách phù hợp với độ tuổi. 5. Kiến nghị, đề xuất. * Đối với nhà trường: - Tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhiều hơn nữa thông qua các hình thức: Sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, kiến tập, đi giao lưu học tập. - Tổ chức tốt các ngày lễ hội để cho cô và trẻ được giao lưu và thể hiện khả năng của bản thân. - Nhà trường đầu tư thêm đồ dùng đồ chơi phục vụ giáo dục thể chất phong phú đa dạng hơn. * Với các cấp lãnh đạo cấp trên. - Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, các buổi kiến tập để giáo viên được học tập thêm những kiến thức mới nhằm giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao hơn. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 1. UBND tỉnh tặng Bằng khen Tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm học: 2018- 2019; 2019- 2020. 2. UBND tỉnh tặng danh hiệu: Tập thể lao động xuất sắc năm học: 2019- 2020. 3 Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học: 2018- 2019. 4. Quyết định về việc khen thưởng thành tích năm học 2018- 2019. 5 of 6 9/20/2024, 8:30 AM
  4. Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao việc tổ chức trò chơ PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Trừng Xá, ngày 19 tháng 11 năm 2020 Giáo viên Nguyễn Thị Dung Đánh giá nhận xét của tổ, chuyên môn: TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Trần Thị Luyến Đánh giá nhận xét của đơn vị: HIỆU TRƯỞNG Phạm Thị Vượng Tác giả:Trường Mầm non Trừng Xá 6 of 6 9/20/2024, 8:30 AM