Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

doc 13 trang trangle23 17/08/2023 2890
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_huy_tinh_tich_cu.doc
  • docbìa SKKN - cô Huyền 2015.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời

  1. hơn, hứng thú hơn và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” 1b. Mục đích đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” nhằm giúp trẻ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, tạo hứng thú tích cực cho trẻ ham học hỏi và vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục mang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ. Giúp cho trẻ phát triển chiều cao, sức khỏe, sự khéo léo, nhận thức, tình cảm, 1c. Lịch sử đề tài: Trong năm học 2015-2016, tôi được Ban giám hiệu trường phân công dạy lớp 5-6 tuổi. Tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng phát triển vận động cho trẻ 5-6 tuổi là một nội dung giáo dục hết sức cần thiết giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Từ trước tới nay, việc giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển các tố chất vận động đã có rất nhiều tài liệu, giáo trình đề cập đến. Song thực tế hiện nay, việc giúp trẻ 5-6 tuổi phát triển vận động ít được gia đình, cô giáo chú ý tới: trẻ chưa phát huy hết khả năng của bản thân, trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong hoạt động, chưa khéo léo, vận dụng kỹ năng trong quá trình chơi, Xuất phát từ nhận định trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời”. Đây là đề tài hoàn toàn mới đòi hỏi tôi phải nghiên cứu, sưu tầm rất nhiều thông tin, học hỏi bạn đồng nghiệp, tham khảo các trang mạng, tài liệu, để tìm ra nhiều biện pháp nâng cao chất lượng phát triển vận động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp trẻ phát triển toàn diện. 1d. Phạm vi đề tài: Trong thời gian từ tháng 9/2015 đến tháng 2/2016, tôi đã quan sát 37 cháu ở lớp Lá 2 Trường Mẫu giáo Thị Trấn Thủ Thừa để tìm ra “ Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” 3
  2. II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM: 2a. Thực trạng đề tài: Trong thực tế, trải qua nhiều năm dạy lớp, tôi đã tham gia dự giờ bạn đồng nghiệp trong và ngoài huyện. Được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là là những đồ chơi ngoài trời. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong trường lại chưa đa dạng, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực vận động. Tôi tiến hành thử nghiệm 37 cháu lớp 5 tuổi bắt đầu tháng 9 Thông qua các giờ hoạt động ngoài trời, tôi thấy đa số trẻ thích thú tham gia. Tuy nhiên còn một số trẻ thụ động, chưa có nề nếp khi chơi, chưa sáng tạo khi chơi, chưa mạnh dạn tự tin, * Kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ: Năm Tổng Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt học số trẻ yêu cầu 2015- 2016 Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Tháng 37 7 19% 10 27% 12 32% 8 22% 9 Với kết quả khảo sát cho thấy số cháu đạt ở mức khá, tốt còn ít, vẫn còn cháu xếp loại ở mức chưa đạt yêu cầu. Nên tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa phát huy được tính tích cực vận động trong giờ hoạt động ngoài trời: - Trẻ còn chen lấn, xô đẩy và tranh giành đồ chơi. Chưa chấp hành kỷ luật khi chơi. - Trẻ chưa mạnh dạn tự tin. - Đồ chơi ngoài trời chưa đa dạng. - Giáo viên chưa có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức chơi ngoài trời. - Việc tổ chức cho trẻ chơi chưa hấp dẫn trẻ - Phụ huynh bận rộn công việc nên chưa quan tâm đến việc phát huy tính cực vận động cho trẻ Đứng trước những khó khăn như vậy tôi mạnh dạn đưa ra “Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời” 2b. Nội dung cần giải quyết: - Cơ sở thực tế: *Thuận lợi: - Được nhà trường quan tâm tạo điều kiện, giúp đỡ về chuyên môn, ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập của trẻ. - Nhà trường quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên học tập và tham quan dự giờ bạn đồng nghiệp. 4
  3. - Một lớp học có 2 giáo viên chủ nhiệm. - Bản thân tôi rất tâm huyết với nghề, luôn có trách nhiệm, tinh thần học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, luôn tìm tòi nghiên cứu để tạo ra đồ chơi mẫu cho trẻ làm theo để phát huy tính tích cực vận động cho trẻ. - Các bậc phụ huynh đã hiểu rõ về tầm quan trọng của bậc học mầm non, nên họ có nhiều sự ủng hộ trong việc giảng dạy cho trẻ. *Khó khăn: - Thời gian đầu trẻ đến lớp còn nhiều nhút nhát, chưa thật sự mạnh dạn tự tin. - Vẫn còn một số phụ huynh chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực vận động cho con em mình. - Thiết bị, đồ dùng phục vụ vẫn còn hạn chế, chưa phong phú. - Cơ sở lý luận: Việc giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động thông qua hoạt động ngoài trời nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. Vì vậy giáo viên cần: + Phối hợp với giáo viên trong lớp lên kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi và lựa chọn các loại nguyên vật liệu địa phương. + Phối hợp với phụ huynh học sinh. + Tham quan học hỏi bạn đồng nghiệp trong và ngoài huyện để thêm có kinh nghiệm làm đồ chơi ngoài trời . + Tham khảo tài liệu, cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động. + Tạo môi trường mới lạ cho trẻ. 2c. Biện pháp cần giải quyết: * Biện pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức chơi ngoài trời: - Nghiên cứu sách, tài liệu, trang mạng. - Thảo luận cùng bạn đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm tổ chức cho trẻ chơi. - Xây dựng kế hoạch cho trẻ vui chơi phù hợp với trẻ, với độ tuổi, với chủ đề. Trẻ lớp tôi được tập luyện với các vận động phù hợp: + Phát triển được các vận động cơ bản( vận động thô): đi, chạy nhảy, leo trèo, thăng bằng, bật + Phát triển được các vận động tinh: vận động của bàn tay, sự khéo léo của các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay, kỹ năng sử dụng các đồ dùng dụng cụ. + Phát triển các nhóm cơ, xương: Cơ tay, cơ chân, cơ lưng, cơ bụng Trẻ thực hiện được các vận động theo nhạc, nhịp điệu, hiệu lệnh bằng lời với các dụng cụ: bóng, gậy, vòng, quả bóng * Biện pháp 2: Xây dựng môi trường vật chất mới lạ: - Chuẩn bị một số đồ chơi ngoài trời cho cháu chơi. + Ví dụ: dây, chai, phễu, cọ, mũ con vật, bóng, túi cát, - Sưu tầm tranh ảnh, chữ cái, chữ số, các loại hạt, 5
  4. - Từ những nguyên vật liệu sưu tầm được như len, vải vụn, bìa lịch cũ, xốp, gỗ tôi đã cùng giáo viên trong lớp làm bổ sung những đồ dùng còn thiếu cho đủ để phù hợp với đề tài, phù hợp với chủ đề. - Tham mưu ban giám hiệu bổ sung một số đồ chơi ngoài trời như: cầu tuột, xích đu, thang leo, cầu khỉ, cà kheo, ném vòng, cổng chui, ống chui, - Chuẩn bị đất trồng, dụng cụ trồng và chăm sóc cây để trẻ tham gia trò chơi làm vườn . - Chuẩn bị một số loại cây trồng, hạt giống (hạt mướp, hạt bầu, hạt dền, mồng tơi, ) cho trẻ gieo trồng và quan sát * Biện pháp 3: Tham quan học hỏi bạn đồng nghiệp trong và ngoài huyện để thêm có kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi. - Dự giờ bạn đồng nghiệp và học hỏi những kinh nghiệm làm đồ dùng đồ chơi cũng như cách hướng dẫn trẻ chơi. Tham gia các chuyến tham quan học tập bạn đồng nghiệp trong và ngoài huyện để học hỏi thêm kinh nghiệm giúp trẻ tự tạo đồ chơi. + Ví dụ: Chủ đề “Mùa Xuân”, tôi sẽ phối hợp với đồng nghiệp tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi vận động “Kéo co”, “chuyền bóng”, “ném bóng vào rổ”, và thi đua giữa các lớp với nhau. + Ví dụ: học được cách làm cầu khỉ cho trẻ đi thăng bằng từ tre. Làm cầu thăng bằng từ bánh xe hơi cũ và dây xích. Làm dụng cụ cho trẻ đi thăng bằng từ gáo dừa. Làm túi cát từ vải vụn, cát. Làm dụng cụ cho trẻ chơi bong rổ từ lưới và niềng xe máy, * Biện pháp 4: Tham khảo tài liệu, cách hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi. - Nghiên cứu các trang mạng trên google, facebook, cách làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu địa phương. Từ đó đưa vào giúp trẻ tự tạo đồ chơi cho trẻ chơi. + Ví dụ: Sưu tầm một số lá dừa và hướng dẫn trẻ thắt con cào cào. Sau đó cho trẻ cầm cào cào và chơi Thi ai nhanh. + Ví dụ: Làm chong chóng giấy cho trẻ chơi. Chuẩn bị: Ghim kẹp giấy ( loại bảng lớn), Giấy màu các loại, Kềm ( nếu có), Kéo, Ống hút ( loại ống dầy dài 12 inch) hoặc chiếc đũa gỗ, Hạt chuỗi xâu đủ màu, Mô hình chong chóng. Cách làm:Với cách làm chong chóng giấy 6 cánh này, cần tải mô hình chong chóng về, sau đó cắt giấy màu theo mẫu đã tải. Tiếp theo cách làm chong chóng, xếp nếp góc dọc theo một cạnh của mỗi cánh hoa làm sao cho chúng thật đều nhau. Sau đó, vuốt thẳng ghim kẹp giấy và thả một hạt chuỗi màu vào, sau đó uốn cong một góc của dây ghim kẹp để hạt chuỗi không bị rơi ra. Lần lượt xếp một bông hoa chong chóng và một vòng tròn lại như trong hình. Sau đó xuyên ghim kẹp giấy đã làm ở bước 2 để cố định hình chong chóng. Sau khi đã làm xong, cho tiếp một hạt chuỗi màu vào nữa. Cuối cùng bạn bọc đoạn còn lại của ghim kẹp xung quanh đỉnh của ống hút và chú ý không bọc sát phần đầu của chong chóng để cho hạt chuỗi có khoảng cách. 6
  5. * Biện pháp 5: Tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời: - Sau khi lựa chọn được một số nguyên vật liệu tôi làm một số sản phẩm gợi ý để ở một nơi nào đó trẻ dễ thấy nhằm tạo yếu tố bất ngờ đối với trẻ. Trẻ rất nhạy cảm khi thấy sự thay đổi mới lạ và hấp dẫn. Trẻ sẽ say sưa ngắm nghía, bàn luận. Sau đó cô sẽ dùng lời nói kích thích trẻ tham gia chơi. + Ví dụ: khi trẻ được cô cho xem những chong chóng giấy xoay trong gió, trẻ thích thú ngắm nghía, bàn luận. Sau đó, cô hướng dẫn làm chong chóng. Cho trẻ chơi với những cái chong chóng mà tự mình làm - Tôi đã hướng dẫn trẻ cùng làm những chiếc mũ thỏ, mũ cáo, mũ chim, mũ chó sói đầu tiên tôi vẽ hình sau đó cho trẻ dùng bút vẽ mắt, miệng và tô màu giúp cô. Sau đó, tôi cho trẻ đóng vai các con vật và tham gia vào trò chơi. + Ví dụ: cho 1 trẻ đóng vai cáo, các bạn còn lại đóng vai thỏ và cùng tham gia vào trò chơi “Cáo và thỏ” + Ví dụ: cho trẻ “đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát” thông qua trò chơi “Giúp dân chống lũ”. Trẻ sẽ thích thú khi được đóng vai chú bộ đội giúp dân chống lũ. - Cảm giác nhịp điệu cũng được phát triển khi cho trẻ tập với các dụng cụ. Trẻ cầm vòng, gậy, cờ, nơ để tập các động tác phối hợp với âm nhạc, lời ca giúp ích rất nhiều cho trẻ. - Tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian. - Tổ chức cho trẻ tham gia chơi các trò chơi phát triển giác quan: Trẻ lắng nghe tiếng động, tiếng kêu ở đâu, nghe tiếng gió thổi, lá rụng, chim hót; ngửi mùi hoa, mùi của lá cây, cảm nhận nhận ánh nắng mặt trời. Qua trò chơi “ai tinh mắt?”: đoán cây qua lá, đoán vật bằng tay. Trò chơi “ai thính tai?”: đoán xem tiếng động gì? - Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tăng cường nhận thức của trẻ: "Trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá, để biết được tính chất của chúng. Chơi với lá cây như xếp l thành những hình dạng khác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ như hình bông hoa, căn nhà, con bướm . Trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực - trường nhằm phát triển sự tỉ mỉ ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh trong trường và phân loại chung nhóm có hoa, nhóm không có hoa, nhóm ăn quả .Qua những trò chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với thế giới - xung quanh, cách chăm sóc cây xanh và bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ cách giao tiếp lịch sự với mọi người. Hoạt động giúp phát triển vận động ở trẻ: Chơi với các đồ chơi có sẵn trong trường thông qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị dụng cụ vận động ngoài trời: cầu tuột, thang leo, các vận động tung, ném, chuyền, bắt bóng, - Tổ chức một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động ngoài trời phù hợp với từng chủ đề. Chủ đề mùa xuân, sưu tầm thêm những trò chơi dân gian trong lễ hội mùa xuân dạy cho trẻ chơi: đá cầu, nhảy dây, ném còn, bịt mắt bắt dê. + Ví dụ: Sau khi chơi trò “Tay trắng tay đen” và “ Oẳn tù tì”, người thua sẽ phải bị bịt mắt và đi tìm dê, những người khác làm dê chạy nhảy xung quanh. 7
  6. Những người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” hoặc trêu chọc, người bị bắt làm dê phải luôn né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Khi nào người bị bịt mắt chạm vào con dê nào thì người đó bị bịt mắt. Sau khi dùng khăn tay bịt mắt, mọi người sẽ chạy xung quanh người bịt mắt bằng cách đập vào vai hay vuốt má người bị bịt mắt rồi chạy khi người đó chụp mình. Khi người bị bịt mắt chụp được người nào, phải đoán và nói tên người đó. Nếu nói đúng thì người bị bắt bị bịt mắt, nếu nói sai trò chơi tiếp tục như cũ. Người bị bắt có thể lừa người bị bịt mắt bằng cách khụy chân xuống giả làm người lùn hoặc kiễng chân lên cao, cốt làm sao cho người bị bịt mắt không đoán ra mình. Thông qua trò chơi giúp trẻ rèn khả năng phán đoán, linh hoạt. - Ứng dụng đồng dao, hò vè, câu đố vào trò chơi nhằm phát triển 5 mục tiêu giáo dục. + Ví dụ : Qua những câu hò vè giúp cho trẻ kích thích hứng thú khi hoạt động vừa hát vừa vui vẻ nhặt lá vàng rơi hay thích thú khi vẽ những lá vàng mà trẻ đã nhặt được trong sân trường. Đồng thời còn giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ về các từ khó như chữ " v, r ", rèn luyện cho trẻ phát âm chuẩn hơn và nhận thức phải giữ gìn bảo vệ môi trường sạch ở mọi nơi và phát triển tính sáng tạo, thẩm mỹ cho trẻ với mọi sự vật trong thiên nhiên: “Ve vẻ ve ve. Thấy lá vàng rơi. Cùng nhau thi đua. Nhặt lá vàng rơi. Sân trường thêm sạch. Thêm sạch cái mà thêm sạch. Các bạn ới ời ơi. Cùng nhau thi đua. Tranh tài vẽ đẹp. Xem ai sáng tạo. Được các bạn khen. Được khen cái mà được khen!” + Ví dụ: Trò chơi bẩy chim: Luật chơi : Khi nghe hiệu lệnh thì những bạn làm bẩy sẽ ngồi xuống , những bạn nào còn nằm trong vòng tròn thì sẽ bị bắt và thay thế làm bẩy. Cách chơi : Chia làm hai nhóm, một nhóm làm bẩy và nhóm còn lại làm chim. Nhóm làm những con chim thì hai tay vẫy chạy ra chạy vào vòng tròn còn những bạn làm bẩy thì nghe hiệu lệnh nắm chặt tay và ngồi xuống. Khi bắt đầu chơi cả hai nhóm đều hát bài hát đọc bài đồng dao. Khi đã bắt hết chim thì các bạn đổi vai cho nhau. Với trò chơi này giúp cho trẻ củng cố lại các bài đồng dao trẻ đã được học và phát triển các cơ cho trẻ nhanh nhẹn qua các hoạt động chạy, bay, lượn tay khi chạy, đồng thời kích thích cho trẻ hứng thú khi được vận động chơi. * Biện pháp 6: Phối kết hợp cùng phụ huynh Phát huy tính tích cực vận động cho trẻ không chỉ được rèn luyện ở trường là đủ mà trẻ phải được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để cùng nâng cao thể lực cho trẻ. 8
  7. Ngay từ đầu năm học, dưới sự chỉ đạo nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh, thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ trong nhà trường. Trong buổi họp phụ huynh, tôi đã thông báo những trẻ bị béo phì, suy dinh dưỡng, thấp còi để phụ huynh biết. Vấn đề này đã được đưa ra trước cuộc họp, đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. Trong các giờ đón trả trẻ, bản thân tôi luôn trao đổi với phụ huynh về sự phát triển thể chất của trẻ cũng như các vấn đề phát triển khác về thẩm mỹ, ngôn ngữ của trẻ là rất cần thiết. Cùng với phụ huynh, các bác cấp dưỡng động viên khuyến khích trẻ ăn nhiều, ăn hết khẩu phần, đầy đủ các chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhắc nhở phụ huynh theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng theo kỳ, mỗi năm 4 kỳ và 2 lần khám sức khỏe, theo dõi sổ bé chăm ngoan. Vận động phụ huynh làm đồ chơi ngoài trời cho cháu chơi: cầu khỉ, ném vòng, cầu thăng bằng. Phối hợp với phụ huynh tìm những nguyên vật liệu địa phương để tạo môi trường ngoài trời lôi cuốn hấp dẫn trẻ. 2d. Kết quả, chuyển biến của đối tượng: Từ những biện pháp trên tôi đã sử dụng vào việc giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời , kết quả cho thấy: - Có kế hoạch cho trẻ chơi ngoài trời phù hợp độ tuổi, chủ đề. - Việc tổ chức cho trẻ chơi đạt hiệu quả hơn so với trước. Trẻ tham gia vào các trò chơi hứng thú và tích cực. - Đồ dùng đồ chơi ngoài trời đa dạng, phong phú và hấp dẫn trẻ hơn so với trước: Cầu khỉ bằng tre, ống chui bằng vải, ném vòng, cà kheo, - Trẻ tích cực tạo ra đồ chơi để chơi. Biết được cách làm các đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi từ các nguyên vật liệu khác nhau: bánh xe, vải, dây thừng, Trẻ tạo được chong chóng bằng giấy để chơi, biết cách bện dây vải để chơi kéo co, - Được sự chia sẻ của bạn đồng nghiệp về những mới lạ trong việc tổ chức cho trẻ chơi. - Được sự quan tâm, ủng hộ của ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu hỗ trợ đồ chơi ngoài trời đa dạng. - Trẻ rất hứng thú với các đồ chơi tự tạo. Trẻ rất nhạy cảm khi thấy sự thay đổi mới lạ và hấp dẫn. Trẻ say sưa ngắm nghía, bàn luận, và tham gia chơi. - Phụ huynh quan tâm hơn trong việc học và chơi của cháu. Phụ huynh hài lòng khi thấy cháu có tích cực vận động hơn so với đầu năm. - Phụ huynh ủng hộ nguyên vật liệu sẵn có rất đa dạng và phong phú: tre, vải, bánh xe, gáo dừa, lá dừa, chai, bóng, các loại hạt, - 100% phụ huynh ủng hộ giáo viên trong công tác giảng dạy cho trẻ. 9
  8. * Kết quả về chất lượng trên trẻ: Năm học Tổng Tốt Khá Đạt yêu cầu Chưa đạt 2015-2016 số trẻ yêu cầu Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Tỉ lệ Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Số trẻ % Tháng 9 7 7 19% 10 27% 12 32% 8 22% Tháng 2 7 20 54% 12 32% 5 14% 0 0% Tóm lại: Với kết quả trên tôi thấy học sinh của lớp rất hứng thú tham gia hoạt động, có sự tiến bộ, mạnh dạn tự tin, tích cực vận động, đoàn kết, chia sẻ. 10
  9. III/ KẾT LUẬN: 3a. Tóm lược giải pháp: Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài, bản thân là giáo viên mầm non những người ươm mầm xanh tương lai tạo dựng thế hệ cho mai sau, tôi nhận thấy việc giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết trong trường mầm non. Bởi vì nó rất gần gũi, thiết thực đối với trẻ, góp phần vào sự phát triển toàn diện cho trẻ. Đối với trẻ thơ, giúp trẻ phát huy tính tích cực là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về “đức – trí – lao – thể - mỹ”. Tuy nhiên, cũng phải từng độ tuổi để chọn trò chơi cho phù hợp, không nên bắt buộc trẻ, mà giáo viên cần phải tạo môi trường không gian cho trẻ được trải nghiệm dần dần “Trẻ học mà chơi, chơi mà học”. Nếu việc giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động đạt hiệu quả cao thì sẽ góp phần vào việc hình thành nhân cách tốt, và góp phần trong việc xây dựng con người vừa có đức, vừa có tài, có sức khỏe, là con người Việt Nam mới. Việc giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động sẽ được nâng cao và tốt hơn nếu mỗi giáo viên luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, luôn có ý thức tự rèn luyện ham học hỏi, không ngừng sáng tạo. Biết tạo môi trường cho trẻ hoạt động một cách tích cực, biết phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Tóm lại: Chúng ta là những người làm công tác giáo dục cần tạo cho trẻ được sống trong môi trường sư phạm lành mạnh, tạo điều kiện cho trẻ được phát huy tính tích cực, sáng tạo của bản thân. Cần có lương tâm trách nhiệm, thương yêu trẻ như con của mình. Yêu nghề gương mẫu, tạo cho trẻ bầu không khí gần gũi, yêu thương ấm áp, thân thiện khi đến lớp. Cần tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình quy định. Ngoài ra, cần phải phối kết hợp cùng với gia đình để giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động cho trẻ. 3b. Phạm vi, đối tượng áp dụng: * Đối tượng nghiên cứu: Sưu tầm và tự nghĩ ra cách làm thế nào để tổ chức hoạt động ngoài trời thật hấp dẫn, và thu hút trẻ nhằm phát huy tính tích cực vận động. * Phạm vi nghiên cứu: Tiến hành và nghiên cứu thực nghiệm các biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động của trẻ tại lớp Lá 2 Trường Mẫu giáo Thị Trấn Thủ Thừa. 3c. Kiến nghị với các cấp về điều kiện thực hiện: Một số kiến nghị trong việc giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động. Kính mong nhà trường, Phòng giáo dục và đào tạo giúp đỡ. * Đối với phòng giáo dục: - Mở hội thi “Đồ chơi tự tạo cấp huyện” - Tổ chức tham quan dự giờ các trường điểm để giáo viên có cơ hội học hỏi và có thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. 11
  10. - Cung cấp tài liệu, sách, báo, về cách hướng dẫn làm đồ chơi bằng các nguyên vật liệu địa phương. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể quan tâm hơn nữa về việc ủng hộ đồ dùng đồ chơi ngoài trời. * Đối với nhà trường: - Cần tổ chức cho giáo viên tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp ở các trường điểm để củng cố về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động 12
  11. IV.PHẦN PHỤ LỤC: DANH MỤC VÀ TÀI LIỆU KHAM KHẢO 1. Chăm sóc giáo dục mẫu giáo và hướng dẫn thực hiện 5 - 6 tuổi - nhà xuất bản giáo dục. 2. Các bài tập phát triển vận động và trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo. 3. Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non. 4. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. 5. Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo chủ đề. 6. Tạp chí giáo dục Mầm non 7. Luật giáo dục năm 2005, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội 8. Nhiệm vụ năm học 2015-2016 Trên đây là đề tài “Một số biện pháp phát huy tính tích cực vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời”. Rất mong được sự góp ý, tham gia ý kiến của quý ban và hội đồng khoa học . Xin chân thành cảm ơn! Thủ Thừa, ngày Tháng năm 2016 Người viết Trương Thị Bích Huyền Trương Thị Bích Huyền 13