Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi

docx 13 trang binhlieuqn2 08/03/2022 12011
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_phat_trien_ngon_ngu_c.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi

  1. I: TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẩu Giáo Bé 3-4 tuổi. II: PHẦN MỞ ĐẦU: 1: Lý do chọn đề tài: Ngôn ngữ là phương tiện nhận thức và giao tiếp hữu hiệu nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người mới thể hiện nhận thức của mình để giao tiếp và hợp tác với nhau. Đối với trẻ em, Ngôn ngữ đóng một vai trò cũng đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và phát triển nhân cách, là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập, vui chơi. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ, luyện phát âm, và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác. Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Là một giáo viên Mầm Non trực tiếp đứng lớp Mẫu Giáo Bé 3-4 tuổi, tôi đã nhận thức được rằng mình cần phải tìm tòi đưa ra được những biện pháp, phương pháp và hình thức dạy đổi mới để kích thích sự hứng thú, say mê của trẻ nhằm khuyến khích trẻ nói nhiều, đọc nhiều, giúp trẻ cảm nhận được cái hay,cái đẹp trong tiếng mẹ đẻ, những hành vi đẹp trong cuộc sống ,từ đó trẻ biết sử dụng những ngữ điệu của mình để thể hiện tình cảm nhằm nâng cao hiệu quả ngôn ngữ cho trẻ. Nắm được ý nghĩa và tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với sự phát triển trẻ là một giáo viên Mầm non tôi đã mạnh dạn đưa đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo Bé 3-4 tuổi” . 2: Mục đích nghiên cứu: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, luyện phát âm, và nói đúng ngữ pháp trong giao tiếp. - Khắc phục khả năng nói cụt, nói không trọn câu khi diển đạt. - Làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sức biểu cảm. 3: Đối tượng nghiên cứu. - 17 trẻ Mẫu giáo bé 3-4 tuổi – Lớp C2, của Trường Mầm Non Quyết Thắng - Bến Quan. Và các hoạt động giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường Mầm Non Quyết Thắng Bến Quan. 4 : Phương pháp nghiên cứu. 4.1: Phương pháp nghiên cứu lý luận. - Phân tích tổng hợp các tài liệu có liên quan đến thực tiễn và công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. 1
  2. 4.2: Phương pháp nghiên cứu thực tiển. * Phương pháp điều tra: - Điều tra về mức độ, khả năng ngôn ngữ của trẻ - Tìm hiểu các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt kết quả cao nhất. * Phương pháp quan sát: - Quan sát các biểu hiện, cách phát âm, cách dùng từ và khả năng đối thoại. của trẻ thông qua hoạt động hàng ngày. * Phương pháp đàm thoại: -Đàm thoại với các đồng nghiệp để trao đổi các kinh nghiệm hay trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Đàm thoại với phụ huynh để tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khi ở gia đình, trao đổi cách dạy trẻ để cùng phối hợp thực hiện. - Đàm thoại trực tiếp với trẻ trong quá trình thực hiện các biện pháp giáo dục. * Phương pháp thực hành: - Bao gồm các phương pháp trò chơi, giao nhiệm vụ * Phương pháp toán học: - Xử lý những số liệu khảo sát, kết quả, mức độ đạt được, để rút ra kinh nghiệm hay cho vấn đề nghiên cứu. 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. * Phạm vi: - Nghiên cứu thực trạng khả năng ngôn ngữ của trẻ lớp C2 - Mẫu giáo bé 3-4 tuổi tại trường Mầm Non Quyết Thắng- Bến Quan. * Kế hoạch: - Thời gian thực hiện bắt đầu từ tháng 8 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018 - Tháng 8: Nghiên cứu lý luận của đề tài - Tháng 9: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở trường mầm non Quyết Thắng- Bến Quan - Từ tháng 10 /2017 đến tháng 3/2018 : Áp dụng các giải pháp đã nghiên cứu vào thực tiễn công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Tháng 4: Đánh giá, viết báo cáo. III. NỘI DUNG. 1: Cơ sở lý luận: 2
  3. Trong cuộc sống của chúng ta, ai ai củng phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp với những người xung quanh. Đối với trẻ Mầm Non, thì qua giao tiếp bằng ngôn ngữ và tư duy sẽ cung cấp những kiến thức, trí thức về thế giới xung quanh , mở rộng hiểu biết và tích luỹ vốn kinh nghiệm cá nhân, làm giàu vốn từ, phát triển ngôn ngữ giàu hình tượng, giàu sức biểu cảm, đồng thời rèn luyện khả năng tri giác đối tượng, khả năng trình bày ngôn ngữ một cách mạch lạc, logic, có trình tự chính xác, giáo dục thái độ cách ứng xử cho trẻ thông qua các bài học, dạy trẻ biết yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên và con người . Thông qua hoạt động hàng ngày như chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện giúp trẻ phát triển vốn từ, luyện phát âm và nói đúng ngữ pháp, trẻ nói đủ câu, trọn nghĩa, vốn từ phát triển rõ rệt, trẻ nói rõ ràng, diển đạt mạch lạc, đọc thơ , kể chuyện diễn cảm. Vì vậy phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng là việc làm cần thiết trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. 2: Thực trang : Qua việc dự giờ và giảng dạy các hoạt động của trẻ Mẫu giáo 3-4 tuổi, tôi thấy khả năng diển đat ngôn ngữ còn hạn chế, trẻ còn ấp úng, nói ngọng, câu còn cụt, thiếu chủ ngữ vị ngữ. Vì vậy dựa trên khả năng diển đạt phát triên ngôn ngữ của trẻ, người lớn cần phải nói đúng câu, nói những lời hay ý đẹp, dạy trẻ nói lời cảm ơn, xin lổi. Qua việc giảng dạy trẻ 3-4 tuổi, bản thân tôi nhận thấy ngôn ngữ của trẻ không đồng đều, khi giao tiếp trẻ chưa thể hiện đúng ngữ điệu, cử chỉ của lời nói, phát âm còn ngọng, dùng từ chưa chính xác, diển đạt chưa logic, câu từ chưa lưu loát, trẻ còn nói ngọng, nói lắp, vì vậy cô cần phải tìm hiểu rỏ nguyên dân dẫn đến để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Những trẻ nhút nhát, ít tiếp xúc với bạn trong lớp, ngại giao tiếp với những người xung quanh dẫn đến trẻ kém hiếu động, vì vốn từ giao tiếp ít, nghèo nàn. Ở gia đình, bố mẹ bận rộn, không quan tâm, chú trọng đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ, trẻ nói trống không, câu cụt không đầy đủ chủ ngữ , vị ngữ. 2.1: Thuận lợi: - Trường được Phòng Giáo dục, các ban ngành đoàn thể quan tâm, giúp đở và chỉ dạo sát sao trong tất cả các hoạt động. - Ban giám hiệu luôn quan tâm, giúp đỡ , khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo của giáo viên, lun chăm lo đến mọi hoạt động phát triển của trẻ, Trường có nề nếp, tiên phong trong mọi hoạt động. - 100% trẻ được ăn bán trú tại Trường. 3
  4. - Phụ huynh luôn quan tâm, ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng đồ chơi, học liệu trong các ho¹t ®éng. - Bản thân nắm chắc phương pháp dạy học, luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm của chị em trong trường để nâng cao trình độ chuyên môn. - Luôn tham gia dự giờ học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp. 2.2: Khó khăn: - Phòng học còn chật hẹp , làm hạn chế hoạt động của trẻ. - Cở sở vật chất trường lớp còn thiếu. - Trẻ trong lớp có hai độ tuổi: nhà trẻ và mẫu giáo bé 3-4 tuổi, làm khó khăn trong việc giảng dạy củng như tổ chức các hoạt động. - Bên cạnh các trẻ chưa nhanh nhẹn, còn nhút nhát, thụ động còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh hưởng đến vấn đề ngôn ngữ cña trÎ. - Bên cạnh đó, những bộn bề lo toan cho công việc, cho đời sống kinh tế của mỗi gia đình nên việc chú trọng, quan tâm giáo dục cho con cái ngày càng hạn chế, bị lãng quên. 2.3 : Kết quả khảo sát: Để làm tốt vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Bé 3-4 tuổi, đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng phát triển ngôn ngữ tại Lớp C2. Kết quả như sau: TT Nội dung Chiếm Đạt(%) 1 Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ 9/17 52,9% 2 Trẻ phát âm chính xác từ ngữ , ít sử dụng ngôn 8/ 17 47 % ngữ địa phương 3 Trẻ nói đủ câu và câu có nghĩa 8/ 17 47 % 4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, đúng ngữ pháp 9/ 17 52,9% 5 Trẻ biết kể chuyện diễn cảm, rõ ràng, đúng ngữ 7/ 17 41 % pháp 3: Biện pháp: 3.1: Xây dựng môi trường thân thiện: Môi trường học tập là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Môi trường trong nhà trường theo phương châm lấy trẻ làm trung tâm, để trẻ có thể tự mình khám phá, trải nghiệm, và giao tiếp với bạn. Để từ đó trẻ có thế tự tin, mạnh dạn sử dụng những hiểu biết, khả năng ngôn ngữ của mình để giao tiếp với bạn và giải quyết vấn đề. Trường, lớp học an toàn, sạch sẽ, thoáng mát, đủ ánh sáng, đủ đồ dùng, đồ chơi phù hợp với lứa tuổi là những điều 4
  5. kiện thuận lợi giúp trẻ hoạt động. Thiết kế, bố trí tạo không gian hợp lý ở các góc chơi, xây dựng nội dung chơi cụ thể ở các góc theo từng chủ điểm, đặt tên góc sao cho dễ hiểu nhưng lại hấp dẫn như “ Siêu thị mini”, “ Bé vui học Toán” Sau mỗi chủ điểm tôi thay đổi cách trang trí và hoạt động ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ. ( Góc Phân vai ) ( Góc Bé học Toán) 3.2: Xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng ngôn ngữ của Trẻ. Dựa vào tình hình của trẻ, trên cơ sở kế hoạch năm, tháng của nhà trường, tôi đã xây dựng kế hoạch năm, tháng , tuần phù hợp với đặc điểm nhóm lớp. Kết thúc từng chủ đề, tôi đánh giá lại những việc làm được và chưa làm được, từ đó rút kinh nghiệm cho những chủ đề sau. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, tôi chú ý đến việc giáo dục trẻ về phát triển ngôn ngữ mạch lạc, bồi dưỡng thêm cho trẻ đọc thơ, kể chuyện theo tranh vào các buổi chiều hoặc mọi lúc mọi nơi. Lên kế hoạch trò chuyện với trẻ hàng ngày, chú ý quan tâm nội dung của các buổi trò chuyện đó. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề “ Thực vật quanh bé ”: Trong tuần 1: Chủ đề “ Bé thích cây xanh ” , tôi lựa chọn những nội dung sau: Thứ 2: Trò chuyện với trẻ về cây Cao su . Trong buổi sinh hoạt chiều tôi cùng trẻ tiếp tục kể chuyện về loại cây xanh khác. Thứ 3: Tôi dạy trẻ làm quen bài thơ “ Cây dây leo ” Buổi chiểu : Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian “ Trồng nụ trồng cà ”. Trong những giờ đón - trả trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về nội dung đã học trong tuần phù hợp với chủ đề. Khi thực hiện kế hoạch tôi luôn bám sát chương trình dạy, nhằm theo dỏi rèn luyện những trẻ cá biệt. Đặc biệt chú ý rèn cho những trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, trẻ nói ngọng , nói lắp, nói chớt 5
  6. . ( Trò chuyện với Trẻ về Hoa Tím ) ( Dạy trẻ đọc thơ “ Cây dây leo) 2.3: Phát triển ngôn ngữ qua hoạt động vui chơi: Đối với trẻ lứa tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học, trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vào vai chơi khác trong cuộc sống của con người , tôi tiến hành lồng ghép ngôn ngữ vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại bằng những ngôn ngữ để giao tiếp với bạn chơi , muốn chơi tốt các vai thì vốn từ giao tiếp của trẻ phải thật phong phú, đa dạng. Qua đó giúp trẻ hình thành thói quen hành vi văn minh, trẻ mạnh dạn , thành thạo dần trong giao tiếp, ứng xử, biết chào hỏi đối với mọi người xung quanh mình. Ngoài ra khi chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết với bạn bè, không tranh dành đồ chơi với bạn. : + Qua trò chơi “ Bán hàng”-“ Xây dựng “ Yêu cầu Trẻ (người mua hàng, và người bán hàng) phải nói đủ câu, đúng cấu trúc ngữ pháp mới có thể tham gia tốt vào trò chơi. + Cô,chú mua gì ạ? + Bán cho tôi quả chuối, Quả chuối này bao nhiêu tiền ?. + Chú đang xây gì đấy ? Chúng tôi đang xây vườn hoa ! ( Bé chơi bán hàng) ( Bé xây dựng vườn hoa) 6
  7. + Qua hoạt động ngoài trời Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát hoa đồng tiền. Tôi đặt cái câu hỏi “ Đây là hoa gì? Hoa có màu gì? Nhưng những lần quan sát sau tôi đã tích cực lời nói của trẻ và đưa ra các câu hỏi khác như “ Hoa gì có nhiều cánh”, “ Hoa gì có nhiều cánh màu đỏ” trẻ có thể vận dụng linh hoạt những kinh nghiệm trước và trả lời câu hỏi mạch lạc, logic bằng vốn ngôn ngữ của bản thân. ( HĐ quan sát Hoa đồng tiền) ( Trẻ vui chơi ở Góc Vận động) + Qua các trò chơi dân gian: Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy sáng tạo, khéo léo mà còn phát triển khả năng ngôn ngữ, những bài đồng dao, bài vè sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ ngữ, khả năng đọc mạch lạc, lưu loát và thể hiện được cường độ, sắc thái tình cảm của ngôn ngữ khi giao tiếp. Ví dụ: Khi tổ chức chơi Trò chơi dân gian “ Xỉa cá mè” trẻ không những được chơi thoải mái sau giờ học căng thẳng, mà thông qua bài đồng dao “ Xỉa cá mè” ngôn ngữ của trẻ được phát triển, trẻ vừa đọc bài đồng dao vừa chơi. ( Trẻ chơi trò chơi “ Xỉa cá mè”) 7
  8. 2.4: Phát triển ngôn ngữ qua hoat động học. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tiết học đã giúp khả năng ngôn ngữ ở lớp tôi tăng lên rõ rệt, trẻ biết sử dụng ngôn ngữ trẻ trả lời các câu hỏi của cô, vận dụng linh hoạt vào trò chơi. + Đối với giờ học làm quen với Toán : Không những cung cấp cho trẻ các biểu tượng , các thuật ngữ Toán học, các phép đếm, so sánh, sắp xếp có quy tắc, mà khả năng ngôn ngữ của trẻ của phát triển rỏ rệt, trẻ trả lời câu mạch lạc, chính xác các thuật ngữ, để từ đó vốn từ vựng trẻ được mở rộng. Ví dụ: Khi dạy trẻ “ So sánh cao thấp”, giáo viên dạy trẻ nói trọn câu và đúng thuật ngữ Toán là “ Cây hoa màu đỏ thấp hơn cây hoa màu vàng, cây hoa màu vàng cao hơn cây hoa màu đỏ” ( Hoạt động LQV Toán “ So sánh Cao – Thấp) + Đối với hoạt động khám phá khoa học : “ Trò chuyện về hoa Dạ yến thảo ”. Trẻ dùng sự hiểu biết của mình, khả năng ngôn ngữ từ vựng để gọi tên, nhận biết được các đặc điểm, các bộ phận và lợi ích của Hoa Dạ yến thảo. 8
  9. ( Hoạt động PKKH Hoa Dạ yến thảo) + Đối với hoạt động làm quen Văn học: Đây là hoạt động mà làm tăng khả năng ngôn ngữ mạch lạc của trẻ. Do vậy khi tổ chức hoạt động này, tôi xây dựng các câu hỏi đàm thoại có hệ thống, từ cụ thể đến khái quát hoặc từ khái quát đến cụ thể để nhằm giúp trẻ trình bày sự hiểu biết của mình và trẻ biết định hướng khi trả lời, Ví dụ: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Bác gấu đen và hai chú Thỏ ”, tôi hỏi trẻ: Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? Câu chuyện có những nhân vật nào? Có chuyện gì xãy ra với bác gấu đen. Bên cạnh , tôi chú ý quan sát khả năng diễn đạt của trẻ, đồng thời tập cho trẻ nói trọn câu, nói rõ từ, những từ mà trẻ chưa nói được tôi cho trẻ nhắc lại, có thể tôi đọc trước cho trẻ nghe sau đó cho trẻ đọc theo. ( Cô đang diển rổi truyện “ Bác Gấu đen và hai chú Thỏ) 2.5: Phối hợp với phụ huynh: 9
  10. Để việc giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc đem lại hiệu quả cao, công tác phối hợp với phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cụ thể, qua những lúc đón trẻ , trả trẻ, những buổi họp phụ huynh đầu năm, họp sơ kết học kì I, họp cuối năm, tôi luôn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Nếu có điều kiện tôi sẽ mời phụ huynh tham gia dự giờ, động viên phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước. Tuyên truyền để ông bà, bố mẹ, người thân của trẻ thường xuyên đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe hàng ngày, dành thời gian kể chuyện, đọc truyện, đọc thơ cho trẻ nghe trước khi đi ngủ, lắng nghe trò chuyện, giải thích với trẻ những từ, những điều trẻ còn thắc mắc, chưa hiểu rõ để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trôi chạy, bổ sung vốn từ cho trẻ. Từ đó nhận ra sự phát triển ngôn ngữ, tình cảm cũng như khả năng nhận thức của trẻ Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh , hạn chế không nói tiếng địa phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thức ngôn ngữ không chính xác. Vận động phụ huynh sưu tầm thêm tranh ảnh, tạp chí, rất nhiều mẫu chuyện, bài thơ , đồng dao, ca dao hay, mới lạ trong các chủ đề. Các nguyên vật liệu như len, vải vụn, xốp, nguyên vật liệu phế thải như bìa cứng, lịch củ, tạp chí, lon bia, chai nhựa để tôi có thể làm rối, đồ đùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ. IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Từ chỗ lên kế hoạch cụ thể, đề ra những biện pháp phù hợp, đồng thời bản thân tôi luôn nhận được sự quan tâm giúp đở của tập thể sư phạm nhà trường, sự khích lệ động viên của Ban giám hiệu và đặc biệt là sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh. Nên sau một năm thực hiện đề tài này , cá nhân tôi đã gặt hái được một số kết quả như sau: 4.1: Đối với trẻ: Trẻ hứng thú, mạnh dạn tự tin tham gia vào các hoạt động. Trẻ nói đúng câu, đúng ngữ pháp, vốn từ được mở rộng, và thể hiên được thái đô, cử chỉ trong lời nói khi giao tiếp. - Kết quả trên trẻ: TT Nội dung Chiếm Đạt(%) 1 Khả năng nghe và hiểu ngôn ngữ 17/17 100 % 2 Trẻ phát âm chính xác từ ngữ , ít sử dụng ngôn 16/ 17 94,1 % ngữ địa phương 3 Trẻ nói đủ câu và câu có nghĩa 17/ 17 100 % 4 Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, đúng ngữ pháp 16/ 17 94,1 % 10
  11. 5 Trẻ biết kể chuyện diễn cảm, rõ ràng, đúng ngữ 15/ 17 88,2 % pháp 4.2: Đối với giáo viên: Giáo viên linh hoạt, sáng tạo không bị gò bó khi tổ chức các hoạt động cho trẻ nhất là hoạt động chung có mục đích học tập và hoạt động góc. Bản thân cũng đã biết lập kế hoạch thực hiện phù hợp với độ tuổi mình phụ trách, nắm vững được đặc điểm tâm lý, đặc điểm ngôn ngữ của từng trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thích hợp hơn. 4.3: Đối với phụ huynh: Đa số phụ huynh đã hiểu được ý nghĩa của việc phát huy ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Đồng thời phụ huynh cũng đã cùng phối hợp với cô giáo ở lớp để rèn thêm ngôn ngữ cho trẻ ở nhà. Ngoài ra phụ huynh còn hưởng ứng tích cực trong việc làm đồ dùng và sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chủ đề, góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ giúp trẻ hứng thú . V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1 . Kết luận: Ngôn ngữ đóng một vai trò rất quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ đúng lúc và phù hợp với từng lứa tuổi là điều hết sức cần thiết. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc là cái đích cuối cùng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì vậy để trẻ đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần tổ chức hoạt động này một cách khéo léo, nhằm phát triển tư duy, trí tưởng tượng cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ cho trẻ. Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ cũng là dạy trẻ biết giao tiếp, cũng là dạy trẻ học làm người. Không chỉ về ngôn từ, cấu trúc câu mà cả học về cái tâm, cái tình, cái hồn, hay nói cách khác là học giá trị của người đó. Với trẻ thơ thì đây là sự khởi đầu nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Vì vậy khi gần trẻ, người lớn phải có ý thức nói năng mẫu mực, không nói lắp, nói ngọng hay nhái giọng, lời nói phải có văn hóa, lịch thiệp để làm gương cho trẻ noi theo. 2. Kiến nghị: Để ngôn ngữ của trẻ được phát triển toàn diện, Tôi đề nghị các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về vấn đề ngôn ngữ cho trẻ mầm non để chúng tôi được học tập, trao đổi kinh nghiệm. Kính mong Lãnh đạo cấp trên và ban giám hiệu nhà trường quan tâm, tham mưu với các cấp mau sắm thêm nhiều đồ dùng đồ chơi, tài liệu, đồ dùng dạy và học, đặc biệt là tranh ảnh ,đồ dùng trực quan tạo mối trường thoải mái, hứng thú cho trẻ học tấp, vui chơi để trẻ có cơ hội thể hiện hết khả năng của mình. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cho trẻ đi dạo chơi nhằm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với bạn với những người xung quanh. 11
  12. Trªn ®©y lµ mét sè kinh nghiÖm cña t«i trong viÖc ph¸t triÓn “Mét sè biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Bé 3-4 tuổi” . RÊt mong ®­îc sù tham gia, gãp ý cña BGH nhµ tr­êng, các bạn bè đồng nghiệp ®Ó t«i cã thªm nhiÒu kinh nghiÖm hay h¬n n÷a, gãp phÇn n©ng cao chÊt l­îng gi¸o dôc trong tr­êng mÇm non. Tôi xin chân thành cảm ơn ! BÕn Quan, ngµy 05 th¸ng 4 n¨m 2018 Tôi xin cam đoan bài sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không sao chép của ai cả. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Người viết Lª ThÞ Mþ N­¬ng. 12
  13. MỤC LỤC: TT NỘI DUNG TRANG 1 TÊN ĐỀ TÀI 1 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1 3 Lý do chọn đề tài 1 4 Mục đích nghiên cứu 1 5 Đối tượng nghiên cứu 1 6 Phương pháp nghiên cứu 1 7 Phạm vị và kế hoạch nghiên cứu 2 8 NỘI DUNG 2 9 Cơ sở lý luận 3 10 Thực trạng 3 11 Các biện pháp 4 12 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 10 13 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11 14 Kết luận 11 15 Kiến nghị 12 13