Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_chu_viet_dung_vie.docx
BAO_CAO_BPNCCL_CHU_VIET_LAN_612cc.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh Lớp 1
- gương cho các em luyện viết đẹp. Dùng những lời động viên, khích lệ, hướng dẫn các e muốn viết đúng viết đẹp thì chúng ta cần kiên trì rèn luyện. Kể cho học sinh nghe một số tấm gương luyện chữ viết của những danh nhân ngày xưa như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, hay những bài học về lòng kiên trì như: Có công mài sắt, có ngày nên kim, b, Biện pháp 2: Dạy học sinh có tư thế ngồi viết và cách cầm bút đúng Mục tiêu: Giúp HS ngồi đúng tư thế tránh cong vẹo cột sống, các tật và bệnh học đường. Các em viết đúng, nhanh và đẹp hơn. Cách thực hiện Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tư thế ngồi viết và cầm bút đúng để các em tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: Bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị, Tư thế ngồi viết đúng - Tư thế ngồi viết phải thoải mái, hai chân chạm đất. - Khoảng cách từ mắt đến vở 25 -30 cm, đầu hơi cúi. - Cột sống luôn ở tư thế thẳng đứng, vuông góc với mặt ghế ngồi. - Hai chân để song song thoải mái. - Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút viết Học sinh cầm bút đúng Cầm bút bằng 3 ngón tay, giữ bút nghiêng khoảng 45 độ so với mặt giấy về phía người viết và tạo một góc 15 độ so với dòng kẻ dọc của trang giấy, bút đặt úp ngòi. Cổ tay thẳng thoải mái với cánh tay. Điều khiển bút cơ bản bằng 3 ngón tay theo cử động lên xuống nhẹ nhàng. Không tì mạnh tay nhất là những nét từ dưới đưa lên. 4
- c) Biện pháp 3: Phân loại các chữ theo nhóm chữ vào dạy tập viết cho học sinh. Mục tiêu: Giúp HS thực hành luyện viết theo các nhóm chữ cái đồng dạng, giúp HS nhớ lâu nhớ sâu mặt chữ tránh lan man khi học chữ, tăng khả năng phân tích so sánh, nâng cao chất lượng viết đúng, nhanh, đẹp. Cách thực hiện Trong quá trình dạy tập viết, tôi luôn tin tưởng và nhất nhất thực hiện theo phân phối chương trình sách Tiếng Việt mới. Do vậy, ở các tiết Tiếng Việt buổi một tôi dạy đúng chương trình cũng như quy trình tập viết. Để nâng cao kỹ năng viết, các tiết Tiếng Việt buổi hai tôi tiến hành vận dụng các giải pháp theo từng giai đoạn học tập tương ứng với từng mẫu bài. * Giai đoạn đầu: Các nét cơ bản Đối với học sinh lớp 1, nếu cùng một lúc đòi hỏi các em viết đúng và đẹp ngay là điều rất khó thực hiện. Do vậy, tôi đã xác định muốn viết chữ đẹp thì việc đầu tiên cần làm ở lớp 1 là rèn cho trẻ có nề nếp và kĩ thuật viết chữ đúng thì mới có cơ sở để viết chữ đẹp. Đây chính là yêu cầu có tính quyết định trong việc rèn viết chữ đẹp cho suốt quá trình học tập của học sinh. Trong tuần đầu tiên của năm học, tôi dành nhiều thời gian rèn nề nếp; tư thế ngồi, dạy các em cách cầm bút cũng như hướng dẫn các em xác định đường kẻ, dòng li. Ở giai đoạn này, việc rèn học sinh viết đúng các nét cơ bản là một điều vô cùng quan trọng. Dựa vào quy trình viết các nét cơ bản được chia thành nhóm: - Nhóm nét thẳng: - Nhóm nét móc: 5
- - Nhóm nét cong: - Nhóm nét khuyết: - Nhóm nét thắt: * Giai đoạn 2: Luyện viết chữ thường Dựa vào việc chia nhóm các nét cơ bản, chữ thường cũng được chia theo nhóm chữ giúp học sinh ghi nhớ nhanh các chữ có các nét cơ bản giống nhau. Nhóm 1: Nhóm chữ có nét nét hất (sổ) và nét móc - Các lỗi học sinh hay mắc: Trong nhóm này đặc biệt lưu ý cho các em nét móc hai đầu của con chữ n, m, p. Vì giai đoạn đầu tay cầm bút của các em còn yếu nên các em hay kéo nét bị nghiêng khiến nét lượn ở chân con chữ bị choãi. - Cách khắc phục: Tôi cho học sinh luyện viết nét sổ có độ cao 2 ô li, sau đó mới viết nét móc xuôi, nét móc ngược, nét móc hai đầu có độ cao 2 ô li thật đúng, thật thẳng. Khi ghép chữ tôi luôn chú ý điểm đặt bút, điểm dừng bút, độ cao, độ rộng của mỗi nét để chữ viết cân đối, đẹp. Nhóm 2: Nhóm chữ có nét khuyết trên và nét khuyết dưới - Các lỗi học sinh hay mắc: Học sinh hay viết sai điểm giao nhau của nét, chữ viết còn cong vẹo. Nét khuyết rộng quá 1 ô li, riêng nét khuyết dưới nhiều em viết hay vuông phần đầu nét. 6
- - Cách khắc phục: Tôi hướng dẫn học sinh chấm điểm chuẩn, đặc biệt là điểm giao nhau của nét khuyết trên. Tôi thường nhấn mạnh với các em, khi viết nét khuyết dưới, các em nên kéo gần sát đến đường kẻ ngang thứ 4 rồi đưa nét ra giữa đường kẻ rồi mới lượn phần đầu chạm sang dòng kẻ bên thì sẽ tạo độ cong tròn cho nét. Nhóm 3: Nhóm các chữ có nét cong - Các lỗi học sinh hay mắc: Với nhóm chữ này, nhiều người cứ nghĩ là đơn giản nhưng thực tế hầu hết học sinh viết chưa đúng từ chữ “o” như chiều ngang quá rộng hoặc quá hẹp, nét chữ không đều, đầu to, đầu bé. - Cách khắc phục: Để viết được đúng và đẹp nhóm chữ này thì cần phải viết chữ o đúng và đẹp tròn theo quy định. Tôi cho học sinh xác định đúng điểm chuẩn. Sau đó tôi hướng dẫn học sinh ghép với các nét cơ bản khác để tạo thành chữ. Nhóm 4: Nhóm chữ có nét cong, nét móc, nét có vòng xoắn - Các lỗi học sinh hay mắc: Các em thường viết sai vị trí nét thắt và độ rộng hoặc xác định chưa đúng vị trí đặt bút, dừng bút, phần thân con chữ thường phình ra. - Cách khắc phục: Giáo viên cần hướng dẫn các em viết nét cong đúng, đẹp, mềm mại. Đối với nhóm chữ này, tôi lấy chữ c và chữ s làm chữ trọng tâm rèn viết cho các chữ còn lại. d) Biện pháp 4: Xây dựng phong trào “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp” ngay từ đầu năm học và tuyên truyền, phối hợp với cha mẹ học sinh để xây dựng phong trào. 7
- - Vào đầu năm học tôi tiến hành kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của học sinh, hướng dẫn học sinh nên dùng loại vở nào, dùng loại bút nào và phân loại học sinh để có định hướng kèm cặp những học sinh còn viết chữ chưa đẹp. - Đối với học sinh có năng khiếu và chữ viết khá đẹp, giáo viên phải có định hướng từ đầu và phải luôn chú ý theo dõi, kèm cặp nhắc nhở để học sinh luôn ghi nhớ, cố gắng thường xuyên ra bài cho các em. Phối hợp với phụ huynh quan tâm học sinh hàng ngày để uốn nắn, nhắc nhở kịp thời. - Giáo viên tuyên truyền cho cha mẹ học sinh biết về vai trò quan trọng của “Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp”, hướng dẫn PH mua sắm sách vở, bút viết. Phổ biến các tiêu chuẩn cụ thể khi xếp loại vở sạch chữ đẹp hàng tháng. 3. Kết quả đạt được * Học sinh: - Chữ viết của các em tương đối đều. Những em viết sai, viết không đúng mẫu đã giảm. Các em viết đúng, đẹp tăng lên, chữ viết mềm mại, nhiều em viết được chữ nét thanh đậm rõ ràng. - Một số em khi mới tập viết còn lúng túng, lo sợ nhưng từ khi các em học song song từng nhóm chữ viết, nắm được kĩ thuật viết các em hồ hởi, hứng thú hơn. * Phụ huynh: Với kết quả viết chữ của học sinh, phụ huynh rất phấn khởi, yên tâm và tin tưởng vào phương pháp luyện viết này. * Bản thân giáo viên: Khi áp dụng các biện pháp này đều cảm thấy giờ hướng dẫn học sinh tập viết không còn nặng nề, khó khăn như trước nữa mà hứng thú, yêu thích giờ tập viết hơn. Do áp dụng tốt các biện pháp rèn chữ viết nêu trên nên trong các đợt kiểm tra vở sạch chữ đẹp, lớp tôi đều được công nhận là lớp đạt chuẩn về vở sạch chữ đẹp. Học sinh viết đúng kĩ thuật, tốc độ viết nhanh, chữ viết đều và đẹp. Điều quan trọng hơn là: song song với kết quả đạt được từ việc rèn chữ viết cho học 8
- sinh thì kết quả học tập cũng được nâng lên. Lực học và chữ viết của học sinh trong lớp tương đối đồng đều. Sau khi thực hiện, tôi tiến hành khảo sát học sinh lớp 1C, học sinh trường Tiểu học Nguyễn Gia Thiều làm bài và thu được kết quả sau: Trước khi áp dụng Năm học 2021 - 2022 Sĩ số học sinh Đạt Chưa đạt Đầu học kì I 35(100%) 20(57,1 %) 15(42,9%) Sau khi áp dụng Năm học 2022- 2023 Sĩ số học sinh Đạt Chưa đạt Đầu học kì I 30 (100%) 29(96,7%) 2(3,3%) Từ các kết quả trên càng chứng tỏ: các biện pháp rèn kĩ năng viết chữ cho học sinh lớp 1 như tôi trình bày ở trên là đã có hiệu quả và được trải nghiệm thực tế. 4. Kết luận Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 1 nói riêng là rất cần thiết. Qua việc rèn chữ viết học sinh được rèn luyện một số phẩm chất như tính kiên trì, cẩn thận, khả năng thẩm mỹ . Dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo ở học sinh đang là một xu thế tiến bộ của giáo dục, phù hợp với sự phát triển của thời đại. Vì vậy 9
- trong khi dạy viết, giáo viên nên tạo điều kiện để học sinh được luyện tập, thực hành nhiều. 5. Kiến nghị, đề xuất a. Đối với tổ chuyên môn: Nhiệt tình trong giảng dạy, đảm bảo đầy đủ đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học. Có kế hoạch bồi dưỡng và phụ đạo đối với học sinh còn chậm và chữ viết chưa đúng, chưa đẹp. b. Đối với lãnh đạo nhà trường: Ban giám hiệu rà soát, bố trí đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên lớp 1 phải viết chữ đúng mẫu, đẹp. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi “Viết chữ đẹp” cho học sinh và giáo viên. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, các trường có phong trào “Vở sạch – Chữ đẹp” tiêu biểu. c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo để thống nhất các phương pháp dạy học, từ đó đề ra phương án dạy học hiệu quả Trên đây là “Một số biện pháp rèn học sinh viết chữ đúng, chữ đẹp cho học sinh lớp 1” được bản thân tôi rút ra trong qua trình giảng dạy. Kính mong nhận được sự quan tâm góp ý của các cấp lãnh đạo và sự trao đổi của đồng nghiệp về các biện pháp mà tôi mạnh dạn đưa ra. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thuận Thành, ngày tháng 11 năm 2022 GIÁO VIÊN (ký và ghi rõ họ tên) Chu Thị Lan 10