Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc

docx 15 trang binhlieuqn2 07/03/2022 221913
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_truong_mam_n.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc

  1. Chính vì thế, người lớn cần chú ý những điều xảy ra trong suốt thời thơ ấu của trẻ. Vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tương lai của trẻ. Những trải nghiệm đầu đời của bé cần phải phù hợp với mức độ phát triển. Đồng thời phải xây dựng dựa trên những cơ sở mà trẻ đã được biết và có thể thực hiện được. Chính vì vậy, chúng ta phải cẩn trọng, không được dạy những gì quá khó đối với trẻ. Chúng ta cần chú ý tới những thế mạnh, khả năng, nhu cầu của trẻ Tôi thường yêu cầu các giáo viên cần dựa trên những khả năng, nhu cầu, hứng thú và thế mạnh của trẻ. Từ đó có thể xây dựng các kế hoạch giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ. Cần đặt niềm tin vào những đứa trẻ và tin rằng mọi trẻ đều có thể tiến bộ và thành công. Với mỗi nội dung mà giáo viên định đưa và phải thật sự phù hợp với tình hình thực tế địa phương, khả năng độ tuổi của trẻ. Hàng năm nhà trường phát động phong trào xây dựng kế hoạch hợp lý theo từng chủ đề, thi giáo viên dạy giỏi, dự giờ đột xuất để từ đó phát huy tính sáng tạo của giáo viên. Trong mỗi tiết dạy yêu cầu giáo viên hết sức quan tâm đến các nhân trẻ, uốn nắm từng trẻ, để trẻ tự trải nghiệm khám phá theo khả ăng hiểu biết của mình sau đó cô mới gợi mở để trẻ hiểu đúng làm đúng theo yêu cầu. Ngoài những giờ học chính, tôi bàn với chuyên môn tổ chức các lớp học năng khiếu như: vẽ, múa, hát, Erobic ( Ảnh phụ lục ) để phong phú thêm nội dung dạy trẻ cũng như đáp ứng nhu cầu phụ huynh và hơn thế nữa là phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho các cháu có khả năng riêng. Ngoài học, nhà trường cũng rất quan tâm đến các giờ chơi của các cháu, chúng ta biết rằng đối với trẻ Mầm non thông qua chơi trẻ được làm quen cuộc sống, thực hành các hoạt động cuộc sống và thông qua đó trẻ được thể hiện hiểu biết của mình về xã hội, trẻ được học qua chơi vô cùng hiệu quả, chính vì vậy mà trường cùng với chuyên môn và các cô giáo luôn tạo cho các cháu có những giờ chơi thật sự hấp dẫn. Không chỉ chơi trong lớp, chơi ngoài sân mà các cô còn tạo ra các góc chơi ngoài trời hết sức mới lạ với trẻ. ( Ảnh phụ lục ) Để góp phần hoàn thiện cũng như phong phú thêm phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhà trường quan tâm tổ chức thành công các ngày hội ngày lễ trong năm cho các cháu. Ngay từ ngày đầu tiên của năm học đó là ngày Hội đến trường của bé đã được quan tâm, từ xây dựng kế hoạch đến phân công nhiệm vụ, tập luyện được chuẩn bị kỹ lưỡng cả về nội dung và trang trí khánh tiết, có thể nói đây là ngày hội rất được quan tâm và hàng năm ghi được dấu ấn tốt đẹp trong lòng các cháu, các bậc phụ huynh và cấp trên. Ngoài ra, Trung thu, rồi ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22-12 cũng được nhà trường quan tâm, mỗi năm chúng tôi lựa chọn một địa điểm, một hình thức khác nhau để tổ chức cho các cháu một sân chơi bổ ích an toàn và phù hợp, qua đó giáo dục truyền thống cho các cháu ngay từ tuổi ấu thơ ( Ảnh phụ lục ) Rồi những 7
  2. buồi thăm quan dã ngoại như đi thăm khu trải nghiệm dành cho trẻ em Hai Bà Trưng ở Kiến Thụy, Khu Vương triều nhà Mạc Rồi tổ chức ngày hội gia đình, Lễ hội Tết truyền thống 3 miền tất cả đã tạo nên một tổng thể giáo dục toàn diện thật sự lấy trẻ làm trung tâm. ( Ảnh phụ lục ) Cho dù là học hay chơi hay làm gì đi nữa thì điều mà trường chúng tôi hết sức quan tâm đó chính là các hình thức tổ chức phải sáng tạo đa dạng và phong phú. Trong quá trình tổ chức cô phải để cho trẻ được khám phá. Được thể hiện ý kiến riêng của mình, được tham gia, bàn bạc thử nghiêm cùng các bạn từ đó hiểu biết thêm dưới sự định hướng của cô giáo. Cô giáo phải là người làm cho trẻ thích thú khi học tập, khi chơi, khi khám phá đó mới chính là giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, đó mới chính là mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho trẻ khi đến trường. 1.4. Nói không với bạo hành trong trường Mầm non, chỉ có yêu thương an toàn và tôn trọng. Một ngôi trường hạnh phúc thì đương nhiên vấn đề bạo hành trẻ phải được quan tâm. Theo tôi giải pháp nói không với bạo hành trẻ em ở các cơ sở Mầm non phải được thống nhất, quyết liệt từ các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương, các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và với cộng đồng xã hội. Trường Mầm non 8 – 3 ban hành các văn bản xác định trách nhiệm của giáo viên trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em để từ đó quy trách nhiệm cho giáo viên và cũng là giáo dục giáo viên tuyệt đối không bạo hành trẻ về cả thể chất và tâm thần. Có những biện pháp để giáo viên không được bạo hành trẻ, đưa ra mức kỷ luật nặng nếu vi phạm cũng như có những hình thức giám sát chặt chẽ bằng cách lắp hệ thống Camera, bên cạnh đó luôn động viên khuyến khích nếu giáo viên thực hiện tốt. Nhà trường nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp, chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cho giáo viên. Tham mưu với cấp trên cần chú trọng khâu tuyển chọn giáo viên. Họ phải là người có trình độ chuyên môn theo chuẩn nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt mới có thể trụ được với nghề. Nếu không yêu trẻ, yêu công việc sẽ gây ra những hệ lụy đáng tiếc. Việc thực hiện các quy định về quy tắc ứng xử tới cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động trong nhà trường được quan tâm và luôn nâng cao đạo đức nhà giáo. Đồng thời, trường xây dựng môi trường làm việc tích cực, không tạo áp lực cho giáo viên, có biện pháp nâng cao thu nhập cho giáo viên để họ gắn bó với nghề. Bên cạnh đó, nhà trường xây dựng hệ thống trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trường để phụ huynh yên tâm gửi con, tạo điều kiện về tài chính và thời gian cho giáo viên tham gia những khóa học chuyên sâu, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật thông tin về phòng chống Bạo hành trẻ em. 8
  3. Khuyến khích giáo viên cũng cần thường xuyên trao đổi, liên lạc, thông tin với phụ huynh để phụ huynh hiểu con của mình, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhà, để phụ huynh không tạo áo lực cho giáo viên. Cùng với nói không với bạo hành trẻ thì việc đảm bảo an toàn trong sinh hoạt, an toàn trong phòng chống tai nạn thương tích cũng được nhà trường rất quan tâm. Việc mua sắm trang thiết bị như nào cho an toàn, thiết kế lan can, cầu thang, bình nước, nhà vệ sinh, mua sắm giường tủ bàn ghế giá đồ chơi tất cả phải được an toàn về chất liệu cũng như độ va chạm để tránh mọi tai nạn có thể xảy ra với trẻ. Nhà trường xây dựng các nội dung để giáo dục trẻ tự phòng tránh những tai nạn có thể xảy ra cũng như các kỹ năng phòng tránh tai nạn qua các buổi học, qua hội thảo chuyên đề. ( Ảnh phụ lục) Trong tình hình thực phẩm hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm cũng được nhà trường đưa lên hàng đầu, nhà trường thiết lập một hệ thống hồ sơ an toàn thực phẩm bài bản. Trước khi ký hợp đồng với nhà cúng cấp chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty đó: Tính pháp lý về thủ tục giáy tờ có được cấp phép không, nguồn thực phẩm có rõ ràng không, tham khảo các đơn vị đã được cung cấp xem có ổn định và an toàn thật không rồi mới làm thủ tục ký. Trường chúng tôi cũng tránh lấy các loại thực phẩm tập trung vào một nhà cung cấp mà cúng tôi lựa chọn các nhà cung cấp riêng mang tính chuyên biệt để được đảm bảo hơn. Không những thế hàng ngày chúng tôi thực hiện nghiêm túc giáo nhận tay ba, kiểm tra kỹ lưỡng nếu có vấn đề không đảm bảo sẽ nghiêm túc lập biên bản trả lại hàng. Trong quá trình chế biến nhà trường thực hiện nghiêm túc quy trình chế biến một chiều cũng như kỹ thuật chế biến sao cho ngon đẹp mắt đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cũng như an toàn thực phẩm nhất cho các cháu. Mỗi bộ phận cá nhân hàng năm đều phải ký kết và thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhà trường có phòng y tế và nhân viên y tế và được trang bị đầy đủ trang thiết bị. Công tác y tế trường học được quan tâm. Ngoài ra nhà trường còn mở các đợt bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ giáo viên nhân viên về các nội dung an toàn trong trường học. Đưa giả định các tình huống để cùng bàn bạc cách giải quyết hiệu quả và hợp lý nhất. Công tác an toàn khâu đón trả trẻ được đặc biệt quan tâm: Có ký nhận bàn giao trẻ, tuyệt đối không trả trẻ cho người lạ nếu chưa được xác minh chính xác với gia đình trẻ. Không chỉ với cán bộ giáo viên nhân viên mà với trẻ chúng tôi cũng lựa chọn những nội dung phù hợp để dạy trẻ tự phòng tránh tai nạn thương tích, phòng trách thất lạc hay những nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra để từ đó giáo dục trẻ ý thức tự bảo vệ bản thân. Để hiểu hơn mong muốn và nguyên vọng của trẻ, chúng tôi xây dựng kế hoạch thứ 2 đầu tuần sẽ có khoảng thời gian các con được nói lên mong muốn của mình bằng nhiều hình thức: Ngày nghỉ có thể nhờ bố mẹ viết hộ để sáng thứ 9
  4. 2 cô giáo đọc giúp, hoặc tự các con sẽ nói, hoặc nhờ bạn nói giúp cuối tuần trong buổi nhận xét bé ngoan sẽ là buổi mà các con được tự nhận xét về mình, được nói lên mình đã làm được gì và được nhận xét về bạn cũng như những mong muốn đầu tuần các con đã được thỏa mãn chưa.( Có trong phụ lục và ảnh) Với những cách làm như trên mà trong những năm qua trường Mầm non 8 -3 luôn an toàn, không có bạo hành trẻ và các cháu thực sự được yêu thương quan tâm chăm sóc chu đáo, được thể hiện bản thân mình, không bị kỳ thị cho dù mỗi bạn một hoàn cảnh khác nhau. 1.5. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo sự thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. Nhà trường thành lập các trang thông tin hai chiều để lắng nghe ý kiến phụ huynh và cũng có nhiều biện pháp để tuyên truyền cho phụ huynh hiểu và chia sẻ về các hoạt động của cô, trẻ trong trường thông qua: Hộp thư góp ý, trang Fanpage, webside của trường, các lớp có nhóm zalo, thông qua loa phát thanh của trường, qua bảng tin của trường, bảng tuyên truyền của mỗi lớp, qua các cuộc họp phụ huynh và đặc biệt là sự trao đổi hàng ngày giữa phụ huynh với nhà trường hoặc cô giáo. Cuối năm trường thường xin ý kiến phụ huynh thông qua phiếu các nội dung như: Cơ sở vật chất nhà trường, việc chăm sóc giáo dục các cháu, quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh ( Ảnh phụ lục) từ đó nhà trường nắm được các thông tin để điều chỉnh và cũng qua đó mỗi giáo viên cần nhận thức và làm tốt để nhận được sự tín nhiệm của phụ huynh. Nhà trường đã tuyên truyền với phụ huynh học sinh: Khi chọn trường cho con, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ về cơ sở vật chất, chương trình học và hoạt động ngoại khóa của nhà trường và các cô giáo. Phụ huynh không nên tạo áp lực cho GV, đặc biệt khi mới đi học trẻ có thể sẽ bị ốm, bị sút cân do thay đổi môi trường sống và giờ giấc sinh hoạt. Do đó, cha mẹ hãy cho con và các cô có thời gian để thích nghi. Phụ huynh cũng không nên quá chú trọng việc tăng cân của con mà gây áp lực với nhà trường, đến nỗi các cô phải ép con ăn bằng mọi giá, cũng không nên so sánh sự tiếp thu của các bạn trong lớp với nhau từ đó tạo áp lực cho con cho cô dẫn đến tình trạng trẻ không thích đi học hoặc cô có những biện pháp ép trẻ dẫn đến trẻ chán học. Nhà trường chỉ đạo giáo viên hết sức quan tâm đến buổi đón và trả trẻ bởi vì với trẻ Mầm non sáng sớm còn buồn ngủ, còn uốn bố mẹ muốn ở nhà nếu cô quan tâm gần gũi, có những hình thức trẻ hâp dẫn sẽ giúp trẻ phấn khởi vui vẻ tạm biệt bố mẹ vào lớp. Bên cạnh đó nếu cô ân cần đón trẻ cũng sẽ tạo được sự yên tâm với cha mẹ khi gửi con và qua đó nắm được tình hình sức khỏe tâm lý của con để từ đó chăm sóc giáo dục các con tốt hơn. Bên cạnh giờ đón trẻ thì giờ trả trẻ cũng rất quan trọng mà các cô giáo cũng cần quan tâm. Sau một ngày gửi trẻ bố mẹ sẽ rất hài lòng khi đón con mà đầu tóc gọn gàng, trẻ vui vẻ cô giáo giáo thì tươi cười giao con cho cha mẹ và trao đổi tình hình một ngày của con ở trường. 10
  5. Với tất cả những cách làm trên thì tôi nghĩ rằng mỗi ngày mối quan hệ giữa nhà trường, cô giáo và phụ huynh học sinh sẽ càng tốt đẹp gắn bó hơn, trách nhiệm của mỗi bên với con trẻ sẽ cao hơn và tất nhiên là hiệu quả giáo dục trẻ tốt hơn, trẻ sẽ hạnh phúc hơn. 2.Tính mới, tính sáng tạo: + Tính mới: Trong đề tài này tôi đã đưa ra một số điểm mới đó là các biện pháp đưa ra đồng bộ giúp cho việc chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc thực sự hiệu quả. Cụ thể đó là: - Đồng bộ các giải pháp: Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị tạo môi trường đẹp an toàn với việc phải thay đổi nhận thức, thái độ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tạo môi trường giáo dục lành mạnh, hạnh phúc. Áp dụng hiệu quả phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tối đa năng lực các nhân trẻ từ đó trẻ được học, được chơi, được làm những điều mình muốn với các bạn theo khả năng dưới sự định hướng phát huy của cô giáo. Nói không với bạo hành trong trường Mầm non, chỉ có yêu thương an toàn và tôn trọng. Xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa gia đình, nhà trường và xã hội tạo sự thống nhất trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện. - Thay đổi về nhận thức của CBGVNV trong trường Mầm non về nhiệm vụ của mình tại trường: Không chỉ chăm sóc giáo dục các cháu mà cao hơn thế là giúp cho các cháu thấy yêu thích vui vẻ nhận thấy hạnh phúc khi được tới trường từ đó giúp cho trẻ mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. - Giúp giáo viên thấy được nhiệm vụ của mình ở trường không chi dạy các cháu những kiến thức theo yêu cầu mà cô còn phải tổ chức các hoạt động năng khiếu, ngoại khóa thông qua đó phát huy khả năng riêng của từng cháu, quan tâm đến nhu cầu mong muốn riêng của từng trẻ. - Phát huy tinh thần học hỏi của giáo viên để từ đó có kinh nghiệm kỹ năng tổ chức các hoạt động cho trẻ hiệu quả nhất. + Tính sáng tạo: - Các hoạt động giáo dục ngoại khóa như: Sinh hoạt trao đổi về những mong muốn của trẻ, những buổi thăm quan, trải nghiệm, sân chơi thực hành các kỹ năng giúp 100% trẻ được phát triển tình cảm, năng khiếu của mỗi cá nhân từ đó yêu thích đến trường và quan tâm đến những người xung quanh và thể hiện được bản thân. - Kích thích được sự sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ, không gò bó mà phong phú đa dạng. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Giải pháp được thực hiện thành công ở trường Mầm non 8-3 và có thể nhân rộng trong tất cả các trường Mầm non toàn quận, thành phố và toàn quốc. 11
  6. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: - Tiết kiệm kinh phí mua tài liệu, đồ dùng, đồ chơi. Tiết kiệm thời gian nghiên cứu các hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa, năng khiếu - Đây là một trong những tài liệu gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Thay đổi về cái nhìn của xã hội đó là trẻ Mầm non đến trường không chỉ có ăn, ngủ và học tập mà còn là một môi trường hết sức đa dạng nơi đó các con được yêu thương chăm sóc, được lắng nghe, được hình thành và phát huy năng lực của bản thân, được tham gia các hoạt động xã hội vô cùng phong phú hấp dẫn giúp các con có một tâm hồn đẹp góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách sau này. - Giúp mối quan hệ gia đình nhà trường và xã hội ngày càng tốt đẹp, giúp sự giáo dục trẻ toàn diện, đồng bộ và hiệu quả hơn. - Giúp cho nhân dân hiểu và chia sẻ được công việc của một cô giáo Mầm non là rất vất và cần được quan tâm chia sẻ và ưu đãi hơn nữa. - Giúp cho trẻ Mầm non hơn lúc nào hết được quan tâm chăm sóc và được bảo vệ để trẻ phát triển lành mạnh toàn diện nhân cách thể chất, bồi dưỡng tâm hồn trong sáng sau này cho trẻ. c. Giá trị làm lợi khác: - Giúp cho phong trào xây dựng trường học hạnh phúc mà bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thật sự có ý nghĩa và lan tỏa yêu thương đến cộng động. Giúp trẻ em thật sự được quan tâm, không bị đối xử mất công bằng, không bị kỳ thị dù cho ở hoàn cảnh nào, giúp trẻ phát triển toàn diện. - Đây cũng là một kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học nói chung và trường Mầm non nói riêng trong thời kỳ mới- Thời kỳ mà cả xã hội quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến trường học an toàn hạnh phúc./. CƠ QUAN ĐƠN VỊ Quận Ngô Quyền, ngày 18 tháng 02 năm 2020 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến Lương Thị Oanh 12
  7. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Năm 2020 Kính gửi: - Hội đồng khoa học cấp ngành GD&ĐT; - Hội đồng khoa học cấp Thành phố. Họ và tên: Lương Thị Oanh Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường Mầm non 8-3 quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng. Tên sáng kiến: Giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học hạnh phúc nhằm giúp trẻ mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui tại trường Mầm non 8-3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục. 1. Tóm tắt trình trạng giải pháp đã biết Từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào xây dựng trường học hạnh phúc, trường Mầm non 8 - 3 rất quan tâm đến vấn đề chỉ đạo xây dựng trường học an toàn hạnh phúc, chính vì thế mà chúng tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp nhằm xây dựng trường học hạnh phúc tại đơn vị mình, tuy nhiên nội dung này còn mới mẻ cho nên có rất ít tài liệu hay sáng kiến. Qua tìm hiều chúng tôi áp dụng một số giải pháp của các tác giả: - Đề tài "Xây dựng trường Mầm non hạnh phúc- nói không với bạo hành trẻ", của tác giả Nguyễn Minh Trang - Trường Mầm non Hoa Sen Hà nội - Đề tài "Giải pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc thông qua việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” của tác giả Lê Thị Lan Hương - Trường Mầm non Sao Mai – Tân Yên – Bắc Giang. - Đề tài “Một số biện pháp xây dựng trường Mầm non hạnh phúc ” của tác giả Nguyễn Ánh Hoa - Trường MN Bình Minh – Cần Thơ Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và đưa vào áp dụng thực tế tại trường Mầm non 8 -3 chúng tôi nhận thấy cả ba đề tài nghiên cứu kể trên đều có ưu điểm là đã tập trung vào các giải pháp nhằm xây dựng trường Mầm non hạnh phúc. Tuy nhiên có giải pháp thì chưa đồng bộ, chưa đủ để xây dựng trường học hạnh phúc - Một yêu cầu mới của ngành Giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. 2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến: + Tính mới: - Đồng bộ các giải pháp giữa đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị với sự thay đổi về nhận thức của CBGVNV trong trường Mầm non cùng với sự sáng tạo trong phương pháp giáo dục trẻ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa; Nói 13
  8. không với bạo hành trẻ và sự phối hợp tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục trẻ. Đặc biệt quan tâm đến tình cảm mong muốn của trẻ. + Tính sáng tạo: - Các hoạt động giáo dục ngoại khóa như: Sinh hoạt trao đổi về những mong muốn của trẻ, những buổi thăm quan, trải nghiệm, sân chơi thực hành giúp trẻ được phát triển tình cảm, năng khiếu của mỗi cá nhân từ đó yêu thích đến trường và quan tâm đến những người xung quanh và thể hiện được bản thân. - Kích thích được sự sáng tạo của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ, không gò bó mà phong phú đa dạng. 3. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Giải pháp được thực hiện thành công ở trường Mầm non x và có thể nhân rộng trong tất cả các trường Mầm non toàn quận, thành phố và toàn quốc. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp a. Hiệu quả kinh tế: - Tiết kiệm kinh phí mua tài liệu, đồ dùng, đồ chơi. Tiết kiệm thời gian nghiên cứu các hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa, năng khiếu - Đây là một trong những tài liệu gợi ý về hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. b. Hiệu quả về mặt xã hội: - Thay đổi về cái nhìn của xã hội đó là trẻ Mầm non đến trường không chỉ có ăn, ngủ và học tập mà nơi đó các con được yêu thương chăm sóc, được lắng nghe, được hình thành và phát huy năng lực của bản thân, được tham gia các hoạt động xã hội. - Giúp mối quan hệ gia đình nhà trường và xã hội ngày càng tốt đẹp, giúp sự giáo dục trẻ toàn diện đồng và bộ hiệu quả hơn. c. Giá trị làm lợi khác: - Giúp cho phong trào xây dựng trường học hạnh phúc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động thật sự có ý nghĩa và lan tỏa yêu thương đến toàn cộng động. Giúp trẻ em thật sự được quan tâm, không bị đối xử mất công bằng, không bị kỳ thị dù cho ở hoàn cảnh nào. - Giải pháp đóng góp thêm những kinh nghiệm quản lý cho các nhà trường nói riêng và các đơn vị nói chung, đồng thời bổ sung vào cơ sở lý luận về khoa học quản lý./. Quận Ngô Quyền, ngày 18 tháng 02 năm 2020 Người viết đơn CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Lương Thị Oanh 14