Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bếp bán trú tại trường Mầm non

doc 18 trang binhlieuqn2 07/03/2022 11432
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bếp bán trú tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_chi_dao_nham_nang_cao.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng bếp bán trú tại trường Mầm non

  1. - Thực đơn là những thực phẩm sẵn có của địa phương, phù hợp theo mùa: vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa rẻ tiền trẻ lại ăn ngon miệng, kinh tế. - Lên thực đơn tuần: phù hợp với việc sử dụng đủ loại thực phẩm và việc bảo quản thực phẩm, việc chuẩn bị thực phẩm nấu cũng chủ động hơn. - Thực đơn cần thay đổi món ăn để trẻ khỏi chán. Ví dụ: sáng ăn thịt, chiều ăn cá Sau khi xây dựng được các thực đơn mới, chúng tôi cùng thảo luận, tính toán và thực hành, theo dõi trẻ ăn. Nếu thực đơn phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng, hấp dẫn trẻ ăn ngon thì nhà trường tiến hành nhân rộng thực đơn cho các điểm trường cùng tham khảo và thực hiện. Giao cho mỗi bếp xây dựng ít nhất là 10 thực đơn để cùng trao đổi, học hỏi, bổ sung cho nhau. Những thực đơn mới có hiệu quả ban chỉ đạo nêu gương để khuyến khích đội ngũ nhân viên tích cực tìm hiểu và xây dựng được nhiều thực đơn mới đảm bảo nguyên tắc xây dựng thực đơn. Trong năm học này đã có nhiều thực đơn mới được nhân làm mẫu cho cả 3 điểm trường. 2.7 Cân đối khẩu phần ăn Muốn đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường nhân viên dinh dưỡng phải biết cân đối khẩu phần ăn cho trẻ một cách khoa học và hợp lí, đặc biệt là tính khẩu phần ăn cho trẻ qua phần mềm dinh dưỡng. Một khẩu phần cân đối và hợp lí trước hết cần đủ: Năng lượng, chất dinh dưỡng (4 nhóm thực phẩm: P-L-G-Vitamin và muối khoáng). Khi mới nhận nhiệm vụ giao phụ trách dinh dưỡng tôi đã trực tiếp yêu cầu các đồng chí phụ trách bếp tính và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày, thực tế cho thấy các đồng chí đã thực hiện các thao tác trên phần mềm nhanh, biết lựa chọn thực phẩm, cân đối tỷ lệ giữa các chất nhưng chưa phù hợp số lượng với số lượng tại sổ giao nhận thực phẩm, tỷ lệ các chất P, L động vật thực vật đang tính theo mẫu giáo, số lượng thực phẩm động vật, rau củ quả vượt quá quy định của một trẻ / ngày vì theo quy định lượng thịt, tôm, cá không vượt quá 70g/trẻ/ngày. Rau, củ, quả: 30- 50g/trẻ/ngày. Tôi đã có ý kiến và đề xuất với lãnh đạo nhà trường và hướng dẫn giáo viên tính khẩu phần ăn, dưỡng chất cho trẻ thực theo số lượng mua và cân đối tỷ lệ, hướng dẫn giáo viên căn cứ theo bảng sau khi cân đối khẩu phần ăn cho trẻ. BẢNG NĂNG LƯỢNG THỨC ĂN CỦA TRẺ HẰNG NGÀY I. Nhu cầu năng lượng KCLO II. Tỷ lệ cân đối các chất Tên lớp Bữa chính Bữa phụ Cả ngày P L G Nhà trẻ 655,3 - 708 54,5 - 118 708 - 826 12 - 15 35 - 40 45 -53 Mẫu giáo 588 - 641,5 147 - 204,5 735 - 882 12 - 15 20 - 30 55 - 68 Tên lớp Năng Năng Tỷ lệ Tỷ lệ bửa Tỷ lệ Quy định lượng cần lượng cần chính tại bửa phụ ĐV - TV đạt cả ngày đạt ở trường tại trường trường
  2. Nhà trẻ 1180 708 - 826 60 -70% 55 - 65% 5 - 10% 60 - 40% Mẫu giáo 1470 735 - 882 50 - 60% 35 - 40% 10 - 15% 50 - 50% Ngoài ra, cần cân đối giữa P, L động vật, thực vât, điều chỉnh, cân đối lượng dầu, mỡ cho đảm bảo yêu cầu, không vượt quá theo quy định trong khẩu phần ăn. Ví dụ: Thịt, cá, trứng bữa chính: 25-50g/suất ; Bữa phụ: 15- 20 g/suất. Ruốc, nước mắm, Magi: 1 trẻ không quá 10 g/ ngày Dầu, mỡ nước bữa chính: 10 -15 g/suất. Đội ngũ giáo viên phục vụ bếp đã tích cực bổ sung, điều chỉnh theo sự hướng dẫn và cân đối khẩu phần cho trẻ từng bước kịp thời dễ dàng hơn khi đi chợ, khi lên thực đơn đảm bảo định lượng khẩu phần ăn cho trẻ, nắm được dưỡng chất của 1 trẻ và từ đó có nhiều kinh nghiệm hơn khi xây dựng thực đơn mới đảm bảo suất ăn của 1 trẻ. Sau được một thời gian, do nhà trường không đủ số lượng giáo viên đứng lớp theo quy định nên đã hợp đồng nhân viên dinh dưỡng mới và có 8 đồng chí được vào nấu ăn tại 2 bếp, qua tìm hiểu và kết hợp kiểm tra thì kết quả cho thấy: 8/8 đồng chí mới học kỹ thuật nấu ăn, còn kiến thức về phần dinh dưỡng của trẻ em hiểu chưa thấu đáo, việc cân đối khẩu phần trên phần mềm dinh dưỡng chưa nắm được. Trước thực trạng đó tôi đã mạnh dạn đề xuất nhà trường tạo điều kiện để tổ chức bồi dưỡng tập trung cho các đồng chí nhân viên dinh dưỡng mới vào các buổi chiều để hướng dẫn những điều cơ bản, những quy định của bếp ăn bán trú mầm non và đặc biệt là hướng dẫn tính khẩu phần ăn, kết quả dưỡng chất của trẻ trên phần mềm dinh dưỡng, đồng thời đề xuất nhà trường tạo điều kiện cho những đồng chí giáo viên phụ trách các bếp lâu năm cùng giúp đỡ, hướng dẫn kèm cặp tại các bếp, chú ý hướng dẫn trực tiếp trong buổi chiều khi tính và cân đối khẩu phần ăn cho trẻ. Với biện pháp đó một thời gian không xa, qua kiểm tra các đồng chí nhân viên dinh dưỡng bước đầu đã biết cân đối, tính khẩu phần ăn và đến nay 8/8 đồng chí biết cân đối khẩu phần ăn cho trẻ một cách thành thạo, đảm bảo dưỡng chất cho trẻ theo quy định, chất lượng các bữa ăn được tăng lên rõ rệt. 2. 8 Chỉ đạo phối hợp với giáo viên trên lớp để nâng cao chất lượng bữa ăn Chất lượng bữa ăn của trẻ tại trường mầm non đạt hiệu quả đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên trực tiếp cho trẻ ăn. Để làm được điều đó tôi luôn trao đổi, hướng dẫn nhân viên phục vụ bếp phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn hết suất ăn, qua đó còn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ thông qua các món ăn. Trong bữa ăn hàng ngày phải tạo tâm thế thoải mái, kích thích, khuyến khích trẻ ăn, tránh bức xúc, gắt gỏng trẻ trong bữa ăn. Giáo viên cần giới thiệu các món ăn cho trẻ một cách hấp dẫn bằng các hình thức nhằm kích thích sự muốn ăn của trẻ như đố trẻ ngửi mùi vị đoán tên món ăn, đố trẻ về màu sắc của thức ăn Chỉ đạo đội ngũ giáo viên tổ chức vệ sinh sạch sẽ, có những thông tin trao đổi về chất lượng các bữa ăn, món ăn để góp ý cho nhân viên dinh dưỡng những khắc phục,
  3. tồn tại để đảm bảo chất lượng bữa ăn cho các cháu, đồng thời khuyến khích đội ngũ giáo viên cùng tìm hiểu về dinh dưỡng trẻ em qua nhiều hình thức như tài liệu, sách báo, các thông tin qua mạng và tổ chức thi tìm hiểu dinh dưỡng trẻ mầm non được đội ngũ hưởng ứng tích cực. Ngoài ra, chỉ đạo các giáo viên thiết lập hồ sơ quản lý chế độ ăn của trẻ: * Đối với giáo viên các lớp: Ngoài các loại hồ sơ theo quy định mỗi lớp có 1 sổ theo dõi trẻ ăn hàng ngày, khi đón trẻ giáo viên theo dõi chấm ăn đầy đủ, chính xác. Sau khi báo ăn, giáo viên kí ngay vào sổ báo ăn tại nhà bếp và chịu trách nhiệm về số lượng báo ăn trong ngày của trẻ tại lớp đó. * Đối với giáo viên dinh dưỡng cần có đầy đủ các loại hồ sơ sau: - Sổ báo ăn - Sổ giao nhận thực phẩm - Sổ tính khẩu phần ăn - Sổ chợ - Sổ tổng hợp khẩu phần dinh dưỡng - Sổ dự kiến khẩu phần ăn của trẻ - Sổ lưu mẫu thức ăn - Sổ kiểm thực ba bước - Thực đơn tuần * Đối với nhà trường: - Sổ quy tiền mặt (dành cho việc theo dõi thu - chi tiền ăn của trẻ) - Phiếu ăn của trẻ hàng ngày - Hồ sơ quản lý chế độ ăn của trẻ được thiết lập tư giáo viên các nhóm lớp đến giáo viên dinh dưỡng và nhà trường sẽ giúp cho hiệu trưởng, các đồng chí trong ban giám hiệu, phụ huynh và các cấp giáo dục có cơ sở kiểm tra chế độ ăn hàng ngày của trẻ một cách chính xác, chặt chẽ, khách quan. Ngoài ra nếu phát hiện vi phạm cũng dễ dàng quy trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân. Mặt khác, hàng ngày giáo viên dinh dưỡng viết các loại thực phẩm đã mua vào phiếu kê mua hàng; đồng chí kế toán có chứng từ chi tiền ăn đồng thời giúp cho nhà trường kiểm soát được việc mua ăn cho trẻ hàng ngày, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra. Với sự chỉ đạo phối hợp này, chất lượng các món ăn của trẻ ngày càng có chất lượng cao, đội ngũ giáo viên đã chân tình góp ý và tổ dinh dưỡng đã xây dựng và thực hiện chế biến các món ăn ngon, hấp dẫn, trẻ ăn ngon miệng và hết suất. Trước nhũng kết quả đạt được đó, hội cha mẹ học sinh và phụ huynh rất vui mừng, ngày càng tin tưởng khi cho con đến trường ăn cơm và ở lại tại trường cùng cô. 2.9. Thực hiện công tác kiểm tra chế độ ăn của trẻ * Kiểm tra việc báo ăn của giáo viên các lớp:
  4. Bất kì thời điểm nào trong ngày, ban giám hiệu nhà trường cũng có thể kiểm tra được số lượng báo ăn của các lớp: kiểm tra sau khi đón trẻ; trong khi tổ chức cho trẻ ăn, trong khi trẻ đang nằm ngủ, khi trẻ đang hoạt động chung, hoạt động góc * Có thể kiểm tra chế độ ăn của trẻ bằng nhiều hình thức khác nhau như: - Về tại các lớp kiểm tra số lượng trẻ có mặt rồi đối chiếu với số lượng báo ăn tại nhà bếp; hoặc về nhà bếp ghi số lượng trẻ đã báo ăn rồi đến các lớp kiểm tra số lượng trẻ có mặt. - Đối chiếu số lượng báo ăn của giáo viên và số lượng trẻ tại các lớp nếu trùng nhau thì giáo viên báo ăn đầy đủ, chính xác; nếu số lượng không trùng thì giáo viên phải trình bày lý do; có một số trường hợp trẻ đi học nhưng không báo ăn do gia đình có tiệc cưới, cúng giỗ, hoặc có người thân đi công tác xa lâu ngày mới về ban giám hiệu nhà trường xem xét kết luận chính xác. * Kiểm tra đối với nhân viên nhà bếp: - Kiểm tra việc mua thực phẩm của nhân viên + Nội dung kiểm tra: số lượng, giá cả, chất lượng thực phẩm. - Số lượng: Nhà trường căn cứ vào sổ giao nhận thực phẩm hàng ngày của giáo viên và người hợp đồng bán thực phẩm để kiểm tra. Thực hiện cân đong theo quy định, đảm bảo chính xác, trung thực. - Chất lượng thực phẩm: Những thực phẩm đã được hợp đồng cũng như chưa hợp đồng cần kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đưa vào sử dụng. Đối với thực phẩm đã được hợp đồng kiểm tra thực tế, thực phẩm đã nhận, đối chứng với hồ sơ sổ sách; đối với thực phẩm chưa được kí hợp đồng thì chú ý thêm nhãn mác, bao bì, hạn sử dụng. - Phân công giáo viên dinh dưỡng thường xuyên theo dõi, kiểm tra phát hiện thực phẩm nếu không đảm bảo an toàn thì trả ngay cho người bán; tuyệt đối không nhận và chế biến cho trẻ - Giá cả: Nắm tình hình giá cả thị trường cho từng thời điểm cụ thể cân đối với giá cả trong sổ giao nhận thực phẩm. Nhà trường không ép giá của người bán nhưng cũng không để người bán lợi dụng nâng giá thực phẩm. - Kiểm tra hồ sơ: Giáo viên dinh dưỡng phải xuất trình đầy đủ các loại hồ sơ cho nhà trường kiểm tra; hồ sơ phải ghi chép đầy đủ các thông tin theo yêu cầu, trong đó chú ý về số lượng, thời gian, đơn giá, thành tiền và chữ kí của người giao, người nhận thực phẩm. Người kiểm tra phải tinh thông nghiệp vụ, nhanh nhạy, linh hoạt. Kiểm tra việc tính toán, ghi chép của giáo viên đối chiếu với tình hình thị trường để có kết luận chính xác. Kiểm tra quá trình sơ chế biến thực phẩm của giáo viên theo quy trình bếp ăn một chiều, phù hợp với đặc điểm trẻ mầm non, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  5. - Kiểm tra quy trình chế biến, chia ăn: Việc chế biến thực phẩm cho trẻ phải thực hiện theo 10 nguyên tắc vàng về chế biến dinh dưỡng cho trẻ. Qua kiểm tra giúp cho giáo viên thận trọng hơn, chú ý vệ sinh sạch sẽ hơn; chia ăn đảm bảo chính xác, gọn gàng hơn. * 10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn: 1. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, an toàn. 2. Thực hiện “ ăn chín, uống sôi”, rửa sạch, ngâm kĩ, gọt vỏ rau quả tươi trước khi sử dụng. 3. Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín 4. Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín 5. Đun kĩ lại thức ăn trước khi sử dụng 6. Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, đặc biệt sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với nguồn dễ gây ô nhiễm khác 7. Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thực phẩm sống với thực phẩm chín 8. Bảo đảm dụng cụ, nơi chế biến thực phẩm phải khô ráo, gọn gàng sạch sẽ, hợp vệ sinh. 9. Tuyệt đối không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng mốc, quá hạn sử dụng. 10. Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn trong chế biến thực phẩm. Để thuận lợi cho việc chế biến thực phẩm bếp ăn trong nhà trường phải đảm bảo nguyên tắc một chiều và chia 3 khu vực: -Khu tập kết, sơ chế thực phẩm sống. -Khu chế biến thực phẩm. -Khu pha chế thực phẩm chín - hoa quả, chia thức ăn. Các khu vực này phải có biển rõ ràng. Đảm bảo đường đi của thực phẩm theo một chiều từ khâu tiếp nhận thực phẩm sống đến khâu chia thức ăn: Tiếp nhận thực phẩm =>Chế biến thực phẩm=>Chia thức ăn. 2.10. Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ nhân viên dinh dưỡng. Để nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú thì điều không thể bỏ qua đó là công tác bồi dưỡng đội ngũ. Muốn vậy phải nắm bắt, hiểu rõ chuyên môn, nghiệp vụ thì công tác bồi dưỡng mới có hiệu quả. Hiểu rõ điều đó bản thân tôi không ngừng học hỏi, tự tìm hiểu, nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến bếp ăn của trẻ tại trường mầm non, chắt lọc và vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Bên cạnh đó, tôi đã nghiên cứu các sách bồi dưỡng dành cho cán bộ quản lí và giáo viên qua hàng năm, ghi chép và khắc sâu những điểm mới, sự thay đổi các nội dung, sách bồi dưỡng thường xuyên năm 2014-2015 và các tài liệu khác có liên quan đến dinh dưỡng của trẻ. Sau đó tôi đề xuất và xây dựng kế hoach bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ, tham gia các buổi tập huấn chuyên môn, hội thảo do ngành tổ chức, tích cực xây dựng ý kiến, và điều chỉnh kế hoạch. Sau khi có công văn chấn chính về công tác bán trú
  6. của PGD Lệ Thủy, tổ chức bồi dưỡng ngay những điều cần bổ sung, điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể các loại hồ sơ của từng đồng chí trong công tác bán trú và đi vào thực hiện, kiểm tra chấn chỉnh những tồn tại còn gặp phải. Việc tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên có thể tiến hành bằng nhiều hình thức: Kiểm tra, giám sát, trao đổi, lắng nghe ý kiến trong toàn thể đội ngũ. Thường xuyên học hỏi các đơn vị bạn có tổ chức bếp ăn bán trú để nắm bắt được các thông tin, học hỏi thêm kinh nghiệm trong chuyên môn cũng như kiến thức cần bồi dưỡng cho đội ngũ. Bản thân tôi luôn tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến bếp ăn bán trú, các vấn đề nhảy cảm về vệ sinh an toàn thực phẩm qua mạng một cách thường xuyên để kịp thời chấn chỉnh, có kế hoạch thực hiện nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về chất lượng bữa ăn, tránh ngộ độc thực phẩm Trong năm qua bản thân tôi đã học hỏi thêm được nhiều kiến thức về dinh dưỡng trong trường mầm non, chỉ đạo, bồi dưỡng đội ngũ, nhất là nhân viên dinh dưỡng phụ trách trực tiếp các bếp nắm chắc nhiều kiến thức như: Những kiến thức cơ bản về ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non, các khâu trong chế biến, nấu nướng, các khâu trong bảo quản thực phẩm, cân đối và tính khẩu phần, xây dựng các thực đơn mới 2.11. Quản lý tốt quỹ tiền ăn của trẻ. Thực hiện tốt việc báo ăn, điểm danh hàng ngày, kế toán đối chiếu số suất ăn trên các lớp với số tiền ăn thu được trong ngày. Quản lý chặt chẽ các khoản thu- chi liên quan đến vấn đề ăn uống của trẻ. Thực hiện tài chính công khai hàng ngày, có sự thống nhất giữa sổ báo ăn của kế toán, sổ chợ của tiếp phẩm và sổ tính khẩu phần ăn hàng ngày. Không dùng quỹ tiền ăn của trẻ vào các hoạt động khác hoặc mua sắm những đồ dùng không phải là lương thực, thực phẩm sử dụng trong các bữa ăn của trẻ III. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài Trong quá trình nghiên cứu và chỉ đạo nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú tại trường mầm non, bản thân tôi đã cố gắng, với nhiệt huyết và khả năng hiểu biết của mình, cùng với sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi áp dụng các biện pháp trong quá trình chỉ đạo bếp ăn bán trú có hiệu quả cao trong năm học được mọi người ghi nhận. Đó là: - 100% phụ huynh tin tưởng vào công tác tổ chức cho các cháu ăn, nghỉ tại trường, đóng góp tiền ăn đầy đủ, đúng thời gian quy định (Mua phiếu ăn trong tuần) - 100% nhân viên dinh dưỡng nắm được kiến thức cơ bản về công tác tại bếp ăn mầm non, 100% biết tính khẩu phần ăn trên phần mềm dinh dưỡng theo quy định. - 100% bếp ăn trong trường có đủ điều kiện cần thiết để phục vụ tổ chức bếp ăn theo quy định, cải tạo bếp ăn tại điểm trường chưa được công nhận bếp ăn an toàn.
  7. - Qua các đợt kiểm tra của y tế dự phòng, VSATTP đều đạt theo yêu cầu quy định. - Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về thể cân nặng, thể thấp còi về chiều cao giảm rõ rệt so với đầu năm học. Cụ thể là: Về cân nặng: + Khối MG: Tỷ lệ trẻ SDD giảm xuống còn 4,4% so với đầu năm học giảm 7,9%. Riêng trẻ 5 tuổi tỷ lệ trẻ SDD giảm xuống còn 3,8 % so với đầu năm học giảm 5,2% + Khối NT: Tỷ lệ trẻ SDD 5,8% so với đầu năm học giảm 6,0% Về chiều cao: + Khối MG: Tỷ lệ trẻ thấp còi giảm xuống còn 7,2% so với đầu năm học giảm 5,5%. + Khối NT: Tỷ lệ trẻ thấp còi giảm xuống còn 5,8% so với đầu năm học giảm 9,9%. Những kết quả đạt được như trên là nhờ trong quá trình chỉ đạo tôi đã phối hợp áp dụng các biện pháp một cách có hiệu quả. Đến thời điểm này có thể khẳng định rằng: Muốn thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú trong trường mầm non, trước hết nhà trường phải thành lập được ban chỉ đạo bếp ăn bán trú của nhà trường ngay từ đầu năm học, trong ban chỉ đạo phải có đầy đủ các thành phần: BGH nhà trường, đại diện công đoàn, chi đoàn, giáo viên nồng cốt, các tổ trưởng, tổ phó về chuyên môn, trường có nhiều điểm trường thì phải có các cụm trưởng phụ trách các điểm trường, đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên có kinh nghiệp trong việc nấu ăn cho trẻ. Phân công phần hành, công việc rõ ràng phù hợp với điều kiện và khă năng của từng đồng chí trong ban chỉ đạo. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác chỉ đạo bếp ăn bán trú, bám sát các công văn chỉ đạo của các cấp, xây dựng kế hoạch năm, tháng cụ thể, hàng tháng có đánh giá để rút kinh nghiệm và bổ sung kế hoạch cho phù hợp với thực tế. Áp dụng đồng bộ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Làm tốt công tác tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm, trường phải tìm cá nhân, cơ sở tin cậy để hợp đồng mua thực phẩm đẩm bảo về số lượng, chất lượng theo quy định, vận động phụ huynh cung cấp những thực phẩm sắn có trong địa phương bán cho nhà trường nhằm đảm bảo an toàn. Đội nngũ nhân viên phục vụ tại các bếp phải đảm bảo các điều kiện về con người: Phải có giấy phép đảm bảo sức khỏe của y tế xác nhận, có kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm, nắm được quy trình chế biến, nấu nướng, biết cách bảo quản, lưu mẫu thực phẩm, có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định. Đội ngũ CB, GV, NV trong trường cần thường xuyên học hỏi để có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng trẻ, các điều kiện kiến thức, yêu cầu về bếp ăn bán trú tại trường mầm non để cùng nhau trao đổi, góp ý giúp bếp ăn bán trú đảm bảo an toàn
  8. tuyệt đối về vệ sinh, chất lượng các món ăn, bữa ăn, là lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền về các vấn đề có liên quan đến bếp ăn bán trú, vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tham mưu với nhà trường để mua sắm đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc chế biến và tổ chức bữa ăn cho trẻ, điều kiện bếp bán trú. Đội ngũ nhân viên dinh dưỡng phải thường xuyên kết hợp với giáo viên trên lớp để hướng dẫn cho trẻ làm quen với các nhóm chất dinh dưỡng có ở trên địa phương và qua đó giáo dục cho trẻ biết được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đó. Biết lựa chọn thực phẩm tươi ngon, biết cách xây dựng kế hoạch, thực đơn ngày, tuần phù hợp theo mùa, theo tình hình thực phẩm tại địa phương, đảm bảo các chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Cần phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình công tác, sáng tạo, linh hoạt khi thực hành trên máy, phần mềm dinh dưỡng. Biết cân đối tỉ lệ các chất, giữa thực phẩm động vật, thực vật, phải nắm chắc được quy trình chế biến thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Việc đảm bảo nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú trong trường mầm non cho trẻ là mối quan tâm lớn của toàn xã hội hiện nay. Do đó vai trò của nhà trường trong công tác chỉ đạo bếp ăn bán trú là rất quan trọng, phải làm thế nào để chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng ở trường bán trú thì đây là một trách nhiệm nặng nề mà đòi hỏi người phụ trách trực tiếp chỉ đạo bếp ăn bán trú tại trường phải luôn luôn năng động, sáng tạo và đầu tư có hiệu quả trong công tác xây dựng và tiếp cận công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mục đích của nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú trong trường mầm non là nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển thể chất và trí tuệ, tạo cơ sở để phát triển toàn diện về mọi mặt Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Đó là những kinh nghiệm quý báu theo chúng ta đi suốt những năm tháng trong công tác làm công tác chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là đối với đội ngũ cán bộ , giáo viên, nhân viên trong trường mầm non. Qua nhiều năm công tác, bản thân tôi nhận thấy đây là bài học giúp cho bản thân có những kiến thức cơ bản trong công tác chỉ đạo chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là tìm các biện pháp nâng cao chất lượng chỉ đạo bếp ăn bán trú cho trẻ tại trường. Nhờ không ngừng phát huy những thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục nâng cao trách nhiệm của mình đối với công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mà chất lượng của trường ngày càng được cải thiện và nâng cao về mọi mặt, góp phần đáp ứng với xu thế và yêu cầu của xã hội. Thường xuyên đổi mới công tác chăm sóc giáo dục có hiệu quả về công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
  9. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú cho trẻ mầm non trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần trong công cuộc xây dựng đất nước và thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Trước yêu cầu phát triển của giáo dục Mầm non trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để ngày càng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: - UBND huyện cần tuyển nhân viên dinh dưỡng cho các trường. Việc tuyển nhân viên dinh dưỡng có bằng cấp phù hợp và làm việc đúng với chuyên môn sẽ giúp cải thiện và nâng cao đáng kể chất lượng bếp ăn của các trường. - Hàng năm, cần chú trọng bồi dưỡng chuyên môn về dinh dưỡng, công tác bán trú cho các trường trong các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn của phòng. Trên đây, là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân. Là một cán bộ quản lý tôi sẽ cố gắng nhiều hơn nữa và chuyển tải những kinh nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp ở các trường bạn. Tuyên truyền sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan trọng của việc tổ chức bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp và các đồng chí đồng nghiệp để bản thân có được những kinh nghiệm quý báu giúp việc nâng cao chất lượng bếp ăn bán trú cho trẻ ở trường mầm non ngày một tốt hơn, góp phần đáng kể trong công tác giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non - những mầm xanh tương lai của đất nước.