Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

doc 5 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7062
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_de_lam_tot_cong_tac_c.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm Lớp 5

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do Thường trực Hội đồng ghi): . 1. Tên sáng kiến: Một số giải pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Trong quá trình giáo dục luôn được các ngành, các cấp, Chi bộ và các lực lượng xã hội quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ. Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ giáo viên; Giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng . Tuy nhiên, qua kết quả quan sát đầu năm và nắm bắt thông tin năm học trước cho thấy: Lớp 5B là lớp chuyển từ điểm lẻ ra điểm chính các em ở rải rác đủ các ấp của địa bàn xã Vĩnh Thắng. Đường đến trường xa so với các học sinh của lớp khác, đa số gia đình các em đều làm nghề nông và làm thuê, điều kiện kinh tế khó khăn nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Lớp học chưa nề nếp. Hội đồng tự quản hoạt động kém hiệu quả. 3.2. Nội dung chính giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Ghi lại những biện pháp mà mình thực hiện và chia sẻ với đồng nghiệp. Tiếp thu những lời góp ý từ các bạn đồng nghiệp để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém để hoàn thiện giải pháp của bản thân. - Nội dung của giải pháp: Trang 1
  2. Qua những khó khăn trên, nên việc y dựng cho học sinh những thói quen về nề nếp, đạo đức tốt là điều cần thiết. Vì thế mà việc đưa ra những giải pháp nhằm giúp các các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập là điều rất cần thiết, Sau đây là một số giải pháp: Trong những năm gần đây trường TH Vĩnh Thắng 1 đã tham gia vào mô hình trường học mới ( VNEN ) nên ngay từ đầu năm việc chọn lựa và bồi dưỡng Hội đồng tự quản và nhóm trưởng là hết sức quan trọng để đi vào nề nếp và ổn định. Do vậy ngay từ khi được Ban giám hiệu phân công giảng dạy lớp 5B bản thân đã trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để điều tra sơ bộ về tình hình mọi mặt để nắm mặt mạnh, mặt yếu của lớp. Xem xét tình hình đạo đức và lực học của học sinh. Về phẩm chất, năng lực: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã “Đạt” và em nào chưa “Đạt”, để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em. Sơ khảo về kiến thức, kỹ năng: Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài kiểm tra, sổ điểm để biết trong lớp có mấy loại học lực theo danh hiệu khen thưởng; có bao nhiêu học sinh giỏi; có bao nhiêu học sinh tiên tiến và học sinh còn lại. Sau khi dã biết được lực học của từng học sinh trong lớp để có kế hoạch giáo dục và giảng dạy. Ngoài ra còn điều tra thêm về Hội ồng tự quản và các nhóm trưởng của lớp cũ có làm tốt chức năng, nhiệm vụ không. Từ điều tra sơ bộ đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu Hội đồng tự quản mới và phải là người có học lực khá, giỏi, đối xử hòa đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao. Sơ khảo về hoàn cảnh gia đình: Ngay từ đầu năm học bản thân tiến hành đều tra sơ yếu lí lịch của từng học sinh trong lớp xem có bao nhiêu học sinh con gia đình nghèo, gia đình khó khăn. Từ đó có cơ sở để phân loại các biện pháp giáo dục. Đối với học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn thì luôn tham mưu với nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể khác tạo mọi điều kiện giúp đỡ các em về mọi mặt như: tinh thần cũng như vật chất. Trang 2
  3. Ví dụ: Vào đầu năm học học các em phải đóng các khoản tiền bản thân đã hướng dẫn gia đình các em viết đơn xin miễn, giảm nhằm tạo điều kiện cho các em an tâm học tập. Một số em không có tiền mua sách anh văn, tin học để học giáo viên chủ nhiệm vận động nhà trường hỗ trợ. Ngoài ra giáo viên còn có kế hoạch phân loại học sinh ngay từ đầu năm học. Các em yếu về mặt nào, môn nào để còn kịp thời bồi dưỡng, nâng cao trình độ đồng đều của lớp. Đối với học sinh yếu thì phân ra từng nhóm. * Nhóm 1: Những học sinh yếu nhưng có thái độ học tập tích cực. * Nhóm 2: Những học sinh có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập chưa tốt. - Những em yếu chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi cùng bạn khá, giỏi giao nhiệm cho em khá, giỏi kèm bạn yếu qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học. Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá, giỏi qua các công cụ học tập. - Cho thi đua giữa các nhóm với nhau và khen thưởng các nhóm có thành tích học tập tốt trước cờ vào buổi chào cờ đầu tuần. - Thực hiện tốt công tác giáo dục toàn diện thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh học sinh. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Qua quá trình áp dụng các giải pháp trên vào công tác chủ nhiệm, học sinh trong lớp có nề nếp, hứng thú trong học tập, tiếp thu bài nhanh. Vì vậy giải pháp của bản thân được đồng nghiệp và Ban giám hiệu đánh giá cao và công nhận. Từ hiệu quả nêu trên, giải pháp này được nhân rộng trong toàn đơn vị và có thể nhân rộng ra toàn huyện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp: Trang 3
  4. Giải pháp thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng học dạy dạy học nói riêng và giáo dục học sinh trong lớp nói chung. Chất lượng học sinh dạy và học của lớp được tăng lên so với đầu năm. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến bộ. Các em ngày càng chăm ngoan. Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy - trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện. Lớp học đi vào nề nếp và duy trì nề nếp tốt. Hội đồng tự quản lớp hoạt động có hiệu quả cao, luôn gương mẫu, tổ chức tốt giờ truy bài đầu buổi học cũng như giờ sinh hoạt tập thể cuối tuần, giờ thể dục và múa hát sân trường. Các trưởng ban tích cực hoạt động, nâng cao năng lực lãnh đạo và tự quản cho nhiều học sinh. Mọi hoạt động của lớp đều do Hội đồng tự quản lớp làm chủ đạo. Kết quả giáo dục được thể hiện như sau: Bảng thống kê kết quả học tập từ đầu năm đến cuối học kỳ II Trung TSHS Điểm thi Môn Giỏi TL % Khá TL % TL % Yếu TL % bình 12% 10 40% 07 28% 05 20% Khảo sát Toán 03 25/10 đầu năm TV 07 28% 11 44% 0 0 07 28% Toán 07 28% 09 36% 08 32% 01 4% Kiểm tra 25/10 cuối HKI TV 13 52% 11 44% 01 4% 0 0 Kiểm tra Toán 21 84% 04 16% 25/10 cuối HKII TV 15 60% 07 28% 03 12% Trên đây là một số giải pháp của tôi trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở lớp 5B. Bản thân tôi nhận thấy cần có những biện pháp trong công tác chủ nhiệm như nội dung nêu trên để từng bước nâng dần chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh khối 5 nói riêng và học sinh toàn trường nói chung. Trang 4
  5. Rất mong được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, để tôi rút kinh nghiệm, bổ sung thêm những ý kiến tối ưu và để tôi hoàn thiện được giải pháp trong công tác chủ nhiệm. 3.5. Tài liệu kèm theo: không Vĩnh Thắng, ngày 20 tháng 05 năm 2017 Người mô tả Danh Tình Trang 5