Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru-Vân Kiều

doc 20 trang binhlieuqn2 6612
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru-Vân Kiều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giao_duc_ve_sinh_ca_n.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ 3-4 tuổi người dân tộc Bru-Vân Kiều

  1. Tuy vậy, thực hiện đề tài này tôi gặp nhiều khó khăn sau đây: Khó khăn: Trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thì nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng, không những thế nguồn nước cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu nguồn nước sạch thì sẽ cho ta một sức khỏe tốt và ngược lại nguồn nước bẩn thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật. Có nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân ở vùng thuận lợi thì không khó nhưng đối với vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn thì nguồn nước vô cùng khan hiếm. Hầu hết người dân ở đây sử dụng nước suối để phục vụ sinh hoạt hằng ngày nên hạn chế đến chất lượng cuộc sống và công tác vệ sinh cho trẻ. Dẫn đến ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, sinh ra nhiều bệnh tật như: bệnh ngoài da, tiêu chảy, viêm đường hô hấp Kinh tế của người dân còn nhiều thiếu thốn, chật vật, phong tục tập quán của người dân còn lạc hậu. Một số trẻ tiêm chủng không đầy đủ, đúng lịch, khám bệnh không đúng định kỳ, chữa bệnh không kịp thời. Nhà ở của phụ huynh chưa xây dựng kiên cố, chủ yếu ở nhà sàn, công trình vệ sinh chưa có, các dụng cụ phục vụ sinh hoạt gia đình chưa đầy đủ, đồ dùng phục vụ vệ sinh chưa quan tâm đúng mức. Phụ huynh hầu như không mấy khi lau nhà, hướng dẫn trẻ đánh răng, chải đầu, soi gương, lau mặt, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước; quần áo trẻ không được thay giặt thường xuyên; ít dành tiền để mua áo quần, dày dép cho con; đa số trẻ mặc đi mặc lại những bộ quần áo đã cũ hoặc do cô giáo mang từ miền xuôi mang lên. Trình độ dân trí thấp, phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc học tập của con em mình; chưa có kiến thức về chăm sóc sức khỏe, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Bố mẹ trẻ không mấy khi quan tâm tới mọi sinh hoạt thường ngày của con mình. Đa số cháu đều thuộc con em dân tộc Vân Kiều nên ít có điều kiện chăm sóc vệ sinh chu đáo. Trẻ chưa có ý thức trong việc vệ sinh cá nhân cũng như vệ sinh môi trường. 8
  2. Khả năng tiếp thu, ghi nhớ của trẻ hạn chế rất nhiều so với những cháu cùng tuổi dân tộc Kinh. Đa số trẻ chưa nắm được thao tác, quy trình một số hoạt động vệ sinh cá nhân, chưa có ý thực đi vệ sinh chưa đúng nơi quy định; chưa biết là một số công việc tự phục vụ. Trẻ đến trường chưa được sạch sẽ, gọn gàng, ăn mặc chưa phù hợp theo mùa, mùa đông cháu mặc quần áo chưa được đủ ấm do đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, nhiều trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp, sổ mũi; một số trẻ viêm đường hô hấp kéo dài hàng tháng vẫn không hết. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi đang ở mức cao (37%). Cơ sở vật chất của nhà trường tuy có đủ phòng học, điện nước hơn các khu vực khác nhưng so với yêu cầu thì còn nhiều hạn chế: chưa có phòng vệ sinh khép kín, đủ bồn cầu và khu vệ sinh dành riêng cho bé trai, bé gái theo quy định; Nguồn nước không đủ phục vụ sinh hoạt của trẻ nhất là về mùa hè. Nhà trường chỉ có khu vệ sinh dùng chung cho các nhóm lớp trong khu vực nên đến giờ vệ sinh cháu tập trung nhiều dẫn đến không trật tự, nền nếp và giáo viên khó trực tiếp quán xuyến, hướng dẫn cho trẻ được mỗi khi trẻ tự đi vệ sinh. * Điều tra thực tiễn: Nội dung Tổng Kết quả số trẻ Đạt Không đạt SL % SL % Kỹ năng lau mặt 19 13 68 6 32 Ký năng rữa tay 19 15 79 4 21 Kỹ năng tự phục vụ 19 14 74 5 26 Số trẻ SDD thể thấp còi 19 14 74 5 26 Số trẻ SDD thể cân nặng 19 17 89 2 10,5 Bệnh ngoài da 19 15 79 4 21 Kết quả trên cho thấy: 9
  3. Mặc dù còn nhiều khó khăn và với kết quả điền tra thực tiễn còn rất hạn chế song với tinh thần, trách nhiệm và lương tâm của người nhà giáo tôi đã tìm tòi suy nghĩ và thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao công tác giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ. Sau đây là một số giải pháp cơ bản: 2.2. Các giải pháp: Giải pháp 1: Dạy trẻ nắm vững quy trình thực hiện thao tác vệ sinh. Đối với trẻ Mầm non muốn thực hiện vệ sinh cá nhân được tốt trước hết phải dạy trẻ nắm được quy trình, các bước vệ sinh. Đầu năm học trẻ mới đến trường chưa quen với chế độ sinh hoạt của lớp, chưa tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc vệ sinh, trong lúc đó các hoạt động vệ sinh như lau mặt, rửa tay cần phải thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, để giúp trẻ nắm được quy trình và thao tác vệ sinh lau mặt, rửa tay tôi đã sưu tầm một số Clip về hoạt động lau mặt, rửa tay rồi trình chiếu cho trẻ xem. Sau khi trẻ quan sát cô gợi hỏi trẻ: Các con đã xem được những gì? Các bạn đã làm gì? Làm như thế nào? Quy trình rửa tay, lau mặt theo gợi ý hướng dẫn trong chương trình giáo dục mầm non yêu cầu giáo viên phải nắm chắc để hướng dẫn cho trẻ. Đồng thời do khả năng phát triển về ngôn ngữ, nhận thức của trẻ người dân tộc Vân Kiều còn hạn chế nên khi hướng dẫn cho trẻ giáo viên cần nói ngắn gọn, dễ hiểu, lời nói kết hợp với thao tác linh hoạt, chính xác. Ví dụ: Quy trình rửa tay theo hướng dẫn trong chương trình giáo dục được thực hiện qua 6 bước. Bước 1: Đầu tiên cô mở vòi nước nhẹ, úp 2 lòng bàn tay vào nhau và để dưới vòi nước chảy, sau đó cô xoa đều xà bông vào 2 lòng bàn tay, chà xát 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo bọt. Bước 2: Dùng ngón tay của bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Dùng lòng bàn tay chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào các kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. 10
  4. Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại. Bước 6: Cô để tay dưới vòi nước xát nhẹ 2 lòng bàn tay vào nhau, rửa từ mu bàn tay đến các ngón tay và rửa cho sạch xà phòng. Đối với trẻ ở lớp tôi đã hướng dẫn quy trình này như sau: Bước 1: Cô đặt 2 lòng bàn tay dưới vòi nước sau đó, lấy xà bông xoa đều rồi chà xát để tạo bọt. Bước 2: Cô dùng bàn tay này xoay lần lượt hết các ngón của bàn tay kia rồi đổi tay. Bước 3: Cô dùng bàn tay này chà sát chéo lên mu của bàn tay kia rồi đổi bên. Bước 4: Cô dùng các ngón của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia rồi đổi tay. Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của bàn tay này xoay đi xoay lại vào lòng của bàn tay kia rồi đổi tay. Bước 6: Cô để tay dưới vòi nước rửa sạch xà phòng, rủa từ mu bàn tay đến lòng bàn tay và các ngón tay. * Quy trình lau mặt theo hướng dẫn của chương trình hiện qua 6 bước sau: Bước 1: Cô trải khăn vào lòng bàn tay, dùng ngón trỏ và ngón cái của bàn tay phải lau từng mắt một, lần lượt lau từ mép trên của mắt rồi đến mép dưới của mắt, lau từ hóc mắt đến đuôi mắt. Bước 2: Cô dịch khăn để lau mũi, lau từ trên mũi xuống 2 lỗ mũi rồi dịch khăn. Bước 3: Cô lau miệng, cô lau mép trên của miệng và mép dưới của miệng và gấp khăn. Bước 4: Đặt dọc khăn lên lòng bàn tay cô lau trán và má phải cô gấp khăn. Bước 5: Cô lau trán và má trái và gấp khăn. Bước 6: Cuối cùng cô lau cằm và cổ, bỏ khăn vào chậu. Ở lớp tôi đã hướng dẫn cho trẻ như sau: Bước 1: Cô trải khăn ở tay rồi dùng ngón trỏ, ngón cái lau từ mép trên rồi đến mép dưới của mắt, lau từ hóc mắt đến đuôi mắt rồi chuyển sang lau mắt khác. 11
  5. Bước 2: Cô dịch khăn để lau từ trên mũi xuống 2 lỗ mũi. Bước 3: Cô dịch khăn lau mép trên, mép dưới của miệng. Bước 4: Gấp khăn đặt dọc lên lòng bàn tay rồi lau trán, má bên trái. Bước 5: Gấp khăn đặt dọc lên lòng bàn tay rồi lau trán, má bên phải. Bước 6: Cuối cùng lau cằm, cổ và bỏ khăn vào chậu. Nhờ cách hướng dẫn ngắn gọn này mà trẻ dễ nhớ, dễ hiểu và thực hiện tốt hơn rất nhiều so với cách hướng dẫn ban đầu. Đồng thời khi trẻ thực hành lau cô vừa hướng dẫn trẻ vừa khuyến khích trẻ nhắc đi nhắc lại nên giúp trẻ nắm chắc quy trình thao tác. Giải pháp 2: Giáo dục trẻ vệ sinh thông qua các hoạt động trong ngày. Cơ thể trẻ còn non yếu, rất dễ bị các yếu tố của môi trường tác động làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ trước giờ đón trẻ tôi đến sớm 30 phút mở cửa thông thoáng quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau nhà bằng khăn ẩm, lớp học thoáng mát không ẩm ướt, xung quanh lớp không có vật sắc nhọn, các thiết bị điện nước phải đảm bảo an toàn, phòng vệ sinh sắp xếp gọn gàng luôn khô ráo, phối kết hợp với phụ huynh mua dép cho trẻ đi trong lớp và trong nhà vệ sinh. Đồ dùng cá nhân phải dùng riêng và có ký hiệu rõ ràng. Trẻ thực hiện vệ sinh được tốt thì đầu tiên trẻ phải nhớ đúng ký hiệu của mình, để giúp trẻ nhớ ký hiệu của mình thì tôi tập cho trẻ nhận biết ký hiệu với nhiều hình thức khác nhau: Khi lấy đồ dùng, dụng cụ cho trẻ như: vỡ, dép, cốc ca uống nước, khăn lau mặt tôi hỏi trẻ về ký hiệu của mình. Ví dụ: Vỡ con có ký hiệu gì? Nếu trẻ nhầm tôi nhắc lại cho trẻ nhớ. Quá trình tập cho trẻ nhiều lần, lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp trẻ nhớ ký hiệu của mình. Khi trẻ lấy đúng đồ dùng thì trẻ mới hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh, nếu trẻ không nhận biết được đồ dùng của mình mà dùng nhầm đồ dùng của bạn khác thì nguy cơ lây lan các bệnh về mắt, răng miệng rất nguy hiểm. Việc dạy cho trẻ nhận biết ký hiệu đã khó nhưng việc dạy trẻ thực hiện vệ sinh lại càng khó khăn, vất vả hơn. Với hoạt động rửa tay bằng xà phòng đối với trẻ 3-4 tuổi thì rất khó, ở lứa tuổi này khi rửa tay trẻ chỉ biết thích đùa nghịch với nước, trẻ chưa biết tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng và các thời điểm 12
  6. cần rửa tay như phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn Nên trước hết tôi trò chuyện với trẻ qua nhiều hình thúc như cho trẻ đọc thơ hoặc hát. Ví dụ: Tổ chức cho trẻ rửa tay trước khi ăn tôi cho trẻ đọc bài thơ "Nhớ lời cô dạy” Đến giờ ăn Khi tay bẩn Phải rửa tay Với xà phòng Bé ghi lòng Lời cô dạy. Tôi đặt những câu hỏi gợi mở cho trẻ trả lời: Ví dụ: Vì sao trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn các con phải rửa tay? (rửa để cho tay thơm tho, sạch sẽ, mọi người yêu mến và không mắc bệnh ). Vì sao các con phải rửa tay với xà phòng? (Rửa tay với xà phòng để rửa sạch hết vi khuẩn, phòng tránh được các bệnh ). Cô hướng dẫn trẻ rửa tay đúng quy trình 6 bước. Khi trẻ rửa tay xong đến lấy khăn và chọn khăn đúng ký hiệu của mình để lau mặt. Trước khi lau mặt cô hỏi trẻ tại sao phải lau mặt? (Lau mặt cho sạch sẽ được mọi người yêu mến, cho mặt thơm tho, xinh hơn, không bị bệnh ). Lúc nào phải lau mặt? (Lau mặt trước và sau khi ngủ, ăn, đi ra ngoài đường, khi mặt bẩn ). Cô cần hướng dẫn trẻ lau mặt đúng trình tự theo 6 bước. Trong giờ ăn: Tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn” Đến giờ ăn cơm Vào bàn bạn nhé Nào thìa, bát, đĩa Xúc cho gọn gàng Chớ có vội vàng Cơm rơi, cơm vãi. Tôi cũng đặt những câu hỏi để trẻ trả lời, từ đó trẻ sẽ nhớ trong giờ ăn phải như thế nào? Cô nhắc lại, hướng dẫn trẻ ngồi ngay ngắn, cầm thìa đúng tay, ăn 13
  7. chậm, nhai từ tốn, không nhai nhồm nhoằm và nuốt vội; không ngậm thức ăn lâu trong miệng, không vừa ăn vừa chơi, vừa nói chuyện, đi lại tự do, không được làm rơi vải thức ăn, khi cơm rơi biết nhặt bỏ vào đĩa riêng, ăn hết suất. Với những giải pháp này các cháu thực sự rất tiến bộ. Phần lớn các cháu khi vệ sinh đã nhớ được lần lượt các thao tác và từng bước vệ sinh rửa tay và lau mặt. Giải pháp 3: Dạy trẻ làm một số công việc tự phục vụ: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" đó là phương châm của nền giáo dục nước ta. Trẻ biết tự làm một số công việc tự phục vụ vừa hình thành và rèn luyện tính tích cực, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát khi tham gia các hoạt động, vừa hình thành được thói quen tốt trong sinh hoạt. Do đó dạy cho trẻ biết làm một số công việc tự phục vụ là nhiệm vụ rất quan trọng của người giáo viên. Hàng ngày, trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục giáo viên cần hướng dẫn cho làm một số công việc: Hướng dẫn trẻ nhặt rác để vào thùng theo quy định, không vứt rác bừa bãi. Trước khi ăn có thể cử một số trẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh tham gia dọn bàn ăn cùng cô như: để thêm dĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm, đưa thìa cho các bạn. Sau khi trẻ ăn xong hướng dẫn trẻ phải lau mặt, uống nước súc miệng, uống nước phải từ tốn, không làm đổ nước ra ngoài, khi uống nước phải lấy cốc ca đúng ký hiệu của mình, không rót nước quá nhiều, không được thò tay vào bình nước. Khi ăn, uống nước xong để đồ dùng vào nơi quy định. Đi đại tiểu tiện đúng nơi quy định, đi xong biết dội nước sạch sẽ. Khi có nhu cầu đi vệ sinh cần đi ngay. Đến giờ đón trẻ tôi cho trẻ tự mặc dép trong nền nhà. Khi đón trẻ vào lớp hướng dẫn trẻ mặc thêm hoặc tự cởi bớt quần áo; tự cởi dày hoặc đeo dép, tự cất mũ nón vào nơi quy định Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh chung: vào mùa hè không đi dép trong nhà, về mùa đông thì không đi dép trong nhà ra ngoài sân; không khạc nhổ lung tung, khi ho phải biết che miệng. 14
  8. Giáo dục trẻ biết bảo vệ trường lớp luôn luôn sạch sẽ: tham gia làm vệ sinh trong sân trường, nhặt lá cây để vào nơi quy định, sau khi hoạt động giáo dục xong cần biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngay ngắn vào giá góc Trẻ miền núi thường không được sự quan tâm của bố mẹ nên trước khi đến lớp trẻ cần chủ động yêu cầu bố mẹ thay quần áo, rửa tay chân, lau mặt mũi sạch sẽ. Trước giờ trả trẻ cô tổ chức cho trẻ lau mặt, rửa chân tay, cô chải tóc, sửa sang lại quần áo cho trẻ Trong lớp số trẻ người Kinh và một số trẻ dân tộc Vân Kiều có kiến thức kỹ năng tốt tôi đã phân công kèm cặp những cháu yếu. bằng cách khi tổ chức cho trẻ rửa tay, lau mặt tôi đã phân công các cháu này đứng gần các cháu yếu, phát hiện những thao tác của bạn chưa đúng, những hành vi chưa tốt thì nhắc nhỡ hoặc trao đổi cùng cô để kết hợp giúp bạn thao tác tốt hơn. Giải pháp 4: Phối hợp với phụ huynh giáo dục vệ sinh cho trẻ khi ở nhà: Để việc chăm sóc, giáo dục vệ sinh trẻ đem lại hiệu quả cao, công tác phối hợp với phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón trả trẻ, những buổi họp phụ huynh, tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của công tác vệ sinh. Thông qua các buổi họp tôi đã hướng dẫn phụ huynh thường xuyên tổ chức cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, tắm, giặt, gội đầu nhằm phòng tránh bệnh tật. Tranh thủ thời gian tôi đã tìm về nhà một số phụ huynh hướng dẫn cho họ về cách rửa tay, lau mặt thực hiện trình tự theo 6 bước, các thời điểm để thực hiện lau mặt, rửa tay, tắm gội. giặt quần áo cho trẻ để phụ huynh nắm rõ và có kiến thức tổ chức cho trẻ khi ở nhà. Phổ biến những bệnh thường gặp đối với trẻ, những dịch bệnh thường hay xảy ra giúp phụ huynh biết thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm cho trẻ từ đó việc phối hợp giữa phụ huynh và cô có sự thống nhất từ nhà đến trường. Tuyên truyền với phụ huynh thông qua góc tuyên truyền của lớp: Để lôi cuốn sự chú ý của phụ huynh thì nội dung góc tuyên truyền phải thiết thực, phong phú, phải thay đổi thường xuyên. Do trình độ học vấn của phụ huynh 15
  9. ở đây chưa cao nên các nội dung tuyên truyền được đánh máy vi tính, viết bằng cở chữ to (16-18) giúp phụ huynh dễ đọc kết hợp với tranh ảnh hấp dẫn, đẹp; hình ảnh ngộ nghĩnh .gây sự chú ý cho phụ huynh Vào những lúc đón và trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh về những vấn đề mà trẻ còn hạn chế: Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đúng quy trình, chưa mạnh dạn trao đổi với cô khi có nhu cầu đi vệ sinh . Nhắc nhỡ phụ huynh hàng ngày vệ sinh cho trẻ sạch sẽ khi ở nhà cũng như khi đưa trẻ đến trường; thường xuyên thay và giặt áo quần cho trẻ, không nên cho trẻ mặc áo quần bẩn, ẩm ướt, thường xuyên phơi nắng đồ dùng và quần áo của trẻ để tránh bệnh tật. Hàng ngày, phải tắm gội cho trẻ, nhất là về mùa hè, mùa đông có nước ấm để cho trẻ dùng. Hằng tuần nên cắt móng tay, móng chân cho trẻ. Trên cơ thể của trẻ bộ phận răng miệng cũng rất quan trọng, răng miệng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hầu hết các cháu dân tộc đều không được đánh răng chính vì thế tuyên truyền với phụ huynh tập cho trẻ đánh răng hằng ngày nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng trước khi ngủ dậy. Ngoài việc đánh răng phụ huynh có thể cho trẻ ngậm nước muối loãng giúp sát khuẩn miệng và vệ sinh tai, mũi họng Hướng dẫn phụ huynh tham gia công tác vệ sinh môi trường, nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày nhằm tránh dịch bệnh có thể xảy ra. Đưa trẻ tiêm chủng mở rộng đầy đủ và đúng lịch theo quy định của y tế. Ngoài việc hướng dẫn và tuyên truyền về công tác vệ sinh chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho trẻ tôi còn chia sẻ với gia đình trẻ về cách tổ chức cuộc sống gia đình, hướng dẫn cho phụ huynh biết cần mua một số vật dụng cần thiết phục vụ công tác vệ sinh như: xô, chậu, xà phòng, nước xả, dầu gội đầu ; mua một số đồ dùng phục vụ sinh hoạt gia đình như: soong, nồi, bát, thìa, chăn màn, chiếu, dày dép, quần áo ; biết quan tâm, thường xuyên trò chuyện với trẻ, nắm được đặc điểm tính cách, khả năng và nhu cầu của trẻ để từ đó phối hợp với giáo viên chăm sóc, nuôi dạy cho tốt. 16
  10. Nhờ áp dụng các giải pháp trên đến nay lớp tôi đã có kết quả đáng phấn khởi. Kết quả đạt được: Nội dung Tổng Kết quả số trẻ Đạt Không đạt SL % SL % Kỹ năng lau mặt 19 16 84 3 16 Ký năng rữa tay 19 17 89 2 10,5 Kỹ năng tự phục vụ 19 17 89 2 10,5 Số trẻ SDD thể thấp còi 19 16 84 3 16 Số trẻ SDD thể cân nặng 19 18 95 1 5,3 Bệnh ngoài da 19 17 89 2 10,5 Phần III. Phần kết luận: Giáo dục vệ sinh cho trẻ là nhiệm vụ rất cần thiết đối với mọi người đặc biệt ngành học Mầm non. Thông qua giáo dục vệ sinh giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm và hình thành những hành vi văn minh, phát triển nhân cách con người mới cho trẻ. Trong cuộc sống hằng ngày việc giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ không những chỉ dừng lại ở mức chấp hành những yêu cầu, quy định về giáo dục vệ sinh, mà còn thể hiện mối quan hệ, tình cảm giữa con người với con người. Bởi thông qua việc thực hiện các hoạt động và thao tác vệ sinh mà thể hiện tính nhân văn sâu sắc, tình người cao cả; Những thói quen tốt, những hành vi văn minh cô giáo trang bị từ hôm nay sẻ là hành trang theo trẻ trong suốt cuộc đời. Bằng cử chỉ hành động nhẹ nhàng mỗi khi cô giáo thực hiện các hoạt động vệ sinh trẻ sẻ cảm nhận được tình cảm, sự yêu thương vô vàn của cô giáo dành cho nó, nó càng tự tin hơn, yên tâm hơn khi mỗi ngày bên cô giáo. 17
  11. Giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ giúp trẻ luôn có thể lực khỏe mạnh, có sức chống đở bệnh tật, hạn chế suy dinh dưỡng. Trẻ khỏe mạnh, ít ốm đau là niềm vui, nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tuy nhiên, muốn trẻ luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì người lớn đặc biệt là cô giáo và bố mẹ là người cần hướng dẫn cho trẻ nắm vững kỹ năng, kiến thức khoa học và thực hiện đúng quy trình, thao tác thành thạo, nắm được các thời điểm cần thực hiện vệ sinh cá nhân cho mình. Dạy cho trẻ có ý thức và nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Rèn luyện cho trẻ ý thức tự làm một số hoạt động phục vụ và tự bảo vệ mình. Giáo dục vệ sinh cho trẻ ở trường sẽ giúp phụ huynh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, có ý thức trách nhiệm đối với trẻ, quan tâm chăm sóc và vệ sinh cho con em mình sạch sẽ. Tôn trọng, cảm thông với công việc của giáo viên, từ đó nâng cao trách nhiệm đối với nhà trường và giáo viên. Công việc hàng ngày của giáo viên mầm non tuy không nặng nhọc nhưng vô cùng vất vả. Ngoài việc tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động chăm sóc vệ sinh cũng chiếm một thời lượng công việc khá lớn, một số hoạt động có thời điểm rõ ràng như lau mặt, rửa tay trước khi ăn nhưng có nhiều hoạt động xen lẫn với các hoạt động khác và xảy ra bất ngờ ngoài mong muốn nên người giáo viên phải biết sắp xếp các hoạt động một cách khoa học, hợp lý, xử lý các tình huống một cách kịp thời; có đôi mắt tinh tường để quan sát tất cả các cháu trong lớp, có đầu óc phán đoán nhanh, có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát; có sự phối hợp với các giáo viên khác một cách linh hoạt có như thế mới hoàn thành tốt nhiệm vụ. 3.2. Những kiến nghị, đề xuất Đề nghị lãnh đạo ngành và cán bộ quản lý giáo dục mầm non tiếp tục góp ý chân thành vào bản Sáng kiến kinh nghiệm; tạo điều kiện để bản thân tôi được học hỏi thêm chị em đồng nghiệp, được giao lưu và đúc rút được nhiều kinh nghiệm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Với sự nổ lực của bản thân nên đã đạt được kết quả ban đầu song Sáng kiến kinh nghiệm này cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót kính mong sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của đồng nghiệp, Hội đồng khoa học của Nhà trường và Hội đồng khoa học của ngành để cho bản Sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn 18
  12. thiện hơn, không những có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn trường và còn vươn đến các đơn vị mầm non thuộc vùng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới./. 19
  13. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG Kim Thủy, ngày tháng 5 năm 2013 TM.HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Luân 20