Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_to.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. + Vườn cây ở đâu? ( công viên, trên dường phố, trên cánh đồng, nương rẫy ). + Khi tả em cần miêu tả gì? ( cảnh vật xung quanh vườn cây). + Giáo viên chốt lại. 2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh Tổ chức tốt việc quan sát và tìm ý là rất quan trọng của phân môn Tập làm văn miêu tả. Đối với kiểu bài miêu tả, quan sát là cơ sở để tìm ý. Muốn vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu trước bài học để có kế hoạch hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng cần miêu tả, việc quan sát có khi tiến hành trên lớp, cũng có khi tiến hành ngoài lớp. Để quan sát có chất lượng giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát theo trình tự nhất định (từ chung tới riêng, từ ngoài vào trong, từ gần đến xa ) Giáo viên nên hướng dẫn các em quan sát bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi Khi hướng dẫn các em quan sát, giáo viên cần giúp các em phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt của đối tượng được tả với những đối tượng khác cùng loại. Sau đó ghi chép lại những chi tiết đặc sắc theo phần gợi ý của sách giáo khoa, nhờ đó mà bài văn của các em trở nên sinh động, mới mẻ hơn. Quan sát, tìm ý và sắp xếp ý là việc làm hết sức cần thiết cho việc dạy thể loại văn miêu tả. Trong quá trình hướng dẫn, giáo viên cần biết lựa chọn sử dụng phối hợp các phương pháp, giúp tiết học đỡ nhàm chán và hiệu quả tiết dạy cao hơn. Ví dụ 1: Quan sát tả cảnh - Giáo viên có thể cho học sinh quan sát ở nhà và ghi chép lại cảnh vật đó. - Hướng dẫn học sinh quan sát: Cảnh trường em + Cho học sinh đọc gợi ý ở phần nhận xét + Học sinh vừa quan sát vừa ghi chép lại ý quan sát được, sau đó sắp xếp các ý để tạo thành một dàn ý tả trường em. *Hình thành dàn ý cho học sinh: Mở bài - Ngôi trường của em tên là gì? Ở đâu? Em tả cảnh trường vào lúc nào? Thân bài - Ngôi trường lớn hay nhỏ? - Trường ở tiếp liền với nhà dân hay riêng biệt một nơi? - Thoạt nhìn, trường em có gì nổi bật ( về hình dáng, màu sắc)? - Trong trường đã có hoạt động gì hay còn vắng lặng? - Cổng trường thế nào? Xung quanh trường có xây tường hoặc rào không? - Sân trường có rộng không? Cây cối, bồn hoa, cột cờ thế nào? - Có mấy dãy lớp học? Phòng trệt hay lầu? Hành lang, cửa ra vào lớp, cửa sổ, như thế nào? - Phòng Ban giám hiệu, thư viện, phòng truyền thống ở đâu? Có gì đặc biệt Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 4
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. - Kỷ niệm của em về ngôi trường Kết bài - Cảm nghĩ của bản thân về ngôi trường? Khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý. 3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và sắp xếp ý: Hướng dẫn học sinh tìm ý cho dàn bài chi tiết không phải là giáo viên gò ép các em làm việc trong bốn bức tường của lớp học mà phải dựa trên kết quả quan sát thực tế của các em. Vì vậy, tôi luôn yêu cầu học sinh chuẩn bị chu đáo phần quan sát hình ảnh, hoạt động của đối tượng miêu tả đến các sự vật xung quanh trước ở nhà. Đồng thời lựa chọn những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp của đối tượng để miêu tả. Các em cần ghi chép cẩn thận, đầy đủ. Qua quan sát đối tượng miêu tả, các em được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, con người và sự vật xung quanh của học sinh nảy nở, tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành tính cách tốt đẹp của học sinh. Dựa trên kết quả quan sát thực tế, giáo viên gợi ý cho các em sắp xếp các ý quan sát với những câu hỏi gợi mở để giúp bài văn vừa đủ nội dung vừa phong phú về ý. Từ dàn ý, học sinh phát triển mỗi ý thành đoạn văn có lồng cảm xúc. Giáo viên cần quan sát học sinh trả lời câu hỏi sắp xếp ý một cách cẩn thận.Vì việc làm đó, giúp cho giáo viên soạn được các câu hỏi phù hợp với học sinh, thu hút học sinh tham gia hoạt động. Đồng thời chuẩn bị những câu hỏi gợi mở khi học sinh bị lúng túng. Có như thế tiết học mới diễn ra tự nhiên, đạt hiệu quả cao. Ví dụ : Đề bài: “Hãy tả ngôi trường thân yêu gắn bó với em trong nhiều năm qua.” Những câu hỏi gợi mở khi sắp xếp các ý đã quan sát : - Ngôi trường của em tên là gì? Ở đâu? Em tả cảnh trường vào lúc nào? - Ngôi trường lớn hay nhỏ? - Trường ở tiếp liền với nhà dân hay riêng biệt một nơi? - Thoạt nhìn, trường em có gì nổi bật ( về hình dáng, màu sắc)? - Trong trường đã có hoạt động gì hay còn vắng lặng? - Cổng trường thế nào? Xung quanh trường có xây tường hoặc rào không? - Sân trường có rộng không? Cây cối, bồn hoa, cột cờ thế nào? - Có mấy dãy lớp học? Phòng trệt hay lầu? Hành lang, cửa ra vào lớp, cửa sổ, như thế nào? - Phòng Ban giám hiệu, thư viện, phòng truyền thống ở đâu? Có gì đặc biệt? - Cảm nghĩ của bản thân về ngôi trường? Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 5
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. Khi hướng dẫn học sinh tìm ý cho mỗi đề bài, giáo viên nên cho học sinh làm việc độc lập để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình trong học tập. Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh tự nêu ý theo suy nghĩ riêng của mình. Giáo viên theo dõi để sửa sai và hoàn chỉnh cho học sinh. Ví dụ : Khi tả về nết tốt của người bạn, giáo viên gợi ý như sau: Bạn có những nết tốt nào mà em quý mến?. Giáo viên chốt lại: Bạn ấy hăng hái, chăm chỉ, luôn giúp đỡ bạn trong học tập; hoặc tận tình với bạn, sẵn lòng nhường nhịn bạn; hoặc rất lễ phép, kính trọng thầy cô, là người con ngoan ở gia đình; hoặc có tất cả các đức tính vừa nêu. 4. Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ: Học sinh đã có được vốn từ nhưng để viết được một bài văn hay và không mắc lỗi về cách dùng từ thì rất ít học sinh làm được. Do đó, việc hướng dẫn các em khắc phục những lỗi cơ bản trong việc dùng từ để viết được những câu văn, đoạn văn hay hấp dẫn người đọc, người nghe là một việc làm hết sức quan trọng đối với người giáo viên. Căn cứ vào nội dung thực tế của bài làm học sinh để đưa ra những dạng bài tập rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp ở các phân môn khác nhau trong suốt quá trình học tập. Tôi hướng dẫn cho các em làm quen dần với các mức độ từ dễ đến khó qua các dạng bài tập khác nhau như : sử dụng từ để điền vào chỗ trống, để thay thế các từ ngữ khác, Thông qua các bài tập này, ngoài việc giúp học sinh biết sử dụng từ ngữ phù hợp để diễn đạt các sự vật, hiện tượng được miêu tả mà còn giúp các em phát huy được vốn từ của bản thân để viết văn. Ví dụ: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ sau: ríu rít, líu lo, liếp chiếp, rộn ràng, tấp nập, là là, từ từ, tíu tít, hối hả để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau: “Tiếng chim , báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời nhô lên từ lũy tre làng. Khói bếp nhà ai bay trong gió. Đàn gà con gọi nhau theo chân mẹ. Đường làng đã , người qua lại.” Ví dụ: Tìm những tính từ gợi tả màu sắc của đồng lúa chín điền vào chỗ chấm trong đoạn văn sau : “Trước mắt chúng tôi là cánh đồng lúa chín những bông lúa đang chờ tay người đến gặt, hạt lúa căng tròn, béo múp hứa hẹn một mùa no ấm bội thu.” Ví dụ: Cho các từ ngữ sau : nhấp nhô, xanh biêng biếc, tấp nập, tung tăng. Em hãy lựa chọn cho các từ in nghiêng trong các câu sau để được câu văn cụ thể , sinh động hơn. a. Mùa thu, con sông quê tôi nước rất xanh. b. Những cánh cò trắng muốt bay trên cánh đồng lúa chín. c. Xa xa, những ngọn núi cao thấp, vài ngôi nhà thấp thoáng. Ví dụ: Tìm những từ ngữ thích hợp để thay thế các từ in nghiêng trong những câu sau: a. Đôi mắt của mẹ long lanh ánh lên sự hiền hậu. Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 6
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. b. Bé loạng choạng đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ. Ngoài ra, rất nhiều bài tập Luyện từ và câu tạo cho học sinh có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả, gợi cảm khi viết văn miêu tả. Ví dụ : - Dựa vào một số từ ngữ (miêu tả hình dáng của người) vừa tìm được, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết (Luyện từ và câu, tuần 15). Việc rèn kĩ năng dùng từ cho các em là cần thiết. Hoạt động này đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ thực hiện trong các tiết dạy của giáo viên. 5. Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng: Để viết được câu văn hay, sinh động thì khâu làm giàu vốn từ ngữ cho các em là rất cần thiết. Việc làm này có thể thông qua các phân môn khác nhau của môn Tiếng Việt để giúp học sinh tích lũy được vốn từ. Chẳng hạn ở phân môn Tập đọc, các em có thể hiểu được nghĩa của một số từ, cảm nhận được những từ ngữ gợi tả màu sắc, hình ảnh, âm thanh, khi miêu tả. Ví dụ: Bài: “ Một chuyên gia máy xúc” ( TV5 – tập 1) thì các em ghi nhận được các từ miêu tả người như : cao lớn, thân hình chắc và khỏe, khuôn mặt to chất phác, giản dị, thân mật”. Ví dụ : Bài : Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên tuần 8, 9 (TV5 - tập 1) Học sinh tham gia hoạt động nhóm trao đổi để có thêm vốn từ về thiên nhiên. - Tả chiều rộng : bao la, mênh mông, bát ngát, - Tả chiều dài(xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thẳm, vời vợi, - Tả chiều cao : cao vút, chót vót, chất ngất, vòi vọi, lênh khênh, - Tả chiều sâu : hun hút, thăm thẳm, hoắm, - Tả tiếng sóng : ì ầm, ầm ầm, rì rào, lao xao, thì thầm, ì oạp, - Tả làn sóng nhẹ : lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, gờn gợn, nhấp nhô, - Tả làn sóng mạnh : cuồn cuộn, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng, trào dâng, dữ dội, Ngoài ra, vốn từ còn được tích lũy từ nhiều nguồn khác nhau như : giao tiếp hằng ngày, đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè, Vì vậy, tôi động viên các em nên có quyển sổ tay để ghi chép kịp thời những từ ngữ hay thường dùng để vận dụng khi làm bài. Tưởng tượng trong văn miêu tả là rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh cách tưởng tượng để có được hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng miêu tả. Tưởng tượng giúp các em thấy được những nét đặc sắc của đối tượng hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn. Ví dụ: - Khi tả về dáng đi của bé thì các em tưởng tượng xem dáng đi chập chà chập chững của bé như thế nào? Giáo viên chốt lại : Ví dụ : Bé chập chững đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ như chim non bay về tổ. Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 7
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. - Khi tả về đôi mắt của mẹ thì các em hãy tưởng tượng ánh mắt của mẹ giống hình ảnh nào? (HS trả lời) Giáo viên chốt lại : Ví dụ : Ánh mắt dịu hiền của mẹ là tia sáng dẫn đường cho cuộc đời con. 6. Luyện tập cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong viết văn. Bài văn hay, thu hút người đọc được tao bởi những câu văn diễn đạt sinh động có hình ảnh. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn miêu tả không chỉ làm nổi bật đặc điểm miêu tả của đối tượng, tạo ấn tượng và sức hấp dẫn đối với người đọc mà còn phù hợp với nhu cầu giao tiếp của con người. Vì vậy tôi đã giúp học sinh lần lượt thực hiện các bước sau: a/ Cho học sinh đọc câu, đoạn, bài văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật. Để giúp các em có thể vận dụng các biện pháp nghệ thuật viết văn, tôi thường đọc những câu thơ, câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật cho các em nghe, chẳng hạn như: Nghệ thuật so sánh: Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh. Nghệ thuật nhân hóa: - Mùa xuân, sân trường khoác chiếc áo mướt xanh màu lá. - Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ Sau khi các em nghe những câu thơ, câu văn tôi cho các em thảo luận và phát hiện các biện pháp nghệ thuật được sử dụng, nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó. Tôi phân tích cho các em hiểu cái hay cái đẹp trong từng câu văn, câu thơ. Làm như vậy, dần dần nhiều ngày tích lũy lại các em học được cách miêu tả sinh động của các tác giả và biết vận dụng khi làm văn. b/Cho học sinh rèn kĩ năng viết câu văn sinh động. Sau khi các em đã có vốn từ phong phú, tôi tiếp tục rèn cho các em cách lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh và có sử dụng các biện pháp nghệ thuật đã học. Tôi tiến hành theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ yêu cầu học sinh lựa chọn từ cho sẵn điền vào chỗ trống trong câu; tìm từ điền vào chỗ trống; sau đó yêu cầu cao hơn là đặt câu có sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm. Ví dụ: Hãy chọn các từ ngữ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống để được câu văn có hình ảnh so sánh phù hợp nhất (Tiếng chuông, chùm sao, thủy tinh, dải lụa, giọng bà tiên). a. Hoa xoan nở từng chùm trông giống như . b. Nắng cứ như xối xuống mắt đất. Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 8
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. c. Giọng bà trầm ấm ngân vang như Ví dụ : Tìm các từ chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của con người điền vào chỗ trống để câu văn được diễn đạt một cách nhân hóa a. Đôi chim non xinh xắn hót líu lo, líu lo một ngày mới. b. Những chiếc lá phe phẩy như đang .khi thấy chị gió tới. Ví dụ: Cho các ý sau: đôi mắt bé, mặt trời vào buổi sáng, em hãy sử dụng biện pháp so sánh hay nhân hóa để diễn đạt các ý trên thành câu văn sinh động. Giáo viên hướng dẫn học sinh như sau : - Cho học sinh đặt câu có đặc điểm đúng đối tượng miêu tả như: a/ Bé có đôi mắt đen tròn. b/ Mặt trời từ phía đông rọi xuống cánh đồng lúa xanh rờn. - Chuyển các câu trên thành câu có sử dụng biện pháp nghệ thuật như sau: a/ Bé có đôi mắt đen tròn như hai hạt nhãn. b/ Mặt trời thức dậy từ phía đằng đông vung tay gieo những tia nắng xuống cánh đồng lúa xanh rờn. c/ Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành viết đoạn văn: Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành ứng dụng viết đoạn văn là giúp cho học sinh tự nhận biết được chỗ đúng, chỗ sai và tìm cách khắc phục lỗi sai. Hơn nữa “ đọc văn bạn để sửa văn mình” còn là cách học viết văn hiệu quả. Tôi đã thực hiện theo các bước sau: - Trước khi tổ chức cho học sinh tự đánh giá tôi đưa ra tiêu chí đánh giá cụ thể để học sinh cả lớp nắm được. VD: Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật không? Thể hiện ở câu văn nào? Bạn chọn hình ảnh diễn đạt cho câu văn có phù hợp không? - Học sinh đánh giá kết quả thực hành của bạn theo hình thức đổi bài. Căn cứ vào tiêu chí đã nêu, học sinh đối chiếu với kết quả thực hành của bạn, dùng bút chì gạch dưới chỗ được và đánh chéo chỗ chưa được. - Học sinh nhận lại bài của mình đã được bạn đánh giá, kiểm tra lại và sửa lỗi, trao đổi với bạn nếu có chỗ chưa hiểu. d/ Giáo viên đánh giá nhận xét kết quả thực hành của học sinh. Biện pháp này thực hiện mất rất nhiều thời gian, đòi hỏi sự kiên trì và chuẩn bị chu đáo của giáo viên trong các tiết học. Ngoài những tiết tập làm văn, luyện từ và câu theo phân phối chương trình, tôi thường luyện thêm cho các em viết đoạn văn vào những tiết củng cố kiến thức của buổi học thứ hai trong ngày. Dần dần, các em sẽ quen và các bước tiến hành trong tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. 7. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài Tập làm văn Tiết trả bài tập làm văn phải được thực hiện một cách kĩ lưỡng, nghiêm túc nhằm phát huy tối đa tính tích cực của học sinh, không thể nhận xét chung chung hoặc làm qua loa, đại khái.Muốn có được tiết trả bài viết có hiệu quả thì giáo viên cần phải chuẩn bị: Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 9
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. - Giáo viên nắm và ghi nhận cụ thể các lỗi trong bài viết của học sinh theo từng loại như: lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi về câu, lỗi diễn đạt, - Trong quá trình nhận xét, giáo viên chọn một vài bài hay tiêu biểu nhất của lớp cũng có thể chọn thêm bài văn hay của học sinh những năm trước để giúp học sinh tham khảo. - Chuẩn bị câu hỏi gợi mở (câu hỏi dễ hiểu, lôgíc, phù hợp với đối tượng học sinh) dựa trên các lỗi sai phổ biến của lớp. Trong giờ trả bài viết, giáo viên cần thực hiện: - Xác định lại trọng tâm đề bài, mặc dù các tiết trước đã làm nhưng không thể xem nhẹ được. -Nhận xét đánh giá bài viết học sinh. - Phân tích, sửa chữa lỗi. Để giúp các em sửa lỗi có kết quả thì giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt gợi mở, hướng dẫn học sinh từ đơn giản đến phức tạp. a. Chữa lỗi về dùng từ: Giáo viên ghi sẵn ở bảng phụ những câu văn học sinh dùng từ thiếu chính xác; cho học sinh tự phát hiện. Giáo viên dùng câu hỏi gợi mở để học sinh tìm từ thích hợp thay thế . VD: Qua đề bài “ Tả người bà mà em kính yêu”. Có học sinh viết “Bà em có đôi mắt hiền lành”. Hướng dẫn sửa như sau: - Gọi học sinh đọc câu văn và nhận xét xem trong câu có từ nào dùng thiếu chính xác. ( Học sinh phát biểu) - Giáo viên chốt lại: từ “hiền lành” là tính từ nói về tính tình của người hoặc vật nói chung. Còn ở đây tả đôi mắt của bà. Vậy các em hãy tìm từ thích hợp để thay thế. - Học sinh phát biểu, sau đó tôi hướng dẫn học sinh chốt lại chọn từ “hiền từ”. Viết lại câu : “Bà em có đôi mắt hiền từ”. b.Chữa lỗi về câu: Lỗi về câu có rất nhiều dạng, giáo viên cần chọn lựa từng loại sai phổ biến của lớp để sửa, lỗi khác dành cho những tiết sau. VD: Tả về dòng sông quê em. Có học sinh viết : Những đám lục bình trôi. Hướng dẫn sửa: - Các em nhận xét câu văn trên như thế nào? - Giáo viên chốt lại: câu chưa rõ nghĩa. - Những đám lục bình thường có màu gì? - Những đám lục bình trôi ở đâu? – Trên mặt nước. Viết lại câu: Những đám lục bình xanh trôi trên mặt nước. Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 10
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. Khuyến khích học sinh viết thêm những câu văn có hình ảnh sinh động hơn: + Những đám lục bình xanh đang nhún nhảy cùng dòng nước mát. + Những đám lục bình xanh đang thì thầm cùng dòng nước mát. Giáo viên đọc những câu văn, bài văn hay cho học sinh nghe để học PHẦN 4. KẾT QUẢ Với những biện pháp vừa nêu trên đã giúp cho bài tập làm văn của học sinh thể hiện đầy đủ hơn về nội dung. Điểm số bài kiểm tra của các em được nâng dần qua các kỳ kiểm tra. Câu văn có hình ảnh và biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong miêu tả. Cụ thể như sau: Nội dung Thời điểm khảo sát Giữa Cuối Giữa học Cuối học học kỳ I học kỳ I kỳ II kỳ II Lập dàn ý sơ sài, viết câu văn 9 7 6 chưa rõ ý, dùng từ chưa chính xác. Lập dàn ý, viết bài văn đủ ba 12 12 10 phần. Lập dàn ý, viết câu văn rõ ý, đúng 9 10 11 ngữ pháp, dúng từ chính xác Viết bài văn miêu tả đủ 3 phần, 5 6 8 có dùng từ gợi tả, gợi cảm, sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Các biện pháp trên giúp các em có những kiến thức và kĩ năng về cách viết bài văn miêu tả tốt hơn. PHẦN 5. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp Để các em viết được bài văn hay, đạt hiệu quả, giáo viên cần phải giúp các em rèn luyện các kỹ năng sau: + Xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài + Làm giàu vốn từ và trí tưởng tượng của các em. + Quan sát, tìm ý và sắp xếp ý. + Rèn luyện kỹ năng sử dụng vốn từ. + Luyện tập cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn + Luyện tập cách viết văn hay giàu hình ảnh - Bên cạnh đó giáo viên cần phải chú ý nắm bắt tình hình học sinh theo từng đối tượng cụ thể Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 11
- Một vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn miêu tả lớp 5. - Giáo viên cần phải linh hoạt tổ chức nhiều hình thức dạy học để tạo không khí lớp học thoải mái, khơi gợi sự hứng thú trong học tập của học sinh. Học sinh biết cách tích lũy “vốn từ” vào sổ tay của mình khi đọc sách, báo, bài văn phát hiện có từ hay. - Tuyên dương kịp thời những học sinh có tiến bộ, thường xuyên chú trọng phụ đạo và bồi dưỡng học sinh. 2. Phạm vi áp dụng Với sáng kiến kinh nghiệm trên đã mang lại kết quả rất khả quan với học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Nhựt Tảo. Vì vậy, tôi nghĩ rằng các biện pháp của sáng kiến kinh nghiệm này có thể vận dụng cho các em lớp 5 của các trường tiểu học trong huyện Họ và tên: Trần Hoàng Phương, GV trường Tiểu học Nhựt Tảo. 12