Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh

doc 17 trang Giang Anh 20/03/2024 2320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_chat_luong_bo_mon_hoa_hoc_8_b.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng bộ môn hoá học 8 bằng phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh

  1. trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng để có thể hoà nhập với xã hội. Vai trò của giáo viên là không nhỏ, đặc biệt giáo viên bộ môn, là người trực tiếp giảng dạy lớp và giáo dục học sinh, với vai trò “ Thầy chủ đạo, trò chủ động” sẽ quyết định về hiệu quả và chất lượng bộ môn, làm thế nào để những giờ học không khô khan, nhàm chán, học sinh có niềm say mê hứng thú, tích cực chiếm lĩnh tri thức một cách hiệu quả cao nhất. Môn Hoá học giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh. Mục đích của môn hóa học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao những tri thức, hiểu biết về thế giới, về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành Học hoá để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hoá của các chất bằng các phương trình phản ứng hoá học. Học hoá để biết, là góp phần giải tỏa, xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người Học hoá để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Để đạt được mục đích của môn hoá học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp, từ sách giáo khoa, từ các thầy cô, học sinh còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Vận dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy học sinh được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. Và cũng nhờ đó học sinh thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn hơn. Như vậy, để hoạt động giảng dạy và học tập đạt được kết quả cao thì học sinh phải say mê học tập, yêu thích bộ môn. Người giáo viên phải tạo điều kiện cho các em lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, tạo môi trường học tập tích cực, thân thiện, thoải mái. 2. Biện pháp: a . Đối với giáo viên: - -1 4
  2. Bám sát chương trình mới do Bộ GD – ĐT ban hành và chuẩn kiến thức, kỹ năng theo Quyết định 16 để thiết kế bài dạy phù hợp. Xây dựng cho học sinh phương pháp học tập bộ môn, có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Không phức tạp hoá nội dung, mà phải hệ thống hoá kiến thức sao cho thích hợp với khả năng nhận thức của đối tượng học sinh diện trung bình, yếu, giúp học sinh nắm bắt được kiến thức. Giáo viên cần quan tâm đúng mức đến đối tượng giáo dục. Bằng tình cảm tác động đến tinh thần học tập của học sinh, tạo một môi trường học tập tích cực, thân thiện giữa thầy và trò. Bằng phương pháp dạy học trực quan, giáo viên tạo điều kiện, khắc sâu kiến thức cho học sinh hiểu, có khả năng thuộc bài ngay tại lớp. Chú ý cần tạo bầu không khí cởi mở nhưng nghiêm túc trong học tập, tạo sự tự tin cho học sinh trong giờ học của mình. Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố rất quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho học sinh. Để nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học giáo viên cần tạo sự hứng thú khơi dậy niềm đam mê, giúp học sinh hiểu được vai trò và ý nghĩa thực tiễn trong học hoá học, hình thành giáo án theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, phải mang tính hợp lý và hài hoà đôi lúc có tính khôi hài nhưng sâu sắc, vẫn đảm nhiệm được mục đích học bộ môn hóa học. Để tạo hứng thú học tập bộ môn hóa, giúp học sinh yêu thích bộ môn giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: làm thí nghiệm minh họa, bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, sử dụng giáo án điện tử căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy của giáo viên nhưng phải đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình và khi giải thích các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến bài học cần lựa chọn cách giải thích ngắn gọn, dễ hiểu theo từng đối tượng học sinh. - -1 5
  3. Giúp học sinh yêu thích học môn hóa học và nâng cao hiệu quả dạy và học bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày cụ thể như: - Sau khi đã kết thúc bài học, có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. - Có thể tạo cho học sinh bất ngờ bằng một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp để vào bài mới tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. - Qua các phương trình phản ứng hoá học cụ thể trong bài học làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. - Thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học, có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học Hoá. Để giúp học sinh học tốt, khắc phục tình trạng học sinh yếu kém bộ môn, nâng cao tính tích cực chủ động trong học tập người giáo viên cần phải: - Xây dựng cho học sinh phương pháp học tập bộ môn, có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. - Bài dạy phải được thiết kế một cách khoa học, đúng trọng tâm, đảm bảo mục tiêu bài dạy. - Hệ thống các hoạt động học tập phải đi từ cơ sở nhận thức của học sinh từ thấp đến cao, nhằm kích thích hứng thú tư duy sáng tạo của học sinh. - Chọn lựa và sử dụng triệt để các ĐDDH phù hợp nhằm rèn luyện kỹ năng trình bày, kỹ năng thực hành, năng lực nhận thức để học sinh dễ tiếp thu kiến thức và nhớ lâu. - Tổ chức tốt các hoạt động nhằm tạo điều kiện để học sinh nắm được nội dung, kỹ năng, yêu cầu trọng tâm của bài học và khả năng hệ thống hoá kiến thức, sự thích thú say mê, lòng tin vào khoa học. - -1 6
  4. b. Đối với học sinh: - Học sinh phải đọc kỹ bài học ở nhà, chuẩn bị bài, làm dàn bài trước để tiện việc theo dõi và giải quyết các vấn đề mà giáo viên đưa ra. - Mỗi học sinh phải có đầy đủ dụng cụ, đồ dùng học tập. - Ghi lại những điều cần trình bày và thắc mắc nếu có. - Tập trung chú ý cao, có khả năng nắm và hiểu bài ngay tại lớp. - Rèn luyện cho học sinh có kỹ năng tự đánh giá sau mỗi tiết học . - Nắm được phương pháp học tập bộ môn và yêu thích bộ môn. - Giải bài tập ở nhà theo yêu cầu của giáo viên. Những ví dụ minh hoạ: Thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn trong số hàng nghìn, hàng vạn hiện tượng, tình huống thực tiễn có thể áp dụng: *Ví dụ 01: Khi dạy bài 1 hóa 8 .GVcó thể đặt câu hỏi: Tại sao sau những cơn mưa có sấm chớp, đường xá, khu phố, rừng cây bầu trời xanh cũng như sạch quang, mát mẻ, trong lành hơn? Do trong không khí có 20% O2 nên khi có sấm chớp tạo điều kiện: 3O2  2O3  Tạo ra một lượng nhỏ O 3, O3 có khả năng sát trùng: O3  O2 O (sát trùng). Nên ngoài những hạt mưa cuốn theo bụi thì O3 là tác nhân làm môi trường sạch sẽ và tạo cảm giác tươi mát. Vậy O 3 và O nguyên tử là gì ta sẽ tìm hiểu trong môn Hóa học. - -1 7
  5. *Ví dụ 02: Trước khi dạy bài chất, giáo viên có thể giới thiệu: Hoá chất trong cơ thể của con người như thế nào? Các nhà khoa học đã tính được rằng: •Lượng nước trong cơ thể của người chỉ đủ giặt một chiếc áo sơ mi. •Lượng Fe đủ để làm một cái đinh 5 phân. • Lượng đường chỉ đủ làm nữa cái bánh ngọt nhỏ. • Lượng vôi trong toàn bộ xương cơ thể đủ xây một cái chuồng gà con. • Lượng mỡ dùng nấu được 7 bánh xà phòng. • Lượng P đủ để sản xuất 2200 đầu que diêm. • Lượng S đủ để giết chết 1 con bọ chét. • Cộng lại kể cả các nguyên tố khác như Mg, Cu, K Theo các nhà bác học tính ra thì với một người nặng 65kg, giá trị của chúng chỉ đáng giá chưa tới 3$. Áp dụng: Đây là tình huống có chút khôi hài nhưng có thể giúp học sinh nắm được cơ bản thành phần nguyên tố trong cơ thể con người nhằm làm rõ thêm về quan điểm duy vật . * Ví dụ 03: Vì sao“bánh bao”thường rất xốp và có mùi khai? Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở NH4HCO3 vào bột mì. Khi nướng bánh, NH4HCO3 phân hủy thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở. NH4HCO3(r) NH3↑ + CO2↑ + H2O↑ Do khí NH3 sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai. Áp dụng: Dạy phần Sự biến đổi chất - Hiện tượng hoá học - -1 8
  6. * Ví dụ 04: Nước đá khô là gì và có công dụng như thế nào? Nước đá khô (hay còn gọi là tuyết cacbonic) được điều chế từ khí CO2 hoặc CO2 hoá lỏng. Đây là tác nhân lạnh ở thể rắn cung cấp lạnh cho nơi tiêu thụ lạnh bằng các biến đổi trạng thái: đá khô thăng hoa thành hơi, không qua trạng thái lỏng. CO2 hoá lỏng, đặc biệt là nước đá khô (không độc hại), được ứng dụng thích hợp để bảo quản những sản phẩm kỵ ẩm và dùng làm lạnh đông thực phẩm. Dùng đá khô để làm lạnh và bảo quản gián tiếp các sản phẩm có bao gói nhưng có thể dùng làm lạnh và bảo quản trực tiếp. Chính chất tác nhân lạnh này (CO 2) đã làm ức chế sự sống của vi sinh vật, giữa được vị ngọt - màu sắc cho hoa quả. Đồng thời hạn chế được tổn hao khối lượng tự nhiên của sản phẩm do sự bay hơi từ bề mặt sản phẩm và các quá trình lên men, phân huỷ. * Ví dụ 05: Vài kỷ lục trong thế giới kim loại • Kim loại có khối lượng riêng lớn nhất: Osmi (Os) với D = 22,7g/cm3. 0 • Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất: Vonfram (W) với tnc = 3410 C. • Kim loại nhẹ nhất: Liti (Li) với D = 0,53g/cm3. • Kim loại dẻo nhất: Vàng (Au). 0 • Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: thủy ngân (Hg) với tnc = −39 C. • Kim loại dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất: Bạc (Ag). - -1 9
  7. • Kim loại được con người sử dụng làm công cụ sớm nhất: Đồng (Cu). • Kim loại có trữ lượng lớn nhất: Nhôm chiếm 7% về khối lượng vỏ trái đất. Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vào bài Nguyên tố hóa học. *Ví dụ 06 : Tại sao khi ăn cơm nhai kỹ sẽ thấy vị ngọt? Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim. Khi nhai kỹ trộn đều, tuyến nước bọt làm tăng cơ hội chuyển hoá một lượng tinh bột theo phản ứng thuỷ phân thành mantozơ, glucozơ gây Amilaza,H2O Mantaza,H2O C6H10O5  C12H22O11  C6H12O6 ngọt theo sơ đồ: n TB Mantozo Glucozo * Ví dụ 07: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lại có lớp cặn ở dưới đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này? Trong tự nhiên nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2.Khi nấu sôi sẽ xảy ra phản ứng hoá học: o Ca HCO t 2CaCO  CO  H O 3 2 3 2 2 o Mg HCO t 2MgCO  CO  H O 3 2 3 2 2 CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn. Cách tẩy cặn ở ấm: Cho vào ấm 1 lượng giấm 5% và rượu, đun sôi để nguội qua đêm thì tạo thành 1lớp cháo đặc chỉ hớt ra và lau mạnh là sạch. Áp dụng: Giáo viên có thể xen vào trong bài giảng về nước. Mục đích cung cấp mẹo vặt trong đời sống cũng góp phần cho học sinh hiểu bản chất của vấn đề có trong đời sống hàng ngày, có thể ứng dụng trong đời sống gia đình mình, tạo sự hưng phấn trong học tập. Đó là một thí nghiệm tự làm được. - -1 10
  8. * Ví dụ 08: Hiện tượng mưa axit là gì ? Tác hại như thế nào ? Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2, Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại ( có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3. 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 2NO + O2 → 2NO2 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Vai trò chính của mưa axit là H2SO4 còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến ( các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O - -1 11
  9. * Ví dụ 09: Vì sao nước rau muống đang xanh, khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ? Có một số chất hoá học được gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho màu của dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị này. Trong chanh có 7% axit citric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống có màu xanh là chứa chất kiềm Canxi. Áp dụng: Dạy bài Nước phần tính chất của axit, bazơ. * Ví dụ 10: Tại sao phải ăn muối có Iod? Ăn muối để bổ sung hàm lượng Iod cho cơ thể, trong cơ thể một người trưởng thành có chứa 20 – 50mg Iod chủ yếu tập trung tuyến giáp trạng, thiếu Iod trong tuyến này thì cơ thể sẽ bị một số bệnh: Bướu cổ, nặng hơn là dẫn đến đần độn, phụ nữ thiếu Iod dẫn dến vô sinh, có biến chứng sau khi sinh. Mỗi ngày phải đảm bảo cho cơ thể tiếp xúc với < 150 microgam Iod. Áp dụng: Vấn đề liên quan đến Iod giúp học sinh hiểu được vai trò tại sao toàn dân phải ăn muối Iod và nhận thấy tầm quan trọng của muối Iod, tăng tính hiểu biết hơn. Có thể giới thiệu trong bài tính chất của chất. * Ví dụ 11 : Vì sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy? Do than đá tác dụng với khí O 2 trong không khí tạo ra khí CO2, phản ứng tỏa nhiệt. C O2 CO2  H 0 Nhiệt tỏa ra được tích góp dần dần, khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than tự bốc cháy. Áp dụng: Dạy phần sự cháy và sự tự bốc cháy. * Ví dụ 12: Vì sao khi cơm khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi? Do than củi xốp có tính hấp phụ mùi, nên hấp phụ được mùi khét của cơm làm cho cơm đỡ mùi khê. Áp dụng: Giáo viên có thể lồng ghép vào bài tính chất của chất. - -1 12
  10. * Ví dụ 13: Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ? Khi gặp bạc nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành iôn. Iôn bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỉ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không có vi khuẩn phát triển nên thức ăn không bị ôi thiu. Áp dụng : Có thể đưa vào bài tính chất của chất. *Ví dụ 14: Vì sao khi mở bình nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra Nước ngọt không khác nước đường mấy chỉ có khác là có thêm khí cacbonic CO2. Ở các nhà máy sản xuất nước ngọt, người ta dùng áp lực lớn để ép CO2 hòa tan vào nước. Sau đó nạp vào bình và đóng kín lại thì thu được nước ngọt. Khi bạn mở nắp bình, áp suất bên ngoài thấp nên CO2 lập tức bay vào không khí. Vì vậy các bọt khí thoát ra giống như lúc ta đun nước sôi. - -1 13
  11. Về mùa hè người ta thường thích uống nước ngọt ướp lạnh. Khi ta uống nước ngọt vào dạ dày, dạ dày và ruột không hề hấp thụ khí CO 2. Ở trong dạ dày nhiệt độ cao nên CO2 nhanh chóng theo đường miệng thoát ra ngoài, nhờ vậy nó mang đi bớt một nhiệt lượng trong cơ thể làm cho người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Ngoài ra CO2 có tác dụng kích thích nhẹ thành dạ dày, tăng cường việc tiết dịch vị, giúp nhiều cho tiêu hóa. Áp dụng : Có thể đưa vào bài tính chất của CO2. *Ví dụ 15 : Ma trơi là gì? Ma trơi thường gặp ở đâu? “Ma trơi” chỉ là cái tên gọi mê tín mà thực chất, trong cơ thể (xương động vật) có chứa một hàm lượng P khi chết phân huỷ tạo 1 phần thành khí PH3(Photphin) khi có lẫn một chút khí P 2H4 (Diphotphin), khí PH3 tự bốc cháy ngay trong điều kiện thường tạo thành khối cầu khí bay trong không khí: P2H4 2PH3 4O2  P2O5 3H2O Điều trùng lặp ngẫu nhiên là: Người ta thường gặp “Ma trơi” ở các nghĩa địa càng tăng nên tính chất kịch tính. Áp dụng: giải thích được hiện tượng trong đời sống “Ma trơi”.Tránh tình trạng mê tín dị đoan, làm cho cuộc sống lành mạnh. *Ví dụ 16: Khí cười Nhà hóa học Anh Humphry Davy khi nghiên cứu về các oxit nitơ đã phát hiện ra một loại oxit có tính chất sinh lý rất độc đáo – thậm chí kỳ cục. Một số - -1 14
  12. người tỏ ra hoài nghi kết quả này. Thế là Davy quyết định sẽ công bố chất khí này trong một buổi dạ hội mà thành viên tham gia là các bậc quý tộc Anh cả. Khi Davy mang một cái bình lớn đến dạ hội thì các quý ông, quý bà trong những trang phục lộng lẫy đắt tiền đã chờ đợi sẵn. Ông mở nắp bình và một cảnh tượng vô cùng lạ đã xảy ra Các quý bà cười như nắc nẻ, cười đến chảy nước mắt, quặn ruột, mồ hôi ướt đầm đến khổ và ông Davy, đứng trước cảnh đó, cũng tươi cười tuyên bố loại nitơ oxit mà ông đựng trong bình là N2O: đinitơ oxit và khí này còn được gọi là khí cười. Áp dụng: Giáo viên có thể vận dụng vào bài Oxit. Một số vấn đề cần lưu ý: Để giúp học sinh yêu thích học bộ môn, chủ động trong học tập người giáo viên cần phải: - Kiên trì, đầu tư nhiều tâm sức để tìm hiểu các vấn đề hoá học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hóa học, để có bài giảng thu hút được học sinh. - Có phương pháp giảng dạy phù hợp. - Bằng tình cảm tác động đến tinh thần học tập của học sinh, tạo một môi trường học tập tích cực, thân thiện giữa thầy và trò. - Bằng phương pháp hữu hiệu tạo điều kiện, khắc sâu kiến thức cho học sinh hiểu, có khả năng thuộc bài ngay tại lớp. Chú ý cần tạo bầu không khí cởi mở nhưng nghiêm túc trong học tập, tạo sự tự tin cho học sinh trong giờ học của mình. - Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, học tập trong tổ chuyên môn nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm bổ ích cho bản thân. - Có thể đưa ra những câu hỏi thuộc phạm vi bài mới, biểu dương và cho điểm khuyến khích để động viên học sinh say mê học tập và theo dõi bài học. IV. KẾT QUẢ: Khi thực hiện chuyên đề, với cách thức giảng dạy, truyền đạt và hướng dẫn học sinh học tập. Kết quả khảo sát chất lượng bộ môn hóa học 8 đầu học kỳ II năm học 2014-2015 có nâng cao so với đầu học kì I năm học 2014-2015. Cụ thể: - -1 15
  13. Năm học Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu 2014- 2015 số HS SL % SL % SL % SL % Đầu HK I 198 39 19,69 61 30,80 65 32,83 23 12,63 Đầu HK II 198 60 30,30 56 28,28 71 35,86 11 5,55 Qua kết quả trên cho thấy việc thực hiện áp dụng ý tưởng của sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy mang lại hiệu quả tương đối khả quan và bản thân sẽ tiếp tục áp dụng thực hiện trong thực tế giảng dạy thời gian tiếp theo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn và yêu cầu chỉ tiêu đề ra. C. KẾT LUẬN: Trên đây là biện pháp tôi đã áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn hoá học, nhằm giúp học sinh học tốt bộ môn, nâng cao chất lượng giảng dạy, giảm dần tỉ lệ học sinh yếu kém, từng bước nâng dần chất lượng học tập , giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, rèn luyện một số kỹ năng cần thiết để các em hiểu bài, hứng thú học tập, nắm vững kiến thức và nhớ lâu . Để tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, là mục đích hướng tới của từng người giáo viên, nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Trong nội dung đề tài mình, tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan. Để vận dụng tốt SKKN này vào thực tế giảng dạy bộ môn, tôi tâm đắc một số vấn đề sau: 1/ Giáo viên: Giáo viên vận dụng tốt các phương pháp dạy, tìm tòi khai thác và nghiên cứu các phương pháp để truyền đạt hữu hiệu nhất. Bổ sung thêm nhiều hiện tượng thực tế để áp dụng trong bài học giúp học sinh thấy được việc học bổ ích. Từ đó các em càng yêu thích học hóa học hơn và chất lượng bộ môn ngày càng nâng cao. Sự kết hợp hài hoà trong phong cách dạy có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, khả năng tiếp thu bài của học sinh cũng tốt hơn. - -1 16
  14. Khi vận dụng giải thích các hiện tượng vào trong bài học người dạy cần phải linh hoạt và khéo léo vì thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều nếu chúng ta quá lạm dụng thì không tốt. Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: “ Dạy như thế nào cho tốt là một điều không dễ”. 2/ Học sinh: Học sinh trở nên thích học Hoá hơn, không còn sợ học hóa thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế. Nắm được phương pháp học tập bộ môn, chất lượng ngày càng nâng cao Biết quan sát, đặt những câu hỏi tại sao với hiện tượng xung quanh, tìm tòi phương pháp giải thích. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đúc kết được trong quá trình giảng dạy của mình trong thời gian vừa qua, luôn kết hợp giữa hai mặt lý luận dạy học và thực tiễn đứng lớp của giáo viên bước đầu mang tính hiệu quả và khả thi, góp phần giúp học sinh yêu thích học bộ môn, giờ học Hóa không còn khô khan, học sinh háo hức học tập để lĩnh hội những kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc. Mặc dù bản thân đã cố gắng song không thể tránh được những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, của các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Người viết SKKN Trần Thị Mây - -1 17