Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí Lớp 9
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_trong_hoa.pdf
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí Lớp 9
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” Tiết 14 - Bài 10: THỰC HÀNH. VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM. I. Mục tiêu: Học sinh cần 1. Kiến thức: - Củng cố, bổ sung kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. 2. Kỹ năng: - Xử lí bảng số liệu theo yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ cơ cấu (tính theo phần trăm ở bài 1) - Vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn và kỹ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm. - Đọc biểu đồ và rút ra các nhận xét và giải thích cần thiết. 3. Thái độ: có ý thức làm thực hành nghiêm túc. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực chuyên biệt: + Sử dụng số liệu thống kê: Phân tích các bảng thống kê, tính toán và vẽ biểu đồ. + Sử dụng tranh ảnh, video clip, : Quan sát tranh ảnh, video, để nhận biết và nhận xét. 14/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC ĐƯỢC HÌNH THÀNH Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng thấp cao Vẽ và phân Xác định được Dựa vào bảng Học sinh căn Một số bài tích biểu đồ dạng biểu đồ số liệu và biểu cứ vào số liệu tập có thể để thấy được cần vẽ là: đồ, học sinh trong bảng vẽ được hơn sự thay đổi cơ - Bài tập 1: nhận xét và thống kê vẽ một dạng cấu diện tích biểu đồ tròn giải thích được biểu đồ thích biểu đồ. gieo trồng nguyên nhân hợp thể hiện (bài tập 2) - Bài tập 2: phân theo các của sự thay đổi sự thay đổi cơ loại cây, sự biểu đồ đường. cơ cấu diện cấu diện tích tăng trưởng tích gieo trồng gieo trồng của đàn gia phân theo các phân theo các súc, gia cầm. loại cây và sự loại cây, sự tăng trưởng của tăng trưởng đàn gia súc, gia của đàn gia cầm. súc, gia cầm. Liên hệ thực tiễn địa phương em có các cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả nào? Có các loại gia súc, gia cầm nào phổ biến? II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Biểu đồ mẫu. - Bảng số liệu. - Các bước vẽ biểu đồ. - Giáo án điện tử. - Phiếu bài tập, bảng nhóm, 15/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” 2. Học sinh: - Nghiên cứu sách giáo khoa. - Máy tính, com pa, thước kẻ, thước đo độ, bút chì, bút màu - Bài tập dự án: + Các bước vẽ biểu đồ hình tròn. + Tìm hiểu về nguyên nhân thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ năm 1990 đến năm 2002. III. Phương pháp: - Thực hành - Vấn đáp - Trò chơi - Thảo luận nhóm, . IV. Hoạt động trên lớp: 1. Khởi động : (5 phút) Trò chơi ô chữ. Từ chìa khóa: LÚA GẠO. (Học sinh điều hành) (Trong trò chơi có liên môn âm nhạc, Văn học: sử dụng hình ảnh Đam San và nữ thần Mặt Trời trong đoạn phim để tìm ra ô chữ “Tây Nguyên”) => Vào bài: Người xưa có câu “Người sống vì gạo, cá bạo vì nước” khẳng định tầm quan trọng của cây lúa. (Liên môn Văn). Lúa gạo là cây lương thực chính ở nước ta, là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ngành nông nghiệp. Ngành nông nghiệp gồm trồng trọt (gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp) và chăn nuôi ( hơn 25% giá trị sản lượng nông nghiệp). Chăn nuôi ở nước ta ngày càng phát triển theo hướng chăn nuôi công nghiệp. Nhưng trồng trọt vẫn là ngành quan trọng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, bởi vì nước ta đi lên từ nông nghiệp và trong nhiều thập kỉ tới sản xuất trồng trọt vẫn có vị trí quan trọng nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Hôm nay, chúng ta cùng thực hành vẽ và phân tích biểu đồ để thấy được sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây và sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm nhằm bổ sung thêm kiến thức về ngành nông nghiệp. 2. Hình thành kiến thức: * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ hình tròn (15 phút) - Mục tiêu: + Nhận diện được dạng biểu đồ cần vẽ. + Học sinh xử lí được số liệu. + Học sinh vẽ biểu đồ tròn đúng, đẹp. - Phương pháp: thực hành, vấn đáp, trực quan . - Đồ dùng: Bảng phụ, compa, thước đo độ, phấn màu, 16/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính Bước 1: Giáo viên yêu cầu - Học sinh nêu nhiệm vụ bài 1. Bài 1: học sinh nêu nhiệm vụ bài 1 a. Vẽ biểu đồ: - Giáo viên nêu vấn đề: giả sử đề bài chỉ yêu cầu ta vẽ biểu đồ thích hợp nhất thì ta sẽ chọn dạng biểu đồ nào? Vì sao? - Học sinh nêu dạng biểu đồ sẽ vẽ và lí giải tại sao Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ biểu đồ cơ cấu hình tròn - Giáo viên: Để vẽ biểu đồ hình tròn chúng ta cần thực hiện những bước chung nào? - Học sinh trả lời - Giáo viên nhận xét Bước 3: Giáo viên hướng dẫn - Xử lí số liệu: - Học sinh khác quan sát và học sinh xử lí số liệu trong bài tập 1 để vẽ biểu đồ lắng nghe. - Giáo viên hỏi: Với bảng số liệu 10.1SGK-38, ta phải làm gì để vẽ được biểu đồ hình - Ta phải xử lí số liệu: chuyển tròn? từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối - Giáo viên hướng dẫn xử lí số - Học sinh theo dõi và ghi nhớ liệu: Công thức tính % chúng ta đã được học ở môn Toán. Gọi 1 học sinh nhắc lại công thức. - Học sinh nêu công thức: + Diện tích cây lương thực chiếm tỉ lệ phần trăm là: S câylt a = TôngS . 100 (%) + Góc ở tâm hình quạt biểu diễn diện tích cây lương thực là: a . 3,60 17/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” - Thực hiện bước 1 xử lí số liệu chúng ta cùng làm bài tập sau: Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài: + Nội dung: Dựa vào bảng số liệu 10.1 sgk-38, em hãy tính toán và hoàn thành bảng số liệu theo mẫu (chiếu bảng trên máy) + Để hoàn thành bảng xử lí số - Hai học sinh lên bảng tính liệu, cô mời 2 bạn lên tính trên bảng phụ: (Bảng phụ ở phần phụ lục) (Các bạn khác làm trong phiếu học tập) - Giáo viên chữa bài của học sinh và lưu ý về cách làm tròn: Khi làm tròn các em chỉ chú ý sao cho tổng các thành phần =100% và tổng các góc tương ứng = 3600 - Học sinh theo dõi và ghi nhớ (Liên môn Toán) Bước 4: Yêu cầu học sinh vẽ biểu đồ. Giáo viên hướng dẫn các bước vẽ chung trên máy ? Giáo viên gọi học sinh nhắc - Bán kính của biểu đồ: lại bán kính của 2 biểu đồ cần vẽ. Năm 1990: R = 20 mm Năm 2002: R = 24 mm ? Tại sao bán kính hai đường - Học sinh: Vì qui mô diện tích gieo trồng các nhóm cây ở thời tròn lại khác nhau? điểm năm 1990 và năm 2002 là khác nhau. Qui mô diện tích gieo trồng các loại cây của năm 2002 lớn hơn qui mô diện tích gieo trồng năm 1990 nên bán kính của biểu đổ năm 2002 lớn hơn. 18/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” - Giả sử để bài chưa cho bán kính thì ta tính bán kính hai biểu đồ theo công thức sau: . Trong đó: : bán kính đường tròn thứ nhất (tự đặt thường là 1cm đến 2cm) : bán kính đường tròn thứ hai : tổng số năm trước : tổng số năm sau - Yêu cầu học sinh làm: Dựa - Học sinh tính toán và trả lời vào bảng 10.1 sgk-38, em hãy tính bán kính biểu đồ năm 2002. (Biết biểu đồ năm 1990 có bán kính = 20mm). ? S1 = bao nhiêu? S2= bao nhiêu? kq: = 23,8 mm ( 24mm) - Yêu cầu hs vẽ: GV lưu ý học sinh: Trước khi - Vẽ biểu đồ. vẽ các em cần chú ý (Chiếu cách vẽ trên 1. Tâm đường tròn phải nằm máy) trên 1 đường thẳng (có thể là đường thẳng ngang cũng có thể là đường thẳng dọc). 2. Vẽ đúng bán kính, bạn lên bảng vẽ với tỉ lệ phóng to gấp lần - 1 học sinh vẽ trên bảng + Gọi 1 học sinh lên vẽ trên bảng. - Học sinh khác vẽ vào phiếu bài tập. + Những học sinh khác vẽ vào phiếu bài tập. - Học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn. 19/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” - Giáo viên chữa bài và chiếu - Học sinh lắng nghe biểu đồ hoàn chỉnh trên máy (lấy bài học sinh: + Một bài kí hiệu phần quạt nhỏ, không kí hiệu phần quạt to. => bài bạn vẽ đúng, đẹp. Tuy nhiên khi kí hiệu chúng ta cần lưu ý: dùng nét trải đậm ở những phần quạt to, phần quạt nhỏ nên để trắng để người đọc dễ quan sát. + Một bài tô màu-> đẹp, thẩm mĩ) (Liên môn Mĩ Thuật) - Giáo viên lưu ý học sinh: Khi vẽ biểu đồ, bình thường chúng ta có thể dùng nhiều màu để kí hiệu cho biểu đồ đạt tính thẩm mĩ. Nhưng khi đi thi chúng ta chỉ được sử dụng 1 màu mực, vì thế các em sử dụng những nét trải, nét đứt để kí hiệu biểu đồ. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh nhận xét và giải thích sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích các nhóm cây trồng từ năm 1990 đến năm 2002. (15 phút) - Mục tiêu: Học sinh nhận xét và giải thích được sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích các nhóm cây. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận, khai thác kiến thức từ biểu đồ, số liệu, đoạn phim, . - Đồ dùng: Bảng số liệu, bảng phụ, máy tính cầm tay, đoạn phim 20/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung chính Bước 1: Giáo viên yêu cầu b. Nhận xét học sinh nhận xét biểu đồ Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm - Thời gian: 3 phút - Học sinh đọc - Nhóm: 6 học sinh - Nội dung: Dựa vào bảng số liệu 10.1sgk-38 và biểu đồ vừa vẽ, em hãy nhận xét về sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ năm 1990 đến năm 2002. (Gọi học sinh đọc nội dung thảo luận). - Yêu cầu học sinh thảo luận: Nhóm trưởng ghi vào bảng phụ, các bạn khác làm vào phiếu bài tập. Khi nhận xét các con lưu ý ngoài nhận xét về sự - Học sinh hoạt động nhóm tăng giảm chúng ta còn nhận trong 3 phút xét về sự chênh lệch. (Liên môn Toán) - Đại diện nhóm lên trình Thời gian thảo luận bắt đầu. bày: Quy Tỉ mô Các trọng diện nhóm diện tích cây tích (nghìn ha) (%) Tăng Giảm Cây 1845,7 7% lương gấp 1,3 giảm thực lần 1,11 lần Cây Tăng Tăng công 1138 5% 21/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” nghiệp gấp 1,9 gấp lần 1,4 lần Tăng Cây tp, Tăng 2% ăn quả, 807,7 gấp cây gấp 1,6 1,13 khác lần lần + Tổng diện tích gieo trồng các nhóm cây từ năm 1990 đến 2002 tăng thêm 3791,4 nghìn ha gấp 1,28 lần + Diện tích các loại cây trồng đều tăng. Trong đó cây lương thực tăng nhiều nhất, tiếp đó là cây công nghiệp, cây ăn quả và các cây trồng khác. + Tỉ trọng diện tích : Cây lương thực giảm, cây công nghiệp tăng nhiều nhất, cây thực phẩm, cây ăn quả và các cây trồng khác tăng không đáng kể. - Nhóm khác nhận xét và bổ sung - Giáo viên nhận xét - Học sinh lắng nghe và sửa sai Bước 2: Yêu cầu học sinh nguyên nhân của sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây từ năm 1990 đến năm 2002. - Để giải thích nguyên nhân của sự thay đổi qui mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây từ năm 1990 đến năm 2002 cô đã giao bài tập dự án cho 22/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” nhóm , mời đại diện nhóm - 1 học sinh đại diện nhóm lên trình bày lên trình bày - Giáo viên: Việc xuất khẩu - Học sinh lắng nghe hoa quả sang Oxtraylia và Mĩ mới chỉ phát triển trong những năm gần đây (chứ không phải trong giai đoạn 1990 – 2002) và đang có rất nhiều tiềm năng, vì thế để duy trì được tiềm năng ấy chúng ta cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tạo ra những sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường. (Liên môn kĩ năng sống: vấn đề bảo vệ môi trường) - Giáo viên chốt: Nguyên nhân do: + Sự phát triển của khoa học kĩ thuật + Biến động của thị trường + Chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các vùng kinh tế mới. - Giáo viên mở rộng: Khác với các giai đoạn trước, công tác di dân xây dựng vùng kinh tế mới trong giai đoạn những năm 1990 đến những năm 2000 đã nhấn mạnh việc sử dụng triệt để đất hoang hóa. Ví dụ chương trình 327 nhằm sử dụng đất trống đồi trọc, chương trình 773 sử dụng vùng đất hoang hóa ở bãi bồi ven sông ven biển. Vì thế, qui mô diện tích gieo trồng các nhóm cây đều được tăng lên. (Liên môn kĩ năng sống: để học sinh hiểu thêm về pháp luật và các chính sách trong cuộc sống) 23/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” - Giáo viên liên hệ thực tế: ở đồng bằng Sông Hồng. * Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 – vẽ biểu đồ đường (8 phút) - Mục tiêu: Học sinh vẽ đẹp, đúng và nhận xét đúng. - Phương pháp: Thực hành, khai thác kiến thức từ biểu đồ, số liệu, - Đồ dùng: Bảng số liệu, thước kẻ, màu vẽ, Bài tập 2: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm - Giáo viên hướng dẫn quy trình vẽ biểu đồ đường (trên máy). - Học sinh thực hiện vẽ từng bước theo quy trình Quy trình vẽ biểu đồ đường: - Bước 1: Xác định hệ trục toạ độ: (Liên môn Toán) + Trục dọc: Trị số %, có vạch lớn hơn trị số lớn nhất trong chuỗi số liệu đã cho. Có mũi tên theo chiều tăng giá trị. Ghi đơn vị tính %. Gốc toạ độ có thể lấy trị số = 0 hoặc lấy 1 trị số phù hợp nhỏ hơn trị số nhỏ nhất trong chuỗi số liệu. + Trục ngang: Năm. Có mũi tên theo chiều tăng giá trị năm. Ghi rõ năm. Gốc toạ độ trùng năm gốc (1990) + Lưu ý các khoảng cách trên biểu đồ đều bằng nhau tương ứng các trị số bằng nhau. Nếu khoảng cách năm không bằng nhau thì khoảng cách giữa các đoạn thẳng trên biểu đồ không bằng nhau. - Bước 2: Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ đường (đồ thị) theo từng thành phần qua các năm. Mỗi đồ thị được vẽ bằng 1 màu khác nhau. (Khi đi thi mỗi đồ thị vẽ bằng một nét trải hoặc nét đứt khác nhau) - Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ: Chú giải có thể ghi ở cuối mỗi đồ thị hoặc ghi chú giải riêng. Ghi tên biểu đồ. Tiến hành: Học sinh về nhà hoàn thiện biểu đồ. 3. Hướng dẫn về nhà: (2phút) - Hoàn thiện bài thực hành số 2 - Hoàn thiện bài thực hành số 10 trong bài tập bản đồ thực hành. - Nghiên cứu trước bài 11 sgk. 24/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” * Một số hình ảnh trong giờ học: * Một số hình ảnh sử dụng trong bài học x x x x 17% Chú giải: 15% x x x x 13% 18% x x Cây lương thực 72% 65% x x x x x x x x x Cây công nghiệp x x x x x x Cây thực phẩm, ăn quả x và cây khác Năm 1990 Năm 2002 BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÁC NHÓM CÂY NĂM 1990 VÀ 2002 (ĐƠN VỊ %) Đây là khu vực nào? Những sản phẩm này thuộc nhóm cây nào? Dạng địa hình thích hợp nhất cho trồng lúa Một trong những nguồn cung cấp nước tưới cho nông nghiệp 25/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” IV. Kết quả: Sau quá trình dạy học thử nghiệm, học sinh đã được nghiên cứu các chủ đề tích hợp liên môn Địa lí, và thu được những kết quả sau: - Về kiến thức, học sinh đã thu được kiến thức tương đối đầy đủ, tổng hợp và sâu sắc, cụ thể là tổng hợp những điều mà học sinh đã biết từ các môn học riêng rẽ, học sinh đã nêu lên được những điều muốn tìm hiểu, những kiến thức học sinh thu thập được từ thực tiễn, từ internet, qua điều tra, phỏng vấn, làm phong phú thêm những kiến thức từ chương trình, sách giáo khoa. - Về kỹ năng, năng lực, học sinh được phát triển tư duy ở mức cao hơn như giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo, thông qua việc lập kế hoạch, thực hiện dự án và tổng hợp các kết quả nghiên cứu. - Về thái độ: học sinh rất hứng thú và tích cực học tập với cách học theo dự án, vì học sinh được chủ động, tích cực trong hoạt động theo cách tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Với giáo viên, việc dạy học các chủ đề tích hợp trong chương trình giáo dục sẽ làm cho hoạt động của học sinh đa dạng, phong phú góp phần đáp ứng được mục tiêu đào tạo những con người có năng lực hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt cho xã hội. => Học sinh hiểu bài hơn, nắm bắt kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ bài học, có sự sáng tạo, chủ động trong quá trình học. Giáo viên không phải giảng giải nhiều mà đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đường cho học sinh. Chất lượng môn Địa lí được nâng cao hơn. 100% học sinh khối 9 đạt trung bình trở lên, trong đó 90% khá giỏi. * Một số vấn đề khó khăn trong quá trình triển khai “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9”: - Giáo viên gặp khó khăn để gợi ý, đánh giá vấn đề mà học sinh đưa ra không nằm trong phạm vi môn học. - Giáo viên gặp khó khăn trong việc tổ chức và quản lý học sinh. - Thời gian để giáo viên hướng dẫn học sinh ở trên lớp và thời gian để học sinh hợp tác làm việc nhóm ngoài giờ lên lớp còn hạn chế. - Học sinh còn hạn chế về khả năng làm việc độc lập và hợp tác nhóm, đặc biệt là khả năng lãnh đạo, tổ chức nhóm và quản lý nhóm còn nhiều hạn chế. 26/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” * Kết quả khảo sát: Không áp dụng dạy học theo Áp dụng dạy học theo định hướng phát triển năng định hướng phát triển lực học sinh năng lực học sinh Điểm giỏi 30% 50% Điểm khá 50% 40% Điểm trung bình 15% 10% Điểm yếu - kém 5% 0% 27/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” C. KẾT LUẬN Khi thực hiện dự án này học sinh của tôi đã dành được nhiều kết quả trong học tập đó là các kỹ năng, kỹ xảo Địa lí. Các em không còn sử dụng các phương pháp học tập ít hiệu quả như: học thuộc lòng, học vẹt, học thuộc bài một cách máy móc. Học sinh đã thu được kiến thức tương đối đầy đủ, tổng hợp và sâu sắc, biết thu thập tài liệu từ thực tiễn, từ internet, qua điều tra, phỏng vấn, làm phong phú thêm những kiến thức từ chương trình, sách giáo khoa. Học sinh được phát triển tư duy ở mức cao hơn như giải quyết vấn đề, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo, thông qua việc lập kế hoạch, thực hiện dự án và tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Đặc biệt, học sinh rất hứng thú và tích cực học tập với cách học theo dự án, vì học sinh được chủ động, tích cực trong hoạt động theo cách tìm hiểu và giải quyết vấn đề. Hoạt động của học sinh đa dạng, phong phú góp phần đáp ứng được mục tiêu đào tạo những con người có năng lực hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt cho xã hội. => Học sinh hiểu bài hơn, nắm bắt kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ bài học, có sự sáng tạo, chủ động trong quá trình học. Giáo viên không phải giảng giải nhiều mà đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ đường cho học sinh. Chất lượng môn Địa lí được nâng cao hơn. 100% học sinh khối 9 đạt trung bình trở lên, trong đó 90% khá giỏi. Trên đây là toàn bộ nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9”, mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ mang tính chất cá nhân của cá nhân tôi, tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của tổ nghiệp vụ môn Địa lí, của các đồng chí giáo viên cùng giảng dạy bộ môn trong toàn quận, để cho dự án của tôi mang tính khả thi hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 28/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” Tài liệu tham khảo: 1. Nghiên cứu giáo dục – Nhà xuất bản Bộ giáo dục. 2. Lí luận dạy học địa lí – Nguyễn Được, Nguyễn Trọng Phúc – Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Giáo dục học hiện đại. – Duy Tuyên Thái – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hầ Nội 4. Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học - Nguyễn Hữu Châu - NXBGD. 5. Phương pháp dạy học địa líheo hướng tích cực - Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng - NXBĐHSP. 6. Áp dụng dạy và học tích cực trong môn địa lí Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng - NXBĐHSP Hà Nội. 7. Sách giáo khoa Địa lí lớp 9 – Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Sách giáo viên Địa lí lớp 9 – Nhà xuất bản Giáo dục. 29/30
- “Phát triển năng lực học sinh trong hoạt động dạy và học bài thực hành môn Địa lí lớp 9” PHỤ LỤC Bảng phụ sử dụng trong bài dạy ví dụ: Năm 1990 Năm 2002 Loại Tỉ lệ cây Góc (0) Tỉ lệ (%) Góc (0) (%) Tổng số 100 3600 100 3600 Cây lương 72 2580 65 2330 thực Cây công 13 480 18 660 nghiệp Cây thực phẩm, 15 540 17 610 ăn quả, cây khác 30/30