Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần tự học môn Tiếng Việt Lớp 1

doc 7 trang thulinhhd34 6652
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần tự học môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_day_hoc_phan_tu_hoc_mon_ti.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp dạy học phần tự học môn Tiếng Việt Lớp 1

  1. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN TỰ HỌC MÔN TIẾNG VIỆT 1 – CGD ” A. ĐẶT VẤN ĐỀ Như chúng ta đã biết môn Tiếng Việt có vị trí vô cùng quan trọng ở Tiểu học nói chung và ở lớp 1 nói riêng. Thông qua học Tiếng Việt học sinh biết đọc, biết viết, biết dùng ngôn ngữ học để giao tiếp, để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của ngôn từ Tiếng Việt. Từ đó góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Việc học tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục không chỉ giúp HS nắm chắc tri thức cơ bản về tiếng Việt và hình thành đồng thời các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết một cách vững chắc mà ngay từ bước làm quen với âm, vần học sinh đã nắm chắc đượcquy tắc chính tả, học sinh luôn được tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự tin; thông qua việc làm, các thao tác học, các em tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức, được phát huy khả năng tư duy và năng lực tối ưu của mình. Đồng thời quá trình dạy học theo phương pháp Công nghệ giáo dục không chỉ giúp GV nâng cao trình độ và năng lực nghiệp vụ sư phạm mà cách tổ chức dạy học theo quy trình công nghệ giúp GV đổi mới phương pháp một cách triệt để. Chương trình nội dung Tiếng Việt 1 – CGD được chia ra 3 tập: Tập một là âm – chữ, tập hai là vần và tập ba là tự học. Sau khi học sinh nắm chắc được cấu tạo ngữ âm của tiếng và quy tắc chính tả ở tập một và tập hai; học sinh được học thêm một số quy tắc chính tả, trau dồi khả năng tư duy và luyện tập củng cố các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết chính tả ở trong tập ba. Đây cũng chính là lúc học sinh xử lý hai mối quan hệ cơ bản: âm – chữ và chữ - nghĩa hay còn gọi là đọc thông, viết thạo phục vụ cho việc học sau này của các em. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi xây dựng chuyên đề “Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt lớp 1-CGD”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để giảng dạy môn Tiếng Việt - CGD đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải năm chắc mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp dạy Tiếng Việt lớp 1, đặc biệt là thực hiện đúng theo quy trình 4 việc của thiết kế Tiếng Việt lớp 1– CGD. 1. Mục tiêu, chương trình Tiếng Việt lớp 1-CGD Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1-CGD học sinh phải đạt được những a. Học sinh đọc thông, viết thạo, không tái mù Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
  2. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 b. Học sinh nắm chắc luật chính tả c. Học sinh nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt Cụ thể: - HS nắm chắc các âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị này. - Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi bị cản hay luồng hơi đi ra tự do. - Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau. - Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi). - Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng/ phút. - Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ nhỡ. - Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu, vần (vần chỉ có âm chính). - Nắm chắc quy tắc chính tả e,ê,i. - Tiếng: Từng tiếng rời, tiếng khác nhau, tiếng khác nhau từng phần, tiếng thanh ngang, phụ âm, nguyên âm, quan hệ âm –chữ. - Vần: + Quy tắc chính tả về phiên âm + Quy tắc chính tả về viết hoa + Mối liên hệ giữa các vần + Viết đúng chính tả: âm đầu tr/ch, gi/r/d. + Phân biệt âm đầu: s/x; gi/r/d, gi/d/v + Phân biệt dấu thanh hỏi, ngã +Quy tắc chính tả e/ ê/ i + Viết đúng chính tả âm cuối n/ng. - Chữ cái – chữ viết, viết đúng chính tả nguyên âm đôi uô, iê, ươ. + Nắm được quy tắc chính tả theo nghĩa. 2. Thực trang dạy Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục Qua thực tế giảng dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục chúng tôi thấy có một số ưu điểm và tồn tại như sau: a) Ưu điểm: - Học sinh nắm chắc cấu trúc ngữ âm của tiếng - Đa phần các em đã đọc thông viết thạo, đọc đúng tốc độ, trình bày bài đẹp. - Nắm chắc các quy tắc chính tả đã học. - Viết được đúng chính tả theo nghĩa. b) Tồn tại: - Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng. Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
  3. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 - Một số học sinh phát âm sai, phân tích lúng túng, đối với quy tắc chính tả không nắm được, phần viết tốc độ viết quá chậm; học sinh chưa nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc. Trong việc học tập của các em còn lúng túng, chưa phát huy hết năng lực học tập của mình. - Học sinh còn viết sai nhiều về độ cao các con chữ (đặc biệt là ở những bài chính tả đầu tiên), nét chữ chưa chuẩn, sai cách ghi dấu thanh). - Một số học sinh còn nói ngọng: l/n; ch tr; s/x; gi/d/v nên khi viết chính tả hay mắc lỗi. - Một số học sinh chưa nắm chắc qui tắc chính tả: ng/ngh, g/gh, c/k nên khi gặp bài chính tả nghe - viết, học sinh dễ viết sai. 3. Biện pháp thực hiện Để khắc phục những tồn tại đã nêu ở trên trong quá trình giảng dạy chúng tôi đã chú ý tới một số biện pháp như sau: - Trước tiên cần xây dựng ổn định nề nếp học tập ở lớp. HS cần nhớ kĩ các kí hiệu đã quy định cũng như những hiệu lệnh của giáo viên. - Giáo viên nghiên cứu kĩ thiết kế của từng bài. Nắm chắc quy trình 4 việc để giảng dạy. - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như: Phương pháp làm mẫu, phương pháp việc làm. Kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: học theo lớp, nhóm, cá nhân, - Đối với những học sinh còn phát âm chưa chuẩn dẫn đến viết sai chính tả giáo viên cần hướng dẫn trực tiếp: thầy làm mẫu chuẩn để học sinh phát âm lại hoặc gọi học sinh phát âm chuẩn làm mẫu để bạn làm theo, làm thường xuyên liên tục như vậy giúp học sinh viết đúng. - Đối với học sinh còn viết sai khi gặp các chữ có liên quan đến quy tắc chính tả c/ k/ q hay g /gh, ng/ngh giáo viên nên cho các em thường xuyên nêu lại quy tắc chính tả khi gặp các trường hợp đó. Mặt khác, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi lớp, mỗi trường. Để học sinh học tốt tập 3 phần tự học trong Tiếng Việt 1 – CGD, giáo viên và học sinh cần thực hiện quy trình 4 việc như sau: Quy trình dạy phần tự học Việc 1: Phân tích ngữ âm của Tiếng, nhận ra các thành phần trong cấu trúc ngữ âm của Tiếng: Suốt cả năm học, Tiếng luôn luôn là đối tượng cần chiếm lĩnh . Việc 2: Đọc: đọc trơn, ngay từ đầu đã đọc trơn, ngay từ đầu đã đọc cả 4 mức độ âm thanh ( To - nhỏ - mấp máy môi – ngậm miệng đọc). Bước 1: Chuẩn bị 1. Đọc nhỏ T. Dùng hiệu lệnh yêu cầu H đọc nhỏ toàn bài. Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
  4. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 H. Đọc nhỏ toàn bài. 2. Đọc bằng mắt T. Dùng hiệu lệnh yêu cầu H đọc bằng mắt toàn bài, lưu ý đến các tiếng khó phát âm hoặc do đặc điểm phương ngữ. H. Đọc bằng mắt theo yêu cầu. T. Ghi lên bảng các chữ khó đọc. 3. Đọc to T. Mời các H gặp khó khăn khi đọc bằng mắt lên đọc các chữ khó trên bảng. H. Đọc chữ khó theo hướng dẫn của T. Bước 2: Đọc bài. 1. Đọc mẫu H. 1- 2 H đọc to, đọc cả bài. Số H còn lại đọc bằng mắt ( mấp máy môi) dõi theo. T. Đọc to, ngắt câu, ngắt đoạn, diễn cảm. 2. Đọc nối tiếp T. yêu cầu H đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn. H. Đọc nối tiếp cá nhân. H. Đọc nối tiếp đồng thanh theo tổ, theo dãy bàn. 3. Đọc đồng thanh T. Yêu cầu H đọc đồng thanh từng câu, từng đoạn. H. Đọc to – nhỏ- mấp máy môi. Bước 3: Hỏi – đáp. H trả lời một số câu hỏi về nội dung bài, hoặc kể lại bài, hoặc học thuộc lòng . Việc 3: Viết (theo vở Em tập viết-CGD lớp 1) Việc 4: Viết chính tả ( dùng vở chính tả riêng). BÀI SOẠN MINH HỌA BÀI: PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU gi/ d/ v (Việc 1, 2) Việc 0: - Học sinh khởi động. -Học sinh hát tập thể - Giới thiệu bài. T. Chỉ kí hiệu giở sách trang 49 đọc -HS lấy sách. thầm và theo dõi GV đọc. Việc 1: Luyện viết đúng chính tả âm đầu gi / d / v a. Phân biệt gi / d / v -T Đọc nội dung phần 1. Em phân biệt, trang 49 ( lưu ý phát âm đúng gi / d / v ) -Nhiều H đọc ( lưu ý phát âm đúng gi / d / v ) - Em hãy tìm tiếng để phân biệt âm đầu - H tìm và nêu. Ví dụ: + giắt màn/ dắt xe/vắt chanh Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
  5. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 gi / d / v + giỗ Tổ/ dỗ dành/vỗ tay + gia đình/ da thịt/ va li - Đọc những tiếng em vừa tìm được. - Đọc tiếng mình tìm được. - Nghe, chọn, ghi một số tiếng lên bảng, đủ các trường hợp gi / d / v - Cả lớp đọc các tiếng trên bảng. -Đọc bài. b.Tiếng có cả âm đầu - âm đệm – âm chính – âm cuối - T chỉ kí hiệu S trang 48, yêu cầu H đọc - H đọc và tìm: ngoài, quét thầm bài Ông tiển ông tiên và tìm tiếng có đủ âm đầu - âm đệm - âm chính - âm cuối - Yêu cầu HS phân tích tiếng: ngoài, - H phân tích. quét. - T quan sát, nếu em nào chưa phân tích được thì T hướng dẫn đưa 2 tiếng đó vào mô hình, rồi phân tích. - T nhận xét * Hoạt động thư giãn: T. mời quản trò lên chỉ đạo Việc 2: Đọc Đọc bài Ông tiên ông tiên, trang 48 Bước 1: Chuẩn bị. 1. Đọc nhỏ. - Dùng hiệu lệnh yêu cầu Hs đọc nhỏ -Đọc nhỏ toàn bài. toàn bài. 2. Đọc bằng mắt. -Đọc bằng mắt toàn bài. - Dùng hiệu lệnh yêu cầu Hs đọc bằng mắt toàn bài. - T quan sát, giúp đỡ. - Ghi lên bảng các từ ngữ khó đọc: giắt, -Đọc thầm. nhóp nhép, mớ rơm, gậm giường 3. Đọc to - Yêu cầu H đọc các tù khó -Hs đọc: Cá nhân, tập thể Bước 2: Đọc bài. 1. Đọc mẫu. - Mời H đọc: 1 – 2 H đọc to, đọc cả bài. Số H còn lại đọc bằng mắt dò theo. Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
  6. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 - T đọc mẫu: Đọc to, đọc đúng theo nhịp 2/2. 2. Đọc nối tiếp. - Đọc nối tiếp từng câu, từng đoạn. Số H - H đọc cá nhân còn lại đọc bằng mắt dò theo. 3. Đọc đồng thanh - H đọc từng đoạn, cả bàì. - Đọc đồng thanh theo tổ, theo dãy bàn - Đọc to – nhỏ - mấp máy môi. Bước 3: Hỏi - đáp. - Em hãy tìm các tiếng bắt vần với nhau -Từng H nêu trong bài? Vd: tiên – tiền, tai – cài, khố - phố, nhép – tép, - Đọc lại các cặp tiếng bắt vần đó. - H đọc. - Hướng dẫn H vừa đọc vừa vỗ tay theo - H luyện đọc nhịp 2/2 - Ai có thể đọc thuộc lòng bài thơ? - Một số H đọc bài. - T nhận xét, khen H đọc tốt. - T tổng kết bài. Dặn dò HS về nhà đọc lại bài. C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Qua quá trình dạy Tiếng Việt lớp 1-CGD, chúng tôi nhận thấy: HS học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đấy. Học sinh tích cực học tập hơn, tiếp thu kiến thức chủ động, sâu sắc hơn. Học sinh phát huy được hết khả năng tư duy sáng tạo của mình. Không khí lớp học sôi nổi hào hứng. Học sinh tự tin hơn khi tham gia các hoạt động học tập, từ đó các em yêu thích môn học Tiếng Việt hơn. Để tiết học đạt hiệuquả và học sinh có hứng thú học tập thì mỗi giáo viên cần chuẩn bị giờ dạy chu đáo, thành thạo quy trình 4 việc đồng thời linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phát huy khả hết khả năng vốn có của học sinh. Trên đây là toàn bộ báo cáo chuyên đề của chúng tôi về “Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt lớp 1- CGD”. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của các đồng chí . Xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Thị trấn Yên Lạc, ngày 11 tháng 4 năm 2019 Người thực hiện Giáo viên tổ 1 Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục
  7. Chuyên đề Tiếng Việt lớp 1 Phương pháp dạy học phần Tự học môn Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục