Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập phần di truyền trong môn Sinh học 9

pdf 27 trang binhlieuqn2 7903
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập phần di truyền trong môn Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giai_bai_tap_phan_di_truye.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giải bài tập phần di truyền trong môn Sinh học 9

  1. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu được kết quả ở con lai như sau: 315 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng 1 gen quy định một tính trạng. Bài giải: Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai Quả đỏ 315 3 = = Quả vàng 100 1 Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo kết quả của quy luật phân tính của Men Đen. Vậy tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Qui ước gen: A qui định cây hoa đỏ; a qui định vàng. - Tỉ lệ 3 : 1 (4 tổ hợp) chứng tỏ P có kiểu gen di hợp Aa. - Sơ đồ lai: P: Aa (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ) Gp: 1A;1a 1 A; 1a F1: Kiểu gen 1AA: 2 Aa : 1aa Kiểu hình 3 hoa đỏ : 1 hoa vàng. Ví dụ 6: Trong một gia đình bố mắt nâu, mẹ mắt nâu. trong số các con sinh ra có con gái mắt xanh, hãy xác định kiểu gen của bố mẹ. Lập sơ đồ lai minh hoạ. Bài giải: Bố, mẹ mắt nâu, con gái mắt xanh chứng tỏ mắt xanh là tính trạng lặn, mắt nâu là tính trạng trội. Gọi gen A qui định tính trạng mắt nâu. Gen a qui định tính trạng mắt xanh. Con gái mắt xanh có kiểu gen aa nhận một giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ => kiểu gen của bố, mẹ là Aa. Sơ đồ lai P: Bố Aa (mắt nâu) x mẹ Aa (mắt nâu) Gp: 1A:1a 1A:1a F1: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình 3 mắt nâu : 1 mắt xanh. 10
  2. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Ví dụ 7: Dưới đây là bảng thống kê các phép lai được tiến hành trên cùng một giống cà chua. Kết quả ở F1 STT Kiểu hình của P Quả đỏ Quả vàng 1 Quả đỏ x quả vàng 50% 50% 2 Quả đỏ x quả vàng 100% 0% 3 Quả đỏ x quả đỏ 75% 25% 4 Quả đỏ x quả đỏ 100% 0% Biện luận và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên. Bài giải * Xét phép lai thứ 2. P: quả đỏ x quả vàng => F1 : 100% quả đỏ. P mang cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính => quả đỏ là mang tính trội so với quả vàng và P phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản. Qui ước: Gen A: quả đỏ; gen: a quả vàng. P thuần chủng quả đỏ mang kiểu gen AA, quả vàng aa. Sơ đồ lai: P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng) Gp: A a F1: Kiểu gen 100% Aa; Kiểu hình 100% quả đỏ * Xét phép lai 1: Sơ đồ lai: P: Aa (quả đỏ) x aa (quả vàng) Gp: A: a a F1: Kiểu gen 1Aa : 1aa; Kiểu hình: 50% quả đỏ: 50% quả vàng * Xét phép lai 3: P quả đỏ x quả đỏ => F1 : 75% quả đỏ: 25% quả vàng. Quả đỏ : quả vàng = 3 : 1 phù hợp với tỉ lệ phân tính của Men Đen. => 2 cây quả đỏ P đều có kiểu gen dị hợp Aa (quả đỏ) 11
  3. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Sơ đồ lai: P: Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ) Gp: 1A; 1a 1A;1a F1: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa Kiểu hình 3 quả đỏ : 1 quả vàng. * Xét phép lai 4: P quả đỏ x quả đỏ F1: 100% quả đỏ. F1 đồng tính quả đỏ (A-) suy ra ít nhất có 1 cây quả đỏ P thuần chủng, cây còn lại có kiểu gen AA hoặc Aa. Vậy có 2 phép lai: P AA x AA và P Aa x AA Trường hợp 1: P: AA (quả đỏ) x AA (quả đỏ) Gp: A A F1: Kiểu gen 100% AA ; Kiểu hình 100% quả đỏ Trường hợp 2: P: AA (quả đỏ) x Aa (quả đỏ) Gp: A A : a F1: Kiểu gen 1AA: 1Aa ; Kiểu hình 100% quả đỏ 2. Giải pháp thứ hai: Phân dạng bài tập và hướng dẫn cách giải Bài tập Lai hai cặp tính trạng: a/ Bài toán thuận: - Đặc điểm nhận dạng: Tương tự lai một cặp một cặp tính trạng. - Phương pháp giải: + Dựa vào điều kiện của đề bài ta sẽ qui ước gen. + Xác định qui luật di truyền phù hợp. + Lập sơ đồ lai. Ví dụ 8: Ở cà chua cây cao là trội hoàn toàn so với cây thấp, lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên, các gen nằm trên NTS thường khác nhau. Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2 khi cho 2 giống cà chua thuần chủng thân thấp, lá chẻ giao phấn với cây thân cao, lá nguyên. Bài giải: B1 Qui ước gen A qui định thân cao; B qui định lá chẻ. 12
  4. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học a qui định thân thấp; b qui định lá nguyên. B2 Theo điều kiện bài ra các gen phân li độc lập với nhau. B3 Cà chua thân cao, lá nguyên thuần chủng có kiểu gen: AAbb Cà chua thân thấp, lá chẻ thuần chủng có kiểu gen: aaBB B4 Sơ đồ lai: P t/c: AAbb (cao, nguyên) x aaBB (thấp, chẻ) Gp: Ab aB F1: Kiểu gen 100% AaBb ; Kiểu hình 100% thân cao, lá chẻ F1 x F1 : AaBb (cao, chẻ) x AaBb (cao, chẻ) GF1: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB, ab F2: ♂ AB Ab aB ab ♀ AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb Ở F2: Có 9 kiểu gen; 4 kiểu hình. Kiểu gen khái quát 9(A – B -); 3(A – bb); 3(aaB –); 1(aabb) Kiểu hình: 9 cao, chẻ : 3 cao, nguyên : 3 thấp, chẻ : 1 thấp, nguyên Ví dụ 9: Ở đậu Hà Lan: gen T qui định hoa tím, gen t qui định hoa trắng, gen B qui định hạt bóng, gen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu hoa và hình dạng hạt nằm trên 2 cặp NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian. a. Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và hình dạng hạt ở đậu Hà Lan có bao nhiêu kiểu hình. Hãy liệt kê các kiểu hình đó. b. Viết các kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình trên. c. Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thuần chủng qui định hai cặp tính trạng nói trên. 13
  5. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Bài giải: a. Số kiểu hình. - Xét riêng cặp tính trạng về màu sắc hoa, có 2 kiểu hình là hoa tím và hoa trắng. - Xét riêng cặp tính trạng về hình dạng hạt, có 2 kiểu hình là hạt bóng và hạt nhăn. => Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên sẽ có: 22 = 4 kiểu hình b. Kiểu gen có thể có cho mỗi loại kiểu hình: - Kiểu hình hoa tím, hạt bóng có kiểu gen: TTBB, TTBb, TbBB, TtBb. - Kiểu hình hoa tím, hạt nhăn có kiểu gen TTbb; Ttbb. - Kiểu hình hoa trắng, hạt bóng có kiểu gen ttBB, ttBb. - Kiểu hình hoa trắng, hạt nhăn có kiểu gen: ttbb. c. Kiểu gen thuần chủng bao gồm: TTBB; TTbb; ttBB; ttbb. d. Kiểu gen không thuần chủng: TtBB; TTBb; Ttbb; ttBb; TtBb. b/ Bài toán nghịch: - Đặc điểm nhận dạng: Bài cho biết kết quả phân li kiểu hình ở F2. - Biện luận: + Từ tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 = ( 9 : 3 : 3 : 1) điều kiện của bài => quy luật di truyền chi phối. + Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng để tìm qui luật di truyền => qui ước gen. + Nhận xét sự phân li kiểu hình ở F2. + Nhận xét F1 dị hợp bao nhiêu cặp – cho phân độc lập tổ hợp tự do và so sánh với kết quả của phép lai => qui luật di truyền. + Tìm kiểu gen của F1 và viết sơ đồ lai. Ví dụ 10: Cho hai cây có kiểu hình cây cao, lá chẻ giao phấn với nhau, ở thế hệ lai thu được 64 cây cao lá chẻ; 21 cây cao lá nguyên, 24 cây thấp, lá chẻ; 7 cây thấp lá nguyên. Biết rằng 1 gen qui định một tính trạng (gen nằm trên NST thường). Bài giải: 14
  6. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học + Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định thân cao: thấp = 3 : 1; tỉ lệ 3 : 1 là tỉ lệ của quy luật phân li => thân cao trội hoàn toàn với thân thấp. Qui ước : A cây cao, a cây thấp. Sơ đồ Aa x Aa (cây cao) + Xét sự di truyền cặp tính trạng qui định lá chẻ: lá nguyên = 3:1, tỉ lệ 3:1 là tỷ lệ của quy luật phân li => lá chẻ trội hoàn toàn so với lá nguyên. Qui ước B lá chẻ; b lá nguyên Sơ đồ Bb (lá chẻ) x Bb (lá chẻ) + Kết quả phân li kiểu hình của F1: 9 : 3 : 3 : 1 => P dị hợp 2 cặp gen AaBb. Nếu phân li độc lập, tổ hợp do cho kết quả phân li kiểu hình (3:1) (3:1) = 9 : 3 : 3 : 1 phù hợp với kết quả phân li ở F1. => Kết quả của phép lai được giải thích bằng quy luật phân li độc lập các cặp tính trạng. + Kiểu gen P AaBb (cây cao, lá chẻ) Sơ đồ lai: P: AaBb (cao, chẻ) x AaBb (cao, chẻ) Gp: AB, Ab; aB, ab AB; Ab; aB, ab F1: ♂ AB Ab aB ab ♀ AB AABB AABb AaBB AaBb Ab AABb AAbb AaBb Aabb aB AaBB AaBb aaBB aaBb ab AaBb Aabb aaBb aabb Kiểu gen khái quát 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3 (aaB-) : 1aabb Kiểu hình 9 (cao,chẻ) : 3(cao – nguyên) : 3(thấp, chẻ): 1(thấp, nguyên). Ví dụ 11: Cho giao phấn giữa hai cây P thu được F1 có kết quả như sau: - 180 cây quả đỏ, hoa thơm. - 178 cây quả đỏ, không thơm. 15
  7. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học - 182 cây quả vàng, hoa thơm. - 179 cây quả vàng, không thơm. Biết rằng hai cặp tính trạng màu quả và mùi hoa di truyền độc lập với nhau, quả đỏ, hoa thơm là do gen trội qui định và không xuất hiện tính trạng trung gian. Biện luận và lập sơ đồ lai. Bài giải: Theo đề bài, qui ước. Gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định hoa thơm, b qui định hoa không thơm. F1 có tỉ lệ kiểu hình là 180 : 178 : 182 : 179  1 : 1 : 1 : 1 * Phân tích từng tính trạng ở con lai F1. - Về tính trạng màu quả. Quả đỏ 180 + 178 385 1 = = = Quả vàng 182 + 179 361 1 Đây là tỷ lệ 1: 1của phép lai phân tích => P: Aa x aa - Về tính trạng mùi hoa: Hoa thơm 180 + 182 362 1 = = = Hoa không thơm 179 + 178 357 1 Đây là tỷ lệ 1:1 của phép lai phân tích. => P : Bb x bb * Tổ hợp 2 tính trạng P: ( Aa x aa ) ( Bb x bb) Ở F2 cú tỷ lệ kiểu hình là 1: 1:1:1 = 4 tổ hợp là: + 4 = 2.2 tức là mỗi cơ thể đem lai cho hai giao tử là dị hợp một cặp gen. + 4 = 4.1 tức là một cơ thể có 4 giao tử (dị hợp và 2 cặp gen) 1 cơ thể cho một giao tử (cơ thể thuần chủng). - Trường hợp 1: P: Aabb (quả đỏ, hoa không thơm) x aaBb (vàng, thơm) 16
  8. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Gp: Ab ; ab aB; ab F1: Kiểu gen 1 AaBb: 1Aabb : 1aaBb: 1aabb 1 ( đỏ, thơm ) : 1 ( đỏ, không thơm ) : 1 ( vàng, thơm ) : 1 ( vàng, không thơm ). - Trường hợp 2: P: Aa Bb (đỏ, thơm ) x aabb (vàng, không thơm ) Gp: AB ; Ab ; aB ; ab ab F1 : Kiểu gen 1Aa Bb : 1 Aabb : 1aaBb : 1 aabb (1đỏ, thơm ) : (1đỏ, không thơm) : (1vàng, thơm) : (1vàng, không thơm) Ví dụ 12: Ở chuột, hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng về màu lông và hình dạng đuôi đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau. Khi cho giao phối hai dòng chuột thuần chủng có lông xám, đuôi cong với lông trắng, đuôi thẳng thu được F1. a. Lập sơ đồ lai của P đến F1 b. Tiếp tục giao phối giữa F1 với chuột khác, thu được F2 có kết quả như sau: 37,5% chuột lông xám, đuôi cong. 37,5% chuột lông xám, đuôi thẳng. 12,5% chuột lông trắng, đuôi cong. 12,5% chuột lông trắng, đuôi thẳng. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F1. Biết lông xám và đuôi cong là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với lông trắng, đuôi thẳng. Bài giải: Quy ước gen: A lông xám, a lông trắng. B đuôi cong, b đuôi thẳng. a. Sơ đồ lai P đến F1. Chuột P t/c lông xám, đuôi cong có kiểu gen AABB. Chuột P t/c lông trắng, đuôi thẳng có kiểu gen aabb. Sơ đồ P t/c: AABB (xám, đuôi cong) x aabb (trắng, đuôi thẳng). Gp: AB ab F1 : Kiểu gen AaBb (xám, đuôi cong) = 100% 17
  9. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học b. Giải thích và sơ đồ lai của F1. F2 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3 : 3 : 1 : 1 * Phân tích từng cặp tính trạng ở F2. - Về màu lông: Lông xám 37,5% + 37,5% 75% 3 = = = Lông trắng 12,5% + 12,5% 25% 1 Suy ra F2 có tỉ lệ của quy luật phân li 3 trội : 1 lặn => F1 dị hợp 1 cặp gen. F1 : Aa x Aa - Về hình dạng đuôi: Đuôi cong 37,5% + 12,5% 50% 1 = = = Đuôi thẳng 37,5% + 12,5% 50% 1 Suy ra F2 có tỷ lệ của phép lai phân tích 1 trội : 1 lặn F1 : Bb x bb * Tổ hợp hai cặp tính trạng. (Aa x Aa) (Bb x bb) Do đó F1 có kiểu gen AaBb. Vậy chuột lai với F1 mang kiểu gen Aabb (lông xỏm, thẳng). Sơ đồ lai: F1 : AaBb (xám, cong) x Aabb (xám, thẳng) GF1: AB, Ab, aB, ab, Ab, ab F2: ♂ AB Ab aB ab ♀ Ab AABb AAbb AaBb Aabb Xám, cong Xám, thẳng Xám, cong Xám, thẳng ab AaBb Aabb aaBb Aabb Xám, cong Xám, thẳng trắng, cong Trắng, thẳng Tỉ lệ KH F2: 3 lông xám, đuôi cong: 3 lông xám, đuôi thẳng 18
  10. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học 1 lông trắng , đuôi cong : 1 lông trắng, đuôi thẳng . 3. Giải pháp thứ 3: Phân biệt hiện tượng Di truyền liên kết với phân ly độc lập: - Định nghĩa: Là hiện tượng các gen không alen nằm cùng trên một NST nên phân li và cùng tổ hợp với nhau theo NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử và quá trình thụ tinh tạo hợp tử . - Hai cặp tính trạng di truyền liên kết với nhau thì sự di truyền tương tự như 1 cặp tính trạng . F1 x F1 -> F2 phân li kiểu gen là 1: 2 :1 phân li kiểu hình là 3:1 (dị hợp đều). phân li kiểu hình là 1: 2: 1 (dị hợp chéo). Ví dụ 13: Khi lai giữa hai dòng đậu (1 dòng hoa đỏ đài ngả và dòng hoa xanh đài cuốn) người ta thu được các cây lai đồng loạt có hoa xanh đài ngả. a. Những kết luận có thể rút ra từ kết quả phép lai này là gì ? b. Cho các cây F1 giao phấn với nhau thu được: 98 cây hoa xanh, đài cuốn. 104 cây hoa đỏ , đài ngả. 209 cây hoa xanh, đài ngả . Có thể rút ra kết luận gì từ phép lai này ? Viết sơ đồ lai từ P đến F2 Bài giải: a. Mỗi tính trạng tuân theo quy luật tính trội ở P. F1 : 100% hoa xanh, đài ngả. Vậy những kết luận có thể rút ra từ phép lai này là: - Hoa xanh là tính trội: gen trội A, hoa đỏ là tính trặng lặn gen a. - Đài ngả là tính trạng trội gen B, đài cuốn là tính trạng lặn gen b. - F1 dị hợp tử có 2 cặp gen và P thuần chủng. - F2 có: Hoa xanh 98 + 208 3 = = Hoa đỏ 104 1 19
  11. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Đài ngả 104 + 209 3 = = Đài cuốn 98 1 b. Xét chung 2 tính trạng. - F1 x F1 -> F2 - F2 : ( 3: 1 ) ( 3: 1 ) ≠ kết quả đề bài: 98: 209 : 104 = 1 : 2 : 1 Như vậy 2 cặp gen không phân li độc lập . - F2 = ( 1: 2 : 1 ) gồm 4 kiểu tổ hợp về giao tử ♂ và ♀ của F1, chứng tỏ mỗi cơ thể F1 chỉ tạo 2 loại giao tử số lượng bằng nhau -> 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn trên một cặp NST tương đồng theo kiểu đối (gen trội liên kết với gen lặn). Sơ đồ: P: Hoa đỏ đài ngả t/c x hoa xanh, đài cuốn t/c. aB Ab aB Ab Gp: aB Ab F1: Ab (100% hoa xanh, đài ngả.) aB PF1: ♂ Hoa xanh, đài ngả x ♀ hoa xanh, đài ngả. Ab Bb aB aB G: Ab ; aB Ab ; aB F2 : Ab Ab aB 1 :2 :1 Ab aB aB 3 kiểu hình: 1 hoa xanh, đài cuốn. 2 hoa xanh, đài ngả. 1 hoa đỏ, đài ngả. Ví dụ 14: Cho cây quả tròn, ngọt giao phấn với cây quả bầu dục, chua được F1 đồng loạt quả tròn, ngọt. Cho F1 tự thụ phấn được F2 phân li theo tỉ lệ 3 : 1 (3 cây quả tròn, ngọt: 1 cây bầu dụ,c chua). 20
  12. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết không có hiện tượng các gen không tương tác cùng qui định một tính trạng và có cấu trúc NST không thay đổi trong giảm phân. Bài giải: F1 đồng loạt quả tròn, ngọt mang tính trạng một bên của thế hệ cha mẹ, tuân theo qui luật tính trội của Menđen : tròn, ngọt là hai tính trạng trội, bầu dục và chua là 2 tính trạng lặn. * Trường hợp 1: gen qui định 2 tính trạng. Gen A qui định 2 tính trạng tròn, ngọt. Gen a qui định 2 tính trạng: bầu dục, chua. Sơ đồ P t/c: AA (tròn, ngọt) x aa (bầu dục, chua) Gp: A a F1: Kiểu gen 100% Aa (tròn ngọt) Kiểu hình 100% quả tròn, ngọt F1 X F1: Aa x Aa. GF1: A , a A , a. F2 : Kiểu gen 1AA : 2 Aa : 1 aa. Kiểu hình 3 (tròn, ngọt) : 1 (bầu dục, chua). * Trường hợp 2: Một gen qui định 1 tính trạng. Qui định gen: A quả tròn; a qui định quả bầu dục gen B qui định quả ngọt; b qui định quả bầu dục. Thế hệ P thuần chủng, F1 dị hợp 2 cặp gen, F2 (3 : 1) phân tính gồm 4 kiểu tổ hợp về giao tử đực và cái của F1 => F1 dị hợp về 2 cặp gen chỉ tạo ra 2 loại giao tử có số lượng tương đương nhau nghĩa là 2 cặp gen phải liên kết hoàn toàn. AB ab P t/c : (tròn, ngọt) x (chua, bầu dục) AB ab Gp: AB ab AB F1 : Kiểu gen (tròn, ngọt) ab Kiểu hình: 100% (tròn, ngọt) 21
  13. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học AB F1 X F1: ♂ (trũn, ngọt) x ♀ (chua, bầu dục) ab GF1: AB ; ab AB ; ab AB AB ab F2 : Kiểu gen 1. : 2 : 1 AB ab ab Kiểu hình 3 cây tròn, ngọt : 1 cây bầu dục, chua. 4. Giải pháp thứ 4: Chỉ ra một số chú ý khi giải bài tập di truyền: a/ Công thức chung trong quy luật phân ly độc lập: trường hợp có tính trội hoàn toàn. F1 F2 Số Số kiểu Số Số kiểu Kiểu kiểu tổ hợp kiểu Tỉ lệ hỡnh Tỉ lệ gen giao tử giao tử gen KG KH Lai 1 tính Aa 21 21.21 31 (1:2:1) 21 (3:1)1 trạng Lai 2 tính AaBb 22 22.22 32 (1:2:1)2 22 (3:1)2 trạng Lai 3 tính AaBb 23 23.23 33 (1:2:1)3 23 (3:1)3 trạng Cc Lai n tính AaBb 2n 2n.2n 3n (1:2:1)n 2n (3:1)n trạng Cc b/ Di truyền liên kết. - Khi các gen qui định tính trạng cùng nằm trên 1 NST và di truyền liên kết cùng nhau. - Tỉ lệ phân tích từng cặp tính trạng mà có tích của nó khác với tỉ lệ bài ra. - Kiểu hình của đời con cái không có sai khác so với thế hệ bố mẹ. Trên đây là một số bài tập về qui định qui luật di truyền của Men Đen và của Moocgan ở chương trình sinh học 9. Bản thân tôi nhận thấy rằng muốn làm thành thạo bài tập thì học sinh phải nắm chắc các khái niệm, thuật ngữ di truyền của Men Đen và đặc biệt các kiến thức lí thuyết. 22
  14. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Sau khi giải xong tôi yêu cầu học sinh tự hệ thống lại các dạng và nêu lại các bước giải một dạng bài tập. Sau đó giáo viên tổng hợp các ý kiến của học sinh và bổ sung hoàn chỉnh. - Đọc và phân tích đề bài (chủ yếu là điều kiện bài cho). - Nhớ lại kiến thức lý thuyết di truyền. - Nhận dạng bài (thuộc bài toán thuận hay nghịch). - Nhớ lại các bước giải cho mỗi dạng (biện luận tìm qui luật; viết sơ đồ lai). Tóm lại khi giao bài tập di truyền cho học sinh giáo viên nên cho học sinh cách tự tư duy tìm tòi để từ đó xây dựng nên phương pháp giải cho mỗi dạng đó nắm vững được phương pháp qua bài tập cụ thể thì học sinh có thể kết hợp sử dụng được nhiều phương pháp trong một bài tập thích hợp. Từ đó tạo cho học sinh một niềm tin, một sự say mê khi học bộ môn sinh học. Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến. Cách làm trên được vận dụng vào dạy học sinh học lớp 9 ở trường THCS Nhân Thắng cho cả đối tượng giỏi, khá, trung bình. Nhờ có áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với các bạn đồng nghiệp tôi thấy kết quả bộ môn sinh học ở lớp tôi dạy được nâng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn. Với cách làm như trên kết quả bộ môn sinh học (về nhận thức, độ nhanh nhạy tìm hướng giải) của học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian đầu khi tiếp xúc với dạng bài tập này các em rất lúng túng và hoang mang vì đây hoàn toàn là kiến thức mới. Nhưng chỉ sau một thời gian được sự hướng dẫn và làm quen với dạng bài tập này, các em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là khả năng sử dụng các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp này 90% các em đã vận dụng và giải được bài tập ở dạng cơ bản trong SGK và có 30% HS lớp 9A giải thêm được bài tập trong các sách nâng cao. Kết quả thi cuối năm học như sau: * Thi cuối năm: 23
  15. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Lớp Số HS Điểm 0-2 Điểm 9-10 Điểm > 5 9A 32 0 03 29 9B 31 0 0 27 9C 32 0 0 29 Qua kết quả trên đã cho thấy rõ việc đưa phương pháp này vào dạy học đã có hiệu quả. Chất lượng điểm bài kiểm tra của học sinh đã có sự tiến bộ so với kết quả khảo sát đầu năm. Hơn thế, học sinh đã tự giác, tích cực, chủ động, bước đầu đã tự tìm tòi và phát hiện được kiến thức. Đồng thời học sinh đã có lòng yêu thích, hứng thú đối với môn sinh. Một số học sinh đã say mê với môn học, đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ cho môn học hơn, điểm số cũng theo đó mà cao hơn. Qua điều tra sơ bộ cho thấy chất lượng học tập của học sinh có tiến bộ hơn, tuy nhiên vẫn còn học sinh bị điểm dưới trung bình. 24
  16. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Phần 3. KẾT LUẬN 1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến kinh nghiệm. - Phương pháp giải các bài tập di truyền. - Một số bài tập áp dụng. 2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến kinh nghiệm. Quá trình thực nghiệm trong thực tế giảng dạy tôi đã thu được kết quả rất khả quan. Mặc dù mới chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp ở trường THCS Nhân Thắng với nhiều đối tượng khác nhau và thu được kết quả khả quan. Vì vậy tôi mong bạn bè đồng nghiệp tham khảo, mong nhà trường tạo điều kiện để được áp dụng rộng rãi hơn. 3. Kiến nghị với các cấp quản lý. Để thực hiện mục tiêu của bộ môn, bản thân tôi đó phải cố gắng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, tự tìm các tài liệu để nghiên cứu, song vẫn còn những hạn chế nhất định. Để sáng kiến thực sự đem lại kết quả tôi xin có một số kiến nghị như sau: - Ban giám hiệu, bộ phận thiết bị cần bổ sung một số tài liệu về phương pháp giải các bài tập di truyền, biến dị. - Vì thời lượng học chính khoá không đủ để các em có thể tiếp cận với công thức, cách giải bài tập nên đề nghị BGH nhà trường triển khai cho các em học một số buổi đại trà để phụ đạo thêm cho các em. - Mong Ban giám hiệu nhà trường quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, động viên khen thưởng kịp thời những giáo viên và học sinh có thành tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp. - Đề nghị Phòng giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên môn cấp huyện để giáo viên có cơ hội dự giờ đồng nghiệp, nâng cao tay nghề. 25
  17. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học Với phạm vi nghiên cứu tại trường dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trình bày kinh nghiệm trên với mong muốn là nhận được nhiều ý kiến trao đổi, chỉ bảo chân thành của các bạn đồng nghiệp và những người làm công tác chuyên môn ở các cấp quản lí để kinh nghiệm của tôi đưa ra được hoàn thiện hơn, giúp tôi hoàn thành công tác chuyên môn tốt hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! 26
  18. Sáng kiến kinh nghiệm môn sinh học PHẦN IV: PHỤ LỤC Tài liệu tham khảo 1. Sách giáo khoa sinh học 9 - nhà xuất bản giáo dục. 2. Sách giáo viên sinh học 9 - nhà xuất bản giáo dục. 3. Phân loại và phương pháp làm bài sinh học- nhà xuất bản Đà Nẵng. 4. Các dạng câu hỏi và bài tập Sinh học – Lê Thị Kim Dung – Nguyễn Thị Phương Thảo – NXB Đại học QGHN – 2008. 5. Một số sách báo và tài liệu khác có liên quan. 6. Hướng dẫn giải nhanh các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận sinh học Lê Quang Nghị - NXB Đại học sư phạm – 2010. 27