Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy bài Ôn tập – Sinh học 9

pdf 8 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5320
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy bài Ôn tập – Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phuong_phap_giang_day_bai_on_tap_sinh.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp giảng dạy bài Ôn tập – Sinh học 9

  1. TÊN ĐỀ TÀI “PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BÀI ÔN TẬP – SINH HỌC 9” Tác giả : Hoàng Thị Thu Hà Đơn vị: Trường THCS Cao Xuân Huy – Diễn Châu – Nghệ An Số điện thoại trường: 0383 622 582 1
  2. Từ những kinh nghiệm của bản thân, qua trao đổi với đồng nghiệp, tôi đưa ra cách tiến hành bài ôn tập sinh học 9 như sau: - Bám chắc vào mục tiêu, nhất là mục tiêu về kiến thức. - Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để các em bổ sung kiến thức cho nhau. - GV kết hợp các kiến thức đó dưới dạng sơ đồ, để HS dễ nhớ. Cụ thể dạy các bài như sau: *Bài 40- tiết 34: Ôn tập học kỳ I. A/ Mục tiêu: Học xong bài này HS cần đạt được các mục tiêu sau: - HS nắm được những tri thức cơ bản về cơ sở vật chất, cơ chế, quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. - Hiểu được mối quan hệ giữa di truyền học với con người và những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, y học, chọn giống. B/ Chuẩn bị: - HS chuẩn bị trước nội dung bài ôn tập ở nhà một cách kỹ lưỡng - Ôn tập kiến thức phần di truyền và biến dị. C/ Cách tiến hành: Bài này chia làm 2 phần:Nội dung của DTH và ứng dụng củaDTH. 1/ Nội dung DTH:( Phần này tiến hành trong khoảng thời gian là 20 phút) - Chia HS thành 4 nhóm (nên dựa vào chỗ ngồi để phân nhóm cho hợp lý) Nhiệm vụ của các nhóm như sau: + Nhóm 1: Nhắc lại di truyền học là gì? Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền? + Nhóm 2: Cơ chế của hiện tượng di truyền? + Nhóm 3: Các quy luật di truyền? + Nhóm 4: Các loại biến dị? Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi được giao trong vòng 6 phút, sau đó các nhóm lần lượt lên trình bày, bổ sung, GV có thể kết hợp hỏi xen các câu hỏi ôn tập khi các nhóm trình bày, (nhóm 2 GV hỏi thêm câu hỏi 1, nhóm 4 hỏi thêm câu hỏi 2). - Nhóm 1: H? Di truyền học là gì? TL: Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng di truyền và biến dị. H? Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào là gì?(NST), ở cấp độ phân tử là gì?(ADN,ARN) Trình bày cấu trúc và chức năng của NST,ADN,ARN? Cho các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét, kết luận, ghi bảng như sau: Cấp độ phân tử (ADN) CSVC HTDT Di truyền Cấp độ tế bào (NST) DTH Biến dị 2
  3. Nhóm 2: Trả lời các câu hỏi sau H? Cơ chế của hiện tượng di truyền ở cấp độ tế bào? Ở cấp độ phân tử? H? Trình bày bản chất, ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh? H? Giải thích sơ đồ: AND ARN Pr Tính trạng. (đây cũng chính là câu hỏi 1 của phần câu hỏi ôn tập) Nhóm khác bổ sung ( nếu có), GV nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng: Cấp độ phân tử: Tự so, sao mã, giải mã Cơ chế của HTDT Cấp độ tế bào: Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh. Nhóm 3: Trả lời các câu hỏi sau đây Các quy luật di truyền? (nội dung, ý nghĩa) Các nhóm khác bổ sung (nếu có), GV nhận xết, kết luận, tóm tắt ghi bảng: Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập Các quy luật di truyền: Quy luật di truyền liên kết Quy luật di truyền giới tính Nhóm 4: Trả lời các câu hỏi sau - Các loại biến dị? - Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường, kiểu hình? Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào? (đây chính là câu hỏi 2 ở phần câu hỏi ôn tập.) Các nhóm khác bổ sung (nếu có), Gv nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng: : Biến dị tổ hợp Biến dị di truyền Đột biến gen ĐB số lượng Biến dị Đột biến Đột biến NST ĐB cấu trúc Biến dị không di truyền: Thường biến Sau khi 4 nhóm hoàn thành, cũng là lúc GV hoàn thành sơ đồ trên bảng: 3
  4. Cấp độ phân tử (ADN) CSVC của HTDT Cấp độ tế bào (NST) DT Cấp độ phân tử: Tự sao, sao mã, giải mã Cơ chế của HTDT Cấp độ tế bào: Nguyên phân, giảm phân, TT Quy luật phân ly Quy luật phân ly độc lập DTH Quy luật di truyền Quy luật di truyền liên kết Quy luật di truyền giới tính BD tổ hợp Di truyền ĐB gen BD ĐB cấu trúc Đột biến ĐB NST ĐB số lượng Không di truyền: thường biến 2/ Ứng dụng di truyền học (phần này tiến hành trong 20 phút) GV giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: + Nhóm 1: DTH với con người(câu hỏi 3,4 ở phần ôn tập) - Vì sao nghiên cứu di truyền phải có những phương pháp thích hợp?Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó? - Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì? + Nhóm 2: DTH với công nghệ sinh học (câu hỏi 5,6 ở phần ôn tập) - Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào? - Vì sao nói kỹ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại? +Nhóm 3: DTH với chọn giống (câu hỏi 7,10 ở phần ôn tập) - Vì sao gây đột biến nhân tạo, thường là khâu đầu tiên của chọn giống? - Nêu những điểm khác nhau của 2 phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt? + Nhóm 4: DTH với chọn giống (câu hỏi 8,9 ở phần ôn tập) - Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hoá giống, nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống? - Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Mỗi nhóm chuẩn bị 5 phút, lần lượt trả lời, bổ sung, GV nhận xét, kết luận, ghi bảng dưới dạng sơ đồ: Đời sống con người Ứng dụng DTH Công nghệ sinh học Chọn giống Như vậy, trong tiết ôn tập, lồng ghép cả 2 mục trong bài dưới dạng sơ đồ, HS dễ học, dễ nhớ hơn. Sau đó ,GV dặn dò HS về chuẩn bị tốt để tiết sau kiểm tra học kỳ I. *Bài 63 –Tiết 66: Ôn tập cuối học kỳ II. 4
  5. I/ Mục tiêu: - Giải thích được mối quan hệ giữa cá thể sinh vật với môi trường, thông qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái và sinh vật. - Hiểu được bản chất các khái niệm: quần thể, quần xã, hệ sinh thái và những đặc điểm, tính chất của chúng, đặc biệt là quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái. - Phân tích được những tác động tích cực, đặc biệt là những tác động tiêu cực của con người đưa đến sự suy thoái môi trường, từ đó ý thức được trách nhiệm của mọi người và bản thân đối với việc bảo vệ môi trường. II/ Nội dung: Bài ôn tập này gồm 2 phần + Hệ thống hoá kiến thức phần sinh vật và môi trường qua việc hình thành 6 bảng ở bài 63. + 10 câu hỏi dạng tổng hợp và vận dụng kiến thức về sinh vật và môi trường. III/ Chuẩn bị: HS chuẩn bị bài ôn tập ở nhà một cách kỹ lưỡng. IV/ Tiến trình: HS làm việc theo nhóm. Nhiệm vụ của 4 nhóm như sau + Nhóm 1: - Môi trường sống của sinh vật? - Các nhân tố sinh thái? - Mối quan hệ giữa sinh vật với nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh? + Nhóm 2: - Các cấp độ tổ chức sống của sinh vật trong hệ sinh thái? + Nhóm 3: - Hoạt động tiêu cực của con người tới môi trường? Tác hại? - Vì sao phải ban hành luật bảo vệ môi trường? + Nhóm 4: - Hoạt động tích cực của con người tới môi trường? - Nhiệm vụ của học sinh? Các nhóm làm việc trong vòng khoảng 10 phút, GV có thể trợ giúp, định hướng cho các nhóm hoạt động tốt. Lần lượt các nhóm trình bày kết quả hoạt động của mình, trong quá trình này GV cho các nhóm khác bổ sung(nêú cần).GV hỏi thêm các câu hỏi khác có liên quan, GV nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng dưới dạng sơ đồ. Cụ thể như sau: a/ Nhóm 1: Trả lời các câu hỏi sau H? Nêu các loại môi trường sống của sinh vật? Nhân tố sinh thái H? Có thể căn cứ vào đặc điểm hình thái để phân biệt được tác động của nhân tố sinh thái với sự thích nghi của sinh vật không? H? Nêu những điểm khác biệt về các mối quan hệ cùng loài và khác loài? Cho các nhóm khác bổ sung nếu có, GV nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng như sau: 5
  6. Nước Ánh sáng Nhiệt độ Nhân tố vô sinh Cạn Độ ẩm Môi trường Trong đất SV cùng loài Nhân tố hữu sinh Sinh vật SV khác loài b/ Nhóm 2: Trả lời các câu hỏi sau đây H? Quần thể sinh vật? Quần thể người khác quần thể sinh vật ở những đặc điểm cơ bản nào? H? Quần xã sinh vật? Quần xã với quần thể phân biệt với nhau về những mối quan hệ cơ bản nào? H? Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật trong hệ sinh thái?( Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn) GV cho các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, kết luận, ghi bảng. Sau khi 2 nhóm hoàn thành, GV cũng hoàn thành sơ đồ sau trên bảng: Nước Ánh sáng Nhiệt độ Nhân tố vô sinh Cạn Độ ẩm Môi trường Trong đất SV vô loài QTSV Nhân tố hữu sinh Sinh vật SV khác loài QX Hệ sinh thái (Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn) c/ Nhóm 3: Trả lời các câu hỏi sau đây H? Trình bày những hoạt động tiêu cực của con người tới môi trường? H? Vì sao nói ô nhiễm môi trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra? H? Vì sao cần có Luật Bảo vệ môi trường? Nêu một số nội dung cơ bản trong Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam? Sau khi nhóm 3 trả lời,GV cho các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng. d/ Nhóm 4: Trả lời các câu hỏi sau đây H? Trình bày những hoạt động tích cực của con người tới môi trường? H? Nêu các biện pháp bảo vệ và duy trì sự đa dạng của các hệ sinh thái? H? Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường? H? Nêu các biện pháp sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lý? Sau khi nhóm 4 trả lời, GV cho các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, kết luận, tóm tắt ghi bảng: 6
  7. Sau khi nhóm 3 và nhóm 4 hoàn thành, thì GV cũng hoàn thành sơ đồ sau: Chặt phá rừng Khai thác, sử dụng TN không hợp lý Tiêu cực Chiến tranh Dân số tăng nhanh Luật bảo vệ môi trường phải ra đời Trồng, khai thác hợp lý Con người hoạt động Bảo vệ các loài sinh vật Bảo vệ tót các hệ sinh thái Tích cực Kiểm soát các chất gây ô nhiễm Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Môi trường bền vững, đất nước giàu mạnh Sau khi hoàn thành sơ đồ, cũng là lúc hoàn thành 10 câu hỏi ở phần ôn tập. GV dặn dò HS về nhà ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kỳ. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI ÁP DỤNG SKKN. Dạy chương trình thay sách đã được 4 năm học, ở những năm học trước tôi cảm thấy thất bại khi dạy bài ôn tập. Vì kết quả là không hệ thống hoá xong phần kiến thức đã học. Nếu GV dạy bài ôn tập này trong 1 tiết, thì tiến trình tiết học phải diễn ra nhanh, cập rập, HS ít hiểu bài. HS không thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đó, nên HS khó nhớ và nhanh quên. Năm học 2008-2009 này, tôi áp dụng giảng dạy bài ôn tập bằng cách hệ thống hoá kiến thức đã học dưới dạng sơ đồ, bằng cách này HS thấy được mối liên quan giữa các kiến thức, nên HS dễ hiểu, dễ nhớ bài hơn. Năm học này trường chúng tôi có 3 lớp 9, trong đó lớp 9A và lớp 9C có trình độ ngang nhau, lớp 9B có trình độ nhỉnh hơn. Ở lớp 9A và 9C tôi dạy ôn tập bằng phương pháp sơ đồ, áp dụng sáng kiến này, ở lớp 9B dạy như những năm trước( hoàn thành các bảng, tiếp đến trả lời các câu hỏi ôn tập.) Sau khi ôn tập ôn tập xong, kiểm tra, đánh giá, thu được kết quả như sau: Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng SKKN SKKN Lớp 9B: Sĩ số 48 Lớp 9A: Sĩ số 48 Lớp 9C: Sĩ số 48 Loại Giỏi 8 14 11 Loại Khá 29 27 26 Loại TB 11 7 10 Loại Yếu 0 0 0 7
  8. Như vậy, dạy ôn tập bằng hệ thống hoá kiến thức dưới dạng sơ đồ, thì HS tiếp thu bài tích cực hơn, hứng thú hơn và có kết quả cao hơn. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Khi giảng dạy một bài, thì GV phải đọc, tìm hiểu bài đó thật kỹ, đọc các kiến thức liên quan ở các tài liệu tham khảo, kiến thức liên hệ thực tế thì phải gần gũi, cập nhật, gây hứng thú cho HS. Dựa vào trình độ của HS, GV có thể thay đổi cách dạy, sao cho phù hợp và HS dễ hiểu. Tôi thường tâm sự với đồng nghiệp: dạy học cứ phải bám vào mục tiêu, phương pháp dạy học không được cứng nhắc, cứ dạy phương pháp nào mà HS sau khi hoạt động, đạt được mục tiêu đề ra là được, chứ không phải máy móc bám vào sách giáo viên( đó chỉ là hướng dẫn). Và cứ không phải dạy học tích cực là phải sử dụng nhiều phiếu học tập, nhiều bảng phụ. Có nhiều đồng nghiệp đã lạm dụng phiếu học tập, bảng phụ, tốn nhiều thời gian và hiệu quả không cao. Mặt khác, người GV phải có trình độ chuyên môn vững, kiến thức phong phú, có khả năng bao quát kiến thức của chương trình, linh hoạt sử dụng kiến thức, xử lý tốt các tình huống xẩy ra, đưa ra các câu hỏi một cách hợp lý, lô gíc thì kết quả dạy học cao hơn. Nội dung ghi bảng cần ngắn gọn, đó là những kiến thức cơ bản, tổng quát nhất, nếu có thể thì hệ thống hoá kiến thức ghi bảng dưới dạng sơ đồ thì HS dễ hiểu bài hơn. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi, rất mong được sự xây dựng, góp ý của các bạn đồng nghiệp. Diễn Châu ngày 30 tháng 4 năm 2009 Hoàng Thị Thu Hà 8